Đề kiểm tra HKI Môn Địa lý Năm học 2009-2010 LỚP 12 SỞ GD BẾN TRE

4 175 0
Đề kiểm tra HKI Môn Địa lý Năm học 2009-2010 LỚP 12 SỞ GD BẾN TRE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT I. PHẦN CHUNG: (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể phát đề) Thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm (VD: 1 – a): 1. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới của nước ta trong hơn 20 năm qua là: a. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác ngày càng nhiều b. Tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh c. Tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân được kéo giảm d. Lạm phát được đẩy lùi 2. Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: a. Giá trị sản xuất: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp b. Tỉ trọng trong GDP: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp c. Năng suất lao động: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp d. Cả b và c 3. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật quý giá là do nước ta nằm ở vị trí: a. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương b. Liền kề với hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải c. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật d. Tất cả các ý trên 4. Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện ở: a. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm c. Độ ẩm không khí cao b. Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao d. Cả a và b 5. Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất: a. Nội chí tuyến c. Nhiệt đới ẩm gió mùa b. Cận nhiệt đới gió mùa d. Cận xích đạo gió mùa 6. Vùng núi cao nhất nước ta là: a. Đông Bắc c. Trường Sơn Bắc b. Tây Bắc d. Trường Sơn Nam 7. Ý nào không phải là đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Cửu Long: a. Là đồng bằng châu thổ sông c. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ b. Được phù sa bồi đắp hàng năm d. Rộng khoảng 40 ngàn km 2 8. Yếu tố nào của Biển Đông không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa: a. Thủy triều c. Nhiệt độ nước biển b. Sóng d. Hướng chảy của dòng hải lưu 9. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Bắc dãy Bạch Mã là: a. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa c. Đới rừng nhiệt đới gió mùa b. Đới rừng thường xanh gió mùa d. Đới rừng nửa rụng lá gió mùa 10. Vùng núi Nam Trường Sơn có điểm khác biệt với các vùng núi khác là: a. Các dãy núi theo hướng cánh cung c. Các khối núi cao xen kẽ các cao nguyên đá vôi b. Nhiều đồi núi thấp d. Các cao nguyên badan rộng lớn, bằng phẳng 11. Chế độ nước sông ngòi ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi: a. Hoạt động của gió mùa c. Lãnh thổ hẹp theo chiều Đông - Tây b. Độ che phủ rừng d. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích 12. Ở vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao: a. Dưới 600-700m c. Từ 900-1000m đến 2600m b. Từ 600-700m đến 2600m d. Trên 1600-1700m – Hết (phần chung) – SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT II. PHẦN TỰ CHỌN: (7 điểm) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) Thí sinh tự chọn và làm bài theo phần A hoặc phần B:    PHẦN A: Câu 1: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( 0 C) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( 0 C) Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) Hà Nội Vĩ độ: 21 0 01’B 16,4 28,9 23,5 Huế Vĩ độ: 16 0 24’B 19,7 29,4 25,1 TP.Hồ Chí Minh Vĩ độ: 10 0 47’B 25,8 27,1 27,1 a) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Hà Nội đến Huế và TP.Hồ Chí Minh. b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên. Câu 2: (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Xác định phạm vi các miền địa lý tự nhiên ở nước ta. b) Trình bày đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu.    PHẦN B: Câu 1: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và số liệu sau: Năm 1999 2005 - Độ tuổi (%) 0 – 14 33,5 27,0 15 – 59 58,4 64,0 60 trở lên 8,1 9,0 - Tổng số (triệu người) 76,3 83,1 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam thời kỳ 1999 – 2005 và nhận xét. b) Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây. – Hết – Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục. KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) – MÔN ĐỊA LÝ 12 THPT HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN CHUNG: (3,0 điểm - mỗi ý đúng: 0,25 đ) 1 – c 2 – b 3 – d 4 – d 5 – c 6 – b 7 – c 8 – a 9 – c 10 – d 11 – a 12 – b II. PHẦN TỰ CHỌN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm    PHẦN A: 1. a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ HN – H – TPHCM (Bắc - Nam): -Nhiệt độ tb năm, nhiệt độ tb tháng I: tăng dần -Nhiệt độ tb tháng VII: ở Huế nóng nhất, TPHCM mát nhất -Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm: giảm dần 0,5 0,5 0,5 b) Giải thích nguyên nhân: -Lãnh thổ trãi dài theo hướng B – N. -Hoạt động của gió mùa: gió mùa đông làm cho HN, H có nhiệt độ xuống < 20 0C (tháng I); gió mùa hạ thời tiết nóng bức ở Huế (tháng VII). 0,5 1,0 2. a) Xác định phạm vi 3 miền địa lý tự nhiên: -Nêu đúng tên 3 miền ĐLTN -Xác định được 2 ranh giới giữa 3 miền: tả ngạn sông Hồng – rìa tây, tây nam ĐBBB và dãy Bạch Mã. 1,0 b) Đặc trưng của mỗi miền: -Miền B-ĐBBB: +Địa hình: đồi núi thấp, hướng vòng cung, điạ hình cac-xtơ khá phổ biến; đồng bằng mở rộng; địa hình bờ biển đa dạng. +Khí hậu: chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB tạo nên 1 mùa đông lạnh. 1,0 -Miền TB-BTB: +Địa hình: núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, hướng TB-ĐN, có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo… +Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa ĐB suy yếu, mùa mưa vào thu đông, mùa hè có thời tiết gió Tây khô nóng. 1,0 -Miền NTB-NB: +Địa hình: các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan; đồng bằng châu thổ sông lớn ở NB; bờ biển khúc khuỷu… +Khí hậu: tính chất cận xích đạo gió mùa: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. 1,0    PHẦN B: 1. a) Vẽ biểu đồ -Yêu cầu: kiểu biểu đồ phù hợp; nội dung đầy đủ, chính xác; trình bày rõ ràng, sạch, đẹp. 1,0 -Nhận xét: +Cơ cấu dân số trẻ; +Đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi 1,0 b) Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động -Thế mạnh: +Nguồn lao động đông, tăng > 1 triệu lao động/năm. +Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất; chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. 0,5 0,5 -Hạn chế: +Lực lượng lao động có trình độ cao, lao động kỹ thuật lành nghề còn ít. +Lực lượng lao động đông gây khó khăn: giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập,… 0,5 0,5 2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: -Chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I; khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. 1,5 -Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành: +Khu vực I: tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng nông nghiệp; trong nông nghiệp: tăng tỉ trong ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt. +Khu vực II: tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm CN khai thác… +Khu vực III: tăng tỉ trọng các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị… 1,5 Lưu ý: -Những ý trên chỉ mang tính chất định hướng. -GV được vận dụng cho điểm trong từng ý, nhưng không được vượt quá số điểm quy định của mỗi câu (có sự thống nhất trong Tổ bộ môn). -GV cần chú ý đánh giá đúng mức việc vận dụng kiến thức, các kỹ năng (bản đồ, biểu đồ, số liệu…) của học sinh trong quá trình làm bài; không cho điểm tối đa đối với các bài làm có dấu hiệu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. // . SỞ GD& amp;ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT I. PHẦN CHUNG: (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể phát đề) Thí sinh chọn. (phần chung) – SỞ GD& amp;ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT II. PHẦN TỰ CHỌN: (7 điểm) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) Thí sinh tự. KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) – MÔN ĐỊA LÝ 12 THPT HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN CHUNG: (3,0 điểm - mỗi ý đúng: 0,25 đ) 1 – c 2 – b 3 – d 4 – d 5 – c 6 – b 7 – c 8 – a 9 – c 10 – d 11 – a 12

Ngày đăng: 30/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan