nguồn lực của việt nam thực trạng và giải pháp

42 288 0
nguồn lực của việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nguồn lực của việt nam thực trạng và giải pháp

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP QUÁ TRÌNH NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ TÊN BÀI TẬP: Chương 3: Trình bày tóm lược lý thuyết về trang bị nguồn lực H-O. Trên cơ sở đó, sinh viên hãy nêu thực trạng và đề ra giải pháp tăng cường sức cạnh tranh của nguồn lực mà Việt Nam có thế mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đồng thời đề xuất khả năng phát triển các nguồn lực khác thay thế có tiềm năng nào, để tăng sức cạnh tranh của Việt Nam? GVHD: PHAN DUY HÙNG LỚP: D7-TMDT NHÓM: 3 Hà Nội, 2015 2 MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRANG BỊ NGUỒN LỰC H-O 3 I. Giới thiệu 3 II. Mô hình H-O 4 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VIỆT NAM 7 I. Nhân lực 7 1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 7 2. Nguyên nhân của sự tồn tại những hạn chế: 8 II. Tài nguyên 9 1. Thực trạng nguồn tài nguyên 9 2. Các vấn đề đặt ra 11 III. Vốn đầu tư nước ngoài 14 1. Thực trạng 14 2. Những hạn chế, tồn tại 16 3. Nguyên nhân chủ yếu 17 IV. Khoa học và công nghê 18 1. Thực trạng 18 2. Nguyên nhân của sự yếu kém 21 PHẦN 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỨC CẠNH TRANH CÁC NGUỒN LỰC CỦA VIỆT NAM 24 I. Nguồn nhân lực 24 II. Tài nguyên 27 III. Vốn đầu tư nước ngoài 30 IV. Khoa học và công nghệ 32 MỘT VÀI Ý KIẾN 36 PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN LỰC TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 38 DANH MỤC THAM KHẢO 41 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 42 3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRANG BỊ NGUỒN LỰC H-O I. Giới thiệu Tư tưởng chung của lý thuyết H-O (1933): Sự khác biệt về NSLĐ trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định của mỗi quốc gia là do sự khác nhau về yếu tố nguồn lực đặc thù phục vụ cho lĩnh vực, ngành nghề đó. Theo đó, các nước XK những sp sử dụng nhiều yếu tố dư thừa, và NK những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố mà các quốc gia đó khan hiếm. Định lý ngang giá yếu tố sản xuất Lý thuyết Thực tế  Không như mô hình Ricardo, mô hình Heckscher-Ohlin dự báo rằng giá yếu tố sản xuất sẽ được cân bằng giữa các quốc gia có thương mại với nhau.  Thương mại tự do cân bằng giá sản phẩm tương đối. Do có sự liên kết giữa giá sản phẩm và giá yếu tố, giá các yếu tố cũng sẽ được cân bằng.  Thương mại làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm được sản xuất bằng các yếu tố sản xuất tương đối dồi dào, một cách gián tiếp tăng nhu cầu đối với các yếu tố này, làm tăng giá các yếu tố sản xuất này.  Trong thế giới thực, giá các yếu tố không bằng nhau giữa các nước.  Mô hình giả định rằng các nước giao thương sản xuất sản phẩm giống nhau, nhưng các nước có thể sản xuất sản phẩm khác nhau nếu tỷ lệ các yếu tố khác nhau một cách căn bản.  Mô hình cũng giả định rằng các nước giao thương có cùng công nghệ nhưng sự khác nhau về công nghệ có thể ảnh hưởng đến năng suất của các yếu tố và do đó tiền lương/chi phí trả cho các yếu tố này cũng khác nhau.  Và, tồn tại các rào cản thương mại. Định lý Heckscher-Ohlin: Một nền kinh tế có lợi thế so sánh trong việc sản xuất, và do đó sẽ xuất khẩu, sản phẩm thâm dụng các yếu tố sản xuất mà nó dồi dào một cách 4 tương đối, và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng các yếu tố mà nó khan hiếm một cách tương đối. Lý thuyết Hechsher-Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) là nguồn gốc cuả ngoại thương Lý thuyết này cho thấy rằng lợi thế so sánh cuả một nước được quyết định bởi: - Sự dồi dào tương đối các yếu tố sản xuất cuả một nước - Sự thâm dụng các yếu tố tương đối cuả một loại hàng hoá Mô hình này có những dự đoán tương đối phù hợp với thực tế hơn so với mô hình Ricardo - Các nước có xu hướng sản xuất hai loại hàng hoá (không có chuyên môn hoá hoàn toàn). - Ngoại thương mang lại lợi ích cho một nước nhưng đồng thời cũng gây ra tác động phân phối lại thu nhập bên trong một nước II. Mô hình H-O Một số khái niêm Sản phẩm thâm dụng (Intensive Product) - Sản phẩm thâm dụng lao động (Labor Intensive Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động so với các yếu tố SX khác. - Sản phẩm thâm dụng vốn (Capital Intensive Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách tương đối) vốn so với các yếu tố SX khác. Yếu tố dư thừa - Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa tổng lượng lao động (hay tổng lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác. Giả thiết mô hình Hai quốc gia là nước nhà (H) và nước ngoài (F): - Có sở thích giống nhau - Tỷ lệ các yếu tố sản xuất khác nhau - Sử dụng 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K) 5 - Các yếu tố sản xuất hoàn toàn linh hoạt trong phạm vi một nước nhưng không linh hoạt giữa các nước - Các yếu tố sản xuất có thể thay thế cho nhau Hai hàng hoá được sản xuất là bia và vải - Bia (B) là hàng hoá thâm dụng vốn (K) tương đối. - Gạo (G) là hàng hoá thâm dụng lao động (L) tương đối - Không có sự đảo ngược các yếu tố sản xuất khi có sự thay đổi trong giá các yếu tố Thị trường hàng hoá và các yếu tố sản xuất được giả thiết là cạnh tranh hoàn Nếu quốc gia thứ hai có sẵn Vốn hơn quốc gia thứ nhất, thì đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia này sẽ nghiêng về trục Vốn, và của quốc gia thứ nhất sẽ nghiêng về trục Lao động. (Hình 1.3) Hình 1.3 Hay nói cách khác, các quốc gia có nhiều Vốn hơn thì họ sản xuất tương đối nhiều các sản phẩm cần nhiều vốn, và các quốc gia có nhiều lao động sẽ sản xuất tương đối nhiều sản phẩm cần nhiều lao động. 6 Học thuyết của H-O đưa ra một mô hình cân bằng chung là lượng cầu về các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá cả của hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng của hàng hóa giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại, tức là nước nào sản xuất những mặt hàng gì. 7 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VIỆT NAM I. Nhân lực 1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. Chất lượng lao động cũng đã từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây (theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học – công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, là một trong những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (năm 2012), lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,28% tổng số lao động; lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 4,84%; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,61% và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,26%. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề (gồm cả dạy nghề chính quy và thường xuyên, phi chính quy, dạy nghề dưới 3 tháng và dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 34% tổng số lao động trong cả nước. Trên thực tế, chất 8 lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Ma-lai-xi-a đạt 5,59 điểm Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - TháiBình Dương (thấp hơn Xin-ga-po gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Ma-lai-xi-a và 2/5 Thái Lan. Trong giai đoạn 2002 - 2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hằng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh) 2. Nguyên nhân của sự tồn tại những hạn chế: - Tư duy phát triển kinh tế - xã hộ và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của đất nước. - Tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã bóp méo những ý tưởng, những mong muốn tốt đẹp dành cho phát triển con người và nguồn nhân lực, làm sai lệch hướng vận dụng mọi nguồn lực. - Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển, không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng, sâu xa của lĩnh vực rất thiết yếu bậc nhất và rất nhạy cảm này trong đời sống quốc gia, không nhận thức đúng những yếu kém lớn về 9 năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước. Duy ý chí và bệnh thành tích đầu độc trầm trọng thêm tình trạng này. - Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy ý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng nhưng thực tế là lạc lõng, bệnh thành tích còn nặng nề (Ví dụ: định thay bảng chữ cái ABC,abc bằng bảng E,e; tình trạng bất cập của chương trình chuẩn,giáo án chuẩn; kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sỹ; sáng tác ra học vị phó giáo sư; việc ồ ạt xây dựng trường đại học tại nhiều tỉnh - trong khi đó bằng đại học của nước ta không được quốc tế công nhận ). - Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý lĩnh vực quản lý giáo dục và nguồn lực con người, dưới tầm so với đòi hỏi của nhiệm vụ. - Tình trạng “nặng lý thuyết,nhẹ thực hành” là do Việt Nam chưa tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển nhân lực cấp quốc gia nên việc cụ thể hóa chiến lược phát triển nhân lực còn gặp khó khăn. Tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với làm. - Kỷ luật,kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy cồng kềnh. Một bộ phận công chức, cán bộ yếu cả về năng lực và phẩm chất. - Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi. II. Tài nguyên 1. Thực trạng nguồn tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên (sau đây gọi là tài nguyên) có trong các thành phần môi trường, tồn tại dưới dạng tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Tài nguyên là thành phần không thể thiếu, được khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, với mỗi quốc gia, dân tộc, tài nguyên là nguồn tài sản, nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 331.698km2, bờ biển dài hơn 3.260km, được xếp ở quy mô trung bình, đứng thứ 59 trong tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ 10 trên thế giới. Tuy nhiên, do dân số đông (hơn 90 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới) nên bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp (khoảng 0,38 ha), chỉ bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96 ha). Việt Nam có sự đa dạng về địa chất, địa hình, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng, tiềm năng tài nguyên lớn có thể phát triển thành các ngành công nghiệp, như dầu khí, bô-xít, ti-tan, than, đất hiếm ; tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối. Mặc dù tổng lượng nước mặt (khoảng 830 tỷ m3/năm), nước dưới đất (khoảng 63 tỷ m3/năm) khá lớn, nhưng do địa hình hẹp, nhiều vùng dốc ra biển, hơn 60% lượng nước mặt có nguồn gốc từ nước ngoài, nên tình trạng thiếu nước cục bộ theo vùng và theo mùa vẫn xảy ra, có lúc, có nơi gay gắt. Trải dài trên nhiều vĩ tuyến, từ nhiệt đới ẩm đến á nhiệt đới, với nhiều vùng núi cao, Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rừng với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật. Với diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên 1 triệu km2, Việt Nam thực sự là một quốc gia biển với nhiều loại hình tài nguyên đa dạng và phong phú, nhất là nguồn lợi thủy sản, tiềm năng vị thế phát triển giao thông, cảng biển, du lịch Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển và sự thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời k quá độ lên chủ nghĩa xã hội, văn kiện các k Đại hội Đảng đều đã đề cập đến vấn đề quản lý tài nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản. Trung ương cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên về các nhóm tài nguyên, trong đó Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã định hướng toàn diện công tác quản lý tài nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý tài nguyên được hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước cũng đã bố trí vốn từ ngân sách, ban hành nhiều cơ chế huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên, nhất là công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, đánh giá các nguồn tài nguyên. Chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên liên tục được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, sự nghiệp công [...]... mới, hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực tổ chức thực hiện Nhận thức được vấn đề đang đặt ra và có các giải pháp đồng bộ, phù hợp là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong thời gian tới III Vốn đầu tư nước ngoài Để tăng hiệu quả thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau: Thứ nhất,... Khoa học và công nghê 1 Thực trạng Kết quả tích cực: Nhìn lại thực trạng hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cho thấy bức tranh có những điểm sáng tích cực được thể hiện ở việc hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ được tạo lập và ngày càng hoàn thiện với 8 đạo luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ và đổi... đủ 23 PHẦN 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỨC CẠNH TRANH CÁC NGUỒN LỰC CỦA VIỆT NAM I Nguồn nhân lực Tăng trưởng kinh tế chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản (như xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giá rẻ ) là sự tăng trưởng không bền vững Khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,công nghệ sản xuất lạc hậu và năng lực tài chính không đủ để đổi mới công nghệ và thiết bị, không... Hàn Quốc: 53,1 tỷ, Pháp: 49,9 tỷ và Nga: 32,8 tỷ USD Mức đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay ước chỉ đạt dưới 1% GDP và ngân sách nhà nước vẫn là nguồn đầu tư chính Cơ chế tài chính trong khoa học và công nghệ còn nhiều bất hợp lý, chậm đổi mới Đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ còn rất thấp Số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ chưa... ta chưa thật sự thành tâm nỗ lực trong việc sử dụng tài sản của chúng ta Nguồn lực bao gồm nguồn lực nội sinh (nguồn lực nội sinh sẵn có và nguồn lực nội sinh phát triển), ngoại sinh Nguồn lực nội sinh sẵn có bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường…Ở nước ta, tài nguyên đang bị khai thác vô tội vạ, lấy dài nuôi ngắn, môi trường bị đe dọa và chắc chắn rằng chúng ta khó có thể có một nền kinh tế bền... chế, chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chính là chìa khóa để Việt Nam vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” thành công và trở thành nước có thu nhập cao trong thời gian sớm hơn dự báo là năm 2058 Để góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2015, cần phải đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục - đào... giám sát, đánh giá bảo đảm phù hợp với năng lực thực tế và điều kiện của các địa phương Việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên phải đồng bộ với chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thứ sáu, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên Kiện toàn... nghìn người), Đức (327 nghìn người), Hàn Quốc (264 nghìn người ), Pháp (234 nghìn người) 19 Năng lực của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ nhìn chung còn hạn chế, chưa có chính sách hợp lý trong trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ trong nước và thu hút trí thức Việt kiều Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ chưa cao Chức năng nghiên cứu khoa học chưa được coi... nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối có nhiều bất hợp lý Nông thôn và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ Về nhân lực và hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển của Việt Nam dù đã gia tăng nhưng còn rất khiêm tốn so với các nước như Hoa Kỳ (hơn... báo, công trình khoa học công bố quốc tế của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2008-2012) là 6.356, kém Thái Lan 4 lần, kém Singapore 7 lần, kém Nhật Bản 57 lần và kém Hoa Kỳ 256 lần Số lượng đơn sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2001-2010 của người Việt Nam là 1.665 đơn, trong khi có 20.057 đơn của người nước ngoài; số bằng độc quyền sáng chế được cấp của người Việt Nam còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 257 văn . 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VIỆT NAM I. Nhân lực 1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu của. PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VIỆT NAM 7 I. Nhân lực 7 1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 7 2. Nguyên nhân của sự tồn tại những hạn chế: 8 II. Tài nguyên 9 1. Thực trạng nguồn tài. TRANH CÁC NGUỒN LỰC CỦA VIỆT NAM 24 I. Nguồn nhân lực 24 II. Tài nguyên 27 III. Vốn đầu tư nước ngoài 30 IV. Khoa học và công nghệ 32 MỘT VÀI Ý KIẾN 36 PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN LỰC TỚI

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan