Nền văn học dân gian Việt Nam rất nổi bật với sự kết hợp nhiều thể loại như truyền thuyết ,truyện cổ tích ,thần thoại ,sử thi …và một bộ phận không thể thiếu đó là ca dao
Trang 1MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nền văn học dân gian Việt Nam rất nổi bật với sự kết hợp nhiều thể loạinhư truyền thuyết ,truyện cổ tích ,thần thoại ,sử thi …và một bộ phận khôngthể thiếu đó là ca dao.Ca dao là một thể loại khá tiêu biểu và có một vị tríquan trọng trong đời sống xã hội Nội dung ca dao phản ánh cuộc sống củangười dân lao động , tình cảm gia đình ,tình yêu quê hương đất nước …Khi nghiên cứu về ca dao đã có không ít nhà nghiên cứu tìm hiểu nhân vậttrong ca dao hay cấu trúc ca dao …Theo chân của một số nhà nghiên cứunhư Trần Thị An , GS Nguyên Xuân Kính , ThS Trần Tùng Chinh Tôi đivào tìm hiểu đề tài “Đặc trưng của không gian ,thời gian trong ca dao” ,qua
đó thấy được sự quan trọng của không gian ,thời gian trong ca dao đồng thờithấy được những sáng tạo về không gian ,thời gian trong ca dao tạo sự độcđáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn người Việt Nam qua bao thế hệ
2.Lịch sử vấn đề
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao Việt Nam đã đượcnhiều người nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng kể
Với chuyên luận thi pháp ca dao nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính tìm
hiểu các vấn đề ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu, thể thơ, thi pháp diễn xướng,thời gian và không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống Về không gian
nghệ thuật, tác giả chú ý đến “không gian vật lí”, “không gian xã hội” Theo
tác giả thì không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống chủ yếu là không
Trang 2gian trần thế, đời thường bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được
cá thể hóa mang tâm trạng tình cảm chung của nhiều người
Trong cuốn Thi pháp văn học dân gian, nhà nghiên cứu Lê Trường Phátcũng đã tìm hiểu vấn đề không gian nghệ thuật trong ca dao Tác giả khẳng
định không gian trong ca dao là không gian vật lí, đó là không gian thực tại khách quan như nó vốn có Ngoài ra còn có không gian xã hội – nơi diễn ra
mọi hoạt động của đời sống với những mối quan hệ giữa con người với conngười”
D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã nói: “Thời
gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác
về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”.
Về cách diễn đạt thời gian, trong bài Về một phương diện nghệ thuật của
ca dao, Trần Thị An đã đưa ra nhận xét rằng trong ca dao tình yêu, thời gian
cá nhân riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhoà Do
đó, trong việc miêu tả thời gian, người bình dân thường sử dụng những cáchnói ước lệ, công thức
Một nhận định nữa của Nguyễn Xuân Kính :“không gian trần thế, đời
thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người”
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu về cadao ,cũng như đặc trưng của không gian thời gian trong ca dao
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3Đối tượng nghiên cứu : : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu qua những bài ca dao Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường ,cũng như nguồn tư liệutrên các phương tiện thông tin đai chúng (báo,mạng internet )và từ việc đọc tài liệu đã giúp tôi tích lũy kiến thức để hoàn thành đề tài này
Trong tiểu luận tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
-Phương pháp thống kê ,phân loại
-Phương pháp so sánh đối chiếu
-Phương pháp phân tích chứng minh
-Phương pháp tổng hợp
5.Bố cục
Đề tài ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính được bố cục làm hai chương chính :
Chương 1: Những nét khái quát về ca dao
Chương 2 : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao
Trang 4NỘI DUNG
Chương 1: Những nét khái quát về ca dao
1.1 Khái niệm ca dao
Đã có không ít tài liệu đề cập đến khái niệm ca dao nhưng theo cách hiểu
thông thường thì “ Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng
đệm , tiếng láy…Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến
ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian , còn khi nói đến dân gian người ta nghĩ đến làn điệu ,những thê thức hát nhất định ….Khái niệm ca dao đã được quy định dung để chỉ bộ phận cốt lõi nhất , tiêu biểu nhất :đó là những câu hát trở thành cổ truyền của nhân dân ta”
Cũng có ý kiến khác về khái niệm ca dao như : (ca: bài hát thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc) là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong" là phong tục) Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng
Còn với Vũ Ngọc Phan theo ông thuât ngữ “Ca dao” vốn là tên gọi Hán Việt,được các nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Trung hoa gọi cho hai loại Dân
Trang 51.2 Đặc trưng thi pháp của ca dao
*thể thơ :
- thể lục bát
Đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát Theo thống kê củaNguyễn Xuân Kính trong cuốn “ ca dao Việt Nam”, có 973 lời được sáng táctheo thể thơ lục bát, chiếm 95% Theo thống kê trong cuốn “Tuyển tập Vănhọc dân gian Việt Nam” thì có 5337/5600 lời sáng tác bằng thể thơ lục bát,chiếm 95,3% Nhịp điệu thể thơ lục bát về cơ bản là nhịp 2/2/2, 2/4/2, 4/4,khi diễn ra những tình cảm thương yêu,buồn đau mất mát thì thể thơ lục bát
sử dụng cách gieo vần bằng và nhịp điệu phổ biến là 2/2/2 đã thể hiện đượcđiều đó:
Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng
- Thể song thất:
Đây là thể loại đặc biệt ở ca dao Theo Nguyễn Xuân Kính thì trong thơbác học, không có tác phẩm nào chỉ có hai câu thất Câu thất thường khẳngđịnh:
Áo vá vai/ vợ anh không biết
Áo vá quàng/ chí quyết vợ anh
Hai cặp song thất càng tăng thêm sự khẳng định, sự kết luận chắc chắn: Trầu không vôi/ ắt là trầu lại mình
Cau long hạt/ ắt là cau già
Mình không lấy ta/ ắt là thiệt
Ta không lấy mình/ ta biết lấy ai.
Trang 6kể lể sự tình, phải bộc bạch nỗi ấm ức trong lòng, câu thơ lục bát kéo dài ra
sẽ làm hạn chế chức năng của nó, vì thế thể lục bát kết hợp với thể văn đểbài ca có giọng kể lể dẫn dắt
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước
* Cấu trúc ngữ nghĩa:
- Cấu trúc lời đơn
Đây là dạng cấu trúc chỉ có một vế đơn
“Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ba làm mười
- Cấu trúc lời đôi:
Trang 7+ Cấu trúc đối giải: Đây là kiểu cấu trúc đối đáp để giải bày tâm sự:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng mở lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn đào mở lối nhưng chưa ai vào”.
* Nhân vật, biểu tượng
- Nhân vật trong ca dao không phải là nhân vật tính cách mà là nhân vậttrữ tình - tâm trạng:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”.
Hay đó là nhân vật của những nét tính cách:
“Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?”
Xây dựng nhân vật tâm trạng, chủ yếu là tâm trạng tình yêu mà nét buồnnhớ vẫn là nét chủ yếu trong tâm trạng tình yêu
Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng Trong ca dao có rất hiều hình tượngmang tính biểu tượng
+ Biểu tượng con cò: con cò tượng trưng cho ngời nông dân Việt Namcần cù, chất phác:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo tiễn chồng tiếng khóc nỉ non”.
Trang 8- “Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng mở lối ai vào hay chưa”.
- Có khi dùng từ nặng trĩu khẩu ngữ:
- “Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây".
* Không gian và thời gian nghệ thuật
- Không gian trong ca dao là không gian làng quê, không gian thiênnhiên, không gian sinh hoạt, không gian xã hội, là không gian vật lí thườnggặp như dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình Trong đó,không gian làng quê, không gian xã hội chiếm số lượng nhiều nhất
- “Vào vườn trảy quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu”.
- “Cậu cai buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa”.
- Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian viễn xướng Dấuhiệu biểu hiện qua các từ “bây giờ”, “hôm nay”, “chiều chiều”, “bữa nay”,
“đêm đêm”, Thời gian trong ca dao là thời gian của tâm tưởng, của quákhứ gần Các từ chỉ thường đứng đầu câu để làm trạng ngữ
-“Đêm qua chung bóng chung hơi
Bây giờ kẻ ngược người xuôi mặc lòng”.
Chương 2 : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao
2.1 Đặc trưng thời gian trong ca dao
Trong ca dao,tác giả với tư cách là một cá nhân- cá thể, là một cái tôi trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng không được biểu lộ ra Chính đó là điều tạo ra sắc điệu trữ tình độc đáo của ca dao so với thơ trữ tình bác học Tính độc đáo ấy cũng được thể hiện cả ở cách xử lí thời gian của ca dao
Trang 9Trong những cuộc hát ca dao được cất lên.Tác giả bài ca hoàn toàn vắng mặt, trong thời điểm hiện tại của cuộc hát, ca dao được cất lên từ cửa miệng những người khác, ca dao được cả người diễn xướng lẫn người thưởng thức cùng như thể đang diễn đạt những cảm xúc- tâm lí nảy sinh từ chính trái tim mình ở vào khoảnh khắc dương thời đang tiếp diễn Rút cục, trong ca dao, thời gian của tác giả và thời gian của người diễn xướng và cả thời gian của người thưởng thức hòa lẫn làm một Thời gian đó luôn luôn là thời gian hiệntại (Điều này khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định, khác với thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.)
Ca dao sử dụng hàng loạt cụm từ để chỉ thời gian: “bây giờ”, “hôm nay”,
“chiều chiều”, “đêm đêm”, “hôm qua”, “ đêm qua”, “sáng ngày”, “khi
xưa”…Nói chung thời gian nghệ thuật trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan, lại vừa là thời gian của sự tưởng tượng, hư cấu mang tính chủ quan của nhân vật trữ tình
Khi thời gian thuộc về đối tượng phản ánh thì đó là thời gian thực tại được
ca dao tái hiện lại Ví dụ như cách tính thời gian trong những bài ca nông lịch.:
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà…
Ở đây chu kì thời vụ được tính bằng tháng Bài ca cho thấy tính chất dồn dậpcủa công việc nhà nông hết tháng này sang tháng khác trong năm, đồng thời cũng hé lộ tính lặp lại đều đều của thứ “nông lịch” ấy từ năm này sang năm khác Qua đó, bài ca diễn đạt, một cách nghệ thuật, tính cách kiên nhẫn, bền
bỉ, sự chịu đựng không biết mệt mỏi của người làm ruộng
Nhưng khi cần diễn đạt một sự dồn dập với tốc độ nhanh hơn, đòi hỏi một cường độ làm việc căng hơn, đơn vị thời gian sẽ không còn là tháng nữa, mà
Trang 10là ngày:
Một ngày hai bận trèo non,
Lấy gì mà đẹp mà giòn hỡi anh
Thậm chí đơn vị thời gian còn ngắn hơn cả ngày:
Thân anh khó nhọc trăm phần,
Sớm đi ruộnglúa, tối nằm ruộng dưa.
Vội đi quên cả ăn trưa,
Vội về quên cả trời mưa ướt đầu.
Thời gian tương lai gắn với lời nguyện ước :
- Bao giờ cho đến tháng mười
Nấu nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn
- Chừng nào muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng
Thời gian được đo bằng các sự kiện các dấu hiệu của sự vật :
Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chai vè
Ngày về lúc đã đỏ hoe ngoài đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang
Khi thời gian chỉ là một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh, là một phương tiện nghệ thuật được mượn đến để làm phát lộ cảm xúc- tâm lí của nhân vật trữ tình thì thời gian hoàn toàn do chủ quan của nhân vật tưởng tượng hư cấu mà nên Về cách sử dụng thời gian nghệ thuật hư cấunhư thế này, chúng ta có một ví dụ thú vị sau:
Tìm em đã tám hôm nay,
Hôm qua là tám, hôm nay là mười
Trang 11“Những con số này rõ ràng là rất cụ thể, song đặt trong tương quan cả câu lại có thể không chính xác Ở câu trên, tương quan giữa ba con số thời gian là một con số thiếu logic Tại sao đã “tám hôm nay” rồi lại còn cộng thêm “hôm qua” và “hôm nay” lần nữa? Việc thiếu logic ở đây chỉ
có thể giải thích bằng logic tâm trạng: sự bồn chồn của người đang yêu Như vậy, thời gian ở đây chỉ là cái cớ, con số dù cụ thể song không nhất thiết phải chính xác.”(Trần Thị An “Về một phương diện nghệ thuật của thơ ca tình yêu”,Tạp chí văn học,số 6-1990.)
Trong những trường hợp như thế, thời gian thường mang tính tượng trưng, ước lệ để có thể dùng chung cho nhiều người, ở nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau Chẳng hạn:
- Chiều chiều ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ
Với câu trên, chẳng ai lại bắt bẻ tại sao “chiều chiều” lại không thể trông thấy sao được? tất nhiên, có khi người hát mở đầu bằng “đêm qua’- nghe
có vẻ hợp lí hơn Nhưng thực ra ở đây ca dao không nhằm bảo đảm “cái
lí thông thường” mà chỉ cốt biểu đạt ‘cái lí của lòng người”, “ cái logic của tâm trạng” Và như vậy cũng là đảm bảo “cái lí của nghệ thuật” Chính vì thời gian ở đây chỉ là ước lệ nên có thể thay thế “chiều chiều” bằng “đêm qua” và ngược lại, tùy người hát và thời điểm hát, cốt sao đảm bảo thể hiện được cảm xúc trữ tình trong bài hát,câu hát, tạo sự cảm thông, gần gũi giữa những người đang tham gia cuộc hát trong hiện tại Người bình dân nhìn nhận thời gian như là phương tiện để bộc lộ tình cảm Cho nên, nhiều bài ca dao mà ở đó nhân vật trữ tình thường đối lập ngày với đêm và lấy đêm làm cái thời điểm để giãi bày hoài niệm, để thổ lộ nhớ thương như một nỗi niềm da diết:
Trang 12− Nhớ ai đêm ngẩn ngày ngơ Đêm mơ giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười
− Đêm nằm lưng chẳng bén giường Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
− Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không.
− Đêm qua rót dĩa dầu đầy Bấc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi.
− Đêm khuya gió mát trăng thanh Trăng thanh thì có, bạn tình thì không.
Tần số xuất hiện của Chiều chiều trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung
là rất cao Nhiều tác giả đã xem chiều chiều là cái khoảnh khắc thời gian trữ
tình đã trở thành công thức ngữ nghĩa nghệ thuật riêng của ca dao: “Người
bình dân xưa với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm càng có nhiều khả năng cảm nhận thời khắc này như một sự trùng khớp giữa tâm cảnh và ngoại cảnh, tạo nên một vùng thẩm mỹ riêng độc đáo để kết tinh thành những bài ca dao phong phú với mẫu đề chiều chiều”
Thời gian đo đếm chính xác trong những lời ca dao sau đây được xem như làcái bằng chứng không thể chối cãi cho mối tình tha thiết và chung thuỷ của người phụ nữ bình dân:
Trang 13Trồng tre trước ngõ ngay hàng Tre lên mấy mắc, em thương chàng mấy năm
Thương chàng từ thuở mười lăm Bước qua hăm mốt là sáu năm rõ ràng Nghiêng tai nghe tiếng anh than Nhất sanh nhì tử, một mình chàng mà thôi.
hoặc:
Ngó lên đám đất thổ
Có bầy chim đỗ Một con mổ Chín mười con bay
Em thương anh từ chín tháng nay Còn ba tháng nữa là đầy một năm Buồn sao buồn tối buồn tăm Buồn ăn không đặng, buồn ngồi không yên
Ví dù cha dứt mẹ riềng Khổ em em chịu cũng nguyền theo anh.
Một kiểu thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hồi tưởng thường được biểu hiện qua các cụm từ như hồi nào, khi xưa,… Tuy nhiên, thời gian hồi tưởng này có sự liên hệ mật thiết với thời gian hiện tại và làm thành cặp đối lập quá khứ − hiện tại biểu hiện qua các cặp từ như: “hồi nào” – “bây giờ”, “hồi” – “đến khi”, “năm ngoái” – “năm nay”… So với thời gian hiện tại, thời gian hồi tưởng quá khứ chỉ có tính chất kể lể và thường được đặt trong điểm nhìn hiện tại, và do đó, sự có mặt của thời gian hồi tưởng chỉ là