Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 MỤC LỤC Nội dung Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1 II. Mục đích của đề tài 2 III. Nhiệm vụ của đề tài 2 IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2 V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 VI. Đối tượng nghiên cứu 2 VII. Tính mới của đề tài 2 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận 3 II. Thực trạng 5 III. Nội dung và biện pháp thực hiện 5 IV. Hiệu quả 29 C. KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được 29 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học 30 III. Phạm vi áp dụng 31 IV. Hướng phát triển của đề tài 31 V. Kiến nghị 31 Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 1 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học. Định hướng này đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học. Phương pháp dạy học hóa học thì rất phong phú đa dạng bao gồm cả phương pháp hiện đại như thảo luận nhóm, dạy học kiến tạo, dạy học dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm hóa học, phương pháp truyền thống theo kiểu giải thích minh họa (truyền thụ kiến thức đã chuẩn bị sẵn. . .). Đặc biệt phương pháp dạy học thông qua hoạt động thảo luận theo nhóm đã thật sự phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động, mỗi thành viên sẽ bộc lộ suy nghĩ, thái độ để tập thể điều chỉnh, uốn nắn, mang tính hợp tác cao, giúp bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thế nhưng trong thời gian qua, vị thế của môn hóa học còn chưa được nâng cao lắm, giáo viên dạy hóa học thường chuyển tải những nội dung giáo dục mới trong tiết dạy tới học sinh thông qua các phương pháp dạy học cũ nên còn nhiều hạn chế, làm cho học sinh nhận thức một cách thụ động, sao chép, áp đặt, máy móc. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tôi chọn đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 2 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8, nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học đặc biệt là môn hóa học 8. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. - Đúc rút kinh nghiệm của bản thân về vấn đề sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8 với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phương pháp thảo luận nhóm: đây là phương pháp chủ đạo để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. - Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, phương pháp thống kê toán học. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của từng học sinh. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu học sinh khối 8 ở trường THPT Lai Uyên. VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. IIV. KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG Mặc dù trường THPT Lai Uyên nằm ở phía bắc của huyện Bết Cát là một vùng nông thôn cách xa thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ phục vụ cho phương pháp giảng dạy hiện đại nhưng với mục đích nâng cao chất lượng học tập của học sinh cho nên tôi đã nghiên cứu phương pháp thảo luận nhóm và đã áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối 8 ở bộ môn hóa học. Qua phương pháp này, phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập, chất lượng bộ môn hóa 8 ngày càng nâng cao rõ rệt. Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 3 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trước những yêu cầu của xã hội thời đại và sự phát triển của khoa học – kĩ thuật mục tiêu dạy học hóa học ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh mà qua đó phải góp phần cùng các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động: tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm: năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng, kiến thức, kĩ năng, để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống, xã hội. - Để đạt được mục tiêu nói trên, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học hóa theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có (hay còn gọi là phương pháp dạy học truyền thống) và thay vào đó là các phương pháp dạy học mới (hay còn gọi là phương pháp dạy học hiện đại) bởi các phương pháp dạy học hiện có như phương pháp giảng dạy, dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan… Vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, mà phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện đang dùng, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay. - Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đổi mới phương pháp dạy (cách dạy) của thầy mà còn quan tâm đến phương pháp học (cách học) của trò, phải “dạy cách tự học” cho học sinh. Từ đó, từng bước hình thành cho học sinh năng lực tự học để họ có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời. - Đa dạng hóa các hình thức dạy học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp, học trong lớp và trên thực địa) nhằm hình thành và phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục, rèn luyện tính tích cực chủ động sáng tạo, yêu cầu đổi mới phương pháp tự thụ động sang tích cực Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 4 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 hoạt động, sáng tạo, việc học sinh tích cực hóa đòi hỏi thầy và trò phải song song đổi mới và tích cực làm việc. - Qua thực tế giảng dạy môn hóa học 8, theo tôi để học sinh hiểu bài có hiệu quả và biết vận dụng vào thực tế, đòi hỏi người giáo viên cần có những phương pháp mới trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh nên tôi nghiên cứu đề tài này. * Những ưu điểm phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp dạy học hợp tác tạo thuận lợi cho học sinh được giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để trình bày những hiểu biết của mình cho bạn học nghe, đồng thời được lắng nghe và bàn bạc về nội dung bạn trình bày. + Nhờ vào việc học trong nhóm, học sinh phát triển được năng lực tự đánh giá (trong khi so sánh ý kiến của mình và của giáo viên) và sự tự tin ở bản thân. + Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giáo viên đánh giá được kiến thức, năng lực, phương pháp làm việc và thái độ của học sinh. + Khi làm việc theo nhóm, học sinh sẽ xử lí các tài liệu mới, tự mình tìm hiểu và cung cấp các bạn trong nhóm thảo luận xoay quanh một bài cụ thể. + Hoạt động thảo luận làm việc theo nhóm thường sôi nổi và trong môi trường học tập đó, ngay cả học sinh nhút nhát, ít phát biểu trong lớp cũng sẽ mạnh dạn tham gia xây dựng bài. + Như vậy hoạt động nhóm mang lại cho học sinh những cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau, gắn bó với nhau bởi hoạt động tập thể và tạo nên động cơ để học sinh tích cực hoạt động, đặc biệt khi có yếu tố cạnh tranh (thi đua). - Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, học sinh sẽ sửa các lỗi hiểu sai của nhau trong bầu không khí thoải mái. Với hoạt động làm việc theo nhóm học sinh có thể cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ, đạt được những điều mà các em không thể làm việc một mình. - Phương pháp dạy học theo nhóm đã được chứng minh là phương pháp dạy học có hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi. Học sinh học theo nhóm có Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 5 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 điều kiện trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, biết cách hợp tác mọi người, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi. + Được ngành quan tâm cung cấp thiết bị, hóa chất và đồ dùng dạy học. + Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và nhân rộng điển hình tốt về đổi mới phương pháp. +Về phía học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. + Sách giáo khoa mới, rõ có đầy đủ kênh chữ, kênh hình, biểu đồ, thí nghiệm và bản thân tôi được giảng dạy đúng chuyên ngành, thường xuyên học các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học. 2. Khó khăn. + Học sinh bị chi phối về kinh tế gia đình và sống ở vùng nông thôn chủ yếu là hoạt động nông nghiệp. + Nhà trường chưa có phòng chức năng, phòng thực hành để có thể sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. + Ngành cung cấp thiết bị, hóa chất và đồ dùng dạy học chỉ một lượng cơ bản, chưa có sự bổ sung cấp phát thường xuyên. + Năm học lớp 8 là năm học đầu tiên môn hóa học được đưa vào giảng dạy vì là một bộ môn khoa học tự nhiên, trừu tượng cho nên học sinh luôn cảm thấy khó khăn dẫn đến chất lượng học tập không cao. Tuy khó khăn, song với trách nhiệm người đứng lớp, với mong muốn học sinh tiếp thu bài tốt hơn nên tôi nghiên cứu đề tài này. III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khái niệm Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập theo các nhóm học sinh nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác. Học tập theo nhóm giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe ghi lại và chia sẽ kinh nghiệm Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 6 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 và quan điểm khác nhau của mọi người, đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề chung. Cách vận dụng - Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận. - Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề này. - Chia học sinh thành các nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ để các nhóm tiến hành thảo luận ra khổ giấy lớn. - Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến. - Nhóm trưởng hoặc thư kí ghi chép ý kiến. - Quy định rõ thời gian thảo luận. - Đại diện (hoặc từng thành viên thay nhau) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp lắng nghe nêu các ý kiến khác với kết quả thảo luận (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. - Giáo viên tổng kết, đi sâu làm rõ nội dung nhận thức kèm theo uốn nắn, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc. - Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học và sát với trình độ nhận thức học sinh. - Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt. 2. Một số biện pháp dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm 2.1. Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép: ưu điểm là mọi thành viên trong nhóm đều tham gia trả lời câu hỏi Cách vận dụng - Vòng 1: Cả lớp được chia làm 3 nhóm: đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ. Mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao - Vòng 2: Hình thành 3 nhóm người mới (1 người từ nhóm đỏ, 1 người từ nhóm xanh và 1 người từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa mới thành lập để giải quyết. 2.2. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” ưu điểm là mọi thành viên trong Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 7 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 nhóm đều tham gia trả lời câu hỏi, học sinh nhận xét lẫn nhau. Cách vận dụng - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số và thành viên của nhóm. - Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. - Treo sản phẩm trình bày. 3. Vận dụng thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm vào 1 số bài hóa học 8 3.1. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 bài luyện tập 1 phần I.1 sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: - Tôi yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa hoàn thành sơ đồ theo một số cách, tôi cho lớp thảo luận theo 3 nội dung sau: + Nhóm 1, 2: Nội dung 1: Điền mũi tên vào chỗ trống trong sơ đồ còn chưa có mũi tên để xác định mối liên hệ giữa các khái niệm. Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 8 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 + Nhóm 3, 4: Điền các khái niệm vào vị trí còn trống trong sơ đồ đã có mũi tên. + Nhóm 5, 6: Tự xây dựng sơ đồ: điền cả tên các khái niệm và cả các mũi tên chỉ mối quan hệ giữa các khái niệm. - Thời gian thảo luận 4 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét bổ sung. Sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung, tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung. - Tương tự nhóm 3, 4 và 5, 6 cũng theo tiến trình trên. Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. 3.2. Ví dụ 2: Khi dạy bài 19 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, phần I.1 xây dựng công thức về mối liên hệ giữa lượng chất (số mol) và khối lượng chất, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: Tôi nêu bài tập: Hãy tính khối lượng (m) của 1 mol, 0,25 mol và n mol khí CO 2 (biết C = 12, O = 16). - Tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau: + Tính khối lượng của CO 2 ? Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 9 hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử hạt hợp thành là phân tử Vật thể (tự nhiên và nhân tạo ) Chất (tạo nên từ nguyên tố hóa học ) Đơn chất (tạo nên từ một nguyên tố) Hợp chất (tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên) Kim loại Phi kim Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 + Xây dựng công thức chung. - Tôi cho lớp thảo luận theo nội dung trên. - Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ + Nhóm 1, 2 tính khối lượng của 1 mol CO 2 . + Nhóm 3, 4 tính khối lượng của 0,25 mol CO 2 . + Nhóm 5, 6 tính khối lượng m của n mol CO 2 có khối lượng mol M. + Nhóm 7, 8 chuyển đổi khối lương chất thành khối lượng mol, lượng chất - Thời gian thảo luận 5 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét bổ sung. Sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung, tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung. - Tương tự các nhóm còn lại cũng theo tiến trình trên. Các bước chung Thực hiện cụ thể Tính khối lượng của 1 mol CO 2 - Tính phân tử khối của CO 2 - Tính khối lượng 1 mol CO 2 (M) M = 12 + 32 = 44 (g) Tính khối lượng của 0,25 mol CO 2 n = 0,25 mol; M = 44 (g) khối lượng m của 0,25 mol CO 2 là: m = 44.0,25 = 11 (g) Khái quát chung: Tính khối lượng m của n mol CO 2 có khối lượng mol M? Khối lượng của n mol bằng khối lượng của 1 mol nhân với số mol. m = M.n (g) Công thức biến đổi Từ công thức m = M.n, suy ra: n = M m (mol) M = n m (g/mol) Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. 3.3. Ví dụ 3: Khi dạy bài 24: Tính chất của oxi, bài tập 4, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: Đốt cháy 12,4 g photpho trong bình chứa 17 g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P 2 O 5 (là chất rắn, trắng). Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr. 10 [...]... 44 ,83 Kém SL % 0 0 tr 28 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 8A2 8A3 8A4 33 29 24 2 1 2 6,06 3,45 8, 33 6 3 5 18, 18 10,35 20 ,83 13 10 8 39,4 34, 48 33,34 12 15 9 36,36 51,72 37,5 0 0 0 0 0 0 Qua quá trình giảng dạy cho học sinh, tôi nhận thấy sau khi đưa ra phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy học sinh lớp 8A 1, 8A2, 8A3,... Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr 31 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học trung học cơ sở 2 Sách giáo khoa hóa học 8 3 Sách giáo viên hóa học 8 4 Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ ĐÁNH GIÁ NHẬN... 8A 1, 8A2, 8A3, 8A4 kết quả ở học kì II năm học 2010 – 2011 như sau: Lớp Sĩ số 8A1 8A2 8A3 8A4 29 33 29 24 Giỏi SL % 4 13,79 5 15,15 3 10,34 4 16,67 SL 11 14 8 11 Khá % 37,93 42,43 27,59 45 ,83 TB SL % 7 24,14 8 24,24 11 37,93 4 16.67 Yếu SL % 7 24,14 6 18, 18 7 24,14 5 20 ,83 Kém SL % 0 0 0 0 0 0 0 0 Như vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học như trên đã thấy được chất lượng bộ môn hóa học 8 tăng cao nhằm... cùng 3 4 4 2 5 Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 (sách giáo khoa) - Nghiên cứu bài mới bài 5 Nguyên tố hóa học - Đọc bài đọc thêm IV/ HIỆU QUẢ Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy và học tại trường Trung học phổ thông Lai Uyên Thông qua kết quả kiểm tra ở học kì I năm học 2010– 2011 của học sinh lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4 chất lượng chỉ đạt được: Lớp Sĩ số 8A1 29 Giỏi SL % 3 10,35 khá SL... ngồi chờ có đủ điều kiện mới làm mà phải vận dụng phù hợp, tận dụng hết lợi thế đang có để thầy trò làm quen với cách dạy học hóa học không thụ động, bỏ hẳn cách dạy một chiều, thuộc lòng III Phạm vi áp dụng Kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học 8 có thể áp dụng cho kiểu bài luyện tập trong chương trình hóa học trung học cơ... sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 V Kiến nghị - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (phòng chức năng, đầy đủ phương tiện dạy học ) cho các trường - Có giáo viên phụ trách dạy thí nghiệm hóa học đối với các tiết thực hành - Có chế độ thích hợp đối với giáo viên dạy hóa học khi thực hành làm thí nghiệm Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra qua các tiết luận môn hóa học lớp 8, tôi mong muốn rằng các... duy, so sánh, phân tích, tổng hợp cho học sinh 3 Thái độ Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học bộ môn hóa II Chuẩn bị: * Giáo viên: +Bảng phụ + Sơ đồ nguyên tử Neon, hiđro, oxi, natri * Học sinh: Xem lại kiến thức về nguyên tử (chương trình Vật lý 7) III Phương pháp: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm Người thực hiện:... - Khối lượng nước: 4 m= 50 – 2 = 48 (g)Cân 2 gam CuSO4 2 Đong 48 ml nước cất tương đương 48 gam Cho CuSO4 khan vào nước cất và khuấy đều 3 Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr 21 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 4 Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm vào 1 bài học cụ thể: Sau đây là bài giảng minh... THPT Lai Uyên tr 17 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 1 Vai tròNguyên nhânHậu quảBiện phápNước rất cần cho sự sống, giúp con người, thực vật, động vật trao đổi vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng hóa học và các mối liên kết cấu tạo trong cơ thể Có thể nói ở đâu có nước là ở đó có sự sốngDo các chất thải sinh hoạt,... xếp e - Học sinh phát biểu: e - Nhờ có e mà các trong nguyên tử? sắp xếp thành từng lớp, nguyên tử có khả năng Nhờ có e mà các mỗi lớp có 1 số electron liên kết nguyên tử có khả năng nhất định liên kết - Học sinh nêu được: Người thực hiện: Phan Thái Thanh - Trường THPT Lai Uyên tr 26 SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - Giáo . đổi mới phương pháp dạy học hóa theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có (hay còn gọi là phương pháp dạy học truyền. vào đó là các phương pháp dạy học mới (hay còn gọi là phương pháp dạy học hiện đại) bởi các phương pháp dạy học hiện có như phương pháp giảng dạy, dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện. cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. - Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, phương pháp thống kê toán học. -