ĐỀ KIỂM TRA HKII Môn : Hóa Lớp 8 Thới gian : 45 phút I. LÝ THUYẾT : 7 điểm Câu 1 : (1.5điểm) Muối là gì ? Có mấy loại muối ? Cho ví dụ? Câu 2 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau : ( 2 điểm) 1. Ca + H 2 O > 2. Na 2 O + H 2 O > 3. SO 2 + H 2 O > 4. Al + HCl > Câu 3 : Tính khối lượng dung dịch ở 25 o C : ( 2 điểm ) 1. 35g muối ăn vào 100g nước ? 2. Độ tan của đường là 204g? Câu 4 : Viết công thức hóa học của các chất sau : ( 1.5 điểm) 1. Kẽm nitrat 2. Axit clohidric 3. Axit photphoric 4. Magiê hiđrôxit 5. Canxihiđrôxit 6. Kali sunfat II. BÀI TOÁN : (3 điểm) Cho 5,4 nhôm tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch Nhôm clorua và khí Hyđro a. Viết phương trình phản ứng ? b. Tính thể tích khí Hyđrô ( ở đktc ) ? c. Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng ? Cho biết Al = 27; 0 = 16; H = 1; Cl=35,5 C=12 MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút I. LÝ THUYẾT: ( 7 điểm) Câu 1: ( 2đ) a. Độ tan của một chất trong nước là gì? b. Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Câu 2: (3đ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết thuộc loại phản ứng gì? a. K + H 2 O b. P 2 O 5 + H 2 O c. H 2 + CuO d. Mg + HCl Câu 3: ( 2đ) Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hidro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ. II. BÀI TOÁN ( 3 đ) Hòa tan hoàn toàn 14g sắt vào 200 ml dung dịch axit clohiđric (HCl). a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lương muối tạo thành ? c. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) ? d. Tính nồng độ mol dung dịch axit clohidric HCl đã dùng? HẾT Biết: Fe = 56, H = 1, Cl = 35.5 KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2010-2011 Môn thi: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) ĐỀ: I. Lý thuyết: (7 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a)Độ tan của một chất trong nước là gì? b)Hòa tan hết m 1 gam NaCl vào m 2 gam nước . Viết công thức tính độ tan của NaCl ? Câu 2: (2 điểm) Có 3 dung dịch Ba(OH) 2 ; H 2 SO 4 ; Na 2 SO 4 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Làm thế nào để phân biệt được từng dung dịch? Câu 3: (1,5 điểm) Nêu tính chất hóa học của nước. Viết các phương trình hóa học minh họa ? Câu 4: (2 điểm) Hãy hoàn thành các phản ứng hóa học sau đây. Cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. Zn + H 2 SO 4 → ……. +……… b. Fe 2 O 3 + H 2 o t → ……… +…… c. P 2 O 5 + H 2 O → d. H 2 O o t → ……. +……… II. Bài tập: (3 điểm) Cho 7,1 gam Al tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng, tạo ra khí hiđrô và nhôm sunfat (Al 2 (SO 4 ) 3 ) a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính thể tích khí H 2 sinh ra (ở đktc)? c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H 2 SO 4 đã cho ? (Biết Al = 27; H = 1; S = 32; O = 16) HẾT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn:HÓA HỌC 8 Thời gian: 45 phút A. LÝ THUYẾT: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Độ tan của một chất trong nước là gì? b) Biết ở nhiệt độ 20 0 C, 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường, tính độ tan của đường. Câu 2: (2 điểm) Có 3 dung dịch KOH; HCl; Na 2 SO 4 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Làm thế nào để phân biệt được từng dung dịch? Câu 3 : (3 điểm) Hãy lập các phản ứng hóa học sau đây. Cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) H 2 O điện phân > b) Fe 3 O 4 + H 2 c) P 2 O 5 + H 2 O d) Na + H 2 O B. BÀI TOÁN: (3 điểm) Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric (HCl), tạo ra khí hiđrô và Kẽm clorua a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thể tích khí H 2 sinh ra (ở đktc). c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. (Biết Zn = 65; Cl = 35.5) HẾT MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian: 45 phút C. LÝ THUYẾT: (7 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) c) Độ tan của một chất trong nước là gì? d) Biết ở nhiệt độ 20 0 C, 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường, tính độ tan của đường. Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau a. K + H 2 O → b. P 2 O 5 + H 2 O → c. Na 2 O + H 2 O → d. Al + HCl → Câu 3: (2 điểm) Phân loại các hợp chất có công thức hóa học sau: K 2 O; Mg(OH) 2 ; H 2 SO 4 ; AlCl 3 ; Na 2 CO 3 ; CO 2 ; Fe(OH) 3 ; HNO 3 Câu 4: (1.5 điểm) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch khi hòa tan 5 gam NaCl vào 120 gam nước. D. BÀI TOÁN: (3 điểm) Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric (HCl), tạo ra khí hiđrô và Kẽm clorua a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thể tích khí H 2 sinh ra (ở đktc). c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Cho Zn = 65, Cl = 35,5 Thời gian: 45 phút A- LÍ THUYẾT Câu 1: (2đ)Nồng độ mol của dung dịch cho biết gì? Công thức tính? Áp dụng: hòa tan 16g natri hidroxit vào nước để tạo 200ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch natri hidroxit. Câu 2: (3đ) Hoàn thành các PTHH sau: t 0 a) H 2 + CuO đp b) H 2 O c) Fe + HCl d) K + H 2 O e) CaO + H 2 O f) P 2 O 5 + H 2 O Câu 3: (2đ) Có 3 dung dịch: axit sunfuric H 2 SO 4 , canxi hidroxit Ca(OH) 2 , natri clorua NaCl chứa trong 3 lọ khác nhau. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết chúng. B- BÀI TOÁN (3đ) Hòa tan 16.12g kẻm bằng dung dịch axit clohidric HCl 10% (vừa đủ). a) Viết PTHH xảy ra. b) Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc). c) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng. Cho: Na = 23, O = 16, H = 1, Zn = 65, Cl=35.5 Đề A I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm ) (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, nếu bỏ thì gạch chéo, nếu muốn lấy lại thì tô đen) 1. Khẳng định sau gồm hai ý : “ Trong phản ứng hóa học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn”. A) Ý 1 đúng, ý 2 sai. B) Ý 1 sai, ý 2 đúng. C) Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2 D) Cả hai ý đều sai. 2. Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ? Zn + HCl → ZnCl 2 + H 2 . A) 1 : 1 : 1 : 1 B) 1 : 1 : 2 : 1 C) 1 : 2 : 2 : 1 D) 1 : 2 : 1 : 1 3.Các hiện tượng sau: hiện tượng nào là hiện tượng vật lý I. Khi mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần. II. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu III. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh thành màu đỏ IV. Đun nóng bột sắt với lưu huỳnh ta thu được chất rắn màu đen A. I, II,III C. II, III, IV B. I,II, IV D. I, III, IV 4. Thổi khí cacbon đoxit có trong hơi thở vào ống nghiệm đựng nước vôi trong. Dấu hiệu cho biết có phản ứng hóa học xảy ra là: A. Xuất hiện chất khí B. Dung dịch không thay đổi C. Tạo thành chất rắn không tan D. Một dấu hiệu khác 5. Hãy chọn công thức hoá học đúng trong các công thức hoá học sau đây: A. K 2 SO 4 B. MgCl C. NaCl 2 D. AgO 2 6. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố hoá trị I A. Na, O, S, Fe B. Cl, H, Ag, K C. K, Al, Zn, Mg D. Ba, Ca, Mg, O II.PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1: ( 1 Điểm ) Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chổ có dấu “ ……” trong phương trình hóa học sau? …… Cu + …… → 2CuO ………. + …O 2 → …Al 2 O 3 Câu 2: ( 1 điểm ) Phát biểu định luật bảo toàn khôí lượng. Câu 3 : ( 2 điểm ) Lập phương trình hóa học của phản ứng. A) HgO → Hg + O 2 . B) Na + O 2 → Na 2 O. C) Na 2 CO 3 + CaCl 2 → CaCO 3 + NaCl. D) Fe(OH) 3 → Fe 2 O 3 + H 2 O. Câu 4: ( 1 điểm ) Lưu huỳnh cháy trong không khí ( tác dụng với khí Oxi) tạo ra chất khí mùi hắc ( khí lưu huỳnh đioxit ) A) Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. B) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng. Câu 5: ( 2 điểm ) Đốt cháy hết 9 g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g chất magie oxit MgO. Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. A) Lập phương trình hóa học của phản ứng? B) Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng? Hết Đề B I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm ) (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, nếu bỏ thì gạch chéo, nếu muốn lấy lại thì tô đen) 1. Đường phân huỷ thành nước và than. Phương trình chữ của phản ứng này là? A. Đường → Than B. Than → Đường + Nước C. Nước → Đường + Than. D. Đường → Nước + Than 2. Chọn phát biểu đúng về định luật bảo toàn khối lượng A. Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm B. Khối lượng các chất trước phản ứng và khối lượng các chất sau phản ứng bằng nhau C. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng D. Tất cả đều đúng 3.Các hiện tượng sau: hiện tượng nào là hiện tượng hoá học I. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn rồi tán thành đinh II. Rượu để lâu ngoài không khí thường bị chua III. Đun nóng thuốc tím KMnO 4 thành chất màu đen IV. Đun nóng bột sắt với lưu huỳnh ta thu được chất rắn màu đen C. I,II,III C. II, III, IV D. I,II, IV D. I, III, IV 4. Thành phần chính của vỏ trứng là canxi cacbonat (CaCO 3 ). Khi thả vỏ trứng vào trong nước giấm đun nóng, sản phẩm có sửi bọt khí cacbon đioxit. Từ dấu hiệu trên cho biết có: A. Phản ứng xảy ra B. Dung dịch không thay đổi C. Tạo thành chất rắn không tan D. Dấu hiệu khác 5. Hãy chọn công thức hoá học đúng trong các công thức hoá học sau đây: A. Na 2 SO 4 B. BaCl C. NaCl 2 D. KO 2 6. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố hoá trị II A. Na, O, S, Fe B. Cl, Hg, Ag, Cu C. K, Al, Zn, Mg D. Ba, Ca, Mg, O II.PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1: (1 điểm) Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì ? Kết quả là gì? Câu 2 : ( 2 điểm ) Lập phương trình hóa học của phản ứng. A) H 2 + O 2 → H 2 O B) Al + O 2 → Al 2 O 3 . C) Na 2 CO 3 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + NaOH. D) Zn + HCl → ZnCl 2 + H 2 . Câu 3: ( 2 điểm ) Cho sơ đồ của phản ứng sau: NaOH + CuSO 4 Na x (SO 4 ) y + Cu(OH) 2 . A) Xác định các chỉ số : x , y? B) Lập phương trình hóa học. Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng ? Câu 4: ( 2 điểm ) Đốt cháy hết 16,8 g kim loại sắt Fe trong không khí thu được 23,2 g chất oxit sắt từ Fe 3 O 4 . Biết rằng, sắt cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. A) Lập phương trình hóa học của phản ứng? B) Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng? HẾT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2006 – 2007 ĐỀ 1 MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian soát đề) Điểm Nhận xét I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước nội dung trả lời đúng nhất. Câu 1: Chọn CTHH và hệ số thích hợp điền vào các ô trống sau: a. Mg + → H 2 + b. + H 2 O → H 2 SO 3 Câu 2: Để phân biệt các khí: N 2 , CO 2 , H 2 bằng PTHH có thể chọn cách nào sau đây? A. Dùng đóm than hồng, rồi dẫn các khí còn lại qua bột CuO ở t 0 thích hợp. B. Dẫn lần lượt các khí qua dd muối ăn, rồi dẫn các khí còn lại qua bột CuO ở t 0 thích hợp. C. Dẫn lần lượt các khí qua dd H 2 SO 4 , rồi dẫn các khí còn lại qua bột CuO ở t 0 thích hợp. D. Dẫn lần lượt các khí qua dd Ca(OH) 2 , rồi dẫn các khí còn lại qua bột CuO ở t 0 thích hợp. Câu 3: Nồng độ phần trăm dd cho biết gì? (Khoanh tròn chữ D (nếu đúng), S (nếu sai)): 1. Cho biết số gam chất tan trong 100g dung dịch. Đ S 2. Cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. Đ S 3. Cho biết số gam chất tan trong 100g dung môi. Đ S 4. Cho biết số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. Đ S II TỰ LUẬN: (Học sinh làm phần này vào tờ giấy riêng) Câu 1: Cho các chất: Nattrioxit, đồng(II)oxit, khí hiđro, nước. a. Từ 4 chất trên và đầy đủ các điều kiện cần thiết, hãy: - Viết một PTHH để điều chế Natrihidroxit. - Viết một PTHH để điều chế kim loại đồng. b. Xác định tên các phản ứng trên. Nếu là phản ứng Oxy hoá – khử thì xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá Câu 2: Một hổn hợp khí gồm có: 16(g) O 2 và 1(g) H 2 . Hãy cho biết: a. Thể tích của hổn hợp khí trên ở đktc? b. Đốt hổn hợp khí trên bằng tia lửa điện. Hãy viết PTHH và xác định lượng nước thu được sau khi phản ứng xong. c. Hoà tan 3(g) muối ăn cào lượng nước trên. Hãy tíng nồng độ % của dung dịch muối thu được. ( Biết: H = 1, O = 16) Phòng Giáo Dục KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 200…. – 200…. Thị xã An Khê Môn : Hóa Học (Lớp 8) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên :……………………………………………… Lớp:…………………. Điểm: Lời phê: ( Học sinh làm các bài 3,4,5 trên giấy riêng ) Bài1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu1: Nước và rượu dễ trộn lẫn để tạo thành dung dịch , 80 ml rượu và 50 ml nước được trộn lẫn.Phát biểu nào dưới đây đúng? A. nước là dung môi B. dung môi là rượu C. rượu là chất tan D. cả hai đều là dung môi vì đều là chất lỏng Câu2: Dãy các oxit bazơ là: A. FeO , K 2 O , CO 2 , SO 3 B. SO 3 , AI 2 O , CaO , SO 2 C. N 2 O 5 , ZnO , Fe 2 O 3 , Na 2 O D. FeO , Na 2 O , CaO , MgO Câu3: Phản ứng hóa hợp là: A. 2Na + 2H 2 O 2NaOH + H 2 B. 2KNO 3 2KNO 2 + O 2 C. SO 3 + H 2 O H 2 SO 4 D. Zn + 2HCI ZnCI 2 + H 2 Câu4: Người ta ứng dụng khí hiđro trong đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại do khí hiđro: A. nhẹ B. có tính khử C. cháy có tỏa nhiệt lớn D. tất cả các ý trên Câu5: Ơ câu nào sau đây đều là các công thức hóa học của muối? A. NaCI ; H 2 SO 4 ; CaCO 3 ; Cu(OH) 2 B. NaCI ; Na 2 HPO 4 ; CuSO 4 ; CaCO 3 C. NaCI ; Ca(HCO 3 ) 2 ; HCI ; KHCO 3 D.NaCI ; FeCI 2 ; Fe(OH) 2 ; Na 2 SO 3 Câu6: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước: A. phần lớn tăng B. đều giảm C. đều tăng D. phần lớn giảm Bài2: Khoanh tròn chữ Đ (nếu đúng) hoặc chữ S (nếu sai) Nồng độ mol của dung dịch cho biết gì? 1 Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch Đ S 2 Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch Đ S 3 Số mol chất tan trong 100 gam dung dịch Đ S 4 Số gam chất tan trong một lít dung dịch Đ S Bài3: Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau: Chì(II) clorua ; sắt(III)sunfat ; magiê đihiđro phôtphat ; canxi hiđro cacbonat. Bài4: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric vừa đủ: a) Tính khối lượng axit cần dùng. b) Tính thể tích khí H 2 thu được sau phản ứng ở đktc. ( Biết: Na = 23 ; O = 16 ; H = 1 ; Zn = 65 ; CI = 35,5 ) Bài5: Một hỗn hợp gồm 4,48 lít khí H 2 và 3,66 lít oxi (đktc) a) Đốt hỗn hợp khí trên bằng tia lửa điện. Hãy viết PTHH và xác định lượng nước thu được sau phản ứng? b) Hòa tan 1,4 gam muối ăn vào lượng nước trên. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được ? . 56, H = 1, Cl = 35.5 KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2010-2011 Môn thi: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) ĐỀ: I. Lý thuyết: (7 điểm) Câu. dần. II. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu III. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh thành màu đỏ IV. Đun nóng bột sắt với lưu huỳnh ta thu được chất rắn màu đen A. I, II, III C. II, III,. đinh II. Rượu để lâu ngoài không khí thường bị chua III. Đun nóng thuốc tím KMnO 4 thành chất màu đen IV. Đun nóng bột sắt với lưu huỳnh ta thu được chất rắn màu đen C. I ,II, III C. II, III, IV D.