Tổng hợp 100 đề thi Đại Học Môn Văn(có đáp án)(510 trang)

509 2K 0
Tổng hợp 100 đề thi Đại Học Môn Văn(có đáp án)(510 trang)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD- ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Anh/ Chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Câu 2 (3.0 điểm): Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu danh ngôn sau: Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn. (Danh ngôn Nam Phi- dẫn theo Quà tặng cuộc sống- NXB Thanh niên, 2006) II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể ……………………………. Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời. (Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện khá đặc biệt. Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ điều đó. (Vợ nhặt- Kim Lân, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2008) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ………………… SỞ GD- ĐT HÀ NỘI THPT CHU VĂN AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 THÁNG 06/2014 Môn NGỮ VĂN: Khối C, D. Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.114) a) Những cụm từ in nghiêng trong đoạn thơ trên thể hiện đặc sắc nghệ thuật gì ? b) Đặc sắc nghệ thuật ấy có ý nghĩa như thế nào ? Câu II (3,0 điểm) Lắng nghe màu dân tộc Tháng 6 – 2012, dự án truyền thông mang tên “Tôi xê dịch” của nhóm bạn trẻ Hà Nội ra mắt. Người sáng lập là Nguyễn Thu Hà, cô gái Hà Nội sinh năm 1991. Đó là một dự án phi lợi nhuận với mục đích tìm hiểu sâu về văn hóa dân tộc. “Tôi xê dịch” đã tổ chức nhiều chuyên đề thông qua một số chương trình tiêu biểu như: “Tham quan Hoàng thành Thăng Long và tìm hiểu văn hóa Hà Nội”, “Trò chơi dân gian Việt Nam”, “Cầu Long Biên”, “Màu dân tộc” ( Tìm hiểu làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh )…Dự án tổ chức những tour tìm hiểu về văn hóa dân tộc, nghệ thuật dân gian Việt Nam để không chỉ thấy cái tôi nhỏ bé của mình trong đời sống, mà còn phải tìm thấy màu dân tộc trong nếp sống của giới trẻ…(Lược trích báo Tuổi trẻ ngày 23/5/2014) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về những thông tin trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Qua Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12 ) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Từ ấy – chiếc cầu nối thơ Mới và thơ ca cách mạng. Hết TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC - LẦN 3- 2013 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945? Nhà văn nào được xem là người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này? Câu 2 (3.0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm. (Dẫn theo George Matthew Adams, Không gì là không thể, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009, tr. 118) II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Nguyễn Khải từng viết: Nói cho cùng, để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. (Dẫn theo Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, Nxb Giáo dục 2008, tr. 83). Theo anh/chị, nhân vật bà Hiền (Nguyễn Khải – Một người Hà Nội) có thể hiện những giá trị bền vững không? Nếu có, hãy phân tích Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ………………… ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điểm 1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945. Hai nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này. 2.0 1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945: - Giai đoạn trước 1930, tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ xuất hiện chưa nhiều. Thành tựu chủ yếu là sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm của ông mô phỏng cốt truyện của tiếu thuyết phương Tây nhưng đã được Việt hóa bằng hiện thực cuộc sống, con người Nam Bộ và biểu đạt bằng thứ ngôn ngữ bình dân mang đậm chất Nam Bộ. - Đầu những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời với 1.5 những tiểu thuyết xuất sắc của Khái Hưng, Nhất Linh. Tiểu thuyết đã có một diện mạo mới, hiện đại hơn (lối kể chuyện; kết cấu; khám phá thế giới nội tâm nhân vật; ngôn ngữ…) - Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…) đưa cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới (tái hiện bức tranh hiện thực có tầm khái quát lớn; xây dựng được những nhân vật điển hình; sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhất là ngôn ngữ đời thường…) 2 Nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực: - Người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn: Hoàng Ngọc Phách. - Người mở đầu cho tiểu thuyết hiện thực: Hồ Biểu Chánh. 0.5 2 Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm 3.0 1 Giải thích ý kiến - Sai lầm là trái với yêu cầu khách quan, hoặc lẽ phải, 1.0 dẫn đến những kết quả không như mong muốn. Sai lầm là một phần của cuộc sống. - Nói sai lầm lớn nhất của con người là sợ mắc sai lầm là bởi, cuộc sống không có ai toàn diện đến mức không phạm sai lầm. Dù có sợ sai lầm, thì sai lầm vẫn đến với con người. 2 Bàn luận ý kiến - Là một phần của cuộc sống, sai lầm có thể đến với con người trong mọi hoàn cảnh, với những mức độ khác nhau. Bởi thế, thái độ cần có của con người không phải là sợ sai lầm mà phải đối mặt với sai lầm, có cách ứng xử phù hợp trước mỗi sai lầm. - Trước mỗi sai lầm, cách nhìn, ý chí, kinh nghiệm sống, tri thức giúp con người có những cách ứng xử khác nhau. Sợ sai lầm sẽ khiến cho con người rụt rè, thui chột ý chí, không dám hành động để có thành công. Điều có ý nghĩa là từ sai lầm, mỗi người biết rút ra cho mình bài học bổ ích, 1.5 kinh nghiệm quý giá để có được những thành công trong cuộc sống. 3 Liên hệ thực tế và bài học nhận thức hành động - Phân tích, liên hệ với thực tế đời sống với hai thái độ ứng xử trước sai lầm (sợ hãi sai lầm và hậu quả của nó; chấp nhận, biết rút ra bài học để có thành công) - Có ý thức tích lũy tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh sống để có cách ứng xử phù hợp trước mỗi sai lầm trong cuộc sống. 0.5 3.a Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 5.0 1 Nỗi buồn trong Tràng giang a/ Vài nét về tác giả và tác phẩm - Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận là tập Lửa thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính, tài năng, phong cách thơ Huy Cận. - Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng, và được 2.0 xem là bài thơ hay nhất của Huy Cận trước Cách mạng. Cảm xúc bài thơ được khơi gợi từ một buổi chiều nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước. b/Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Tràng giang - Nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ nhoi của con người trước đất trời, sông nước mênh mông (Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp), sự chia lìa, nổi trôi bất định (thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng…) - Thiên nhiên tĩnh lặng, hoang sơ thiếu vắng sự sống con người, một thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng (không chuyến đò ngang; không cầu gợi chút niềm thân mật; Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng…). - Nỗi buồn của người xa quê, đau đáu một nỗi niềm da diết nhớ quê hương (Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà) 2 Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ a/Vài nét về tác giả tác phẩm - Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu đớn đau hướng về cuộc đời trần thế. - Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên gọi Ở đây thôn Vĩ Dạ) được viết năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, ở thôn Vĩ Dạ. b. Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ - Nỗi buồn nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của một con người ý thức được cảnh ngộ của mình (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?). Cảnh sắc, con người Vĩ Dạ đẹp, ấm áp càng 2.0 [...]... không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014) Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường + Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi + Lúng túng khi được hỏi về... cạnh Vũ Như Tô có Đan Thi m Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa mối quan hệ giữa các cặp nhân vật đó? Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3 THPT CHUYÊN ĐH VINH I Đọc hiểu a Đoạn văn trong đề thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học Căn cứ để nhận biết: - Nội dung của đoạn nói về thể loại của văn học Việt Nam qua các thời kì một vấn đề thuộc văn học sử - Trong đoạn,... Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau lòng Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ: + Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013) + Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi. .. mạng trong kháng chiến chống Pháp SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ I NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn LÊ QUÝ ĐÔN Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI THỬ ĐỀ BÀI A Phần chung cho tất cả thí sinh Câu 1 (2điểm) Kể tên các tập thơ của Tố Hữu và giới thi u tập thơ đầu tay của ông Câu 2 (3 điểm) Ôtrôpxki từng nói: “ Hãy biết sống kể... khoa học được sử dụng: "thể loại văn học" , "sử thi" , "truyện thơ dân gian", "ca dao", "dân ca", "thơ cổ điển", "bút kí", "tùy bút", "truyện ngắn", "tiểu thuyết" b Có thể tóm tắt đoạn văn bằng câu: Vấn đề thể loại của nền văn học Việt Nam Lưu ý: Câu tóm tắt đoạn văn, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn là nói đúng ý trọng tâm II Suy nghĩ về hiện trạng học sinh không thích học môn. .. cặp nhân vật Huấn Cao - Quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô - Đan Thi m ở đây chỉ được biết đến qua đoạn trích cuối tác phẩm Nếu đọc toàn bộ vở kịch ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN C, D ĐỢT 2 Thời gian làm bài: 180 phút I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0... Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên - Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3 THPT CHUYÊN ĐH VINH PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau: Về mặt thể loại văn học, ...gợi nỗi buồn tiếc nuối - Cảnh sắc thi n nhiên đẹp, thấm đượm nỗi buồn chia lìa, tan tác (Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…), mờ ảo, chập chờn tỉnh, mộng (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?) Đó là một thi n nhiên chứa đầy tâm trạng của nhà thơ - Nỗi buồn đớn đau, tuyệt vọng của một tâm hồn thi t tha yêu cuộc sống, con người và ý thức... không có phương pháp và thi u nhiệt tình, không truyền được niềm đam mê lịch sử cho học sinh + Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc + Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn quanh mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề... ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường, …, truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng … còn lưu truyền nhiều thi n bất hủ Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác Văn xuôi tiếng . buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách. nghĩ: + Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013). + Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt. chiếc cầu nối thơ Mới và thơ ca cách mạng. Hết TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC - LẦN 3- 2013 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3

  • THPT CHUYÊN ĐH VINH

  • ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3

  • THPT CHUYÊN ĐH VINH

  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D –

  • VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

  • ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D

  • VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3

  • THPT CHUYÊN ĐH VINH

  • ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3

  • THPT CHUYÊN ĐH VINH

  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D –

  • VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

  • ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D

  • VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

  • Đề thi thử số 01

  • Đề thi thử số 01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan