1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về công nghệ đường dây thuê bao số

77 497 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4,9 MB

Nội dung

Tìm hiểu về công nghệ đường dây thuê bao số

LỜI NÓI ĐẦU Trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực viễn thông, nhu cầu trao đổi thông tin trên thế giới cũng tăng lên đáng kể đặc biệt kể từ khi Internet ra đời. Sự xuất hiện của hàng loạt các loại dịch vụ tốc độ cao như: Truyền số liệu, phát thanh quảng bá và các dịch vụ trực tuyến khác, đã làm thay đổi cấu trúc mạng viễn thông trong tương lai. Mạng viễn thông truyền thống không thể đáp ứng được các dịch vụ băng rộng do sử dụng cáp đồng chỉ phục vụ truyền thoại với băng tần (0.3-3.4)kHz. Thực tế này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu viễn thông phải nhanh chóng tìm ra một giải pháp hiệu quả để cung cấp dịch vụ băng rộng tới khách hàng. Cùng thời điểm này sự ra đời của cáp sợi quang như một cuộc cách mạng trong viễn thông. Được coi như băng thông vô hạn, cáp sợi quang có thể đáp ứng được các loại dịch vụ tốc độ cao hiện nay. Tuy nhiên để có thể thay thế toàn bộ mạng cáp đồng truyền thống sử dụng cáp sợi quang thì chưa thể thực hiện trong một thời gian ngắn được. Một giải pháp khác được đưa ra là sử dụng công nghệ đường dây thuê bao số DSL (Digital Subscriber Line). Công nghệ này cho phép truyền số liệu tốc độ cao trên đường dây điện thoại thông thường nên chi phí vốn đầu tư không lớn. Sự đơn giản trong việc triển khai mạng truy nhập trên đôi dây đồng sẵn có làm gia tăng nhanh chóng số lượng thuê bao đăng ký dịch vụ. Chính vì vậy mà DSL đã được lựa chọn như một công nghệ dẫn đầu cho việc xây dựng mạng truy nhập trên toàn thế giới hiện nay. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và các nhóm làm việc liên quan như ANSI, ETSI, ITU, UAWG, T1E1.4, ADSL Forum đang nỗ lực đưa ra các tiêu chuẩn chung cho các công nghệ này. Trước xu thế phát triển của DSL trên thế giới, tại Việt Nam, công nghệ đường dây thuê bao số đang được nghiên cứu và từng bước đi vào ứng dụng. Một trong số dịch vụ sử dụng công nghệ DSL phổ biến hiện nay là ADSL. 1 Với điều kiện cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của nước ta hiện nay thì công nghệ DSL đem lại hiệu quả kinh tế hơn cả và vì công nghệ DSL vẫn còn là một công nghệ mới đang được nghiên cứu nên em chọn đề tài “Tìm hiểu về công nghệ đường dây thuê bao số” cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nội dung đồ án gồm có 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu công nghệ đường dây thuê bao số. Chương 2: Một số giải pháp kỹ thuật sử dụng trong DSL. Chương 3: Cấu trúc mạng sử dụng công nghệ ADSL. Do có sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên nội dung đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót, em mong được các thầy giáo và các bạn quan tâm, góp ý thêm. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Quý và các thầy cô trong Khoa Vô tuyến điện tử - HVKTQS đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. 2 CHƯƠNG I TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ 1.1 Tổng quan các phương thức truy nhập mạng 1.1.1 Mạng truy nhập hiện đại dưới quan điểm của ITU- T Ngày nay, nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ băng rộng đang tăng nhanh. Những khách hàng là các doanh nghiệp thường yêu cầu các dịch vụ băng rộng tương tác như: Truy nhập Internet tốc độ cao, hội nghị truyền hình, video theo yêu cầu. Còn những khách hàng thông thường thì yêu cầu các dịch vụ không tương tác như phim theo yêu cầu, truyền hình số Điều này thúc đẩy các công ty viễn thông nhanh chóng triển khai các giải pháp phân phối dịch vụ băng rộng tới khách hàng có hiệu quả nhất. Vấn đề khó khăn nằm trên những kilomet cuối tới thuê bao sử dụng các đôi dây đồng đã được trang bị từ xưa tới nay để cung cấp các dịch vụ PSTN cho khách hàng trên khắp thế giới. Mạng truy nhập PSTN chỉ cung cấp một băng tần thoại hạn hẹp (0,3÷3,4) kHz với tốc độ truyền số liệu tối đa là 56 kbit/s nên không đáp ứng được việc truyền tải các khối dữ liệu lớn có nội dung phong phú kèm hình ảnh sống động. Để giải quyết vấn đề này nhiều kỹ thuật truy nhập băng rộng đã được đưa ra xem xét. Theo quan điểm của ITU-T, mạng truy nhập hiện đại được định nghĩa như trên hình 1.1. Theo đó mạng truy nhập là một chuỗi các thực thể truyền dẫn giữa SNI (Service Node Interface) và UNI (User Network Interface). Mạng truy nhập chịu trách nhiệm truyền tải các dịch vụ viễn thông. Giao diện điều khiển và quản lý mạng là Q3. 3 Thiết bị đầu cuối của khách hàng được kết nối với mạng truy nhập qua UNI, còn mạng truy nhập kết nối với nút dịch vụ (SN – Service Node) thông qua SNI. Về nguyên tắc không có giới hạn nào về loại và dung lượng của UNI hay SNI. Mạng truy nhập và nút dịch vụ đều được kết nối với hệ thống TMN (Telecom Management Network) qua giao diện Q3. Hình 1.1: Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác 1.1.2 Mạng truy nhập ngày nay Sự thay đổi của cơ cấu dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng truy nhập. Khách hàng không chỉ yêu cầu các dịch vụ thoại, fax truyền thống mà cả các dịch vụ số tích hợp, thậm chí cả truyền hình kỹ thuật số độ phân giải cao. Mạng truy nhập truyền thống rõ ràng chưa sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ này. Từ những năm 90 mạng truy nhập trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Thị trường mạng truy nhập thực sự mở cửa. Cùng với những chính sách tự do hóa thị trường viễn thông của phần lớn các quốc gia trên thế giới, cuộc cạch tranh trong mạng truy nhập ngày càng gay gắt. Các công nghệ và thiết bị truy nhập liên tiếp ra đời với tốc độ chóng mặt, thậm chí nhiều dòng sản phẩm chưa kịp thương mại hóa đã lỗi thời. 4 Nhìn từ khía cạnh môi trường truyền dẫn, mạng truy nhập có thể chia thành hai loại lớn, có dây và không dây (vô tuyến). Mạng có dây có thể là mạng cáp đồng, mạng cáp quang, mạng cáp đồng trục hay mạng lai ghép. Mạng không dây bao gồm mạng vô tuyến cố định và mạng di động. Dĩ nhiên không thể tồn tại một công nghệ nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu của mọi ứng dụng trong tất cả các trường hợp. Điều đó có nghĩa rằng mạng truy nhập hiện đại sẽ là một thực thể mạng phức tạp, có sự phối hợp hoạt động của nhiều công nghệ truy nhập khác nhau, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau trong khu vực rộng lớn và không đồng nhất. Mạng truy nhập quang OAN (Optical Access Network) truyền dẫn quang. Các thành phần chủ chốt của mạng truy nhập quang là kết cuối đường dẫn quang ONU (Optical Network Unit). Chức năng chính của chúng là thực hiện chuyển đổi các giao thức báo hiệu giữa SNI và UNI trong toàn bộ mạng truy nhập. Truyền dẫn cáp quang có các ưu điểm rất lớn về băng thông cùng với sự đơn giản về điện tử, loại bỏ được xuyên âm, không bức xạ, kích thước nhỏ và nguồn điện thấp. Dễ dàng song công vì các xung ánh sáng di chuyển theo các hướng khác nhau không xâm lấn nhau. Tuy nhiên có một số khó khăn trong vấn đề liên quan đến ghép nối với cáp quang sao cho phù hợp với đôi dây xoắn và tính chưa sẵn sàng cho việc cung cấp cáp quang tới tận nhà khách hàng. Điều này dẫn đến chi phí để có dùng cáp quang để thay thế toàn bộ cáp đồng là quá lớn. Kỹ thuật truy nhập mạch vòng cáp đồng hay được gọi là kỹ thuật đường dây thuê bao số (DSL: Digital Subscriber Line) đã xuất hiện từ đầu những năm 1980. Thực ra đây là một họ các công nghệ thường được gọi là các công nghệ 5 xDSL, chữ x thể hiện cho các công nghệ DSL khác nhau như: ADSL, HDSL, VDSL Đây là các kỹ thuật truy nhập điểm tới điểm kết nối giữa thuê bao và tổng đài trung tâm cho phép truyền tải nhiều dạng thông tin số liệu âm thanh, hình ảnh qua đôi dây đồng truyền thống. Giải pháp của xDSL là sử dụng dải tần lớn hơn phía trên dải tần mà dịch vụ thoại sử dụng vì vậy băng thông truyền dẫn cao hơn. Trên đó, người ta sử dụng các phương pháp mã hoá khác nhau để có thể truyền được tốc độ dữ liệu rất cao. Tốc độ của đường dây xDSL tuỳ thuộc thiết bị sử dụng, khoảng cách từ tổng đài tới thuê bao, chất lượng tuyến cáp, kỹ thuật mã hoá Thông thường kỹ thuật này cho phép hầu hết khách hàng truyền từ tốc độ 128 kbit/s tới 1,5 Mbit/s. Với kỹ thuật mới nhất VDSL cho phép truyền số liệu với tốc độ lên tới 52 Mbit/s theo hướng từ đài xuống thuê bao. Điểm nổi bật của kỹ thuật xDSL là tận dụng được cơ sở hạ tầng cáp đồng phổ biến trên thế giới nên nó đã mau chóng chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang thị trường thương mại rộng lớn đáp ứng nhu cầu phân phối các dịch vụ băng rộng tới người sử dụng. Điển hình là ở Mỹ- thị trường DSL lớn nhất hiện nay, một trong các lý do phát triển nhảy vọt của thị trường DSL ở Mỹ là sự kiện sửa đổi điều lệ hoạt động viễn thông của quốc hội Mỹ vào năm 1996 cho phép các công ty viễn thông cạnh tranh CLEC sử dụng những điều kiện truy nhập như các công ty độc quyền sở hữu mạng truyền tải nội hạt ILEC để cung cấp các đường truy nhập tốc độ cao cho dịch vụ của mình. Vì vậy đã tạo cơ hội cho những công ty cạnh tranh thuê cơ sở hạ tầng của ILEC mà không cần đầu tư xây dựng nên chi phí dịch vụ giảm xuống thu hút nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, khi vấn đề đầu tư xây dựng mạng truy nhập sử dụng cáp quang quá tốn kém thì công nghệ này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà sản xuất thiết bị viễn thông, các cơ quan quảng bá phát thanh truyền hình, các nhà khai thác dịch vụ, các công ty điện thoại nội hạt tạo nên sự cạnh tranh làm giảm chi phí thiết bị và giá cả dịch vụ. Một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của công nghệ này là sự ra đời các tiêu chuẩn chung cho hoạt động của 6 xDSL do tổ chức viễn thông quốc tế ITU đưa ra. Sự thành công của một dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào giá thành của nó và mối quan hệ có thể lựa chọn được. Giá của dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào giá nhân công phục vụ và thiết bị. Giá thành hoạt động của dịch vụ và thiết bị giảm khi số lượng khách hàng tăng. Giá phục vụ thấp đạt được tốt nhất bằng việc thiết lập dịch vụ mà địa chỉ hoá phần lớn khách hàng, và giảm thiểu giá cơ sở hạ tầng thêm vào bằng việc sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện có. Hình 1.2: Các phương thức truy nhập băng rộng. Đối với DSL, việc thêm vào mạch thu phát sẽ mở rộng phạm vi của mạch vòng và cho phép thêm vào các ứng dụng khác. Đây chính là tiềm năng rất lớn của công nghệ DSL. 1.2 Công nghệ xDSL 1.2.1 Các loại công nghệ đường dây thuê bao số. 7 Công nghệ đường dây thuê bao số cho phép truyền dẫn số tốc độ cao trên đường dây điện thoại thông thường, tạo nên một cơ sở thông tin băng rộng rất linh hoạt và đáng tin cậy. xDSL là một họ công nghệ đường dây thuê bao số gồm nhiều công nghệ có tốc độ, khoảng cách truyền dẫn khác nhau nên được ứng dụng vào các dịch vụ khác nhau. Kỹ thuật này có thể cung cấp nhiều dịch vụ đặc thù truyền không đối xứng qua modem, điển hình loại này là ADSL và VDSL (tuy nhiên VDSL có thể truyền cả đối xứng). Theo hướng ứng dụng của các công nghệ thì có thể phân thành 3 nhóm chính như sau : Công nghệ HDSL truyền dẫn hai chiều đối xứng gồm HDSL/HDSL2 đã được chuẩn hoá và những phiên bản khác như: SDSL, MDSL, IDSL. Công nghệ ADSL truyền dẫn hai chiều không đối xứng gồm ADSL/ADSL. Lite (G.Lite) đã được chuẩn hoá và các công nghệ khác như CDSL, Etherloop. Công nghệ VDSL cung cấp cả dịch vụ truyền dẫn đối xứng và không đối xứng. IDSL: (ISDN DSL): Ngay từ đầu những năm 1980, ý tưởng về một đường dây thuê bao số cho phép truy nhập mạng số đa dịch vụ (ISDN) đã hình thành. DSL làm việc với tuyến truyền dẫn tốc độ 160 Kb/s tương ứng với lượng tải tin là 144 Kb/s (2B+D). Trong IDSL, một đầu đấu nối tới tổng đài trung tâm bằng một kết cuối đường dây LT (Line Termination), đầu kia nối tới thuê bao bằng thiết bị kết cuối mạng NT (Network Termination). Để cho phép truyền dẫn song công người ta sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng. IDSL cung cấp các dịch vụ như: Hội nghị truyền hình, đường dây thuê riêng (Leased Line), các hoạt động thương mại, truy cập Internet/Intranet. HDSL/HDSL 2 (High data rate DSL): Kỹ thuật này đầu tiên phát triển ở Bắc Mỹ nhằm thay thế những đường T1 đang tồn tại. Kỹ thuật này cho phép truyền dữ liệu tốc độ T1 (1,544 Mbps) trên cáp 46AWG tới một khoảng cách 8 4 km. Khả năng chống tạp âm và cải thiện được băng tần sử dụng là những ưu điểm của kỹ thuật HDSL. • Trong kỹ thuật HDSL, luồng T1 được truyền trên 2 đôi dây cáp đồng. Mỗi đôi mang 12 kênh thoại 64 kb/s cùng 16kb/s phần đầu dùng để đóng khung và kênh thông tin khai thác tạo thành tốc độ truyền dẫn 784 kb/s. Với khoảng cách truyền dẫn như trên, kỹ thuật HSDL theo tiêu chuẩn châu Âu truyền tải luồng E1 (2,048 Mb/s) trên 3 đôi dây đồng, kỹ thuật này đã được chuẩn hoá và đưa vào khai thác. • Kỹ thuật HDSL sử dụng mã đường truyền 2B1Q và mang tải trọng T1 hay E1 trên hai mạch vòng thuê bao, mỗi vòng phát và thu một nửa phần tải trọng (768 kb/s hay 1,128 kb/s). Sự hoạt động song công hoàn toàn đạt được nhờ sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng (echo cancellation) để tách tín hiệu phát lẫn trong tín hiệu thu. Đến đầu thu hai nửa tải trọng này kết hợp lại thành T1 hay E1 ban đầu. Kỹ thuật HDSL đã có nhiều cải tiến đòi hỏi những bộ lặp ở những khoảng cách 1.8 km và quan trọng hơn là kỹ thuật này đã có sự tiến bộ lớn về quản lý phổ tần số. Việc quản lý phổ tần số làm giảm những tín hiệu lẫn vào nhau gữa những đôi dây trong cùng một cáp hay một bó cáp. Những tín hiệu lẫn vào nhau này còn gọi là xuyên âm (crosstalk) bao gồm xuyên âm đầu gần và xuyên âm đầu xa. • Kỹ thuật HDSL-2 là kỹ thuật HDSL thế hệ 2. Nó giải quyết được một số hạn chế của HDSL thông thường. Đó là chỉ sử dụng một đôi dây mà vẫn truyền tải tốc độ như HDSL thông thường. Trong HDSL có thể dùng mã đường truyền 2B1Q hoặc sử dụng phương pháp điều chế biên độ và pha không sử dụng sóng mang CAP cho điều chế tín hiệu đồng thời sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số hoặc kỹ thuật xoá tiếng vọng để phân bố băng tần hoạt động trên mạch vòng thuê bao cáp đồng. Tuy nhiên các nhà cung cấp thiết bị vẫn nghiêng về giải pháp sử dụng CAP kết hợp với kỹ thuật xoá tiếng vọng để giảm thiểu băng tần hoạt động của HDSL-2 trong 9 khoảng từ (0-230) kHz. Nhờ đó phạm vi phục vụ của kỹ thuật này có thể lên đến 3.6 km. • Các ứng dụng chính của kỹ thuật HDSL là: 1. Truy cập Internet tốc độ cao. 2. Sử dụng cho những mạng riêng. 3. Mở rộng trung tâm PBX tới những vị trí khác. 4. Mở rộng mạng LAN và kết nối đến các vòng ring quang. 5. Sử dụng cho video hội nghị và giáo dục từ xa. SDSL (Single Line DSL): Kỹ thuật SDSL truyền tin theo phương thức đối xứng, về nguyên tắc nó hoàn toàn giống như kỹ thuật HDSL nhưng hệ thống SDSL chỉ sử dụng một đôi dây (784 kb/s) để truyền những dịch vụ tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Việc sử dụng một đôi dây làm giảm thiết bị trong hệ thống và chi phí đường dây thuê riêng. Kỹ thuật SDSL cho phép ghép kênh thoại và số liệu trên cùng một đường và cho phép người sử dụng truy cập những trang web, tải những tệp dữ liệu và thoại tại cùng một thời điểm. Tùy theo từng yêu cầu của khách hàng mà SDSL cho phép những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp những dịch vụ tốc độ cao dựa trên 3 tham số cơ bản: Tốc độ dịch vụ, chi phí và khoảng cách truyền. ADSL (Asymmetric DSL): Là công nghệ DSL không đối xứng được phát triển từ đầu những năm 90 khi xuất hiện các nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao, các dịch vụ trực tuyến, video theo yêu cầu ADSL cung cấp tốc độ truyền dẫn không đối xứng lên tới 8 Mb/s luồng xuống (từ tổng đài trung tâm tới khách hàng) và (16 – 640) Kb/s luồng lên (từ phía khách hàng tới tổng đài) nhưng khoảng cách truyền dẫn giảm đi. Một ưu điểm nổi bật của ADSL là cho phép khách hàng sử dụng đồng thời một đường dây thoại cho cả 2 dịch vụ: thoại và số liệu vì ADSL truyền ở miền tần số cao (4400 Hz÷1MHz) nên không ảnh hưởng tới tín hiệu thoại. Các 10 [...]... lý nên công nghệ xDSL đang thực sự trở thành sự lựa chọn số 1 cho các nhà cung cấp dịch vụ trong giai đoạn hiện nay Đây chính là lý do tồn tại của hệ thống dây xoắn ngày nay trước xu thế phát triển và các ưu điểm của các phương tiện truyền dẫn khác 20 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG DSL Công nghệ đường dây thuê bao số thực hiện truyền thông tin số qua đường dây điện thoại Đường dây điện... kHz cho đường truyền về phía tổng đài Lớn hơn 200 kHz cho đường truyền về phía thuê bao • ADSL sử dụng phương pháp khử tiếng vọng thì băng tần đường truyền tới tổng đài và tới thuê bao sẽ chung nhau • Đối với VDSL băng tần được chia thành các dải tần: (0-4) kHz dành cho kênh thoại (40-80) kHz dùng cho ISDN (300-700) kHz cho đường truyền về phía tổng đài Lớn hơn 1000 kHz cho đường truyền tới thuê bao 14... nội phương án triển khai dịch vụ truyền hình cáp sử dụng công nghệ ADSL/VDSL cũng đã được xây dựng với số thuê bao dự kiến đến năm 2010 là : Bảng 1.4 Dự kiến số lượng thuê bao truyền hình cáp[7] Năm 2002 2003 71.000 142.000 Năm Năm 2005 Năm 2010 2004 213.000 50% số hộ dân 90% số hộ dân HN Nhu cầu Năm HN 90% số hộ dân 50% số hộ dân HN và một số HN hộ tỉnh lân cận Dự kiến triển khai 20.000 50.000 thực... thúc đẩy các dịch vụ ADSL mau chóng được triển khai Hiện nay công ty điện toán và truyền số liệu VDC đang tiến hành triển khai DSL, theo dự kiến, trong giai đoạn đầu mới triển khai mạng thì các 17 khách hàng chủ yếu sẽ là các thuê bao kênh thuê riêng (leased) Khi triển khai trên thực tế có thể số lượng thuê bao còn cao hơn nhiều do mức giá thuê bao và cài đặt DSL có thể thấp hơn mức giá leased line truyền... đôi dây xoắn và gây ảnh hưởng tới việc truyền số liệu Khi một xung truyền trên đường dây gặp một cầu nối rẽ, năng lượng xung bị chia thành hai đường Xung truyền trên đoạn dây nhánh không được kết cuối bị phản xạ ngược lại điểm rẽ Xung phản xạ này cũng bị chia thành hai đường gây tiếng vọng về đầu phát 2.1.2 Đặc tính kênh truyền dẫn liên tục Tất cả các kênh truyền dẫn cơ bản đều là analog, đường dây. .. cầu rẽ: Truyền dẫn số cũng bị suy yếu mạnh do các cầu nối rẽ (bridge tap) trên đường dây hình 2.4 Hình 2.4: Phản xạ tín hiệu tại cầu nối Cầu nối rẽ là những đoạn dây được nối vào đôi dây phân bố để mở rộng mạch vòng thuê bao Nó cho phép truy nhập từ nhiều điểm giao diện mạng của khách hàng hoặc tận dụng đôi dây của một khách hàng cũ không sử dụng nữa cho một yêu cầu mới gần đôi dây này Những cầu nối... truyền bằng mã hoá đường dây đặc biệt Thực tế, hầu hết các mã đường dây được định lượng hóa trong theo giới hạn tốc độ bit có thể đạt được (tại một P e) theo công thức dưới đây: 1  SNR  b = log 2  1 + ÷ 2 Γ   (2.10) Do đó, để tính toán tốc độ dữ liệu với một mã đường dây đặc trưng bởi khoảng cách Γ , người thiết kế chỉ cần biết khoảng cách và SNR trên kênh AWGN Một mã hoá đường dây tốt nhất với... tách tín hiệu thoại và số liệu theo mỗi hướng Một dạng ADSL mới gọi là ADSL “lite” hay ADSL không sử dụng bộ lọc đã xuất hiện từ đầu năm 1998 chủ yếu cho ứng dụng truy cập Internet tốc độ cao Kỹ thuật này không đòi hỏi bộ lọc phía thuê bao nên giá thành thiết bị và chi phí lắp đặt giảm đi tuy nhiên tốc độ luồng xuống chỉ còn 1,5 Mb/s RADSL(Rate Adaptive DSL): Đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh là... cho gia đình và công sở Thay vì đó, người sử dụng đầu cuối có thể cài các bộ lọc siêu nhỏ giữa điện thoại và đường dây điện thoại Các bộ lọc siêu nhỏ này sẽ khoá không cho các tín hiệu dữ liệu tốc độ cao gây nhiễu cho các máy điện thoại Các modem trong hệ thống CDSL bao gồm một bộ lọc để ngăn tín hiệu tương tự VDSL(Very high data rate DSL) : Công nghệ DSL tốc độ dữ liệu rất cao là công nghệ phù hợp cho... thể hỗ trợ chuyển mạch truyền hình Các đặc trưng chính của họ công nghệ xDSL được mô tả trong bảng 1.1: Bảng 1.1 Các đặc trưng chính của họ công nghệ xDSL[3] Công nghệ IDSL HDSL HDSL2 Tốc độ 144 Kb/s đối xứng 1,544Mb/s đối xứng 2,048Mb/s đối xứng 1,544Mb/s đối xứng 2,048 Mb/s đối xứng 768kb/s đối xứng SDSL 1,544Mb/s hoặc Khoảng cách Số đôi dây truyền dẫn 5km đồng sử dụng 1 đôi 3,6 km – 4,5 km 3,6 km . năng rất lớn của công nghệ DSL. 1.2 Công nghệ xDSL 1.2.1 Các loại công nghệ đường dây thuê bao số. 7 Công nghệ đường dây thuê bao số cho phép truyền dẫn số tốc độ cao trên đường dây điện thoại. công nghệ mới đang được nghiên cứu nên em chọn đề tài Tìm hiểu về công nghệ đường dây thuê bao số cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nội dung đồ án gồm có 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu công nghệ đường. giải pháp khác được đưa ra là sử dụng công nghệ đường dây thuê bao số DSL (Digital Subscriber Line). Công nghệ này cho phép truyền số liệu tốc độ cao trên đường dây điện thoại thông thường nên chi

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w