1. Trang chủ
  2. » Đề thi

ĐỀ THI CUỐI NĂM NGỮ VĂN 12 - THEO HƯỚNG MỚI

7 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 91 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2014-2015) MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 12 đồng thời chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2015. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết bài văn nghị luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Đọc hiểu - Nắm được thể loại văn bản. - Lí giải được nội dung của đoạn trích. - Phân tích tác dụng của hình thức nghệ thuật trong đoạn trích. Nhận xét nâng cao Số câu: 4 Tỉ lệ: 20% (5% x 10 điểm = 0,5 điểm) (5% x 10 điểm = 0,5 điểm) (5% x 10 điểm = 0,5 điểm) (5% x 10 điểm = 0,5 điểm) 20% x 10 = 2,0 điểm 2. NLXH Nắm được cách làm bài văn NLXH Nghị luận về tư tưởng đạo lý Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% (10% x 10 điểm = 1,0 điểm) (20% x 10 điểm = 2,0 điểm) 30% x 10 = 3,0 điểm 3. Làm văn Nghị luận văn học Nắm được nội dung ,nghệ thuật của tác phẩm từ đó chỉ ra đặc điểm độc đáo của nhân vật. Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học ,cảm nhận và phân tích tác phẩm Số câu: 1 Tỉ lệ: 50% (20% x 10 điểm = 2,0 điểm) (30% x10 điểm = 3,0 điểm) 50% x10 điểm = 5,0 điểm) Tổng cộng 2,0 điểm 3,0 điểm 5,0 điểm 10 điểm 1 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B NĂM HỌC 2014-2015 ——————— ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút (Đề kiểm tra này có 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2: “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con Bỗng như có một bàn chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Câu 1. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?(0.5 điểm) Câu 2. Nêu ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”? (0.5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008) Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai? (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. Câu 2. (5,0 điểm) Nhân vật trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đều là những người con kiên cường, bất khuất trong công cuộc chống Mĩ cứu nước nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít để làm sáng tỏ. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM ( ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I) Năm học 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút V- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: NGỮ VĂN (CƠ BẢN) Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2: “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con Bỗng như có một bàn chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp (0.5 điểm) Câu 2. Ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”: (0.5 điểm) Giọt nước mắt lặng lẽ quay đi để bảo toàn niềm vui cho con trẻ của người kể chuyện,cũng là giọt nước mắt Xô-cô-lốp âm thầm khóc trong đêm để Va-ni-a không bao giờ biết những bất hạnh thực sự đẫ đến với người bố yêu quý của mình.Đó là những giọt nước mắt của một truyền thống nhân ái yêu thương,quý trọng con người trong văn học Nga Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008) Câu 3. Phương thức biểu đạt chính là phương thức biểu cảm. (0,5 điểm) Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai? (0,5 điểm) - Đại từ “mình”: nói về những người kháng chiến trở về Thủ đô. - Đại từ “ta”: nói về người dân Việt Bắc- những người ở lại. Phần II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận ngắn gọn (khoảng 600 từ) về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Bài viết có cách viết rõ ràng, chặt chẽ, gọn gàng, lưu loát. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần giải thích, bàn luận vấn đề. Trong quá trình bàn luận, học sinh có quyền trình bày quan điểm riêng của mình. Bài làm nên tổ chức theo hướng sau: - Giải thích : + Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội. 3 + Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác nhau trong xã hội. + Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp. - Bàn luận: + Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì * Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội. * Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả. * Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc… + Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì * Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp. * Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp. * Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi. * Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề nghiệp của họ. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay. + Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn. + Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”. + Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. + Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân. - Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp. c.Cách cho điểm: -Điểm 2,5-3:đáp ứng được các yêu cầu trên,có thể mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ,diễn đạt. -Điểm 1-2:đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên,còn mắc lỗi về dùng từ,diễn đạt -Điểm 0 : hoàn toàn lạc đề ( hoặc không viết được gì ). 4 Câu 3 (5 điểm): *Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. - Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. - Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận để phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự. - Bài làm đủ bố cục, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả - tác phẩm, học sinh biết phân tích các nhân vật. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng học sinh cần đảm bảo được các ý chính sau: a. I/ Mở bài : Vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm) Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành, đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. II/ Thân bài : *Khái quát chung(0,5 điểm) Rừng xà nu là câu chuyện làng Xô Man (Tây Nguyên) chống Mĩ. Truyện có nhiều nhân vật nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: cụ Mết Tnú và Dít Đó là hai thế hệ già - trẻ cùng tiếp nối nhau đứng lên đánh Mĩ (truyện còn hé mớ cho người đọc thấy thế hệ thứ ba là thế hệ của bé Heng để hoàn thiện bức tranh Tây Nguyên chống Mĩ). Các nhân vật nói trên được nhà văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, trở thành những ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc, bởi vì, ở mức độ nhất định, họ đã được điển hình hóa, vừa mang nét chung của con người Tây Nguyên đánh Mĩ, lại mang nét riêng in đậm tính cách và phẩm chất cùa từng người cụ thể. A. Nét chung(0,75 điểm) Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau đây: - Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. - Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước. - Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. (Chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu của ba nhân vật để chứng tỏ cái nét chung đó). B. Nét riêng(2,0 điểm) Đều anh hùng, kiên cường, bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo cái cách riêng, và sự kiên cường bất khuất cũng được biểu lộ khác nhau tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội 5 và hoàn cảnh riêng của từng người. Nó làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật. 1. Cụ Mết: Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “như cây cổ thụ giữa buôn ngàn”, “ngực vồng cao như thân cây xà nu lực lường”, hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang. Cụ chi huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lý giản dị “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! ” Cụ còn là niềm tin người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc. Cái đêm cụ kể về cuộc đời cùa Tnú cho dân làng nghe bên ngọn lửa xà nu bập bùng vừa đầm ấm, vừa trang nghiêm, lại vừa có gì linh thiêng như kể về một huyền thoại 2. Tnú: Người con ưu tú cua buôn làng đã ra đi đánh giặc (giải phóng quân) để trả thù cho quê hương và cho bản thân mình. Nét tính cách chủ yếu là quyết liệt, mạnh mẽ, rất đặc trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. Căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt (hai con mắt như hai cục lửa lớn, tay bóp nát quả vả lúc nào không biết), trả thù thì dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình (bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt). Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật như được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. Đó là hình ảnh "bàn tay Tnú” độc đáo và đầy ấn tượng của Nguyền Trung Thành. 3. Dít: Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh đã trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã hội. Nét tính cách nổi bật là gan dạ (giặc bắn uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi mà vẫn bình thản như không) và kiên quyết rắn rỏi (kiểm tra giấy phép cùa Tnú rất kĩ) nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cám, có giới tính (cảm thấy bùi ngùi khi Tnú lại phải đi ngay). *Nhận xét chung:(0.25 điểm) Các nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người,vẻ đẹp ấy lại hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường đánh giặc ở cuối tác phẩm chính là sự kết tụ rất hài hòa vẻ đẹp ấy để nó lắng sâu vào lòng người đọc. III/ Kết bài :Đánh giá (0,5 điểm) BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4- 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, bài viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 3-4 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 1 – 2: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (điểm 1) - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Lưu ý: GV cân nhắc toàn bài để cho điểm. 6 7 . liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM ( ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I) Năm học 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút V- HƯỚNG DẪN CHẤM,. GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B NĂM HỌC 2014-2015 ——————— ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút (Đề kiểm tra này có 01 trang) Phần I. Đọc hiểu. NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2014-2015) MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w