1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2010 môn Sinh học lớp 12 - Có đáp án

5 878 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 102,55 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 07/ 01/ 2010 Đề thi có 02 trang ĐỀ BÀI Câu 1. (2 điểm) a) HIV là gì? Hãy trình bày quá trình phát triển của HIV trong tế bào limpho T ở người? b) Tại sao người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Chỉ ra các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV. Câu 2. (2 điểm) a) Nêu khái niệm chu kì tế bào. Điều gì sẽ xảy ra khi tế bào thoát khỏi hệ thống điều khiển chu kì tế bào? Cho ví dụ. b) Trong chu kì tế bào, pha nào được xem là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, tại sao? Câu 3.(2 điểm) Cho sơ đồ sau: a) Cho biết tên của sơ đồ và tên các chất A, B, C. b) Hãy nêu vai trò chủ yếu của các chất A, B, C đó. Câu 4. (2 điểm) a) Nhịp tim là gì? Nhịp tim của ếch 50 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt theo tỉ lệ 1 : 3 : 4. Hãy tính thời gian tâm thất, tâm nhĩ được nghỉ ngơi? b) Giải thích tại sao tim ếch nói riêng và tim của các loài động vật nói chung hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 5. (2 điểm) Gen thứ nhất gồm 2 alen là A và a; gen thứ hai gồm 2 alen là B và b; gen thứ ba có 2 alen là M và m. Trong loài có tối đa là 42 kiểu gen (cho biết không xảy ra đột biến). a) Hãy giải thích kết quả và viết kiểu gen của cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen. b) Trong quần thể có tối đa là bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? Câu 6.(2 điểm) a) Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. b) Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc. 1 H 2 O Phản ứng sáng A Ánh sáng C Chu trình Can vin C 6 H 12 O 6 NADPH ADP NADP + B Câu 7. (2 điểm) Một đoạn chuỗi polipeptit gồm các axit amin sau: Arg-Gly-Ser - Phe -Val-Asp - Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau: - X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T – - G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A – Mạch nào mang mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó? Biết rằng các axit amin được mã hoá bởi các bộ ba sau đây : Arg Gly Ser Phe Val Asp Các bộ ba mã hoá XGG AGG XGX GGX GGU GGA AGX UXU UXX UUU UUX GUX GUU GUA GAU GAX Câu 8. (2 điểm) Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a, b, c), phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp I II III IV V a 2 2 1 2 2 b 6 6 6 6 6 c 3 3 3 3 3 a) Gọi tên các thể đột biến trên. Ý nghĩa của thể đột biến b và c đối với tiến hoá và chọn giống? b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến a. Câu 9.(2 điểm) Trong một quần thể giao phối có sự cân bằng về thành phần kiểu gen và tần số kiểu gen đồng hợp aa gấp đôi tần số kiểu gen dị hợp Aa. a) Tính tần số tương đối của các alen và xác định cấu trúc di truyền của quần thể. b) Ở thế hệ F 3 quần thể sẽ có cấu trúc di truyền như thế nào nếu tiến hành tự phối bắt buộc? Câu 10. (2 điểm) Bệnh phêninkêto niệu ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho sơ đồ phả hệ sau: Thế hệ : Nam bình thường I : Nam mắc bệnh II : Nữ bình thường III : Nữ mắc bệnh a) Xác định kiểu gen của người (1), (4), (7), (9). b) Nếu người con gái (11) lấy chồng là người mang gen gây bệnh thì xác suất sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là bao nhiêu? ………………………Hết…………………… 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009- 2010 Môn: Sinh học HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2 điểm) a - Khái niệm: HIV là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. - Quá trình phát triển của virut HIV trong tế bào limphô T ở người: HIV hấp thụ lên thụ thể của tế bào limphô T. ARN của virut chui ra khỏi vỏ capsit rồi phiên mã ngược thành ADN của HIV và gắn vào ADN của tế bào T rồi chỉ huy bộ máy di truyền và sinh tổng hợp của tế bào, sao chép và sản sinh ra một loạt HIV, làm tế bào T bị vỡ hàng loạt gây suy giảm hệ thống miễn dịch của người 0,5 0,5 b - Người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì: Giai đoạn sơ nhiễm và giai đoạn không triệu chứng HIV phát triển chậm, số lượng tế bào limphô T giảm dần nên biểu hiện bệnh chưa rõ, thường giống các bệnh thông thường như: sốt nhẹ, ỉa chảy không rõ nguyên nhân - Các con đường lây nhiễm HIV: Truyền máu; quan hệ tình dục không an toàn; tiêm chích ma tuý; mẹ truyền sang con. - Các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm HIV: Sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế, không tiêm chích ma tuý 0,5 0,25 0,25 2 (2 điểm) a - Khái niệm chu kì tế bào: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, gồm: Kì trung gian và nguyên phân. - Khi tế bào thoát khỏi hệ thống điều khiển chu kì tế bào sẽ gây rối loạn quá trình sinh lí của tế bào. - Ví dụ: Bệnh ung thư do một số loại tế bào trong cơ thể tăng sinh không kiểm soát được tạo thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể có thể di chuyển theo máu đến các bộ phận, cơ quan khác 0,5 0,25 0,25 b - Thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào là pha G 1 - Vì: Pha G 1 diễn ra sự gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan, tổng hợp prôtêin, chuẩn bị các tiền chất và điều kiện cho sự tổng hợp AND. 0,5 0,5 3 (2 điểm) a - Sơ đồ quang hợp - A: O 2 ; B: ATP; C: CO 2 0,5 0,5 b - O 2 : Điều hoà khí quyển, nguyên liệu của quá trình hô hấp ở sinh vật. - ATP: Nguồn năng lượng cho pha tối và các hoạt động sống của tế bào. - CO 2 : Nguồn nguyên liệu của pha tối quang hợp. 1 4 (2 điểm) a - Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. - Vì: Tim ếch đập 50 nhịp/phút => chu kì tim là 60/50 (giây) = 1,2 giây Từ tỉ lệ đã cho ta có : Pha nhĩ co 0,15 giây; pha thất co 0,45 giây; pha giãn chung 0,6 giây  Thời gian tâm nhĩ nghỉ là 1,2 – 0,15 = 1,05 giây  Thời gian tâm thất nghỉ là 1,2 – 0,45 = 0,75 giây 0,25 0,75 3 b - Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài → có thời gian nghỉ đủ để hồi sức cho nhịp co tiếp theo. - Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ còn nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim. 0,5 0,5 5 (2 điểm) a b - Trong loài có tối đa là 42 kiểu gen = 3 x 14 => 1 cặp alen nằm trên NST thường, 2 cặp gen liên kết với NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y) KG của cá thể dị hợp cả 3 cặp gen: Aa X BM X bm hoặc Aa X Bm X bM hoặc Bb X AM X am hoặc Bb X Am X aM hoặc Mm X AB X ab hoặc MmX Ab X aB Số KG của các cá thể có cặp XY là 3 x 4 = 12; Số KG của các cá thể có cặp XX là 3 x 10 = 30; Trong quần thể có tối đa số phép lai là: 12 x 30 = 360. 0,5 0,75 0,25 0,25 0,25 6 (2 điểm) a Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự: + Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li. VD: Cánh của chim, chi trước của ngựa, tay người (chi trước ĐVCXS). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. + Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá đồng quy (hội tụ) VD: Cánh sâu bọ và cánh Dơi; mang cá và mang tôm. 0,5 0,5 b Một số bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc: + Các loài SV đều có VCDT là ADN (trừ một số virut VCDT là ARN) được cấu tạo từ 4 loại nuclêotit A,T,G,X; + Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống nhau; + Prôtêin của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axitamin và đều có nhiều chức năng. Phân tích tỉ lệ % các aa sai khác nhau trong chuỗi Pôlipeptit của một loại prôtêin nào đó người ta có thể biết được quan hệ họ hàng giữa chúng dựa vào trình tự, số lượng và tỉ lệ các aa giống nhau. 0,5 0,5 7 (2điểm) - Mạch 1 là mạch mang mã gốc. Vì đoạn chuỗi pôlipeptit có trình tự aa là Arg-Gly-Ser - Phe -Val-Asp - Arg nên theo cơ chế dịch mã thì mạch mARN sẽ có trình tự nuclêôtit là : 5’ A G G G G U U X X U U X G U X G A U X G G 3’ => Theo cơ chế phiên mã thì mạch mang mã gốc là mạch 1. - Chiều đúng của hai mạch ADN : 5 ’ X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T 3 ’ 3’ G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A 5’ 1,0 1,0 4 8 (2 điểm) a - Gọi tên các thể đột biến: + Thể đột biến b có 6n nhiễm sắc thể → Thể lục bội + Thể đột biến c có 3n nhiễm sắc thể → Thể tam bội + Thể đột biến a có 2n -1 nhiễm sắc thể → Thể một - Ý nghĩa của thể đột biến b, c ( thể đa bội) đối với quá trình tiến hoá và chọn giống Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá và chọn giống vì nó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống, góp phần hình thành nên loài mới (chủ yếu là các loài thực vật có hoa). 0,75 0,25 b - Trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số III nhân đôi, nhưng không phân li, tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1) nhiễm sắc thể. - Khi thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử (2n - 1) nhiễm sắc thể, phát triển thành thể một. 0,5 0,5 9 (2 điểm) a -Cấu trúc quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền : + Gọi p là tần số tương đối của alen A + Gọi q là tần số tương đối của alen a. Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền => p+q = 1 Thành phần KG trong quần thể cân bằng theo đẳng thức Hac đi – Vanbec : p 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa = 1 Theo giả thiết ta có : q 2 = 2. 2pq => q 2 = 4q(1-q) = 4q- 4q 2 => 5q 2 - 4q = 0 =>q (5q - 4) = 0 ; vì q ≠ 0 => 5q- 4 = 0 => q = 4/5 = 0,8 ; p = 1- 0,8 = 0,2. Kiểm chứng : q 2 = 2. 2pq => 0,8 2 = 2.2.0,2.0,8 - Cấu trúc di truyền của quần thể :0,2 2 AA+2.0,2.0,8Aa+0,8 2 aa =1 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1 0,25 0,25 0,25 0,25 b - Ở thế hệ F 3 - tự thụ phấn bắt buộc : + Thể Aa = 0,32/2 3 = 0,04 ; + Thể AA = (0,32- 0,04)/2 + 0,04 = 0,18 + Thể aa = (0,32- 0,04)/2 + 0,64 = 0,78 - Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là : 0,18AA + 0,04Aa + 0,78 aa = 1. 0,75 0,25 10 (2 điểm) a - Gen A quy định không mắc bệnh ; gen a quy định mắc bệnh. + Người không mắc bệnh (bình thường) có kiểu gen AA hoặc Aa. + Người mắc bệnh có kiểu gen aa. - Vì:+ Người (5) và (7) mắc bệnh có kiểu gen aa => người (1) có kiểu gen Aa. + Người (10) mắc bệnh có kiểu gen aa => người (4) có kiểu gen Aa. + Người (9) không mắc bệnh có kiểu gen AA hoặc Aa vì người (3) x (4) đều có kiểu gen Aa. 0,25 0,75 b - Người (7) mắc bệnh x người (8) không mắc bệnh => con gái (11) không mắc bệnh có kiểu gen Aa. Chồng cô ta mang gen gây bệnh có kiểu gen Aa - Xác suất sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là: 1/2 x 1/4 = 1/8 0,5 0,5 * Lưu ý: Nếu học sinh làm theo cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa. Hết 5 . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 180 phút,. suất sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là bao nhiêu? ………………………Hết…………………… 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ LỚP 12 THPT NĂM HỌC. biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. b) Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc. 1 H 2 O Phản ứng sáng A Ánh sáng C Chu

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w