1. Trang chủ
  2. » Đề thi

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 MÔN VĂN

4 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

GV: Văn Thị Lệ Thủy

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM 2014 MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(Dành cho HS TB – K - G) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12

Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu và tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học

II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Hình thức: Tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút

III- THIẾT LẬP MA TRẬN:

Tên Chủ đề

(nội dung,

chương…)

Nhận biết Thông hiểu

Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1

Đọc - hiểu văn

bản

Nội dung chính và các thông tin quan trong của văn bản

Hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản; hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;

Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:4

Số điểm:2,0

Số câu: 4

Số điểm: 2,0

Số câu:8 4,0 điểm

=40%

Chủ đề 2

Nghị luận xă

hội

Nhận biết được nội dung tư tưởng đạo

lí chứa đựng trong câu nói

Hiểu được nội dung biểu hiện của tư tưởng, đạo lí

Vận dụng những kiến thức về đời sống, kết hợp các thao tác

NL và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận xă hội về một tư tưởng, đạo lí

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm:6,0

Số câu:1 6,0 điểm

= 60%

Chủ đề 3

Nghị luận văn

học

Nhận biết được vị trí của hình ảnh rừng xà nu trong truyện

Hiểu được đặc sắc nội dung và nghệ thuật của hình tượng

Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích sức sống mãnh liệt của xà nu và ý nghĩa biểu tượng của nó

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

= 60%

IV- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

GV: Văn Thị Lệ Thủy

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM 2014 MÔN: NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(Dành cho HS TB - K - G)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa, Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre, dừa, như làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương)

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của đoạn thơ

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai ?

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật chính trong câu thơ «Ơi cơn mưa quê hương / Đã ru hát tâm hồn ta thuở bé» là

gì ?

Câu 4: Hãy liệt kê những động từ trong đoạn thơ

Câu 5: Cái hay của từ «thấm nặng » trong câu thơ « Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé»?

Câu 6: Cho biết ý nghĩa của từ « gì » trong câu thơ «Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết ».

Câu 7: Theo anh/chị, cú pháp của đoạn thơ có gì đặc biệt ?

Câu 8: Theo anh/chị, «quê hương» ở đây thuộc miền nào của Việt Nam ?

PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)

Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau:

Câu 2.a: (6đ)

Anh/chị hãy suy nghĩ về câu nói: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu

và cách câu cá”.

Câu 2.b: (6đ)

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, đầu tác phẩm là hình ảnh đồi xà nu :

“Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”

Kết thúc truyện vẫn là điệp khúc ấy: “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà

nu nối tiếp chạy đến chân trời”

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình

Trang 3

-Hết -V- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: NGỮ VĂN (CƠ BẢN)

(Dành cho HS TB - K - G)

I.1 Qua nỗi nhớ mưa quê, đoạn thơ bày tỏ tình yêu quê hương 0,5

I.2 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ xưng “ta” – đứa con xa quê 0,5

I.4 Những động từ : ru, hát, thấm, hé, nghe, rơi, thất, lên, yêu, biết 0,5

I.5 Từ “thấm nặng” diễn tả cụ thể và xúc động những tình yêu trong trong

“lòng ta”

0,5

I.6 Nghĩa của từ “gì” được nói rõ ở những câu thơ sau đó: tre, dừa, làng xóm

và con người quê hương.

0,5

I.7 Phép điệp cú pháp diễn tả sâu sắc cảm xúc của tác giả 0,5

I.8 Hình ảnh cây dừa cho biết đây là quê hương Nam bộ 0,5

II.a a Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

-Giải thích:

“con cá” : thành quả lao động cụ thể

“cách làm cần câu” và “cách câu cá” : phương pháp, cách thức lao động.

Ý nghĩa : đừng nên thừa hưởng thành quả lao động cụ thể của người khác,

mà hãy học cách thức, phương pháp lao động để tạo ra thành quả.

1,0

- Phân tích, chứng minh:

+ Việc hưởng thụ thành quả lao động của người khác là biểu hiện của thói lười biếng, thích hưởng thụ.

+ Biết học hỏi để lao động là biểu hiện của đức tính siêng năng,

2,0

- Bình luận:

+ Sự hưởng thụ dẫn đến hậu quả xấu tất yếu trong tương lai

+ Biết học hỏi để lao động giúp con người phát triển toàn diện.

2,0

Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

Biết cách làm bài nghị luận về một truyện ngắn

Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

Trang 4

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội

dung cơ bản sau:

a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hình tượng rừng xà nu. 0,5

b. Cảm nhận về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm :

- Mở đầu câu chuyện là một đoạn văn được viết rất công phu tả rừng xà nu kiên

cường vươn lên bất chấp đại bác của kẻ thù: “rừng xà nu hàng vạn cây không có cây

nào không bị thương.(…) Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của

mình ra, che chở cho làng…”

- Hình ảnh xà nu mở đầu và kết thúc tác phẩm có một ý nghĩa đặc biệt Khép lại

đoạn văn đầu tác phẩm là hình ảnh đồi xà nu : “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến

hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” Kết

thúc truyện vẫn là điệp khúc ấy, chỉ thay chữ đồi bằng chữ rừng : “Đến hút tầm mắt

cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” Hình

ảnh ấy vừa miêu tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu, vừa tượng trưng cho sức sống bất

diệt và đội ngũ hùng hậu của dân làng Xô Man, của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc

chiến đấu chống kẻ thù

- Ngoài phần mở đầu và kết thúc, trong câu chuyện về cuộc đời của Tnú, cuộc nổi

dậy của dân làng, cây xà nu luôn được nhắc đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét.

+ Trước hết, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của dân làng

Xô Man

+ Không những thế, cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng

Tây Nguyên

+ Cây xà nu gắn với sinh hoạt hằng ngày, với những sự kiện trọng đại của làng Xô

Man đến mức thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ

- Nhà văn đã miêu tả rất nhiều, rất kĩ về cây xà nu, rừng xà nu Nhờ đó, trước hết

phác họa trước mắt người đọc một làng Xô Man cụ thể và xác thực, góp phần quan

trọng tạo nên không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên độc đáo, làm nên thành công cho

tác phẩm Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, thì cây xà nu mới chỉ là một hình ảnh, cho dù

hình ảnh đó đậm nét Để nó biến thành một biểu tượng, nhà văn phải khắc họa theo lối

tượng trưng hóa Nguyễn Trung Thành đã làm công việc khó khăn này một cách xuất

sắc

- Cây xà nu được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng với những phẩm chất cao

đẹp của dân làng Xô Man Ở đây, tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa, tức là

ông đã mô tả cây xà nu với biểu hiện giống như con người Rõ ràng, cây xà nu chính là

biểu tượng của dân làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân Việt Nam

anh hùng.

- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách hoàn hảo,

không những tạo không khí Tây Nguyên hùng vĩ, hoang dã mà còn gửi gắm những suy

tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất diệt của con người và mảnh đất này.

5,0

c. - Đánh giá chung: Hình tượng xà nu làm nên chất sử thi độc đáo của một truyện ngắn

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w