Đề thi, đáp án chính thức kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 10 của trường chuyên

8 4K 33
Đề thi, đáp án chính thức kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 10 của trường chuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ VIII MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 10 Ngày thi: 18/04/2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 05 câu; gồm 02trang) Câu I (4 điểm) 1. Trình bày chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Câu nói sau đây đúng hay sai và giải thích: “Vào ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau”. 2. Tại sao sự phân bố đất và sinh vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn sự phân bố đất và sinh vật theo vĩ độ? Câu II (4 điểm) 1. Chứng minh quy luật địa đới thể hiện thông qua chế độ nước của sông ngòi trên Trái Đất. Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo quy luật địa đới vừa theo quy luật phi địa đới? 2. Chứng minh rằng, nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép kín. Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình Trái Đất như thế nào? Câu III (4 điểm) 1. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất. Tại sao ở khu vực gió mùa có hai hướng gió trái ngược nhau theo mùa? 2. Cho bảng số liệu: BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM THEO VĨ ĐỘ CỦA HAI BÁN CẦU Đơn vị: 0 C Vĩ độ 0 0 20 0 30 0 40 0 50 0 60 0 70 0 80 0 Bán cầu A 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 Bán cầu B 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7 - Xác định A, B thuộc bán cầu nào? - Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ của hai bán cầu. Câu IV (3 điểm) 1. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số? Nêu những nguyên nhân chủ yếu gây nên các luồng di chuyển dân cư. 2. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1979 – 2011 (Đơn vị: triệu người) Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Dân số nông thôn 42,37 51,49 58,52 60,44 59,95 Dân số thành thị 10,09 12,92 18,08 25,58 27,88 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. 1 Câu V (5 điểm) 1. Trình bày vai trò của nhân tố vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế. Tại sao chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng có tính tất yếu? 2. Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1990 - 2010 Năm 1990 1995 2000 2010 Lúa mì (triệu tấn) 592,3 542,6 585,1 653,4 Cừu (tỉ con) 1,21 1,08 1,06 1,0 Nuôi trồng thủy sản (triệu tấn) 16,8 25,6 45,7 59,9 Diện tích rừng (triệu ha) 3440 3455 3869 4033 (Nguồn: FAO) a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp thế giới thời kì 1990-2010. b. Từ biểu đồ rút ra những nhận xét và giải thích cần thiết. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10 2 Câu ý Nội dung chính cần đạt Điểm Câu I 1 a. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elíp gần tròn. Hướng chuyển động: Từ Tây sang Đông. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66º33’ và không đổi phương. - Tốc độ chuyển động không đều, trung bình 29,8km/s; tốc độ lớn nhất khi Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất 30,3km/s (ngày cận nhật 3-1); tốc độ nhỏ nhất khi Trái Đất ở xa Mặt trời nhất 29,3km/s (ngày viễn nhật 5-7). - Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. 0,25 0,25 0,25 0.25 b. Nhận định trên vừa đúng vừa sai - Đúng: vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời chiếu thẳng góc tại xích đạo nên mọi địa điểm trên Trái Đất đều có thời gian chiếu sáng như nhau (ngày dài bằng đêm) - Sai: Trái Đất hình cầu nên ở các địa điểm khác nhau sẽ có góc chiếu sáng khác nhau nên mặc dù thời gian chiếu sáng như nhau nhưng lượng nhiệt nhận được ở các địa điểm vẫn khác nhau. 0.5 0.5 2 Sự phân bố đất và sinh vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn sự phân bố đất và sinh vật theo vĩ độ vì: - Sự phân bố đất và sinh vật theo vĩ độ + Phân bố đất từ xích đạo về cực: đất feralit -> đỏ vàng cận nhiệt-> hoang mạc ->thảo nguyên-> pốt dôn -> đài nguyên + Phân bố sinh vật từ xích đạo về cực: rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm, xa van -> rừng cận nhiệt -> thảo nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim -> đài nguyên. - Sự phân bố đất và sinh vật theo đai cao + Đất (minh họa) + Sinh vật ( minh họa) - Trình tự phân bố đất và thực vật theo đai cao cũng tương tự như sự phân bố đất và thực vật theo vĩ độ. Tuy nhiên có một số điểm khác nhau: + Từ xích đạo về cực không có đồng cỏ núi cao + Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào. - Nguyên nhân tác động khác nhau + Sự phân bố theo vĩ độ: chịu tác động trực tiếp của lượng bức xạ thay đổi theo vĩ độ. Từ xích đạo về cực, góc chiếu sáng nhỏ dần nên nhiệt, ẩm thay đổi dẫn đến sự thay đổi của đất và sinh vật. + Sự phân bố theo đai cao: nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình dẫn đến hình thành vành đai đất và sinh vật khác 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 3 nhau. Các hướng sườn khác nhau, lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất và sinh vật. Câu II 1 a. Qui luật địa đới thể hiện thông qua chế độ nước của sông ngòi trên Trái Đất. Chế độ nước của sông ngòi cũng phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các khu vực: - Ở xích đạo, dòng chảy sông, suối nhiều nước quanh năm, điều hòa do ở đây có chế độ mưa quanh năm. - Ở nhiệt đới, sông ngòi có một mùa ít nước (mùa cạn) và mùa nước đầy (mùa lũ) do lượng mưa phân hóa hai mùa mưa khô. - Ở khu vực ôn đới nóng và rìa phía Tây lục địa, dòng chảy lớn vào mùa đông hoặc mùa xuân liên quan đến mùa có lượng mưa lớn. Ở khu vực ôn đới lạnh và cận cực, mùa đông sông cạn nước do băng giá, cuối xuân đầu hạ có lũ do băng tuyết tan. - Ở cực quanh năm nước đóng băng. 0.25 0.25 0.25 0.25 b. Sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo qui luật địa đới vừa theo qui luật phi địa đới vì: - Do các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời (ngoại lực), vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên trong Trái Đất (nội lực). - Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt Trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (nhiệt độ, khí áp, gió, thực vật, đất ). - Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo nên sự phân chia bề mặt đất thành lục điạ, đại dương và địa hình núi cao. + Ảnh hưởng sự phân bố đất liền và biển, đại dương và dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến (diễn giải) + Ảnh hưởng địa hình núi cao (diễn giải) 0.25 0.25 0.5 2 * Chứng minh nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép kín - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước trong biển và đại dương bốc hơi lên cao tạo thành mây, mây gặp lạnh ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: + Nước trong biển và đại dương bốc hơi lên cao tạo thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa, kết hợp với hơi nước trong lục địa bốc lên cũng tạo thành mây. + Ở vùng núi thấp và vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao hoặc các vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. + Mưa và tuyết rơi xuống mặt đất, chảy theo sông suối hoặc tạo dòng chảy ngầm đổ về biển và đại dương, rồi lại tiếp tục bốc hơi,… 0.25 0.25 0.25 0.25 4 * Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình Trái Đất - Nước có tác động hòa tan nhiều loại khoáng vật. Tại những nơi đá dễ hòa tan, nứt nẻ như đá vôi, thạch cao nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hòa tan và tạo nên dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxto - Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên trái đất: khe rãnh, thung lũng sông Mài mòn của sóng biển hình thành hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ - Nước ngầm và dòng chảy sông ngòi ra biển và đại dương cuốn theo vật liệu từ nơi này đến nơi khác, kết quả là bồi tụ nên nhiều dạng địa hình mới: đồng bằng châu thổ, bãi cát ven biển, nón phóng vật. 0.25 0.5 0.25 Câu III 1 * Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ, lượng mưa - Ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ + Độ cao: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6ºC do càng lên cao không khí càng loãng và càng xa bức xạ mặt đất. + Hướng sườn: sườn phơi nắng có góc chiếu sáng lớn nên nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng. + Độ dốc: Tại sườn phơi, độ dốc sườn càng lớn, góc chiếu sáng lớn nên nhiệt nhận càng cao. Tại sườn khuất nắng, độ dốc càng lớn, góc chiếu sáng nhỏ, nhiệt nhận được ít. + Bề mặt địa hình: Nơi đất bằng, đất trũng, bề mặt cao nguyên, nhiệt độ có sự thay đổi khác nhau… - Ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa + Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ giảm hơi nước dễ ngưng tụ, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. + Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Ở khu vực gió mùa có hai hướng gió trái ngược nhau theo mùa vì: - Gió mùa hình thành chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục đia và đại dương. - Mùa hạ, lục địa nóng nhanh hơn đại dương, hình thành các hạ áp, đại dương hình thành áp cao, gió thổi từ áp cao đại dương về áp thấp lục địa. Ngược lại mùa đông, gió thổi từ áp cao lục địa về áp thấp đại dương. Do đó, hướng gió hai mùa trái ngược nhau. 0.25 0.25 2 Xác định bán cầu A, B - A: bán cầu Bắc 0.5 5 - B: bán cầu Nam Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ - Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm ở hai bán cầu đều lớn (dẫn chứng )do càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. - Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt năm của Bán cầu Bắc luôn lớn hơn của bán cầu Nam do sự phân bố không đồng đều lục địa và đại dương ở mỗi bán cầu (bán cầu Bắc có tỉ lệ diện tích lục địa lớn hơn bán cầu Nam). - Ở bắc bán cầu, biên độ nhiệt năm tăng liên tục. Ở nam bán cầu, từ khoảng vĩ tuyến 40º - 50º biên độ nhiệt năm giảm do đa phần là đại dương. 0,5 0,5 0.5 1 a. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số nhưng chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số vì: - Khái niệm: Gia tăng tự nhiên (GTTN), gia tăng cơ học (GTCH) - GTTN phụ thuộc vào hai nhân tố sinh đẻ và tử vong. Hai nhân tố này liên tục thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số của một khu vực, quốc gia và trên toàn thế giới. - GTCH chỉ tác động đến quy mô dân số một khu vực, quốc gia trong một thời điểm nhất định nhưng không tác động đến quy mô dân số toàn thế giới. 0.25 0.25 0.25 b. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên các luồng di chuyển dân cư - Nguyên nhân tạo lực hút đến các vùng nhập cư: kinh tế xã hội phát triển mạnh, điều kiện sống thuận lợi (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội), chất lượng cuộc sống cao… - Nguyên nhân tạo lực đẩy dân cư ra vùng cư trú: điều kiện sống khó khăn (tự nhiên, kinh tế xã hội), chất lượng cuộc sống thấp. - Nguyên nhân khác: chính sách chuyển cư của nhà nước, chiến tranh, dịch bênh, thiên tai,… 0.25 0.25 0.25 6 2 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. * Nhận xét Bảng tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta từ năm 1979 – 2011 Đơn vị:% Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Thành thị 19,2 20,1 23,6 29,7 31,7 Nông thôn 80,8 79,9 76,4 70,3 68.3 Từ 1979 – 2011, tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở nước ta có sự thay đổi: + Tỉ lệ dân cư thành thị có xu hướng tăng nhưng chiếm tỉ lệ thấp (dẫn chứng). + Tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao (dẫn chứng) - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra còn chậm. * Giải thích: - Tỉ lệ dân thành thị tăng do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự mở rộng địa giới hành chính đô thị. Thành thị có khả năng tạo việc làm, thu nhập và chất lượng đời sống cao nên sức hút dân cư lớn. - Do là nước nông nghiệp nên phần lớn dân sống ở nông thôn. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm do quá trình công nghiệp hóa nước ta diễn ra chậm. 0,25 0.25 0.25 0,25 0,25 0.25 1 * Vai trò của nhân tố vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế + Tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia. + Góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay. 0,5 0,5 * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng có tính tất yếu - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần hay nói một cách khái quát là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển, là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. - Cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) chịu tác động của hàng loạt nhân tố như vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông); nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản), nguồn lực kinh tế- xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển). Các nhân tố này không phải bất biến mà luôn thay đổi. 0,5 0.5 7 Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu. 2 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990-2010 - Xử lí số liệu (phải có tên bảng, đơn vị và số liệu chính xác) Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990-2010 (Năm 1990=100%) Năm 1990 1995 2000 2010 Lúa mì 100 91,6 98,8 110,3 Cừu 100 89,3 87,6 82,6 Nuôi trồng thủy sản 100 152,4 272,0 356,5 Diện tích rừng 100 100,4 112,5 117,2 - Vẽ biểu đồ đường đảm bảo chính xác, thẩm mĩ, có chú giải và tên biểu đồ. b. Từ biểu đồ rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích? - Nhận xét: + Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng cao và ngày càng nhanh. + Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa mì thấp và không ổn định. Tốc độ tăng trưởng của đàn cừu thấp nhất và ngày càng giảm. - Giải thích: + Lúa mì: do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển nông nghiệp, + Cừu: do diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi giảm, hiệu quả kinh tế, chính sách,… + Nuôi trồng thủy sản: nhu cầu thị trường cao, hiệu quả kinh tế và còn nhiều tiềm năng để phát triển,… + Diện tích rừng: đóng vai trò quan trọng, thực hiện các chính sách bảo vệ rừng và trồng rừng. 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 HẾT 8 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ VIII MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 10 Ngày thi: 18/04 /2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này. sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. - Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt năm của Bán cầu Bắc luôn lớn hơn của bán cầu Nam do sự phân bố không đồng đều lục địa và đại dương ở mỗi bán cầu (bán. thế giới, thời kì 1990-2 010 (Năm 1990 =100 %) Năm 1990 1995 2000 2 010 Lúa mì 100 91,6 98,8 110, 3 Cừu 100 89,3 87,6 82,6 Nuôi trồng thủy sản 100 152,4 272,0 356,5 Diện tích rừng 100 100 ,4 112,5 117,2 -

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan