Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên CHU VĂN AN HÀ NỘI

8 1.1K 12
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên CHU VĂN AN HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- HÀ NỘI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI: MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 02 trang, gồm 07 câu) Câu 1 (3 điểm) a) Tại sao đới ôn hòa có nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau? b) Phân biệt sự khác nhau giữa gió Tín phong và gió Mùa. Vì sao châu Á gió mùa là khu vực có chế độ gió mùa điển hình nhất trên thế giới? Câu 2 (2 điểm) a) Hãy nêu các tiêu chí để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của dân cư có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia? b) Tại sao ở các nước đang phát triển, việc giải quyết những vấn đề môi trường gắn liền với việc giải quyết những vấn đề xã hội? Câu 3 (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Giải thích về đặc điểm lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta. b) Phân tích ảnh hưởng của frông cực đến khí hậu nước ta trong mùa đông. Câu 4 (3 điểm) a) Giải thích sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta. b) Tại sao gió Phơn tây nam ở nước ta chỉ hoạt động vào đầu mùa hè và chủ yếu ở Bắc Trung Bộ? Câu 5 (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích sự thay đổi dân số nước ta trong giai đoạn 1999 – 2007. b) Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta không ngừng tăng lên nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ dân nông thôn. Câu 6 (3 điểm) a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta. Vì sao có sự chuyển dịch đó? b) Tại sao phải quan tâm phát triển du lịch sinh thái ở nước ta? Câu 7 (3 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo vùng của nước ta. (Đơn vị: tỉ đồng) Vùng Năm 2000 2012 Trung du và miền núi Bắc Bộ 15 988,0 261 815,9 Đồng bằng sông Hồng 57 683,4 1 144 803,6 Bắc Trung Bộ 8 384,6 120 921,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 15 703,2 328 132,6 Tây Nguyên 3 904,7 36 322,0 Đông Nam Bộ 191 914,0 2 139 671,7 Đồng bằng sông Cửu Long 35 463,4 460 650,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, 2013) a) Nhận xét về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012. b) Giải thích về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. ………………HẾT…………… Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt nam và máy tính cầm tay Người ra đề: Đinh Thị Giá. Điện thoại 0918 942 333 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ- KHỐI 11 (gồm 06 trang) Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 1 a Tại sao đới ôn hòa có nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau? 1,5 - Kể tên các loại đất và thảm thực vật ở đới ôn hòa: 0,5 - Giải thích: + Do đới ôn hòa có phạm vi phân bố rộng ở cả 5 châu lục (từ khoảng vĩ tuyến 30 – 35 0 B và N đến vòng cực. Riêng lục địa Á-Âu đới này kéo dài hơn 170 0 kinh tuyến) + Do đới này có nhiều kiểu khí hậu khác nhau, gồm cả các kiểu khí hậu ôn đới (ôn đới lục địa, ôn đới hải dương ) và cận nhiệt (cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa) + Sự phân bố của các thảm thực vật và nhóm đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm). + Vì thế, mỗi kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm TVvà nhóm đất tương ứng. 0,25 0,25 0,25 0,25 b Phân biệt sự khác nhau giữa gió mậu dịch và gió mùa. Vì sao gió mùa châu Á là khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới? 1,5 - Phân biệt: khái niệm, phạm vi hoạt động, thời gian, nguồn gốc và tính chất 0,75 - Gió mùa châu Á là khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới: + Gió mùa châu Á là khu vực có quy mô rộng lớn nhất (dẫn chứng), với cường độ hoạt động mạnh nhất. + Trên lục địa châu Á rộng lớn có sự hình thành các trung tâm khí áp cao, áp thấp thay đổi theo mùa rõ rệt hơn so các khu vực gió mùa khác trên thế giới (phân tích) 0,25 0,5 2 a Hãy nêu các tiêu chí để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của dân cư có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tê- xã hội của một quốc gia? 1,0 - Các tiêu chí để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: + Tỉ lệ biết chữ (số % những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) + Và số năm đến trường (số năm bình quân đến trường học của những người từ 25 tuổi trở lên) 0,25 0,25 - Trình độ văn hóa của dân cư có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia: + Cơ cấu dân số theo trình độ VH phản ảnh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống ở mỗi quốc gia. + Trình độ VH của dân cư cao là ĐK thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao 0,25 0,25 năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống XH…. Trình độ VH của dân cư thấp sẽ có những tác động ngược lại b Tại sao ở các nước đang phát triển, việc giải quyết những vấn đề môi trường gắn liền với việc giải quyết những vấn đề xã hội? 1,0 - Tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, nợ nước ngoài và bùng nổ dân số, nạn đói, hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên… làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. - Các công ty xuyên quốc gia lợi dụng khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên - Nhiều công ty tư bản bằng con đường liên doanh, đầu tư đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển 0,5 0,25 0,25 3 a Giải thích về đặc điểm lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta. 1,5 - Đặc điểm: lũ thường lên nhanh và đột ngột. Mùa lũ ngắn, đến muộn vào thu- đông từ T9 – T12, đỉnh lũ thường vào T11 - Nguyên nhân:+ Lãnh thổ MT hẹp ngang, ĐH có nhiều dãy núi lan ra sát biển => sông nhỏ, ngắn dốc + Mùa mưa đến muộn lùi vào thu – đông, mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn + Thảm TV ở đầu nguồn bị tàn phá + Nhân tố khác: các nhà máy thủy điện xả lũ… 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 b Phân tích ảnh hưởng của frông cực đến khí hậu nước ta trong mùa đông- Frong cực (FP) là mặt ngăn cách giữa KK cực (NPc) và KK trước nó đang tồn tại ở VN. Vào mùa đông, KK cực từ phương bắc tràn về LT nước ta ,cùng với nó là frong cực. - Phạm vi ảnh hưởng: ở nước ta, Frông cực thường dừng lại ở vĩ độ 16 0 B. Chỉ trong trường hợp rất mạnh, Frong cực mới xuống các vĩ độ thấp hơn 12 – 10 0 B, thậm chí có khi quét qua Nam Bộ, khi đó NPc đã biến tính. - Ảnh hưởng: + Khi Frong cực tràn qua, chế độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, và mưa có sự biến đổi, nhiều khi rất đột ngột + Do sự chênh lệch khí áp rất lớn giữa 2 bên frong nên mỗi khi frong cực tràn qua, gió đổi hướng đột ngột và mạnh lên + Khi frong cực tràn qua, nhiệt độ giảm và độ ẩm tuyệt đối giảm sút nhất là KV Đông Bắc và ĐB Bắc Bộ + Tác động gây mưa của frong thay đổi theo mùa và từng nơi 1,5 0,25 0,25 0,25 0.25 0,25 0,25 4 a Giải thích sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta. - Sự khác nhau về Cảnh quan thiên nhiên : + Phần LT phía Bắc (từ 16 0 B trở ra): Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh 1,5 sắc thiên nhiên thay đổi mùa đông nhiều loài cây bị rụng lá; mùa hạ cây cối xanh tốt Thành phần thực ĐV nhiệt đới chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và các cây ôn đới như. + Phần LT phía Nam: tiêu biểu đới rừng cận xích đạo gió mùa.Thành phần thực ĐV phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. ĐVật tiêu biểu là các loài thú lớn - Nguyên nhân: + Phía Bắc: KH Nhiệt đới ẩm gió mùa có MĐ lạnh, nhiệt độ TB năm trên 20 0 C. Mùa đông có 2 -3 tháng nhiệt độ < 18 0 C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. Sự phân mùa : trong năm có 2 mùa là mùa đông và mùa hạ. + Phía Nam: KH cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ TB năm trên 25 0 C và không có tháng nào lạnh < 20 0 C, biên độ nhiệt độ năm nhỏ. Sự phân mùa : trong năm có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. 0,25 0,25 0,5 0,5 b Tại sao gió phơn tây nam ở nước ta chỉ hoạt động vào đầu mùa hạ và chủ yếu ở Bắc Trung Bộ? 1,5 - Vào đầu mùa hạ, áp thấp Ấn Độ - Mianma và áp thấp bắc Bộ hoạt động hút gió từ áp cao Tây Bengan. Gió thổi theo hướng tây nam qua Lào vượt qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam trở thành gió phơn khô nóng. - Giữa và cuối mùa hạ, áp thấp Mianma và áp cao Tây Bengan suy yếu rồi mất hẳn. Do đó gió Tây nam có nguồn gốc từ áp cao chí tuyến nam bán cầu chiếm ưu thế - Gió mùa tây nam vào giữa và cuối mùa hạ đem theo khối khí xích đạo có tầng ẩm rất dày nên vượt qua dãy Trường Sơn gây mưa cho cả hai sườn núi. - Gió phơn tây nam hoạt động chủ yếu ở Bắc Trung Bộ do cấu trúc địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc-đông nam, địa hình có sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông và Tây rõ rệt 0,5 0,25 0,25 0,5 5 a Phân tích sự thay đổi dân số nước ta trong giai đoạn 1999 - 2007 1,5 - Quy mô(tổng số dân), số dân thành thị và số dân nông thôn đều tăng nhưng số dân TT tăng nhanh hơn (dẫn chứng) - Gia tăng dân số: Tăng còn nhanh. Tốc độ tăng giảm dần (dẫn chứng) - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: có sự thay đổi theo xu hướng già hóa dân số (dẫn chứng) - Cơ cấu dân số theo giới tính : Nữ nhiều hơn nam. Có sự thay đổi theo hướng tỉ lệ nữ giới giảm, tỉ lệ nam giới tăng đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 15 - Các đặc điểm khác: phân bố, cơ cấu dân số theo lao động….(phân tích) 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 b Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta không ngừng tăng lên nhưng vẫn 1,5 còn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ dân nông thôn? - Tỉ lệ dân thành thị nước ta đang tăng lên (năm 2007 chiếm…%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so tỉ lệ dân nông thôn (d/c) - Tỉ lệ dân TT không ngừng tăng là do: + Quá trình công nghiệp hóa- đô thị hóa đang được đẩy mạnh + Các đô thị ngày càng được mở rộng cả về quy mô, chức năng… + Điều kiện sống ở TT tốt hơn so với nông thôn nên dân nông thôn nhập cư vào thành thị ngày càng tăng - Tỉ lệ dân thành thị vẫn thấp hơn nhiều so dân nông thôn do: + Xuất phát điểm của nước ta thấp, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, lúa là cây trồng chủ yếu… + Tiến hành công nghiệp hóa muộn, trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta. Vì sao có sự chuyển dịch đó? 1,5 - Sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: + Xét ngành NN theo nghĩa rộng: Giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.(dẫn chứng) + Nếu xét riêng NN (theo nghĩa hẹp) thì: tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (dẫn chứng) . Trong trồng trọt: Giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây CN (DC) . Trong ngành chăn nuôi: gia súc và gia cầm có tỉ trọng giảm, sản phẩm không qua giết thịt tăng (dẫn chứng) - Nguyên nhân: + Do tốc độ tăng của các ngành không giống nhau (diễn giải): ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (nhu cầu TT, chính sách NN, tiềm năng ). Ngành chăn nuôi cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh (do cơ sở thức ăn đảm bảo hơn, chính sách NN, cơ sở VC )…. + Ngành NN của nước ta đang phát triển cân đối, toàn diện, hiện đại và hiệu quả hơn, phù hợp với xu thế hội nhập vào nền KT TG 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Tại sao phải quan tâm phát triển du lịch sinh thái ở nước ta? - Khái niệm: du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn con người với thiên nhiên, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. - Nước ta có nguồn tài nguyên rồi dào để phát triển du lịch sinh thái (d/c) - Vai trò quan trọng của du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta: + Đem lại nguồn thu lớn cho đất nước + Giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân địa phương, thỏa mãn nhu cầu du khách + Khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên; duy trì đa dạng sinh học, tránh ô nhiễm môi trường, quảng bá hình ảnh đất nước với thế giới. - Trên thực tế sự phát triển của các hoạt động du lịch sinh thái ở nước ta còn hạn chế: sản phẩm chưa phong phú đa dạng, môi trường ô nhiễm… 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 a Nhận xét về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012. 1,5 * Về quy mô: - Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta tăng nhanh (d/c) - Giá trị SXCN theo giá thực tế của tất cả các vùng đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau (d/chứng) * Về cơ cấu: - Xử lý số liệu :Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta. (Đơn vị:%) Vùng Năm 2000 Năm 2012 CẢ NƯỚC 100,0 100,0 Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,9 5,8 Đồng bằng sông Hồng 17,5 25,5 Bắc Trung Bộ 2,5 2,7 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,8 7,3 Tây Nguyên 1,2 0,8 Đông Nam Bộ 58,3 47,6 Đồng bằng sông Cửu Long 10,8 10,3 - Đông Nam Bộ có tỉ trọng lớn nhất(D/C); tiếp theo là ĐB S Hồng, ĐBSC Long, …Tây Nguyên là vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (d/c) - Có sự thay đổi về tỉ trọng của các vùng trong gđ 2000 – 2012: + Các vùng có tỉ trọng tăng là ĐBSH, TD&MN Bắc Bộ, BTB và DH NTB + Các vùng còn lại có tỉ trọng giảm … 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Giải thích về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. - Sự phân hóa lãnh thổ CN ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố: vị trí địa lí, TNTN, dân cư, LĐ, chính sách, cơ sở HTVC…. - Những vùng tập trung CN thường có vị trí địa lí thuận lợi, gắn liền với sự có mặt của TNTN, nguồn LĐ có tay nghề, thị trường, cơ sở hạ tầng tốt…( vùng Đông Nam Bộ, ĐB SH.) - Ngược lại, các vùng ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển CN (vùng Tây Nguyên ) là do thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là GTVT 1,5 0,5 0,5 0,5 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- HÀ NỘI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI: MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 02 trang, gồm. của nước ta. (Đơn vị: tỉ đồng) Vùng Năm 2000 2012 Trung du và miền núi Bắc Bộ 15 988,0 261 815,9 Đồng bằng sông Hồng 57 683,4 1 144 803,6 Bắc Trung Bộ 8 384,6 120 921,8 Duyên hải Nam Trung Bộ. theo vùng của nước ta. (Đơn vị:%) Vùng Năm 2000 Năm 2012 CẢ NƯỚC 100,0 100,0 Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,9 5,8 Đồng bằng sông Hồng 17,5 25,5 Bắc Trung Bộ 2,5 2,7 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,8 7,3 Tây

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan