1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên QUẢNG NAM

7 764 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 150 KB

Nội dung

- 1 - HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM 2015 TỈNH QUẢNG NAM Thời gian làm bài 180 phút ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 02 trang, gồm 7câu) Câu I (3,0 điểm) 1. Nêu đặc điểm khí hậu hoang mạc. Giải thích tại sao các hoang mạc thường phân bố ở khu vực chí tuyến và nằm sâu trong lục địa? 2. Cho bảng số liệu: Lượng nhiệt tiếp thu trong một ngày tùy theo vĩ độ (Đơn vị: Cal/cm 2 ) Vĩ độ 0 0 20 0 40 0 60 0 90 0 TB năm 880 830 694 500 366 22/6 809 958 1015 1002 1103 22/12 803 624 326 51 0 - Các vĩ độ trên thuộc bán cầu nào ? Tại sao ? - Tại sao vào mùa hạ (ở nửa cầu Bắc), tổng bức xạ ở xích đạo nhỏ hơn cực Bắc, nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn cao? Câu II (2,0 điểm) 1. Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ? Nêu các biện pháp khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. 2. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,2% và không thay đổi trong thời kỳ 2012– 2016. Biết rằng dân số Việt Nam năm 2014 là 90,5 triệu người. Hãy trình bày cách tính và tính dân số Việt Nam năm 2012,2013, 2015 và năm 2016. Câu III (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về các hướng núi chủ yếu ở nước ta. . 2. Chứng minh tính thất thường khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Câu IV (3,0 điểm) 1. Vì sao đất feralit là đất đặc trưng cho thiên nhiệt nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa? Nêu ý nghĩa của đất feralit đối với sản xuất ở nước ta. - 2 - 2. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ ở Hà Nội và Cà Mau, năm 2010.( 0 C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm HN 18,1 20,9 21,9 23,5 28,7 30,9 30,7 28,6 28,7 25,5 22,1 19,4 24,9 C.Mau 25,1 26,7 28,6 28,9 28,2 28,8 27,2 28,1 27,0 25,5 27,4 26,7 27,4 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011) Phân tích và giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt của hai địa điểm nêu trên, năm 2010. Câu V (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta trong giai đoạn 1960 - 2007. Nêu một số giải pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi (Đơn vị: Triệu người) Năm Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 0 - 14 tuổi 22,4 24,9 25,6 21,5 15 – 59 tuổi 26,6 34,8 44,5 56,7 60 tuổi trở lên 3,7 4,6 6,2 8,9 Nhận xét và giải thích tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta. Câu VI (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích nguồn lực phát triển ngoại thương của nước ta. Câu VII (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học và bảng số liệu Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm Năm 2000 2005 2011 Diện tích cây lương thực (nghìn ha) 8 399 8 383 8 778 Trong đó: lúa 7 666 7 302 7 655 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) 34 539 39 622 47 236 Trong đó lúa 32 530 35 832 42 399 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2012 - NXB Thống kê) Hãy: 1/ Phân tích tình hình sản xuất của ngành trồng cây lương thực của nước ta qua các năm. 2/ Giải thích tại sao trong những gần đây, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng. HẾT Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam- NXB Giáo dục Người ra đề :BÙI THANH SƠN - ĐT: 0905837784 Ký tên: - 3 - ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔM ĐỊA LÝ KHỐI 11 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Câu I (3đ) 1 (1,5đ) a. Nêu đặc điểm khí hậu hoang mạc. - Khí hậu hoang mạc rất khô hạn - Nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp - Biên độ nhiệt lớn - Lượng mưa trung bình năm thấp ( dưới 200mm/năm) b. Các hoang mạc thường phân bố ở khu vực chí tuyến và nằm sâu trong lục địa là do: - Áp cao ngự trị - Tỉ lệ diện tích lục địa lớn và gió Tín phong đi qua lục địa nên khô nóng, ảnh hưởng của biển và đại dương rất ít. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. (1,5đ) a. Các vĩ độ trên thuộc bán cầu nào ? Tại sao ? - Các vĩ độ trên thuộc bán cầu Bắc. Vì: + Ngày 22/6, lượng nhiệt tiếp thu trong 1 ngày cao nhất ở vĩ độ 40 0 và các vĩ độ về phía cực lượng nhiệt tiếp thu lớn hơn các vĩ độ về phía xích đạo. + Ngày 22/12, lượng nhiệt tiếp thu giảm nhanh từ xích đạo về cực, ở vĩ độ 90 0 có lượng nhiệt bằng 0. b. Tại sao vào mùa hạ (ở nửa cầu Bắc), tổng bức xạ ở xích đạo nhỏ hơn cực Bắc, nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn cao ? - Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào tổng lượng nhiệt và tính chất bề mặt đệm. - Mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tuy tổng bức xạ nhỏ hơn ở cực nhưng ở xích đạo bề mặt đệm chủ yếu là đại dương và rừng rậm, nên không khí chứa nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt lớn hơn. Ở cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi nhiệt lớn và một phần nhiệt dùng để làm tan băng tuyết nên có nhiệt độ thấp. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II (2.0 đ) 1 (1,0đ) a. Nguyên nhân sinh ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp - Thời sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. - Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. b. Biện pháp khắc phục tính mùa vụ - Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý. - Đa dạng hóa sản xuất ( tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển các ngành nghề dịch vụ… 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,0đ) a. Cách tính: - Tg là tỉ suất tăng dân số tự nhiên (1,2%) - Gọi dân số Việt Nam năm 2014 là D14, năm 2013 là D13, năm 2015 là D15, năm 2016 là D16 - Ta có công thức: D14 = D13 + Tg x D13 = D13 (1+Tg)  D13 = D14/(Tg + 1) = 90,5/(1+0,012) = 89,43 triệu người D15 = D14 + Tg x D14 = D14 (1 + Tg) = 90,5 x (1+ 0,012) = 91,59 triệu người b. Với cách tính như trên, HS điền kết quả trong bảng sau: Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Dân số (triệu người) 88,37 89,43 90,5 91,59 92,69 0,5 0,5 - 4 - Câu III (3.0 đ) 1 (2đ) Nhận xét và giải thích về các hướng núi chủ yếu ở nước ta. a. Cấu trúc địa hình Việt Nam gồm 2 hướng chính - Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (vùng núi Tây Bắc và dãy Trường Sơn). Hệ núi này là phần tiếp nối các mạch núi Vân Nam - Trung Quốc. - Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam). b. Nguyên nhân về hướng: - Hướng tây bắc - đông nam của đồi núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã liên quan đến miền địa máng Đông Dương và vùng núi Tây Vân Nam đều có hướng TB-ĐN. - Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc liên quan đến khối nền cổ Hoa Nam (gồm cả khối vòm sông Chảy) và hướng núi của Trường Sơn Nam liên quan đến địa máng Đông Dương và khối nền cổ Kon Tum đều có hướng vòng cung. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5đ) Tính thất thường của thời tiết và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta - Tính thất thường thể hiện trước hết qua diễn biến và đặc trưng của mùa khí hậu: Cường độ hoạt động của gió mùa Đông Bắc đem lại mùa đông có năm rét và kéo dài, song có năm lại nóng bất thường và kết thúc sớm. Gió mùa Tây Nam cũng có năm gây mưa lớn và lũ lớn, song có năm lại gây hạn hán. - Hoạt động của bão: có năm có 9-10 cơn bão nhưng cũng có năm không có cơn bão nào. - Sự thất thường của khí hậu còn thể hiện ở sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc các mùa nóng và mùa lạnh ở các địa phương trong cả nước. - Do tác động của biến đổi khí hậu nên sự xuất hiện của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm…) ngày càng gia tăng và diễn biến theo hướng phức tạp. Ví dụ: Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các cơn siêu bão và đường đi của bão rất phức tạp. - Sự xuất hiện các cực trị mới trong thời tiết như nhiệt độ ngày, đêm; biên độ nhiệt độ ngày đêm; lượng mưa… 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu IV (3điểm) 1 (1,5 đ) a. Giải thích đất feralit - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo quá trình feralit, là quá trình hình thành đất feralit: + Nhiệt ẩm cao, phong hóa mạnh làm cho tầng đất dày. + Mưa nhiều tập trung theo mùa: rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca 2+ , Mg 2+ , K + ) làm cho đất chua; tích tụ nhiều ôxit sắt (Fe 2 O 3 ) và ôxit nhôm (Al 2 O 3 ) làm cho đất có màu đỏ vàng. - Đất feralit được hình thành trên đá mẹ tại chỗ, chủ yếu đá axit. - Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp. b. Ý nghĩa đối với sản xuất: - Nông nghiệp: + Quan trọng nhất là trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè…), cây ăn quả, cây hoa màu lương thực… + Có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò). - Lâm nghiệp: Phát triển rừng, đặc trưng rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh; động thực vật phong phú đa dạng, cơ sở để phát triển lâm nghiệp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - 5 - 2 (1,5đ) * Nhận xét và giải thích - Nhiệt độ tháng thấp nhất(tháng 1) Cà Mau cao hơn Hà Nội là 7 0 C. - Nhiệt độ tháng cao nhất ở Hà Nội(tháng 6) cao hơn ở Cà Mau( tháng 4) là 2,0 0 C. - Nhiệt độ trung bình năm Cà Mau cao hơn Hà Nội là 2,5 0 C. - Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ thấp dưới 20 0 C, Cà Mau không có tháng nào nhiệt độ thấp dưới 20 0 C ( trên 25 0 C). Giải thích: + Do Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa đông. + Cà Mau nằm gần xích đạo và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. - Biên độ nhiệt độ của Hà Nội là 12,8 0 C và của Cà Mau là 3,8 0 C. - Biên độ nhiệt độ của Hà Nội cao hơn Cà Mau là 9,0 0 C. Giải thích: + Do càng vào nam độ chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng càng giảm. + Càng vào nam ít chịu sự ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu V (4đ) 1 (1,5đ) a. Nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta trong giai đoạn 1960 - 2007. - Từ năm 1960 đến năm 2007, dân số nước ta tăng liên tục qua các năm. - Năm 2007 so với năm 1960, dân số nước ta tăng 55 triệu người (tăng hơn 2,8 lần). - Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người. b. Nêu một số giải pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên - Tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều biện pháp cụ thể. - Tiếp tục đầu tư vào những vùng có tỉ suất sinh cao như miền núi, hải đảo và nông thôn. - Nâng cao mức sống của người dân. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5đ) a. Xử lí số liệu: Tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (Đơn vị: %) Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ số phụ thuộc trẻ em 84,2 71,6 57,5 37,9 Tỉ số phụ thuộc người già 13,9 13,2 13,9 15,7 Tổng tỉ số phụ thuộc 98,1 84,8 71,4 53,6 b. Nhận xét và giải thích: - Tỉ số phụ thuộc trẻ em giảm liên tục và giảm mạnh, giảm 46,3%. Giải thích: Do chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ngày càng có hiệu quả. Công cuộc Đổi mới đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển làm cho đời sống xã hội được nâng cao nên tỉ suất sinh và tỉ suất tăng dân số ngày càng giảm. - Tỉ số phụ thuộc người già nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng không nhiều và còn thiếu ổn định. Giải thích: Do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, y tế ngày càng tiến bộ nên tuổi thọ được nâng lên. - Tổng tỉ số phụ thuộc giảm mạnh làm cho cơ cấu dân số nước ta tiến tới cơ cấu dân số vàng. + Năm 1979: Gần 1 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc. + Năm 2009: Gần 2 người lao động chỉ nuôi 1 người phụ thuộc. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - 6 - Câu VI (3đ) (3,0đ) Phân tích nguồn lực phát triển ngoại thương của nước ta * Vị trí địa lí Nước ta nằm ở rìa bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á; vừa thuộc lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp Biển Đông rộng lớn; nằm ở ngã tư đường hàng không và hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. * Nguồn lực tự nhiên - Nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, là cơ sở để tạo hàng xuất khẩu có giá trị : + Khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên (Bể trầm tích quan trong như Cửu Long, Nam Côn Sơn…thềm lục địa), than đá (Quảng Ninh), vật liệu xây dựng (đá vôi, đá xây dựng, cát thủy tinh…)… + Biển: Có nguồn lợi hải sản phong phú như cá, tôm, mực…; nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, yến sào + Rừng: Đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với nhiều lâm sản, đặc sản. + Các tài nguyên đất (đất phù sa, đất feralit…); khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nguồn nước dồi dào là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm rất đa dạng, có giá trị xuất khẩu. - Bờ biển có nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi xây dựng hải cảng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, vùng biển nước ta nằn gần đường hàng hải quốc tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. * Nguồn lực kinh tế - xã hội - Dân cư, lao động: Dân số đông (dẫn chứng); nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng tăng, có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu. - Cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng được xây dựng và phát triển ngày càng đáp ứng hiệu quả cho hoạt động ngoại thương: + Một số ngành công nghiệp có năng lực như CN hàng tiêu dùng, CN chế biến lương thực, thực phẩm; CN cơ khí điện tử…. + Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm… + Mạng lưới giao thông vận tải, đặc biệt hệ thống cảng biển, sân bày quốc tế…Các cơ sơ dịch vụ ngoại thương… - Thị trường được mở rộng gồm thị trường trong nước, ngoài nước. - Vốn đầu tư ngày càng được tăng cường bởi nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu VII (3đ) 1 (2,0đ) 1. Phân tích * Diện tích: - Diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng có sự biến động nhẹ trong thời gian từ 2000 đến 2011 (D/c số liệu) Giải thích: Trong thời kì 2000 – 2005 diện tích trồng cây lương thực nói chung và trồng lúa giảm do: chuyển đổi mục đích sử dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng ) hoặc do chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng rau đậu, trồng cây ăn quả ) Thời kỳ 2005 – 2011: diện tích lại tăng chủ yếu do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. * Năng suất: - Năng suất cây lương thực, nhất là năng suất lúa tăng nhanh (D/c số liệu) - Năng suất lúa luôn cao hơn năng suất lương thực và hoa màu Giải thích: Năng suất lương thực nói chung, lúa nói riêng tăng nhanh chủ yếu do đẩy mạnh thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 0,25 0,25 0,25 0,25 - 7 - trong sản xuất. * Sản lượng: - Sản lượng lương thực tăng nhanh và tăng liên tục. (D/c số liệu) Giải thích: Sản lượng lúa vẫn tăng trong khi diện tích giảm là do năng suất tăng nhanh hơn. * Bình quân lương thực theo đầu người: tăng khá nhanh và VN đã trở thành nước XK gạo hàng đầu trên TG - Từ 444kg/người năm 2000 tăng lên 472,5 kg/người năm 2007. Giải thích: do sản lượng lương thực tăng đều và nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên sản lượng lương thực bình quân theo đầu người vẫn tăng khá nhanh. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,0đ) Giải thích tại sao trong những gần đây, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng - Nước ta có đường lối phát triển nông nghiệp hợp lí, đúng đắn: + Tiếp tục coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu + Chương trình lương thực là 1 trong 3 chương trình kinh tế lớn của Nhà nước + Thực hiện các chính sách khuyến nông như: khoán 10, ban hành luật ruộng đất mới - Ngành nông nghiệp nhận được khá nhiều sự đầu tư ( Chương trình khai hoang cải tạo đất; hỗ trợ vốn vay…) - Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện (hệ thống thuỷ lợi, cơ sở sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, áp dụng cơ giới hoá, công tác bvệ thực vật; Nghiên cứu và áp dụng các giống mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái; Đầu tư 2 vùng trọng điểm sản xuất LTTP: ĐBSH và ĐBSCL…) - Thị trườngg trong và ngoài nước có nhu cầu cầu lớ về các sản phẩm LTTP: do đó càng là yếu tố động lực kích thích sản xuất LTTP nc ta phát triển. 0,25 0,25 0,25 0,25 (Họ tên, ký tên - Điện thoại liên hệ) BÙI THANH SƠN - ĐT: 0905837784 . - HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM 2015 TỈNH QUẢNG NAM Thời gian làm bài 180 phút ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề. miền địa máng Đông Dương và vùng núi Tây Vân Nam đều có hướng TB-ĐN. - Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc liên quan đến khối nền cổ Hoa Nam (gồm cả khối vòm sông Chảy) và hướng núi của Trường. bình năm thấp ( dưới 200mm /năm) b. Các hoang mạc thường phân bố ở khu vực chí tuyến và nằm sâu trong lục địa là do: - Áp cao ngự trị - Tỉ lệ diện tích lục địa lớn và gió Tín phong đi qua lục địa

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w