Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên LÀO CAI

7 654 5
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên LÀO CAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DH&ĐBBB TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 11 NĂM 2015 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi có 07 câu gồm 02 trang Câu I (3,0 điểm) a. Trình bày khái niệm lớp Manti. Tại sao nói lớp Manti có ý nghĩa đối với lớp vỏ Trái Đất? b. Phân tích ảnh hưởng của các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất tới lớp vỏ địa lý? Câu II (2,0 điểm) a. Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa cần có những biện pháp gì? b. Giải thích tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít? Câu III (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày đặc điểm địa hình đồi núi nước ta. b. Chứng minh rằng giữa địa hình và loại đá cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt chẽ. Câu IV (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. b. Chứng minh khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự phân hoá theo chiều Đông-Tây. Câu V (3,0 điểm) a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh dân cư nước ta có sự phân bố không đều và chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số của Đông Nam Bộ trong thời gian gần đây như thế nào ? b. Cho bảng số liệu: Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam thời kì 2005- 2013 (Đơn vị: trai/100 gái) Năm 2005 2006 2007 2008 2013 Tỉ số giới tính khi sinh 108 106 110 112 112 Nhận xét và giải thích về tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam thời kì 2005- 2013. Câu VI (3,0 điểm) Tại sao công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. Câu VII (3,0 điểm) Hãy phân tích bảng số liệu sau để thấy được những chuyển biến trong ngành sản xuất nông nghiệp của nước ta giai đoạn 1990- 2005 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế (đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 20 667 16 394 3 701 572 1993 53 929 40 818 11 553 1 558 1995 85 508 66 794 16 168 2 546 1999 128 416 101 648 23 773 2 995 2002 153 956 116 066 34 457 3 433 2005 172 696 131 754 37 344 3 598 …………………… HẾT …………………… - Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – NXB Giáo dục. - Giám thị không giải thích gì thêm. Người ra đề: Trịnh Thị Bạch Yến – 0982 345652 TRƯỜNG THPTCHUYÊN TỈNH LÀO CAI TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD @ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THI CHỌN HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 11 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I a Trình bày nguyên nhân hình thành Manti. Tại sao nói lớp Manti có ý nghĩa đối với lớp vỏ Trái Đất? 1,5 - Nguyên nhân hình thành: do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất: các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu (do trọng lực). - Ý nghĩa: + Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa… + Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó. Các dòng đối lưu đi lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra hiện tượng tách dãn đáy đại dương và làm cho cac mảng kiến tạo dịch chuyển. b Phân tích ảnh hưởng của các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất tới lớp vỏ địa lý? 1,5 - Nhiệt độ không khí hàng ngày không quá cao, biên độ nhiệt ngày – đêm nhỏ -> thuận lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Tạo ra một chu kỳ vận động của các vật thể trong lớp vỏ địa lý, thay đổi các tính chất vật lý – hóa học của vật thể trong lớp vỏ địa lý (thạch triều, thủy triều, khí triều…) - Làm đa dạng, phức tạp thêm các vận động của các quyển bộ phận trong lớp vỏ địa lý (do tác động của lực Coriolit): hướng chuyển dịch của các khối khí, dòng chảy… 0,5 0,5 0,5 II a Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa cần có những biện pháp gì? 1,0 - Phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Như vậy sẽ bố trí cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp cũng như điều kiện tự nhiên của vùng.// Trên cơ sở đó sẽ tận dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Từ đó, nâng cao được năng suất sản xuất. - Đẩy mạnh khâu chế biến nhằm: + Tăng giá trị nông sản + Tăng thời gian sử dụng nông sản + Hạn chế nông phẩm bị hao hụt 0,25 0,25 0,5 b Giải thích tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít? 1,0 - Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp. - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này còn yếu. - Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. - Mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp. 0,25 0,25 0,25 0,25 III a Trình bày đặc điểm địa hình đồi núi nước ta 1,5 - Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta. - Chủ yếu là núi già trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt (dc) - Chủ yếu đồi núi thấp (dc) - Các dãy núi có 2 hướng chính: tây bắc − đông nam và hướng vòng cung (dc) - Địa hình bị xâm thực mạnh mẽ (dc) - Chịu tác động mạnh mẽ của con người (dc) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Chứng minh rằng giữa địa hình và loại đá cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt chẽ. 1,5 - Tính chất đá khác nhau sẽ tạo thành các dạng địa hình có hình thái khác nhau. - Địa hình mềm mại, lượn sóng ở KV ĐNB thường là của đá phiến, đá cát kết, sét kết. - Địa hình caxtơ hiểm trở, vách dựng đứng nhiều hang động ngầm đặc trưng cho cấu tạo đá vôi (TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) - Địa hình cao, đỉnh nhọn là các đá cứng như đá phun trào riolit (Tam Đảo, Mẫu Sơn). - Địa hình cao nguyên rộng lớn, đất đỏ sẫm là đá ba dan phun trào. - Địa hình thấp bằng phẳng là do phù sa bở rời. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV a Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. 1,5 * Khái quát sự khác nhau: - Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. - Vùng núi Tây Bắc: vùng núi thấp phía Nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. * Giải thích: chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. +Vùng núi Đông Bắc: là vùng núi thấp và có hướng vòng cung đã tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào vùng tạo nên mùa đông lạnh, kéo dài đã hình thành cảnh quan thiên nhiên đặc trưng là cận nhiệt gió mùa. + Vùng núi Tây Bắc: là vùng núi cao và có hướng Tây Bắc-Đông Nam, đầu và cuối mùa đông khi gió mùa Đông Bắc tràn về bị hướng núi chặn lại, chỉ khi nào gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh mới ảnh hưởng đến khu vực này. Vì vậy ở Tây Bắc thường có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nên cảnh quan thiên nhiên đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa. Còn khu vực núi cao khí hậu 0,25 0,25 0,5 0,5 lnh ch yu do cao a hỡnh nờn thiờn nhiờn ging nh vựng ụn i. b Chng minh khớ hu ca vựng Trung du v min nỳi Bc B cú s phõn hoỏ theo chiu ụng-Tõy. 1,5 * Khỏi quỏt: Trung du min nỳi Bc B bao gm vựng nỳi Tõy Bc v trung du min nỳi ụng Bc * Chng minh: - Th hin qua cỏc vựng khớ hu: + Vựng khớ hu Tõy Bc B: khớ hu nhit i m giú mựa, mựa ụng khụng lnh lm. + Vựng khớ hu ụng Bc B: khớ hu nhit i m giú mựa, mựa ụng lnh. - Th hin qua cỏc trm khớ hu: Lng Sn v in Biờn Ph. + Nhit : . Nhit trung bỡnh nm ca Lng Sn thp hn in Biờn Ph (dc) . Biờn nhit nm ca Lng Sn ln hn in Biờn Ph (dc) + Lng ma: Phõn hoỏ lng ma theo mựa in Biờn Ph sõu sc hn Lng Sn (dc) 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 V a Chng minh v nờu nh hng 1,5 * Chng minh: - Dõn c nc ta cú s phõn b cha hp lớ gia ng bng vi trung du v min nỳi: + ng bng: chim ẳ din tớch lónh th nhng tp trung ti 75% dõn s c nc, mt dõn s cao (dc) + Trung du v min nỳi: chim ắ din tớch lónh th, nhng ch chim 25% dõn s, mt dõn s thp (dc) - Đây là sự phân bố bất hợp lý giữa tài nguyên và lao động: + miền đồi núi TNTN phong phú (đất rộng, giàu khoáng sản, tiềm năng lớn về rừng, thế mạnh về cây CN và chăn nuôi gia súc thì thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật. Kết quả là nhiều nguồn tài nguyên cha đợc khai thác hợp lý hoặc còn ở dạng tiềm năng, đời sống của đồng bào miền núi còn thấp kém. + khu vực đồng bằng chịu sức ép dân số lớn, diện tích đất canh tác bình quân thấp, thừa lao động, vấn đề việc làm rất gay gắt -> gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. -> do đó TNTN của 2 khu vực đều bị sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng cạn kiệt, suy thoái ; hiệu quả sử dụng lao động cả 2 nơi đều thấp. * Di c nh hng n c cu dõn s ca ụng Nam B: - C cu gii tớnh: ụng Nam B cú t s gii tớnh thp nht c nc do lung nhp c nhiu n (do õy tp trung nhiu khu cụng nghip, khu ch xut ca cỏc ngnh cụng nghip nh ) - C cu dõn s theo tui: lao ng nhp c nhiu, a s trong tui lao ng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Nhn xột v gii thớch: 1,5 * Nhn xột: T s gii tớnh khi sinh cao v tng nhanh (dn chng) 0,5 * Giải thích: - Tỉ số giới tính khi sinh cao: do yếu tố tự nhiên (phân tích) - Tăng nhanh do: + Phong tục tập quán và tâm lí xã hội (phân tích) + Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật (phân tích) + Nguyên nhân khác: kinh tế, thống kê, trình độ dân trí… 0,25 0,75 VI Tại sao công nghiệp CBLT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm * Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác * Giải thích : . Có thế mạnh lâu dài: - Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp - Có nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (dân số đông, mức sống ngày càng cao), thị trường xuất khẩu mở rộng. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: là ngành CN truyền thống, có các cơ sở quan trọng tập trung ở các thành phố lớn (HN, HCM, HP, NĐ…). - Hiện nay, có sự liên doanh với nước ngoài. . Mang lại hiệu quả cao - Về kinh tế: + Chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp: 23,7% (2007) + Có ưu thế: vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh phù hợp với điều kiện nước ta. + Đem lại hiệu quả kinh tế cao: 135,2tỉ đồng/2007 + Có nhiều mặt hàng xuất khẩu => đem lại ngoại tệ lớn. - Về xã hội:giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn . Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: thúc đẩy sự phát triển của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản 0,25 0,75 0,5 0,25 0,25 Giải thích sự phân bố… 1,0 - Công nghiệp CBLT-TP có diện phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước do nước ta có nhiều thế mạnh cho phát triển (nguyên liệu, lao động dồi dào, nhu cầu thị trường lớn ). - Phân bố tập trung ở ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL, các đô thị lớn do những nơi này có lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (phân tích) 0,5 0,5 VI * Tình hình phát triển: - Giá trị sản xuất toàn ngành tăng liên tục, năm 1990 -> 2004 tăng 8.4 lần - Giá trị sản xuất tăng ở cả ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khác nhau// Trồng trọt tăng 8 lần. Chăn nuôi tăng 10.1 lần, là ngành có tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi là nhanh nhất. Dịch vụ NN tăng 6.3 lần. * Cơ cấu: 0,25 0,25 0,25 - Xử lí bảng số liệu Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN 1990 79.3 17.9 2.8 1993 75.7 21.4 2.9 1995 78.1 18.9 3.0 1999 79.2 18.5 2.3 2002 75.4 22.4 2.2 2005 76.3 21.6 2.1 - Trong cơ cấu, trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất, là ngành giữ vai trò chủ đạo, tiếp đến là ngành chăn nuôi và sau cùng là dịch vụ nông nghiệp (dc) - Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực: + Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt (d/c) + Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi (d/c) + Giảm nhẹ tỉ trọng của dịch vụ nông nghiệp (d/c) - Sự chuyển dịch cơ cấu vẫn còn có những hạn chế nhất định: chưa thật sự ổn định, tỉ trọng của trồng trọt và chăn nuôi còn có sự dao động, chăn nuôi chưa thực sự trở thành ngành chính trong NN, vai trò của dịch vụ còn thấp. 0,75 0,5 0,5 0,5 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DH&ĐBBB TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 11 NĂM 2015 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi có 07. tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Tạo ra một chu kỳ vận động của các vật thể trong lớp vỏ địa lý, thay đổi các tính chất vật lý – hóa học của vật thể trong lớp vỏ địa lý (thạch. thêm các vận động của các quyển bộ phận trong lớp vỏ địa lý (do tác động của lực Coriolit): hướng chuyển dịch của các khối khí, dòng chảy… 0,5 0,5 0,5 II a Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan