1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp phân cấp quản lý tài chính trường trung học cơ sở công lập

118 643 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 12,3 MB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU Đổi mới cơ chế quản lý tài chính là một chính sách đang được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia, trong đó Có hệ thống giáo dục quốc dân. Tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho cơ sở, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của trường Trung học Cơ sở trong quản lý tài chính là một nội dung rất quan trọng của cải cách tài chính trong giáo dục. Xu hướng tăng cường phân cấp được thể hiện rõ trong quá trình cải cách tài chính công những năm gần đây. Đặc biệt Luật ngân sách ban hành năm 2002 đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong phân cấp ngân sách cho địa phương. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định mục tiêu chung và mục tiêu ưu tiên là: - Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục. - Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, địa phương , giao quyền quản lý về tổ chức cán bộ, tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục. - Thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Thể chế hoá chức năng , nhiệm vụ quản lý giáo dục các cấp. Trong dự thảo lần thứ 15b “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” cũng đã nêu rõ: - Thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; kiên quyết thúc đẩy thành lập Hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị. Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp quản lý tài chính trên thực tế còn nhiều vướng mắc và cũng còn không ít hạn chế. Mặc dù trường Trung học Cơ sở Công lập được trao quyền quản lý tài chính nhiều hơn, song hầu hết các trường Trung học Cơ sở Công lập vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, Tỉnh, Thành phố và Quận, Huyện. Việc thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp cho quản lý tài chính cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền cấp Tỉnh, Thành phố và Quận, Huyện. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về thực trạng quản lý tài chính giáo dục, nhưng có thể nói rằng chưa có nghiên cứu nào đặt vấn đề nghiên cứu về quyền tự chủ và trách nhiệm của trường Trung học Cơ sở trong quản lý tài chính. Với mục đích nghiên cứu tác động của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với trường Trung học Cơ sở Công lập, những chính sách cần thiết phải được ban hành để tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho cơ quan quản lý các cấp khởi xướng nghiên cứu quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường Trung học Cơ sở Công lập trong môi trường phân cấp quản lý giáo dục ở Việt nam, nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội tiếp cận và công bằng, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Trung học Cơ sở Công lập trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Tôi chọn đề tài: “Các giải pháp phân cấp quản lý tài chính trường Trung học Cơ sở Công lập”

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 4

1.1 1.1 Phân cấp, phân quyền và quản lý tài chính 4

1.1.1 Lý luận về phân cấp, phân quyền 4

1.1.2 Khái niệm về tài chính 6

1.1.3 Khái niệm quản lý Tài chính 9

1.1.4 Phân quyền tài chính 10

1.1.5 Phân cấp quản lý tài chính 13

1.1.6 Những nguyên tắc chủ yếu trong quản lý tài chính của Giáo dục 16

1.2 1.2 Chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục và đào tạo: 17

1.2.1 Chức năng quản lý tài chính 17

1.2.2 Chức năng Tham mưu 18

1.2.3 Chức năng quản lý theo ngành 18

1.2.4 Nhiệm vụ chung trong quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp 18

1.3 1.3 Các nội dung quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đào tạo 19

1.3.1 Quản lý việc lập dự toán thu chi ngân sách (xây dựng kế hoạch tài chính) 19

1.3.2 Quản lý việc chấp hành thu chi ngân sách (thực hiện kế hoạch tài chính) 20

1.3.3 Kiểm tra tài chính của đơn vị 20

1.3.4 Công tác tài vụ trong quản lý tài chính của đơn vị: 20

1.4 1.4 Nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp và vai trò của tự chủ tài chính đối với các trường THCS Công lập 21

1.4.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý tài chính trong trường học 21

1.4.2 Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm 23

1.4.3 Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm 24

1.4.4 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 24

1.4.5 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSN tự bảo đảm và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động 25

1.4.6 Lập, chấp hành dự toán thu, chi 28

1.4.7 Các định hướng đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trường THCS 29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG THCS 32

2.1 2.1 Thực trạng của việc phân cấp ở nước ta hiện nay 32

2.1.1 Những chủ trương và cơ chế về phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 32

2.1.1 Những kết quả đã đạt được; những khó khăn, trở ngại từ các cơ quan trung ương đến các cấp chính quyền địa phương trong phân cấp.33 2.2 2.2 Khái quát về hiện trạng phân cấp quản lý tài chính trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 38

2.1.2 Tình hình chung về thực hiện cơ chế chính sách phân cấp quản lý tài chính cho Giáo dục và đào tạo 38

2.1.3 Những nội dung đã thực hiện được 41

2.1.4 Những mặt còn tồn tại 42

2.3 2.3 Kết quả khảo sát về các trường THCS Công lập trên địa bàn Quận Đống Đa TP Hà Nội 43

2.2.1 Quá trình thực hiện khảo sát 43

2.2.2 Giáo dục THCS Quận Đống Đa trong năm học 2009-2010 44

2.2.3 Tình hình dân số từ 11-14 tuổi giai đoạn 2005- 2010 47

2.2.4 Tình hình giáo viên, học sinh, lớp học giai đoạn 2005- 2010 48

2.2.5 Tình hình cơ sở vật chất giai đoạn 2005- 2010 50

2.2.6 Tình hình thu tài chính giai đoạn 2005- 2010 52

2.2.7 Tình hình chi tài chính giai đoạn 2005- 2010 54

2.2.8 Đánh giá về phân cấp quản lý tài chính trong trường THCS 55

2.2.9 Nhận xét về phân cấp QLTC trong các trường THCS 61

2.2.10 Những kết quả bước đầu về phân cấp QLTC trong các trường THCS Quận Đống Đa 62

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO TRƯỜNG THCS 63

GIẢI PHÁP 1: Hệ thống các chính sách của Nhà nước vể thực hiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính với giáo dục THCS 63 1 Cần có huớng dẫn cụ thể về triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho trường THCS 63

1.1 Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ: 63

1.2 Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy: 64

1.3 Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế: 64

1.4 Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính: 64

2 Đảm bảo các quyền tự chủ tài chính cho trường THCS 65

2.1 Đảm bảo các quyền tự chủ tài chính 65

2.2 Phân loại các trường THCS theo các mức độ tự chủ về tài chính 65

2.3 Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục THCS 65

2.4 Đổi mới chính sách học phí trong giáo dục THCS 66

GIẢI PHÁP 2: Tăng cường năng lực đội ngũ CBQL tài chính trường THCS 68

1 Xây dựng đội ngũ chuyên, sâu trong công tác quản lý tài chính 68

2 Tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực tài chính, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL tài chính 68

3 Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng 69

4 Đảm bảo công khai thông tin về tài chính 70

5 Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính giáo dục theo hướng phản ánh sát thực tiễn 71

GIẢI PHÁP 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính 79

1 Quan điểm thiết kế các bảng tính trong công tác quản lý tài chính 79

2 Xây dựng các mối liên kết trong thiết kế các bảng tính phục vụ cho công tác kế toán Quản trị 80

3 Xây dựng các mối liên kết trong thiết kế các bảng tính phục vụ công tác Hạch toán kế toán 83

4 Lời kết trong ứng dụng tính năng của các Hàm để thực hiện tự động hoá mối liên kết dữ liệu 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHẦN PHỤ LỤC 93

Trang 2

MỤC LỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1 Tình hình giáo viên, học sinh, lớp học giai đoạn 2005- 2010

49Bảng 2 Tình hình cơ sở vật chất giai đoạn 2005- 2010

52Bảng 3 Tình hình thu tài chính giai đoạn 2005- 2010

52Bảng 4 Tình hình chi tài chính giai đoạn 2005- 2010

54Bảng 5 Định mức chi thường xuyên Giáo dục và đào tạo Tp Hà Nội

55Bảng 6 Tỷ lệ % trả lời về mục tiêu phân cấp quản lý tài chính

56Bảng 7 Tỷ lệ % trả lời về tác động đến kết quả hoạt động của Trường sau khi thực hiện Nghị

định 43/2006/NĐ-CP

56Bảng 8 Tỷ lệ % trả lời về điều kiện phục vụ cho công tác quản lý tài chính

57Bảng 9 Tỷ lệ % trả lời về công tác lập kế hoạch phát triển của nhà trường

57Bảng 10 Tỷ lệ % trả lời về công tác lập kế hoạch phát triển của nhà trường

58Bảng 11 Tỷ lệ % trả lời về công tác phân bổ ngân sách đối với Giáo dục THCS

59Bảng 12 Tỷ lệ % trả lời về công tác quyết toán ngân sách đối với Giáo dục

59Bảng 13 Tỷ lệ % trả lời về công tác kiểm tra ngân sách đối với trườngTHCS

60Bảng 14 Tỷ lệ % trả lời về đề xuất bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong quản lý tài chính

60Bảng 15 Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý trường THCS

93Bảng 16 Gợi ý: Kết nối các hoạt động với kế hoạch tài chính

98Bảng 17 Gợi ý: Xây dựng lịch biểu hoạt động tài chính của trường THCS

98Bảng 18 Gợi ý: Các xu hướng và vấn đề có tác động tài chính giai đoạn trung hạn

100Bảng 19 Xây dựng kế hoạch Tài chính trung hạn giai đoạn 2011-2013

101Bảng 20 Gợi ý: Tổng hợp các nguồn thu và chi tiêu đề xuất

102Bảng 21 Gợi ý: Mẫu công khai kết quả đào tạo

103Bảng 22 Gợi ý: Mẫu công khai về cơ sở vật chất

103Bảng 23 Gợi ý mẫu công khai đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên

104

Trang 3

Bảng 24 Gợi ý mẫu công khai Thu chi tài chính

105Bảng 25 Bảng mã của hàm dịch chuyển số ra chữ trên MS-EXCEL

106Bảng 26 Dự toán Ngân sách năm 2011 và kế hoạch tài chính giai đoạn 2011-2013

108Bảng 27 Bảng tính lương cho CBVC tại mọi thời điểm

108Bảng 28 Sổ theo dõi tài sản, công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

109Bảng 29 Gán nhãn tên trong chương trình thu học phí

109Bảng 30 Bảng tính “Menu” của chương trình thu học phí, lệ phí.v.v

110Bảng 31 Danh mục sổ kế toán áp dụng cho đơn vị kế toán cấp cơ sở

110Bảng 32 Danh mục báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở

111Bảng 33 Bảng tính “Menu” của chương trình hạch toán kế toán

112Bảng 34 Bảng tính dùng để nhập chứng từ kế toán

112Bảng 35 Mục lục NS và số dư đầu năm của các Mục, Tiểu mục

113Bảng 36 Danh mục Tài khoản và số dư đầu năm của các Tài khoản

113Bảng 37 Đăng ký và số dư đầu năm của các đối tượng công nợ và theo Tài khoản

114Bảng 38 Bảng tính dùng để in Phiếu thu, Phiếu chi

114

Trang 4

I MỞ ĐẦU

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính là một chính sách đang được triển khai nhằmnâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia, trong đó Có hệ thống giáo dục quốc dân.Tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho cơ sở, tăng quyền tự chủ và trách nhiệmcủa trường Trung học Cơ sở trong quản lý tài chính là một nội dung rất quan trọngcủa cải cách tài chính trong giáo dục

Xu hướng tăng cường phân cấp được thể hiện rõ trong quá trình cải cách tàichính công những năm gần đây Đặc biệt Luật ngân sách ban hành năm 2002 đã tạo ra

sự chuyển biến đáng kể trong phân cấp ngân sách cho địa phương

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định mục tiêuchung và mục tiêu ưu tiên là:

- Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nângcao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tựchịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục

- Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, địa phương , giao quyềnquản lý về tổ chức cán bộ, tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục

- Thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thứcquản lý giáo dục Thể chế hoá chức năng , nhiệm vụ quản lý giáo dục các cấp

Trong dự thảo lần thứ 15b “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2020” cũng đã nêu rõ:

2009 Thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáodục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; nâng cao tính tự chủ, tựchịu trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; kiênquyết thúc đẩy thành lập Hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học để thực hiệnquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị

Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp quản lý tài chính trên thực tế còn nhiều vướngmắc và cũng còn không ít hạn chế Mặc dù trường Trung học Cơ sở Công lập đượctrao quyền quản lý tài chính nhiều hơn, song hầu hết các trường Trung học Cơ sởCông lập vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, Tỉnh, Thành phố

và Quận, Huyện Việc thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương cònnhiều lúng túng, phân cấp cho quản lý tài chính cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vàoquyết định của chính quyền cấp Tỉnh, Thành phố và Quận, Huyện

Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về thực trạng quản lý tài chính giáo dục,nhưng có thể nói rằng chưa có nghiên cứu nào đặt vấn đề nghiên cứu về quyền tự chủ

và trách nhiệm của trường Trung học Cơ sở trong quản lý tài chính

Trang 5

Với mục đích nghiên cứu tác động của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối vớitrường Trung học Cơ sở Công lập, những chính sách cần thiết phải được ban hành đểtạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho cơquan quản lý các cấp khởi xướng nghiên cứu quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm củatrường Trung học Cơ sở Công lập trong môi trường phân cấp quản lý giáo dục ở Việtnam, nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội tiếp cận và công bằng, nâng cao chấtlượng, hiệu quả giáo dục Trung học Cơ sở Công lập trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, Tôi chọn đề tài: “Các giải pháp phân cấp quản lý tài chính trường Trung học Cơ sở Công lập”

II Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong quản lý tài chính ở các trườngTHCS Việt nam, luận văn đề xuất một số giải pháp phân cấp quản lý tài chính đểnâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý kế hoạch - tài chính củatrường Trung học Cơ sở Công lập

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Tổng hợp các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản

lý tài chính và đổi mới giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý cho trườnghọc

2.2 Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý tài chính; thực hiện quyền tự chủ và tựchịu trách nhiệm quản lý tài chính trong trường Trung học Cơ sở Công lập

2.3 Đề xuất các giải pháp về phân cấp quản lý tài chính cho trường Trung học

Cơ sở Công lập hiện nay

III Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng: Phân cấp quản lý tài chính trường Trung học Cơ sở Công lập

3 Khách thể nghiên cứu: Quản lý tài chính ở trường THCS Công lập

3 Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các trường THCS Công lập trên địa bản QuậnĐống Đa TP Hà Nội

IV Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét những

vấn đề cần nghiên cứu trong: “Phân cấp quản lý tài chính trường THCS Công lập”

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Mục đích nghiên cứu tài liệu để thu thập được các thông tin:

Trang 6

- Phân tích nguồn tài liệu theo giác độ chủng loại

- Tổng hợp tài liệu

5.2 Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Điều tra bằng phiếu hỏi

5.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý thông tin định lượng

- Xử lý thông tin định tính

- Sai số quan sát: Sai số ngẫu nhiên; Sai số kỹ thuật; Sai số hệ thống

- Trình bày độ chính xác của số liệu

V Cấu trúc của đề tài:

Đề tài gồm 03 phần:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG THCS

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO TRƯỜNG THCS

Trang 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.1

1.1 Phân cấp, phân quyền và quản lý tài chính.

1.1.1 Lý luận về phân cấp, phân quyền

a Phân cấp, Phân quyền

Phân cấp, Phân quyền là quá trình phân công lại trách nhiệm và quyền hạn raquyết định tương ứng đối với những chức năng cụ thể từ cấp trên xuống cấp dưới củachính phủ và các đơn về tổ chức Phân cấp, phân quyền là sự uỷ thác quyền lực đồngthời gắn với xác định trách nhiệm , chức năng của các cấp trong hệ thống quản lý Phân cấp là một thuật ngữ được sử dụng trong khá nhiều văn bản quy phạm phápluật ở nước ta Tuy nhiên, phân quyền ít khi được sử dụng, mặc dù từ decentralizationđược dịch theo nghĩa là phân cấp Trong từ điển “Anh - Pháp - Việt” từ này có khíhiểu là phân cấp, có khi hiểu là phân quyền Do đó, trên phương diện nội dung, phâncấp và phân quyền đi cạnh nhau

Phân quyền được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau Có hình thức phânquyền được hiểu như là sự phân chia quyền lực nhà nước cho nhiều chủ thể khác nhau;phân chia quyền lực nhà nước theo chế độ liên bang; phân chia quyền quản lý hànhchính, tài chính nhà nước Mỗi một hình thức phân quyền có những bản chất khácnhau Nghiên cứu phân quyền nói chung để hiểu rõ hơn bản chất của phân quyền hoạt

động quản lý hành chính, tài chính nhà nước (phân công chức năng hoạt động quản lý

hành chính, tài chính nhà nước) là rất cần thiết Do đó, phân cấp hay phân quyền có

thể sử dụng thay thế nhau

b Ưu điểm và nhược điểm của phân cấp

Trong những điều kiện thích hợp, tất cả các hình thức phân cấp đều có tác dụngquan trọng mở rộng sự tham gia của dân chúng vào các hoạt động chính trị, kinh tế và

xã hội

Ưu điểm của phân cấp:

- Phân cấp tạo ra cơ hội để có một chính phủ có trách nhiệm hơn, công khai vàminh bạch hơn khi người dân tham gia vào quá trình ra quyết định có thể dễ dàng giámsát và đánh giá việc chính phủ tuân thủ các quyết định của mình;

- Phân cấp giúp loại bỏnhững trở ngại trong quá trình ra quyết định thường docách lập kế hoạch của chính phủ trung ương và do cách kiểm soát những hoạt độngkinh tế và xã hội quan trọng;

- Phân cấp có thể làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan liêu phức tạp và cóthể làm tăng tính nhậy cảm của các quan chức chính phủ trước những điều kiện và nhucầu của địa phương;

Trang 8

- Phân cấp có thể giúp các bộ của chính phủ trung ương vươn tới được nhiềuhơn các lĩnh vực cần cung cấp dịch vụ của địa phương;

- Phân cấp giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính đối với chính quyền trung ươngkhi chính quyền địa phương có thêm quyền nhiều hơn trong việc huy động các khoảnngân quĩ bằng cách thu phí và lệ phí đối với những dịch vụ mà chính quyền địaphương cung cấp;

- Phân cấp có thể cho phép sựđại diện chính trị lớn hơn cho các nhóm ngườikhác nhau trong việc ra quyết định;

- Phân cấp có thể giảm bớt khối lượng công việc sự vụ của những nhà lãnh đạocấp cao ở các bộ trung ương để tập trung nhiều hơn vào chính sách;

- Phân cấp có thể tạo ra một tiêu điểm địa lý ở cấp địa phương cho sự phối hợpmột cách hiệu quả hơn các chương trình quốc gia, tỉnh, huyện, địa phương và tạonhiều cơ hội cho người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định;

- Phân cấp có thểđem lại những chương trình sáng tạo, mang tính đáp ứng và đổimới hơn bằng cách cho phép địa phương “làm thí điểm”;

- Phân cấp cũng có thể làm tăng sự ổn định chính trị và thống nhất dân tộc bằngcách cho phép người dân có quyền kiểm soát tốt hơn các chương trình công cộng tạiđịa phương

Nhược điểm của phân cấp: Phân cấp có thể không hiệu quả, đặc biệt là ở những

lĩnh vực cung cấp dịch vụ mang tính thường xuyên, đã chuẩn hoá và trên diện rộng

- Thứ nhất, nó có thể làm mất đi tính hiệu quả kinh tế theo qui mô và làm giảm

sự kiểm soát đối với những nguồn lực tài chính khan hiếm của chính quyền trungương Năng lực hành chính và năng lực kỹ thuật yếu ở cấp địa phương có thể dẫn đếnviệc cung cấp dịch vụ kém hiệu quả hơn ở một số lĩnh vực

- Thứ hai, các trách nhiệm hành chính được chuyển cho cấp địa phương màkhông kèm theo đủ nguồn tài chính khiến cho khó cung cấp hay phân phối dịch vụđầy đủ Phân cấp đôi khi còn khiến cho sự phối hợp các chính sách quốc gia trở nênphức tạp hơn và có thể dẫn đến tình trạng cán bộ địa phương trục lợi

- Thứ ba, trong quá trình thực hiện phân cấp, sự không tin tưởng giữa khu vựcnhà nước và khu vưc tư nhân có thể làm xấu đi sự hợp tác ở cấp địa phương Nhữngngười có trách nhiệm lập dự án hay chương trình cần phải có khả năng đánh giá đúng

ưu điểm và nhược điểm của các tổ chức cả nhà nước lẫn tư nhân

 Sự phân cấp thành công có quan hệ chặt chẽ với việc tuân thủ nhữngnguyên tắc khi thiết kế phân cấp: tài chính phù hợp với chức năng (việc giao nhiệm vụ

rõ ràng); việc ra quyết định có đầy đủ thông tin; sát với những ưu tiên của địa phương;

và trách nhiệm giải trình Tuy nhiên, việc áp dụng những nguyên tắc này trong thực

Trang 9

tiễn không phải dễ dàng Điều kiện ở các nước là khác nhau, do đó các công cụ chínhsách và công cụ thể chế cho sự phân cấp cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể củatừng nước

 Việc không xây dựng được những chính sách phù hợp hỗ trợ cho quátrình lập kế hoạch và quản lý sẽ làm mất tác dụng của sự cố gắng tinh giản biên chếcủa chính phủ, và có thể dẫn đến việc trao quyền cho những cán bộ địa phương khôngcam kết cho sự quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn lực Khi phân cấp, các cơquan trung ương cũng như các tổ chức ở địa phương phải nắm vững được và thíchnghi với trách nhiệm mới của mình Những vấn đề thường gặp phải ở cấp địa phươnglà: thiếu nguồn lực tài chính, thiếu năng lực, và hiểu biết pháp luật, tinh thần tráchnhiệm không cao Những vấn đề khác có thể có nữa là:

 các nhóm lợi ích tranh giành quyền hạn và quyền kiểm soát các nguồnlực đã được phân cấp,

 các cơ quan chức năng (địa phương) được trao trách nhiệm nhưng khôngđược trao quyền hạn và quyền kiểm soát,

 cấp địa phương không đủ năng lực đảm đương các trách nhiệm mới,

 giao những nhiệm vụ vượt quá tầm quản lý,

 hướng dẫn luật pháp không rõ ràng,

 thiếu sự tin tưởng của người dân địa phương do nhiều khi hoài nghi vớinhững sáng kiến mới,

 quan hệ giao tiếp và thông tin không đầy đủ,

 không bảo đảm ngân sách cho những dự án thử nghiệm

1.1.2 Khái niệm về tài chính

- ý kiến thứ nhất: Định nghĩa theo từ điển tiếng Việt: “Tài chính 1: tài chính là

tiền nong và thu chi tài chính 2: tài chính là việc quản lý của cải xã hội bằng tiền theo những mục đích nhất định”.

- ý kiến thứ hai: "Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân

phối và sử dụng những của cải bằng tiền mà chủ yếu là tổng sản phẩm trong nước thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu các lĩnh vực

xã hội".

- ý kiến thứ ba: "Tài chính là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa những

thực tế tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính".

Tuy các ý kiến có những điểm khác nhau nhưng cần quan tâm các điểm sau: + Tài chính là khâu phân phối của quá trình tái sản xuất xã hội,

Trang 10

+ Phân phối của tài chính thông qua việc thành lập và sử dụng các quĩ tiền tệ.Theo các tài liệu khác thì tài chính có thể hiểu là những quan hệ kinh tế trongphân phối sản phẩm quốc dân Trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ tập trung và không tậptrung, được hình thành và sử dụng cho tái sản xuất xã hội, tăng trưởng kinh tế và thựchiện các nhiệm vụ chức năng của Nhà nước.

Tài chính là phạm trù kinh tế Sự ra đời và phát triển của tài chính gắn liền với sự

ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ Trong sự phát triển của nền vănminh nhân loại qua các thời đại, tài chính luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong đờisống kinh tế – xã hội ở tất cả các quốc gia với bất kỳ chế độ chính trị xã hội nào Với

sự phát triển của xã hội loài người thì sự phát triển của phân công lao động xã hội ,sản xuất và trao đổi hàng hoá phát sinh ra tiền tệ, từ đây tiền tệ trở thành thước đochung cho tất cả các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội và tạo nên cuôc cáchmạng trong quan hệ phân phối trao đổi sản phẩm hàng hoá Từ phân phối trao đổi bằng

hiện vật (phi tài chính) sang phân phối trao đổi bằng giá trị quy ước (tài chính) và từ

đây tài chính ra đời và phát triển

Tài chính là những quan hệ kinh tế, nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trongnền kinh tế xã hội đều thuộc phạm vi tài chính tài chính chỉ bao gồm những quan hệkinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ Mỗiquỹ tiền tệ được hình thành luôn gắn liền và phản ánh mối quan hệ sở hữu về thu nhập,mỗi quỹ tiền tệ đều có mục đích sử dụng xác định Sự hình thành và sử dụng các quỹtiền tệ đều được thể chế hoá bởi hệ thống các chế độ và luật tài chính

Tài chính còn là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá , là kháiniệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nẩy sinh trong phân phối và chi dùng nhữngcủa cải bằng tiền giữa con người với nhau , bao gồm quan hệ giữa pháp nhân với phápnhân , quan hệ giữa pháp nhân với thể nhân , thể nhân với thể nhân Các quan hệ tàichính nảy sinh cả trong hoạt động của nhà nước, hoạt động của các tổ chức xã hội, củadân cư, của các doanh nghiệp Những đặc điểm cơ bản của quan hệ này bao giờ cũnggắn liền với việc thành lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.Tài chính xuất hiệntrên cơ sở sự vận động của tiền tệ, quan hệ tiền hàng của nền sản xuất hàng hoá

Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa nhu cầucủa thị trường, của xã hội, của con người và khả năng cho phép để quyết định cái gì,bằng cách nào và phân phối cho ai, sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với những chiphí ít nhất tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, tài chính là công cụ quan trọng đượcnhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ và chức năng củanhà nước Với tính chất như vậy, tài chính có những chức năng cơ bản là: Chức năng

tổ chức vốn; Chức năng phân phối; Chức năng kiểm tra, giám sát (chức năng giám

đốc)

Trang 11

- Chức năng tổ chức vốn là sự thu hút vốn bằng nhiều hình thức của các thànhphần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế thị trường như : vay, mượn, đóng góp, hỗtrợ Tổ chức vốn là làm luân chuyển vốn từ người cung ứng vốn đến người sử dụngđược thuận lợi, hiệu quả Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp khả năng tổchức vốn hạn hẹp, không phát triển Trong cơ chế thị trường tổ chức vốn trở nên đadạng, phức tạp của tất cả các thành phần kinh tế và tạo nên sự cạnh tranh.

- Chức năng phân phối của tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân(GNP) theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dụng nhằm tích tụ,tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thoả mãn các nhu cầu chung của Nhànước, của xã hội và của cá nhân Chức năng phân phối của tài chính là khâu gắn liềngiữa sản xuất và tiêu dùng Công nghệ phân phối bằng giá trị (đồng tiền) hay bằng cácphương pháp tài chính được thực hiện

- Chức năng kiểm tra, giám sát (chức năng giám đốc) là quá trình kiểm tra, kiểm

soát các hoạt động tài chính nhằm làm tốt toàn bộ quá trình phân phối GNP Các quan

hệ tài chính thể hiện dưới các hình thức cụ thể của các dòng (luồng) vận động nguồntài chính từ nơi này sang nơi khác gặp nhau tại một giao điểm nhất định gọi là quỹ tiền

tệ Vì vậy kiểm tra tài chính phải thực hiện tất cả các giai đoạn trong, sau, trước khithực hiện kế hoạch Tuy nhiên chức năng giám đốc không chỉ là kiểm tra, giám sát mà

còn có nội dung quản trị rủi ro (là lựa chọn các hoạt động tài chính cho mục đích mà

tránh rủi ro) và nội dung tư vấn của tài chính bằng các lời khuyên, bằng lãi suất, bằng

các điều kiện cung ứng

Theo nghĩa rộng trong kinh tế chính trị học , tài chính là tổng thể các quan hệ tiền

tệ trong phân phối dưới hình thức giá trị , hình thành các quỹ tiền tệ Tài chính biểuhiện tổng hợp giá trị tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu ding trong xã hội Phạm trù tàichính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: ngân sách nhà nước, lưu thông tiền tệ – tíndụng ngân hàng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tư nhân… Vì vậy tài chính có vaitrò to lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, đời sống nhân dân cũng như đối vớihoạt động quản lý của nhà nước Vậy tài chính tiền tệ mang tính chất sản xuất và thểhiện mục tiêu, bản chất của nhà nước và có vai trò đặc biệt quan trọng được thể hiện ởmột số điểm như sau:

- Tài chính là công cụ quan trọng trong việc bảo đảm ổn định và tăng trưởngkinh tế của đất nước

- Tài chính có vai trò quan trọng trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, điềutiết và quản lý vĩ mô của nhà nước

- Tài chính là nguồn vật chất quyết định trong ổn định chính trị, bảo vệ thànhquả đất nước

Trang 12

- Tài chính thực hiện kiểm tra tài chính đối với mọi hoạt động kinh tế -xã hội,ngăn ngừa , phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong đời sốngkinh tế -xã hội.

Bất kỳ quốc gia nào cũng cần quản lý tài chính và là yếu tố có tầm quan trọngquyết định để thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội Bộ phận tài chính gắnliền với họat động của nhà nước được gọi là tài chính nhà nước Đó là bộ phận quantrọng nhất, đóng vị trí chủ đạo trong nền tài chính quốc gia

1.1.3 Khái niệm quản lý Tài chính

- ý kiến thứ nhất: Quản lý tài chính là hoạt động quản lý mà là có liên quan với

quy hoạch và kiểm soát về nguồn lực Kế hoạch tài chính của tổ chức, chỉ đạo, giámsát, tổ chức và kiểm soát các nguồn lực tài chính của một tổ chức

- ý kiến thứ hai: Quản lý tài chính bao gồm hai quá trình cốt lõi của quản lý tài

nguyên và các hoạt động tài chính

- ý kiến thứ ba: Quản lý tài chính là Quá trình quản lý các nguồn lực tài chính,

bao gồm cả kế toán và báo cáo tài chính, ngân sách, tài khoản thu phải thu, quản lý rủi

ro, và bảo hiểm cho một tổ chức

- ý kiến thứ tư: Quản lý tài chính là sự phối hợp của tất cả các hoạt động tài

chính trong một tổ chức

Quá trình này thường nằm dưới sự kiểm soát của người quản lý tài chính và quantrọng đối với sức khỏe tổng thể của một tổ chức Các thành phần chính của quản lý tàichính xoay quanh tài chính cơ bản Bao gồm các tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạtđộng chính, chẳng hạn như sử dụng kinh phí nội bộ, đầu tư v.v…

- ý kiến thứ năm: Quản lý tài chính là hệ thống các tác động hợp quy luật, phù

hợp với khách quan tài chính của Chủ thể quản lý tác động vào những Khách thể quản

lý nhằm đạt mục tiêu tài chính đề ra Trong đó:

+ Chủ thể quản lý là Thủ trưởng đơn vị; Giám đốc; Hiệu trưởng … là nhữngngười chủ tài khoản

+ Khách thể là những người làm công tác tài chính như kế toán viên …

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy tình công nghệ mà chủ thể quản

lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tácđộng và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật kháchquan và đạt tới các mục tiêu đã định

Trong hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công

cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phảiđược xác định đúng đắn

Trang 13

Quản lý Tài chính Nhà nước là một nội dung của quản lý tài chính và là một mặtcủa quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lý Tài chính Nhà nước các vấn đề kểtrên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ.

Trong hoạt động Tài chính Nhà nước, chủ thể quản lý Tài chính Nhà nước là Nhànước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạtđộng tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Chủ thể trực tiếp quản lý Tàichính Nhà nước là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước

Đối tượng của quản lý Tài chính Nhà nước là các hoạt động của Tài chính Nhànước Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của Tài chính Nhà nước;hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ Tài chính Nhà nước diễn ra trong các bộ phậncấu thành của Tài chính Nhà nước Đó cũng chính là các nội dung chủ yếu của quản lýTài chính Nhà nước

Ta có thể có khái niệm tổng quát về quản lý Tài chính Nhà nước như sau: Quản

lý Tài chính Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý Tài chính Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của Tài chính Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu

đã định.

1.1.4 Phân quyền tài chính

- Phân quyền tài chính ở mặt chi là việc chuyển giao quyền thiết kế và sản

xuất các hàng hoá công cộng từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương.Song không phải hàng hoá công cộng nào cũng có thể chuyển giao, mà chỉ nhữnghàng hoá chuẩn công cộng thôi- chẳng hạn như giáo dục, y tế Còn các hàng hoá côngcộng thuần túy như quốc phòng, ngoại giao sẽ vẫn phải do trung ương nắm giữ, và gọi

là hàng hoá công cộng quốc gia

- Phân quyền tài chính ở mặt thu là trả quyền thu các sắc thuế địa phươngcho địa phương Một sắc thuế địa phương tốt cần thoả mãn các nguyên tắc của sắcthuế nói chung và các nguyên tắc riêng của thuế địa phương Có ba nguyên tắc chung

về thuế Đó là công bằng, trung lập và đơn giản Bốn nguyên tắc riêng của thuế địaphương bao gồm nguồn thu ổn định, phân bố đồng đều giữa các địa phương, cơ sởthuế phải bất biến, và địa phương phải có trách nhiệm tài chính

a Phân quyền tài chính là cần thiết

- Phân quyền tài chính là cần thiết vì nếu phân quyền tài chính tốt sẽ đạt đượchiệu quả cao trong quản lý tài chính ngân sách địa phương cũng như quốc gia Có rấtnhiều lý luận về phân quyền tài chính cho thấy phân quyền tài chính có thể nâng caohiệu quả thông qua:

 Phân bổ nguồn lực tốt hơn;

 Tạo ra sự cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương

Trang 14

Lý luận “bỏ phiếu bằng chân” của Charles M Tiebout chỉ ra rằng phân quyền tàichính sẽ đưa đến cạnh tranh giữa các chính quyền, nên các chính phủ địa phương buộcphải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình Còn định lý phân quyền của Wallace E.Oates thì tuyên bố rằng phân quyền tài chính sẽ khiến cho phân bổ nguồn lực tốt hơn

vì chính quyền địa phương có đủ thông tin hơn, do đó hiệu quả tài chính cũng được cảithiện

- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những lý luận nói trên hoàn toàn mang tính chuẩntắc Trong thực tế, phân quyền tài chính diễn ra có thể vì nhiều lý do, trong đó lý dohay thấy nhất là các nước cần tiến hành phân quyền chính trị và phân quyền hànhchính, nên kèm theo đó phải tiến hành cả phân quyền tài chính

- Tăng phúc lợi xã hội: Khi chuyển từ chế độ tập quyền tài chính sang chế độphân quyền tài chính, tất cả các địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc gia đều tăngđược phúc lợi kinh tế Lý do là chính quyền trung ương chỉ nắm được những thông tinchung về lượng cầu của dân, nên có xu hướng cung ứng các hàng hóa công cộng địaphương với số lượng giống nhau cho tất cả các địa phương, gây ra tình trạng cung ứngthừa ở địa phương này và cung ứng thiếu ở địa phương khác Trong khi ấy, chínhquyền địa phương do gần dân hơn nên nắm chính xác hơn chủng loại và lượng cầuhàng hóa công cộng địa phương ở khu vực do mình quản lý, nên sẽ cung ứng đúng vàđủ

- Cạnh tranh thành tích: Trong phạm vi quyền hạn được phân, các chính quyềnđịa phương sẽ cố gắng đưa ra những chính sách kinh tế tốt nhất nhằm nâng cao thànhtích của mình trong con mắt người dân- những người sẽ so sánh chính quyền nơi mìnhsống với chính quyền nơi khác thông qua những thành tích của các chính quyền Cóthể gọi đây là cuộc cạnh tranh thành tích giữa các chính quyền địa phương

- Nâng cao trách nhiệm tài chính:

 Trong chế độ tập quyền tài chính, chính quyền trung ương là người cungứng các hàng hoá công cộng cho một địa phương nào đó và họ có thể có những lợi íchnhất định Những lợi ích này có thể có được thông qua sử dụng sai mục đích các khoảntài chính được cấp để thực hiện các nhiệm vụ chi nói trên, hay cũng có thể là lợi ích dokhông phải lao tâm khổ tứ để chống thất thoát tài chính trong quá trình cung ứng hànghoá công cộng Lúc ấy, lượng cung ứng hàng hoá công cộng sẽ giảm do nguồn tàichính ít đi Tuy nhiên, điều này không khiến cho chính quyền bị "kỷ luật" trong nhữnglần bầu cử người đứng đầu chính quyền vì nếu dân địa phương nơi hàng hoá côngcộng bị cung ứng ít đi không bầu cho họ thì dân địa phương nơi khác vẫn có thể bầu

 Còn trong chế độ phân quyền tài chính, hàng hoá công cộng địa phương

do chính quyền địa phương cung ứng Nếu họ thiếu trách nhiệm tài chính dẫn tới cung

Trang 15

ứng không đủ hàng hoá công cộng, thì nhân dân của họ sẽ kỷ luật họ (không bầu cho

họ) trong lần bầu cử tới Vì thế, phân quyền tài chính sẽ nâng cao được trách nhiệm tài

chính của chính quyền

Trong khi có nhiều lý luận ủng hộ các nhà nước nên đẩy mạnh phân quyền tàichính vì có nhiều cái lợi như trình bày ở trên, thì lại có không ít lý luận cho rằng cầnphải thận trọng khi tiến hành phân quyền tài chính vì có những tác động tài chínhngoại lai bất lợi Phân quyền tài chính ở mặt thu có thể làm nảy sinh một số bất lợi đốivới nền tài chính và ngân sách của quốc gia cũng như của địa phương, trong đó đángchú ý nhất là vấn đề cạnh tranh thuế theo chiều ngang, cạnh tranh thuế theo chiều dọc,

và xuất khẩu thuế

- Cạnh tranh thuế theo chiều ngang

 Giả định rằng môi trường kinh tế giữa các địa phương là giống nhau, chỉ

có chính sách thuế là khác nhau và được hoạch định độc lập nhưng lại có tác động đếnđịa phương khác Để đảm bảo đủ thu ngân sách các chính quyền địa phương sẵn sàng

đánh thuế vào các hoạt động kinh tế (các cơ sở thuế) có khả năng di chuyển qua lại

giữa các địa phương Chính ý đồ này đã dẫn các địa phương đến chỗ cạnh tranh thuếtheo chiều ngang, đua nhau giảm thuế suất để thu hút các cơ sở thuế vào địa phươngmình

 Một ví dụ dễ thấy nhất về cạnh tranh thuế theo chiều ngang là cạnh tranhthuế pháp nhân Nếu tất cả các địa phương đều tham gia vào cuộc cạnh tranh khônghợp tác kiểu này, thì từng địa phương sẽ chẳng những không được lợi gì vì chưa chắc

đã thu hút thêm được cơ sở thuế về địa phương mình mà còn bị thiệt hại về tài chính

do thuế suất giảm dẫn tới tổng nguồn thu giảm Tài chính quốc gia cũng vì thế mà thấtthu và lượng cung ứng hàng hoá công cộng sẽ ít đi

 Nếu các địa phương có cơ cấu kinh tế không giống nhau, cạnh tranh thuế

có thể dẫn đến việc các hoạt động kinh tế sẽ đổ về những địa phương có thuế suất thấpchứ không phải về những địa phương có năng suất lao động cao Điều này sẽ bóp méochức năng phân bổ nguồn lực, làm cản trở sản xuất và phát triển kinh tế

- Cạnh tranh thuế theo chiều dọc

 Nếu như cạnh tranh thuế theo chiều ngang dẫn đến cuộc chạy đua giảmthuế suất quá mức, thì cạnh tranh thuế theo chiều dọc lại dẫn đến tình trạng cùng một

cơ sở thuế lại phải chịu thuế suất quá cao

 Cạnh tranh thuế theo chiều dọc giữa trung ương và địa phương chỉ xảy rakhi có chuyện đánh thuế hai lần bởi cả trung ương lẫn địa phương vào cùng một cơ sởthuế Điều này gọi là "đánh thuế hai lần" Do cơ sở thuế giống như một mảnh đất công

mà ai cũng có thể lợi dụng, nên các bên đều ra sức tăng thuế suất, khiến cho thuế suất

Trang 16

thực tế mà cơ sở thuế phải chịu trở nên quá cao Có thể gọi đây là một “bi kịch của mảnh đất công”, nghĩa là bị khai thác đến kiệt quệ.

- Xuất khẩu thuế

 Khi cung ứng một hàng hoá công cộng nào đó mang lại lợi ích cho dân địaphương của mình, chính quyền địa phương có thể khiến dân địa phương khác phải

chịu một phần chi phí để cung ứng hàng hoá đó (tức là thuế) Hiện tượng này gọi là

xuất khẩu thuế Những thuế có thể xuất khẩu này thường là các sắc thuế theo chủnghĩa đánh thuế theo nguồn gốc Khi giữa các chính quyền địa phương có thể có cạnhtranh hoàn hảo và các yếu tố sản xuất bị đánh thuế di chuyển qua lại giữa các địaphương, hiện tượng xuất khẩu thuế sẽ xảy ra

 Xuất khẩu thuế đồng nghĩa với việc người được hưởng lợi từ tiêu thụ hànghoá công cộng và người nộp thuế để chính quyền địa phương có nguồn tài chính choviệc sản xuất hàng hoá công cộng không phải là một Điều đó có nghĩa là có sự viphạm nguyên tắc công bằng về thuế Một hậu quả khác của xuất khẩu thuế là nhân dânđịa phương sẽ nhận thấy mình không phải gánh chịu chi phí thuế, nên tự nhiên động

cơ giám sát và kỷ luật hoạt động tài chính của chính quyền địa phương sẽ mất đi Điềunày có thể làm cho chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm tài chính

1.1.5 Phân cấp quản lý tài chính

a Phân cấp quản lý tài chính được thể hiện quan hệ tài chính giữa các

cấp chính quyền, giữa cơ quan tài chính nhà nước với cơ quan chủ quản và các đơn

vị dự toán Trong đó quan hệ Ngân sách các cấp chính quyền là nội dung quantrọng nhất Phân cấp quản lý Ngân sách có thể coi là nội dung chủ yếu của phâncấp quản lý tài chính và về thực chất, đó là giải quyết các quan hệ về ngân sách

giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương (NSTW và NSĐP) thể

hiện trên 4 mặt sau:

- Thẩm quyền ngân sách

- Phân định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

- Quy định về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách: quy định về chuyển giaongân sách giữa các cấp

- Phân quyền thành lập và sử dụng các loại quỹ tài chính

+ Phân cấp quản lý giáo dục là một quá trình phức tạp nhằm giải quyết nhữngthay đổi về cách thức hoạch định chính sách, tạo thu nhập, chi tiêu tài chính, đào tạogiáo viên, thiết kế giáo trình và quản lý các trường địa phương Điều đó thể hiện sựthay đổi vai trò, trách nhiệm các cấp quản lý trong hệ thống giáo dục công, liên quanđến mối quan hệ giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường, mối quan hệ giữa cộng đồngđịa phương với chính phủ trung ương

Trang 17

+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phân cấp giáo dục Đó là các nguyên nhân

về tài chính giáo dục; tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, cải thiệnchất lượng giáo dục; phát huy sáng kiến trong quản lý giáo dục

+ Có nhiều loại phân cấp khác nhau tuỳ thuộc vào cấp độ chính quyền cóquyền hạn ra quyết định, bản chất các quyết định cũng như định hướng phân cấp Cáchthức quyền lực được chuyển giao thông qua phân cấp có thể khái quát như sau:

Cách 1 Phi tập trung: chuyển giao quyền lực cho các cấp thấp hơn trong

chính phủ trung ương

Cách 2 Trao quyền: Trao nhiệm vụ của chính phủ cho các tổ chức tự

quản Những tổ chức này có thể nhận ngân sách công cộng và chịu trách nhiệm trướcchính phủ trung ương

Cách 3 Chuyển giao quyền lực: Tạo ra các đơn vị độc lập và tự quản của

chính phủ và có quyền hạn thu chi

b Tự chủ tài chính trường học

- Tự chủ tài chính trường học hay giao quyền tự chủ tài chính cho nhà trường làmột phần của cơ chế phân cấp quản lý hệ thống giáo dục Mục tiêu của việc trao quyềnquản lý tài chính cho nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dụcbằng việc thay đổi quyền lực và mối quan hệ của nhà trường với chính quyền địaphương trong vấn đề tài chính

- Trường học tự chủ (Self- managing school ): Đây là mô hình quản lý theo

phương thức tăng cường phân cấp, phân quyền cho nhà trường Nhà trường được giao

quyền ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực (bao gồm chương trình giáo dục;

phương tiện dạy học; quyền ra quyết định; cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; phân bổ thời gian và tài chính).

- Mô hình quản lý này đòi hỏi sự phân quyền, sự tham gia của số đông vào quátrình ra quyết định, trao quyền tự chủ cho nhà trường đối với vấn đề quản lý ngânsách, nhân sự và chương trình, đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ Đây là cơchế quản lý nhà trường linh hoạt dựa trên quy luật cung - cầu trong giáo dục nhằm đápứng tốt nhất những nhu cầu về giáo dục

- Tính trách nhiệm của các trường trong tự chủ tài chính có liên quan tới các yếu

tố sau:

+ Thứ nhất, đó là tự chủ trong việc xác định các yếu tố đầu vào (nhân lực,

trang thiết bị, nguyên vật liệu ) cần thiết để đầu tư và sử dụng kinh phí có hiệu quả

nhất

+ Thứ hai, các cơ sở GD có trách nhiệm sử dụng NSNN cho GD đúng mụcđích

Trang 18

+ Thứ ba, cùng với đa dạng hoá các nguồn lực tài chính, các cơ sở GD phải cótrách nhiệm đầy đủ về thực hiện chương trình đào tạo.

- Các dấu hiệu trường học có quyền tự chủ cao về tài chính:

+ Cơ sở được khích lệ đa dạng hoá và tăng nguồn thu Không thể có được tựchủ tài chính khi các cơ sở GD phụ thuộc vào nguồn duy nhất là NS Nhà nước

+ Cơ sở được tự quyết định các khoản chi tiêu

+ Năng lực và mức độ kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của chính cơ

sở GD

+ Khả năng phân công nhân sự và phân bổ lại các nguồn kinh phí trong nội bộ

c Mục đích của phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chính giáo dục

- Mục tiêu tổng quát của phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chính giáo dục làlàm cho hệ thống giáo dục có thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng nhữngđòi hỏi tốt nhất của xã hội Phân cấp về tài chính nhằm tăng quyền tự chủ và tráchnhiệm Tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt để tạo ra sự thành công của các cuộc cảicách giáo dục, đặc biệt là việc đa dạng hoá các nguồn lực và sử dụng các nguồn lựcmột cách hiệu quả

- Mục đích cụ thể: Theo phương diện tài chính giáo dục, phân cấp quản lý giáodục thực chất là để giải quyết vấn đề huy động nguồn lực Với quan niệm cho rằngviệc phân cấp sẽ tạo ra các nguồn thu cho hệ thống giáo dục thông qua việc tận dụngnguồn thu thuế địa phương và giảm chi phí điều hành Mục tiêu của mô hình này làchuyển dịch gánh nặng tài chính đối với giáo dục từ chính phủ cấp trung ương sangchính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng và phụ huynh học sinh Mô hình nàycũng cho rằng sự tham gia tích cực hơn của nhiều tổ chức và nhóm xã hội sẽ dẫn đến

sự tăng lên của nguồn lực dành cho giáo dục

- Cơ chế phân bổ ngân sách giáo dục

+ Việc phân bổ NS GD thường được xây dựng trên các căn cứ: Số lượng họcsinh nhập học/ tốt nghiệp; chi phí đào tạo/ 1 học sinh theo từng cấp giáo dục và theo

mức độ được chấp nhận và hệ số (theo vùng, đối tượng cụ thể ).

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho giáo dục phụ thuộc đáng kể bởi cơ chếphân bổ ngân sách Thông thường có 2 cách phân bổ NS:

Cách 1: Dựa vào các định mức như định mức lương, chi phí đơn vị

Cách 2: Căn cứ vào dự toán ngân sách các cơ sở GD ở năm tới hay phân bổcủa năm trước cộng với điều chỉnh cho lạm phát và thay đổi về đội ngũ

- Các cách thức phân bổ ngân sách cho giáo dục

Có các cách phân phối NS để Có thể đảm bảo cho các cơ sở GD nâng cao hiệu quả:

Trang 19

+ Theo đầu vào: cấp kinh phí để bù đắp các chi phí về con người, bảo dưỡngnhà cửa, mua sắm thiết bị, vật liệu

+ Theo đầu ra: dùng một số thước đo đầu ra làm cơ sở để xác định các khoảnđược cấp Về lý thuyết thì cách này thể hiện sự ăn khớp giữa đầu tư và hiệu quả Tuynhiên, trên thực từ rất khó thực hiện vì sản phẩm cuối cùng của GD là kết quả củanhiều năm trước đó

+ Cấp NS thông qua HS/SV

+ Tính Có điều kiện: Chính phủ hoặc cơ quan cấp NS áp đặt Có điều kiện cho

cơ sở GD khi nhận được NS (về dụ như sau kết luận của: kiểm toán; Thanh, kiểm tra

Tài chính.v.v ).

- Các yêu cầu của cơ chế phân bổ NS mới:

+ Sự phân hoá và tăng số trường học có chất lượng

+ Tạo ra một môi trường GD năng động hơn

+ Thể hiện các ưu tiên phục vụ sự phát triển KT - XH

1.1.6 Những nguyên tắc chủ yếu trong quản lý tài chính của Giáo dục

a Nguyên tắc chung

Theo điều III luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 thì:" Ngân sách nhà nước

được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm "

Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện cao nhất là tại các kỳ họp hàng nămcủa Quốc hội, Quốc hội quyết định phân bổ và phê duyệt quyết toán ngân sách nhànước cho các ngành, các lĩnh vực Hội đồng nhân dân các cấp quyết định phân bổ vàphê duyệt chi ngân sách của cấp mình Các cấp quản lý nhà nước theo ngành dọc quyếtđịnh phân bổ và duyệt quyết toán của các cấp dự toán cấp dưới

Nguyên tắc công khai được thể hiện qua quy chế công khai tài chính đã được Thủtưởng Chính phủ ban hành theo Quyết định số: 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004.Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp quản lý tài chính được cụ thể hoá ở cácđiều khoản khác của Luật Ngân sách và các văn bản dưới luật

b Nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị giáo dục đào tạo:

Cơ sở giáo dục đào tạo (các trường học, các trung tâm trong hệ thống giáo dục

quốc dân, các viện nghiên cứu) thuộc hệ thống công lập là đơn vị dự toán được ngân

sách cấp kinh phí hoạt động, có trách nhiệm quản lý lao động, tài sản, vật tư, kinh phícủa Nhà nước giao nhằm sử dụng có hiệu quả cho việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dụcđào tạo theo kế hoạch

Trang 20

 Chi tiêu, sử dụng kinh phí của đơn vị phải thự hiện theo đúng mục đích cấpphát, dự toán được duyệt; theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ thanh toán hiệnhành và phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán,quyết toán, kiểm tra, kiểm soát Đối với những công việc cần phải đấu thầu phải tổchức đầu thầu theo quy định của Chính phủ.

 Phải thực hiện triệt để tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong đơn vị; kiênquyết cắt giảm những khoản chi dùng không thực sự cần thiết, mang tính chất phôtrương hình thức để tăng thêm điều kiện vật chất cho các mục tiêu công việc sựnghiệp chính yếu

 Tranh thủ và mở rộng các nguồn đầu tư để tăng cường nguồn lực tài chính chođơn vị ; thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu sự nghiệp của đơn vị và quản lý, sửdụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách theo chế độ tài chính hiện hành Không được

tự đặt ra các khoản thu chi trái với pháp luật và các đơn vị quản lý cấp trên chưa chophép

 Việc quản lý thu - chi kinh phí, sử dụng tài sản phải luôn gắn với chức năngnhiệm vụ của đơn vị; phải đảm bảo cho đơn vị có những điều kiện vật chất cần thiết đểhoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo kế hoạch Nhà nước giao Đảm bảonguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu

1.2

1.2 Chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục và đào tạo:

1.2.1 Chức năng quản lý tài chính

Quản lý tài chính gồm có chức năng phân phối , chức năng giám đốc chức năng tạo vốn và bảo toàn vốn.

- Chức năng phân phối: khi được cấp các nguồn tài chính, đơn vị có chức năngphân phối theo dự toán đã được các cấp có thẩm quyền duyệt cho các bộ phận trongđơn vị mình Quá trình phân phối phải cân nhắc luôn đảm bảo sự cân đối các hoạtđộng với khả năng tài chính được cấp Hướng dẫn chỉ đạo các nguồn thu, nhiệm vụ chiđối với các bộ phận trong đơn vị mình theo đúng các văn bản Nhà nước

- Chức năng giám đốc: Thường xuyên, liên tục kiểm tra, giám sát các bộ phậntrong đơn vị mình Đảm bảo thu chi đúng mức quy định, thực hiện đúng chế độ kếtoán và đúng mục đích sử dụng

- Chức năng tạo vốn và bảo toàn vốn: Đơn vị lập dự toán thu chi và sử dụng vốncủa hiệu quả: Bao gồm cả ngân sách được cấp và ngân sách được phép thu chi tại các

cơ sở của đơn vị Triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí

1.2.2 Chức năng Tham mưu

- Phòng Tài vụ là cơ quan chuyên môn của đơn vị với chức năng tham mưu, chủyếu tham mưu với lãnh đạo nhà trường ra các quyết định đúng, phù hợp với thực tiễn

Trang 21

tình hình của đơn vị nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Trong đó có chức năng thammưu về huy động các nguồn đầu tư, các nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo Để

làm tốt công tác tham mưu cần xác định rõ đối tượng tác động (trực tiếp, gián tiếp) Đặc biệt là đối tượng trực tiếp (cơ quan, con người có thể có thẩm quyền quyết định

nội dung liên quan)

Phương pháp tham mưu: Cách tác động khéo léo, tính kiên trì để đạt mục đích,

thời điểm tiến hành (cơ hội hành động) Kết quả tham mưu phải có sản phẩm cụ thể:

Đó là các nghị quyết, quyết định và các văn bản qui định khác về sự đóng góp, huyđộng nguồn vốn, phát huy các nguồn lực khác cho giáo dục - đào tạo Hiệu quả củacông tác tham mưu chính là các sản phẩm đó phải thực hiện Hiệu quả đó phải đượcthể hiện bằng sự tăng trưởng về cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, nhân viên củađơn vị mình

1.2.3 Chức năng quản lý theo ngành

Nhà trường sư phạm là mắt xích không thể thiếu được trong hệ thống quản lýgiáo dục Là cơ quan chuyển tải đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành để phát triển giáo dục và đào tạotrong đó chủ trương, chính sách về quản lý tài chính trong giáo dục đào tạo Công tácquản lý tài chính của đơn vị phải theo Luật Ngân sách, Luật Giáo dục, Điều lệ trườnghọc và nhiều văn bản pháp quy hiện hành khác

1.2.4 Nhiệm vụ chung trong quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp

Theo Điều 27 - Luật Ngân sách thì:

“Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách:

1 Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân

bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;

2 Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;

3 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc;

4 Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;

Trang 22

5 Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp

để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ”.

1.3

1.3 Các nội dung quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đào tạo

1.3.1 Quản lý việc lập dự toán thu chi ngân sách (xây dựng kế hoạch tài chính)

a) Căn cứ lập dự toán thu chi ngân sách

- Kế hoạch phát triển của đơn vị

- Chế độ, định mức, tiêu chuẩn chính sách hiện hành

- Quy định phân cấp quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước

- Tình hình thu, chi ngân sách các năm trước

- Thu chi sẽ phát sinh trong năm tài chính tới

- Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các khoản thu và nhiệm vụ chi vàcác văn bản hướng dẫn khác của các đơn vị cấp trên chi tiết theo nguồn thu, nhiệm vụchi cho từng cơ sở giáo dục theo Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành

b) Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách

- Dự toán ngân sách đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo hướng dẫn của cấptrên và các yếu tố phát sinh của đơn vị

- Lập dự toán theo đúng biểu mẫu của Bộ Tài chính, đúng thời gian quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, lập chi tiết theo đúng mục lục ngân sách (về mục và tiểu

mục).

- Báo cáo dự toán ngân sách kèm theo bản thuyết minh chi tiết

- Gửi các báo cáo dự toán đến các nơi theo quy định

c) Các nội dung về nguồn thu, nhiệm vụ chi trong lập dự toán ngân sách:

- Lập dự toán về nhiệm vụ chi do ngân sách Nhà nước cấp hiện nay thường cócác mục lớn như sau: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, các khoản đóng góp cho Nhà

nước (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… ), cung ứng văn phòng, hội nghị, tăng cường

cơ sở vật chất (sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định và mua sắm tài

sản cố định…), chi phí nhiệm vụ chuyên môn (vật tư, thiết bị dạy học, sách, tài liệu phục vụ chuyên môn……) và chi khác.

- Gồm các khoản thu chủ yếu sau: Học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân …… theoquy định của pháp luật

Trang 23

1.3.2 Quản lý việc chấp hành thu chi ngân sách (thực hiện kế hoạch tài chính)

- Các khoản thu và chi tại các cơ sở giáo dục hiện nay được thực hiện theophương thức ghi thu, ghi chi hoặc gán thu, bù chi

- Quản lý các khoản thu, chi về thời gian, tỷ lệ được chi, số phải nộp lên cấp trên

- Hướng dẫn, kiểm tra các biên lai thu, chi, ghi sổ kế toán theo quy định

- Hướng dẫn việc miễn, giảm các khoản thu đối với các đối tượng được hưởngchính sách của pháp luật

- Đôn đốc việc gửi tiền vào KBNN theo quy định của pháp luật

- Hướng dẫn các các bộ phận trong đơn vị về các điều kiện thanh toán

+ Đã có trong dự toán ngân sách được duyệt

+ Đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, chế độ do các cơ quan có thẩm quyền quyđịnh

+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩnchi

+ Có đầy đủ các chứng từ có liên quan

1.3.3 Kiểm tra tài chính của đơn vị

Mục đích kiểm tra tài chính nhằm:

- Phát huy các nhân tố tích cực, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm gây thiệt hại lợiích Nhà nước

- Lành mạnh hoá tình hình quản lý tài chính

- Tăng cường pháp chế, kỷ luật tài chính

1.3.4 Công tác tài vụ trong quản lý tài chính của đơn vị:

"Tài vụ : công việc thu tiền, chi tiền, sử dụng vốn được cấp để thực hiện nhiệm

vụ được giao ở một cơ quan Nhà nước, một xí nghiệp" (Từ Điển tiếng Việt, Hoàng

Phê chủ biên, năm 1998).

Công tác tài vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp thực chất là thực hiện quy định

hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Công tác tài vụ trong quản lý tài chínhcủa đơn vị hành chính sự nghiệp là một khâu không thể thiếu trong việc chỉ đạo, quản

lý tài chính Nội dung chính là chỉ đạo, quản lý chế độ chứng từ kế toán, quản lý chế

độ tài khoản và sổ kế toán, chỉ đạo quyết toán và báo cáo tài chính

1.4

1.4 Nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp và vai trò của tự chủ tài chính đối với các trường THCS Công lập

Cơ chế quản lý tài chính các trường THCS được căn cứ vào Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 về "Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách

Trang 24

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu công lập"

1.4.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý

tài chính trong trường học

a Tăng cường phân cấp trong quản lý giáo dục

Điều 13 của Luật Giáo dục đã ghi: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển".

"Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục".

"Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho

giáo dục"

Luật Giáo dục nêu rõ: “Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục là: Ngân sách

nhà nước; Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật”.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định mục tiêuchung và mục tiêu ưu tiên là:

 Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nângcao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tựchịu trách nhiệm của các địa phương ,của các cơ sở giáo dục

 Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, địa phương , giao quyềnquản lý về tổ chức cán bộ, tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục

 Thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thứcquản lý giáo dục Thể chế hoá chức năng , nhiệm vụ quản lý giáo dục các cấp

 Các đơn vị sự nghiệp có thu được quyền tự chủ về tài chính, căn cứ vào kếtquả hoạt động tài chính trong năm, được chủ động xác định quỹ tiền lương, tiền côngcủa đơn vị

b Cải cách tài chính công

Thực hiện chiến lược cải cách nền hành chính Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010,

“Tài chính công” là một trong bốn nội dung cải cách hành chính được chính phủ coitrọng, bốn nội dung được chọn để cải cách hành chính có tính đột phá trong giai đoạnnày là:  Cải cách thể chế;  Cải cách tổ chức bộ máy;  Xây dựng đội ngũ côngchức, viên chức;  Cải cách tài chính công

Trang 25

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước: cải cách cơ chế quản lý tài chính đối

với các cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng “khoán kinh phí chi hành chính

đồng thời với khoán biên chế".

Đối với các đơn vị sự nghiệp công: cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với các

đơn vị sự nghiệp công theo hướng “ Trao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị”.

Thực hiện cải cách tài chính công trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, đổi mới cơchế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Giáo dục và đàotạo theo hướng tăng cường tự chủ tài chính và trách nhiệm xã hội của các cơ quan, đơn

vị giáo dục đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi đề thực hiện tốt chủ trương xã hội hoágiáo dục của Đảng và Nhà nước, tăng cường nguồn lực ngân sách và sử dụng nguồnlực ngân sách nhà nước có hiệu quả, nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội tiếp cậngiáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục

c Đổi mới phân cấp quản lý tài chính- ngân sách

Luật ngân sách Nhà nước sửa đổi số 01/2002/QH 11 được Quốc hội ban hànhnăm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm 2004 Mục đích của Luật Ngân sách là:

 Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính Quốc gia;

 Phát huy tính chủ động sáng tạo của các Bộ, địa phương;

 Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

 Công khai minh bạch ngân sách Nhà nước

Luật NSNN quán triệt nội dung về tài chính - ngân sách theo Nghị quyết Đại hội

toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX là: “Thực hiện nguyên tắc công bằng

hiệu quả trong phân phối và phân phối lại nguồn thu nhập xã hội Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực tài chính, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài Gắn việc đổi mới chính sách chi tiêu NSNN với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và NSNN, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương và các ngành trong việc quản lý tài chính- ngân sách đã được phân cấp Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện chi tiêu ngân sách Cân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; giữ mức dư nợ quốc gia trong giới hạn an toàn, quy định rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ”

Đổi mới phân cấp quản lý tài chính- ngân sách trên cơ sở đảm bảo sự thống nhấtcủa hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của NSNN đồng thời tăng cườngchủ động, phát huy sáng tạo của địa phương, tăng khả năng tự cân đối của ngân sách

Trang 26

địa phương trong việc đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh đượcgiao

Tăng cường quyền chủ động của các bộ, địa phương, các tổ chức cá nhân đượcngân sách hỗ trợ trong việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản được giao, đi đôi vớiviệc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngânsách thể hiện cụ thể qua các quy định về tổ chức lập, tổng hợp dự toán ngân sách; phân

bổ dự toán được Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao cho các đơn vị trực thuộc và điềuchỉnh dự toán khi cần thiết; chi ngân sách theo dự toán được giao, phù hợp với tiến độthực hiện nhiệm vụ và theo đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn; duyệtquyết toán của các đơn vị trực thuộc Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tài chínhcác cấp trong việc chủ trì tổng hợp dự toán ngân sách, tổ chức thực hiện ngân sách.Thủ trưởng các đơn vị, người đứng đầu tổ chức tài chính kế toán phải chịu tráchnhiệm đầy đủ trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản được giao.Nếu xảy ra vi phạm trong phạm vi phụ trách, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm,phải chịu xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh của pháp luật

d Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy tính chủ động, tích cực của địa phương và cơ sở:

Cải cách mạnh quy trình ngân sách hiện hành từ khâu lập đến chấp hành, quyếttoán, kiểm tra và kiểm toán ngân sách Việc tổ chức lập ngân sách ở các địa phươngđược phân cấp cho uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyđịnh cụ thể cho từng cấp ở địa phương, phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội và trình

độ quản lý, việc thảo luận về dự toán với cơ quan tài chính chỉ thực hiện vào đầu nămcủa thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo chỉ thực hiện khi địa phương có yêucầu Đổi mới cơ bản phương thức chấp hành ngân sách;

Thủ trưởng được quyết định chi trong phạm vi dự toán được giao nếu đầy đủ cácđiều kiện theo quy định của Luật Việc duyệt quyết toán được giao cho cơ quan quản

lý cấp trên, cơ quan tài chính thực hiện thẩm định Quy định rõ nội dung, quan hệ côngtác của các thanh tra và kiểm toán nhà nước đã vừa phát huy tác dụng tích cực của cáccông cụ này, vừa tránh chồng chéo

1.4.2 Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chứccông việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thànhnhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chấtlượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho ngườilao động

Trang 27

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huyđộng sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từngbước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhànước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm chocác đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùngđặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn

- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản

lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước

1.4.3 Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấpdịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượcgiao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị

- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật

- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lýcấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sựkiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của pháp luật

1.4.4 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

a) Phân loại đơn vị sự nghiệp

Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường

xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường

xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo

đảm một phần chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinhphí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo

đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước

bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3năm Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp

b) Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Trang 28

Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loạithuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật

c) Huy động vốn và vay vốn tín dụng

Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng,được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng caochất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật

d) Quản lý và sử dụng tài sản

Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quyđịnh của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp Đối với tài sản cốđịnh sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quyđịnh áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Số tiền trích khấu hao tài sản cố định vàtiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổsung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng

để trả nợ vay Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có)

e) Tài khoản giao dịch

Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoảnkinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; được

mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoảnthu, chi của hoạt động dịch vụ

1.4.5 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSN tự bảo

đảm và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

a Nguồn thu tài chính

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối

với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự

nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp

có thẩm quyền giao;

+ Kinh phí khác (nếu có).

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật;

+ Thu từ hoạt động dịch vụ;

Trang 29

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật

- Nguồn khác

b Nội dung chi

- Chi thường xuyên:

- Chi không thường xuyên:

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)

c Tự chủ về các khoản thu, mức thu

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phíphải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mứcthu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩmchưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác địnhtrên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận

- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoảnthu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ

d Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoảnchi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006,Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụcao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thứckhoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theoquy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này

d.1 Tiền lương, tiền công và thu nhập

- Tiền lương, tiền công:

- Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinhgiản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụđược giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuỳ theo kết quảhoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trongnăm của đơn vị, trong đó:

Trang 30

- Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu;

khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là

tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm

từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ

Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiềnlương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhànước xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định củaChính phủ

d.2 Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

* Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp kháctheo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theotrình tự như sau:

- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiềnlương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệpquyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2Điều 18 Nghị định này;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiềnlương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

* Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từcác nguồn kinh phí quy định tại các điểm c, d, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 14 Nghị định43/NĐ-CP và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện

d.3 Sử dụng các quỹ

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động

sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phươngtiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo,huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sửdụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ

Trang 31

chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng củađơn vị và theo quy định của pháp luật Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động

- Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong vàngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị.Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho cáchoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuấtcho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người laođộng trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sửdụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

1.4.6 Lập, chấp hành dự toán thu, chi

Việc lập dự toán, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với các đơn

vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tạiNghị định này

a) Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp

- Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

- Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

- Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, gửi cơ quan quản lý cấp trêntheo quy định hiện hành

b) Lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên

- Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định do đơn vị lập, cơ quanquản lý cấp trên dự kiến phân loại đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định tại Điều 9Nghị định này và tổng hợp dự toán thu, dự toán ngân sách bảo đảm chi hoạt độngthường xuyên, không thường xuyên (nếu có) cho đơn vị gửi cơ quan tài chính cùngcấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành

- Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quảncăn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp lập, xem xét tổng hợp dự toán ngânsách nhà nước, gửi cơ quan tài chính cùng cấp

c) Giao dự toán và thực hiện dự toán

- Giao dự toán thu, chi:

Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quảnquyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảođảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm

(bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của cấp

Trang 32

có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và

đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong

phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiếnthống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp

- Thực hiện dự toán thu, chi:

+ Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: trong quá trình thực hiện, đơn

vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp cóthẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quanquản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý,thanh toán và quyết toán Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạtđộng thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyểnsang năm sau để tiếp tục sử dụng;

+ Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh cácnhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết,thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiệnhành

d) Quyết toán

Cuối quý, cuối năm, đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toánthu, chi ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiệnhành

1.4.7 Các định hướng đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trường THCS

a Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách

- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho các trườngTHCS theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm), giúp cáctrường chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ,chính sách phù hợp với trần ngân sách được nhà nước giao, đồng thời có giải pháp huyđộng thêm các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ của nhà trường

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các trường THCS công lập đảm bảo đạt mứcchất lượng tối thiểu Ở những THCS công lập cung cấp dịch vụ giáo dục cao hơn mứcchất lượng chuẩn tối thiểu, ngoài phần chi của nhà nước, phần còn lại sẽ thu từ ngườihọc

- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các trường phổ thông chuyên ở địaphương, tạo môi trường bồi dưỡng nhân tài Thành lập các cơ sở đào tạo chất lượngcao bằng nguồn NSNN và vay ODA để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đápứng nhu cầu xã hội

Trang 33

b Tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách

Cơ quan quản lý giáo dục của địa phương (ở cấp tỉnh/ thành phố, Quận/Huyện là

Sở Giáo dục và đào tạo, ở cấp huyện là Phòng Giáo dục và đào tạo) chịu trách nhiệm

tổng hợp dự toán thu chi ngân sách các trường THCS; Chủ trì phân bổ dự toán hàngnăm cho các trường THCS; Kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự toán của cáctrường THCS để báo cáo UBND Quận/Huyện, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và đào tạo

c Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục

- Nhà nước khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năngcủa hộ gia đình, của các nhà hảo tâm Nhà nước ban hành những quy định để cáctrường THCS được dễ dàng nhận và sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ của cácdoanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp tự nguyện cho nhà trường

- Nhà nước khuyến khích thành lập và phát triển các trường THCS ngoài cônglập, trong đó có các trường ngoài công lập có chất lượng cao, chi phí cao nhằm đápứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và nhu cầu được giáo dục của con emcác gia đình có thu nhập cao

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ các trường THCS ngoài công lập: Hỗ trợ đào tạo,bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Cấp bù học phí

(với mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh diện chính sách

học ở các trường THCS ngoài công lập

d Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học

- Sửa đổi chế độ học phí của các trường THCS công lập theo hướng:

+ Mức học phí và các chi phí học tập hợp lý khác của gia đình cho con em đi họcTHCS không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình Mức học phí doUBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sao cho phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn + Các trường THCS cung cấp chương trình đào tạo chất lượng cao, được thu họcphí cao hơn để bù đắp chi phí đào tạo cao hơn

- Thực hiện miễn học phí đối với học sinh thuộc diện chính sách, thuộc diện hộnghèo theo tiêu chuẩn quốc gia Giảm học phí cho các đối tượng cận nghèo Nhà nướcthực hiện hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diệnchính sách và các vùng có thu nhập rất thấp

- Nhà nước thực hiện cấp trực tiếp học phí cho các đối tượng được miễn, giảmhọc phí để thực hiện đóng học phí cho các trường

- Nhà nước có chính sách khuyến khích người học giỏi đồng thời hỗ trợ học sinhthuộc hộ nghèo và học sinh diện chính sách bằng các chính sách thích hợp tạo điều

Trang 34

kiện cho học sinh được đến trường Nhà nước đảm bảo thu nhập của giáo viên cônglập ổn định đời sống và ngày càng được cải thiện.

- Thành lập các quĩ trợ giúp người nghèo đi học và khuyến khích học sinh giỏi ởcác địa phương, các doanh nghiệp, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội bằng nguồntài chính ngoài ngân sách nhà nước

e Tăng cường trách nhiệm của các trường THCS trong quản lý tài chính

- Công khai chất lượng đào tạo

- Công khai năng lực, nguồn lực đào tạo của trường (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật

chất, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, )

- Thực hiện công khai thu chi trong nhà trường hàng năm

f Giám sát tài chính trong giáo dục

- Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các quy địnhquản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở Giáo dục và đào tạo và trường THCS, quyđịnh báo cáo về tài chính, làm cơ sở cho việc quản lý minh bạch và công khai tài chínhcủa hệ thống giáo dục

- Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục công lập vàngoài công lập, nhằm đảm bảo cho các cơ sở này phải tuân thủ các quy định của nhànước Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm sử dụng kinh phí giáo dục đúng mục đích, cóhiệu quả

- Đại diện phụ huynh học sinh ở các trường THCS, đại diện học sinh, đại diệngiáo viên ở các trường THCS có quyền và trách nhiệm giám sát sử dụng kinh phí củatrường theo quy chế hoạt động của trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 35

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG THCS

2.1

2.1 Thực trạng của việc phân cấp ở nước ta hiện nay

2.1.1 Những chủ trương và cơ chế về phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền địa phương

Việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương ở ViệtNam đã được hình thành từ thời kỳ đầu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ngày 18 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 73/SL-CTN trao quyềnquyết định mức thu thuế nhà nước cho các khu và cho phép chính quyền các khu được

sử dụng số thuếđó để bảo đảm chi cho bộ máy và đóng góp cho TW Tiếp đó, tronggần nửa thế kỷ, cả thời kháng chiến cũng như thời xây dựng hòa bình, Nhà nước ta đãnhiều lần thực hiện phân cấp Song trong quá trình phát triển cơ chế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp, nói chung các quyết định được tập trung về trung ương Đếnnhững năm 1990, cùng với sự nghiệp đổi mới kinh tế và cải cách nền hành chính, việcphân cấp được đặt lại và từng bước được nâng dần theo sự phát triển của công cuộcđổi mới kinh tế và hành chính của đất nước

Bước vào những năm đầu khởi xướng sự nghiệp đổi mới về kinh tế, Nghị quyết

Đại hội VI của Đảng chỉ mới quy định " có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ " Nghị quyết hội nghị

lần thứ 8 Ban chấp hành TW khoá VII đã nêu rõ "Phân định rõ thẩm quyền và trách

nhiệm của mỗi cấp chính quyền Tập trung vào trung ương quyết định những vấn đề vĩ

mô Đồng thời phân cấp quản lý để phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương" ; Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành TW

khóa VIII quy định cụ thể hơn " việc nào do cấp nào giải quyết sát với thực tế hơn

thì giao cho cấp đó"

Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mới và

đề ra nhiệm vụ phân cấp giữa trung ương và địa phương rõ nét hơn: "Thực hiện mạnh

mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân Đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh Khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đảy trách nhiệm gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu nại của dân "

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và ban

hành Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính 2001-2010: "Đến 2005, về cơ bản

ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền địa phương trước nhân dân Gắn phân cấp công việc với phân cấp tài chính, tổ chức

Trang 36

và cán bộ Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của TW và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương" Và, đến Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP, ngày 30

tháng 6 năm 2004 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là NQ 08) về "tiếp tục đẩy mạnh

phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương", thì có thể nói đã có một bước tiến quan trọng về thể chế hoá việc phân

cấp giữa trung ương và địa phương

Nghị quyết 08 của Chính phủ đã tham khảo kết quả Dự án Điều tra cơ bản "về

chức năng, nhiệm vụ và phân công, phân cấp quản lý nhà nước trung ương-địa phương" của Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), khái quát tình hình

phân cấp trong những năm vừa qua, quy định rõ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc vàđịnh hướng phân cấp Từ 35 khuyến nghị của Dự án, Chính phủ đã nêu rõ 6 lĩnh vựcquan trọng cần phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh:

- Quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển; quản lý ngân sách nhà nước;

- Quản lý đất đai tài nguyên, tài sản nhà nước;

- Quản lý doanh nghiệp nhà nước;

- Quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công;

- Quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức

Như vậy, sau một thời gian nhất định, nhận thức và quyết tâm chính trị cũng nhưthể chế hoá về phân cấp trung ương - địa phương càng rõ hơn, mạnh mẽ hơn và cụ thểhơn

2.1.1 Những kết quả đã đạt được; những khó khăn, trở ngại từ các cơ quan trung ương đến các cấp chính quyền địa phương trong phân cấp

a, Những kết quả đã đạt được

Kết quả đạt được trong việc thực hiện phân cấp giữa Chính phủ và chính quyềnđịa phương gắn liền với sự nghiệp đổi mới kinh tế, xã hội và công cuộc cải cách nềnhành chính nhà nước Theo cách tiếp cận trên, có thể thấy rõ những kết quả của phâncấp đã tác động thúc đẩy cải cải kinh tế và hành chính trong những năm vừa qua

- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địaphương Tuy nhiên mức độ chủ động của mỗi cấp cũng như mỗi đơn vị trong cùngmột cấp có khác nhau, nhưng qua những việc được phân cấp rõ ràng về trách nhiệm vàthẩm quyền, cấp nào, đơn vị nào cũng đều tỏ ra lo lắng, thấy rõ hơn trách nhiệm củamình trước dân; Chủ động hơn trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địaphương về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng; ổn định trật tự an toàn

xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng như các vấn đề về xã hội khác; Khắcphục từng bước việc trông chờ, ỷ lại vào sự chỉđạo, điều hành của trung ương

Trang 37

- Phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tại chỗ cả về vật chất, tinh thần

và trí tuệ, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, để phát triển kinh tế,

xã hội, tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn - Nhiều địa phương đã huy động tối đa

nguồn vốn theo phương thức "nhà nước và dân cùng làm" trong xây dựng kết cấu hạ

tầng cho sản xuất cũng như phúc lợi xã hội, tạo cơ sở và tiền đề cho kinh tế, xã hộiphát triển Đặc biệt là xây dựng đường sá giao thông, hệ thống điện, nước sản xuất vànước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, cơ sở vui chơi, giải trí; phát triển các khu

đô thị ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, làm thay đổi bộ mặt thành thị và nông thôntrên địa bàn

- Trên lĩnh vực kinh tế, gần như địa phương nào cũng chủ động phát huy lợi thếriêng có của mình, khai thác tiềm năng đất đai, lao động cơ cấu lại kinh tế trên địa bàn,phát triển các ngành nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại,dịch vụ, du lịch… sát hợp với thực tế hơn Ngoài các khu công nghiệp tập trung, khukinh tếđộng lực của trung ương, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đều có các khu công nghiệp và tranh thủđược các nguồn vốn đầu tư của trongnước cũng như từ nước ngoài và phát triển doanh nghiệp, tạo nên sự sôi động trongsản xuất, kinh doanh trên từng địa bàn

- Việc thu, chi và quản lý ngân sách ở các địa phương có tiến bộ rõ Hầu hết cácđịa phương đều thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nuôi dưỡng và tăngthêm nguồn thu, thực hiện việc chi ngân sách chủđộng, kịp thời và có hiệu quả hơn.Cùng với nguồn thu tại chỗ và việc điều chỉnh tỷ lệ để lại cho địa phương trong cáckhoản thuộc nguồn thu của TW, từ 4 đơn vị cấp tỉnh tự cân đối được ngân sách, cóphần nộp về trung ương năm 2002, đến năm 2004 đã có 14 đơn vị cân đối được thu,chi trên địa bàn, ngân sách trung ương không phải trợ cấp

- Về các nhiệm vụ khác như y tế, giáo dục, bảo vệ tài nguyên rừng, các côngtrình thuỷ, các khu di tích lịch sử, cũng như các chương trình và dự án về xoá đói,giảm nghèo, bảo vệ môi trường được phân cấp, nhiều địa phương đã thực hiện có hiệuquả; các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh được giải quyết kịp thời và nhanhchóng, đặc biệt là khi phân cấp cho chính quyền tỉnh được quyết định sử dụng nguồnkinh phí dự phòng phục vụ cho các yêu cầu đột xuất

- Đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền có bước trưởng thành, qua thực thi cácnhiệm vụ được phân cấp, qua thực hiện các biện pháp quản lý nền kinh tế thị trường ởtừng địa phương Nhiều địa phương đã bộc lộ rõ năng lực, trách nhiệm và tính năngđộng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ địa phương Mỗi nơi có những đặc điểm và điềukiện cụ thể khác nhau, nhưng số đông các địa phương đã có những bước tiến mới Đãxuất hiện những cán bộ thật sự chăm lo cho công việc của dân như Bình Dương, ĐàNẵng, An Giang…

Trang 38

- Hội đồng nhân dân bước đầu hoạt động có thực quyền hơn Những công việc

đã phân cấp cho chính quyền địa phương, nhất là về đầu tư, về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, thu, chi ngân sách… đều do Hội đồng nhân dân quyết định, nên thực quyềncủa cơ quan dân cử được nâng lên Và người dân có thêm cơ hội để tham gia bàn vàquyết định những nhiệm vụ quan trọng của địa phương, tính công khai, minh bạchtừng bước được thực hiện Dân bắt đầu có sự quan tâm đến những hoạt động củaHĐND ở địa phương Nhờ đó vai trò cũng như trách nhiệm của cơ quan dân cử và tínhdân chủ được cải thiện so với trước, hạn chế sự tuỳ tiện trong việc quyết định các vấn

đề quan trọng của nhân dân ởđịa phương

- Qua phân cấp, chính quyền địa phương đã bảo đảm được nhiều công việc màtrước đây các cơ quan trung ương phải lo, phải làm; các cơ quan trung ương có điềukiện hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô, ban hành các vănbản quy phạm pháp luật, giải quyết các vấn đề đối ngoại trong các mối quan hệ quốc tế

và khu vực, phục vụ cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

b, Những vấp váp và trục trặc trong thực hiện phân cấp

Một là, có những việc rất cần cho người dân, cho doanh nghiệp nhưng chưa được

phân cấp, hoặc phân cấp không rõ ràng, như việc tổ chức và hoạt động của các đơn vịdịch vụ công bao gồm, giáo dục phổ thông, dạy nghề; y tế; các dịch vụ phục vụ chosản xuất như khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, bảo vệ thực vật và phòng chốngdịch bệnh Đặc biệt là về vấn đề giải quyết các công việc cho dân thông qua các thủtục hành chính, nhiều việc đáng được phân cấp sớm cho chính quyền cấp cơ sở nhưngvẫn còn rất chậm trễ Kết quả phân cấp mà người dân mong đợi là được tiếp cận vớichính quyền tiện lợi hơn, dễ dàng hơn khi có công việc thì chưa đạt được nhiều

Hai là, trong thực hiện phân cấp ở cả tầm vĩ mô và vi mô từ thể chế cho đến tổ

chức thực hiện còn có những khập khiễng

Về thể chế, Nhà nước ta thực hiện quản lý thống nhất, thông qua hệ thống thểchế, địa phương chỉ cụ thể hoá và vận dụng thực hiện trong khuôn khổ của thể chế nhànước trung ương đã quy định Nhiều việc phân cấp cho địa phương nhưng thể chếchưa có hoặc có chưa đủ rõ Ví dụ như, chủ trương xoá bỏ sự phân biệt kinh tế trungương và kinh tế địa phương; xoá bỏ chế độ cấp hành chính chủ quản đối với doanhnghiệp nhà nước; cơ chế hoạt động của các loại hình tổ chức dịch vụ công trước hết làgiáo dục, y tế; nội dung quản lý nhà nước, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấpchính quyền ở địa phương; tính chất và vị trí của mỗi cấp trong hệ thống 4 cấp ngânsách, 4 cấp kế hoạch Thực tế những bất cập về thể chế đó là những vấn đề cơ bảnlàm trở ngại đáng kể cho việc phân cấp, hoặc phân cấp chắp vá, thiếu cơ sở khoa học

và tính bền vững Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch của chính quyền địaphương trước hết là thể hiện quy hoạch của trung ương trên địa bàn, đặc biệt là quyhoạch về kết cấu hạ tầng Chúng ta đã phân cấp cho địa phương quyết định quy hoạch,

Trang 39

kế hoạch, trong khi quy hoạch của trung ương, đặc biệt là quy hoạch kết cấu hạ tầng

kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy hoạch ngành chưađược xác định và công khai Khi TW thay đổi hoặc mở rộng quy hoạch, địa phươnghết sức khó khăn, vì có những việc đã cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài

Về tổ chức thực hiện phân cấp, bên cạnh việc tạo động lực cạnh tranh, thi đuaphát triển, đã xuất hiện tư tưởng cục bộ, có một số địa phương cạnh tranh không lànhmạnh Điều này được thể hiện trên một số vịêc cụ thể sau đây: Trong lĩnh vực thu hútđầu tư, nhiều địa phương đã không chăm lo thực hiện tốt các quy định trong khuônkhổ của pháp luật, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, mà

lo bàn tính việc hạ quá khung sàn về tiền thuê đất, vượt quá khung trần về thời gian ân

hạn tiền thuê quyền sử dụng đất, thời hạn nộp thuế theo quy định của luật (Theo kiểm

tra của Bộ Tài chính ở 48 tỉnh, thành phố, có tới 33 tỉnh, thành phố quyết định những chính sách ưu đãi đầu tư không đúng luật); Tranh đua nhau phát triển các nhà máy,

các khu công nghiệp, không tuân thủ quy hoạch, như hội chứng nhà máy mía đường,bia, xi măng làm giảm hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn của các công trình;Đua nhau tranh thủ các dự án đầu tư hạ tầng bằng ngân sách nhà nước, phân bổ cáccông trình không theo đúng mục đích và sự cần thiết, làm tăng nhanh độ phân tántrong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cảng biển nước sâu, sân bay, cảng cá, đườngtránh thành phố, thị xã… đang là hội chứng gây lãng phí và thiệt hại không nhỏ chonền kinh tế đất nước

Ba là, tuy chưa nhiều nhưng đã xuất hiện tư tưởng mạnh ai nấy làm, chưa có sự

hợp tác chặt giữa các địa phương với các bộ, trước hết là với các đơn vị trung ương tảnquyền xuống địa phương, giữa các địa phương với nhau Ngay giữa các địa phươngtrong một vùng kinh tế động lực, sự phối hợp đang dừng lại ở mức khuyến cáo, chưa

có cơ chế phối hợp và nội dung phối hợp rõ ràng Tình trạng chưa nhất quán về một sốnhiệm vụ giữa các cơ quan trung ương với nhau cũng đang là những ách tắc cho địaphương trong thực hiện phân cấp, như việc kiểm định an toàn công nghệ giữa Bộ Khoahọc - Công nghệ và Bộ Lao động -Thương binh xã hội, việc đào tạo nghề giữa BộGiáo dục và Bộ Lao động - Thương binh xã hội Đó là chưa nói đến những việc tréogiò nhau giữa tỉnh và huyện Cấp huyện cấp đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình,HTX, tỉnh cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp; cấp huyện quyết định quy hoạchchi tiết các khu chức năng trong các vùng đô thị, các cụm công nghiệp, nhưng trướckhi chủ tịch ký phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Xây dựng, Sở Côngnghiệp…

c, Những trở ngại hạn chế kết quả của phân cấp

Một là, thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước

đang là trở ngại lớn hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và việcphân cấp nói riêng Theo quy định của pháp luật hiện hành, thiết chế tổ chức bộ máy

Trang 40

hành chính nhà nước ta được chia thành 4 cấp, Chính phủ và 3 cấp chính quyền địaphương Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện chức năngquản lý nhà nước vĩ mô các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đốingoại, bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ và thống nhất Các cấpchính quyền ởđịa phương (HĐND và UBND) tổ chức và hoạt động theo nguyên tắctập trung dân chủ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật

và các văn bản của cơ quan hành chính cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhândân Mỗi cấp có cùng những nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng tương tự;thực hiện cơ chế vận hành cấp trên chỉ đạo, điều hành cấp dưới theo thứ bậc hànhchính

Thiết chế tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với cơ chế vận hànhnhư trên có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp Một nhiệm vụ trên cùngmột địa bàn nhiều cấp cùng thực hiện như vấn đề quy hoạch, kế hoạch, phát triển nôngnghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục Hiện nay, cấp dưới chưa thể thực hiện các quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ khi chưa có sự chỉ đạo của cấp trên, làm chậm trễ côngviệc và trách nhiệm không rõ ràng Điều quan trọng hơn là thiết chế tổ chức và cơ chếvận hành đó không bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, nhanh, nhạy trong quản lý nhànước của bộ máy hành chính Do vậy, thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành bộ máyhành chính đang là vấn đề phải được nghiên cứu, cải tiến và đổi mới

Hai là, tư tưởng vì lợi ích cục bộ trong bộ máy công quyền còn đang rất nặng nề.

Thông thường quyền lực đi liền với lợi ích, có quyền lực của tổ chức và lợi ích của tổchức, quyền lực của cá nhân và lợi ích của cá nhân Trong nền kinh tế thị trường,quyền và lợi đang len lỏi vào trong bộ máy công quyền, đang làm cho có sự nứu kéo,duy trì cơ chế "xin cho" để bảo vệ quyền uy và lợi ích cục bộ của các cơ quan côngquyền Sự nứu kéo đó được thể hiện trong cả thể chế và cả tổ chức thực hiện, cả cơquan có thẩm quyền phân cấp và cơ quan nhận phân cấp Thực tế cho thấy trongnhững nhiệm vụ đã đuợc phân cấp thì các nhiệm vụ liên quan đến các dự án đầu tư xâydựng các công trình, quyết định cấp phép đầu tưđược thực hiện khá nhanh chóng,những việc liên quan trực tiếp đến dân thì chậm hoặc thiếu sự tập trung cao trong việc

tổ chức thực hiện, như việc giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết các khiếu nại,

tố cáo; các hoạt động dịch vụ công, nhất là tại các cơ sở y tế, các tổ chức điều trị, các

cơ sở phục vụ sản xuất, kinh doanh như khuyến công, khuyến nông, bảo vệ thực vật Ngay trong những vấn đề đó, những công đoạn nào có quyền lợi hơn thì được cố giữ

(như độc quyền in, phát hành các biểu mẫu, hoá đơn đỏ…, ở đây muốn đề cập đến

việc in và phát hành, còn việc ban hành biểu mẫu tất nhiên phải thống nhất)

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
26. Quyết định số 20/2005/QĐ- BGiáo dục và đào tạo ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phê duyệt Đề án “ Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 -2010
1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Khác
6. Chỉ thị số 35/CT-TU ngày 4/8/2005 của Thành ủy và Kế hoạch 79/KH - UB ngày 27/12/2005 của Uỷ ban Nhân dân thành phố về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2005 - 2010 Khác
8. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam Quản lý tốt hơn các nguồn lực Nhà nước. Đánh giá chi tiêu công 2000;Phần 2: Các phụ chương”; 12/2000 Khác
9. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam- Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, NXB Tài chính, Hà Nội, 2005 Khác
11. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Chiến lược phát triển giáo dục trong thế k ỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
12. Luật Ngân sách Nhà nước - NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002 13. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 Khác
15. Bộ Tài chính - Văn bản pháp quy về cơ chế tài chính (Áp dụng cho cơ quan hành chính và ĐVSN) – NMXB thống kê, Hà Nội, 2003 Khác
16. Bộ Tài chính – Luật Kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội – 2006 Khác
17. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao Khác
18. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khác
19. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Khác
20. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường Khác
21. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 Khác
22. Quyết định: số 73/2000/QĐ-UB ngày 16/8/2000 về việc thu, sử dụng học phí và một số khoản thu khác ở các cơ sở Giáo dục và đào tạo công lập thuộc trong thống giáo dục quốc dân thuộc Thành phố Hà Nội; Quyết định số 171/2002/QĐ-UB ngày 10/12/2002 về việc điều chỉnh một phần nội dung mục 3 Điều 2 Quyết định số 73/2000/QĐ-UB ngày 16/8/2000 Khác
23. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt ''Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010&#34 Khác
24. Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010 Khác
25. Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 01 năm 2003 của UBND Thành phố Về việc phê duyệt Qui hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
27. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 06 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010&#34 Khác
28. Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 06 năm 2006 về việc ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007./ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w