Những thành tựu đổi mới của đất nước trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã mang lại cho nền kinh tế nước ta sự phát triển vững chắc và có tiếng nói đáng kể trong nền kinh tế khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .4 TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 4 1.1.Khái quát một số đặc điểm cơ bản của Tổng công ty Nhà nước .4 1.1.1.Khái quát đặc điểm của Tổng công ty Nhà nước .4 1.1.2.Vai trò của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân .6 1.2.Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính 7 1.2.1.Khái niệm .7 1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính .9 1.2.3.Nội dung và phương pháp phân tích 9 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 21 1.3.1.Nhân tố chủ quan 21 1.3.2.Nhân tố khách quan 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .26 2.1.Khái quát đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của ngành Hàng không Việt Nam 27 2.1.1.Lịch sử ra đời, phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. .27 2.1.2. Vai trò của ngành Hàng không Vịêt Nam trong nền kinh tế quốc dân .28 2.1.3.Khái quát tổ chức bộ máy, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 29 2.2.Thực trạng công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam .35 2.2.1.Thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không 35 Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chun đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính 2.2.2.Phân tích tài chính Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam 43 2.3.1.Kết quả đạt được 48 2.3.2.Hạn chế và ngun nhân 49 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY HÀNG KHƠNG VIỆT NAM 54 3.1.Định hướng phát triển của Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam .54 3.1.1 Mục tiêu phát triển .54 3.2.Giải pháp hồn thiện cơng tác phân tích tài chính tại Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam 60 3.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy trình phân tài chính tại Tổng cơng ty .60 3.2.2.Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin để đẩy nhanh việc thu nhập và tổng hợp thơng tin cho phân tích tài chính 61 3.2.3.Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont vào phân tích tài chính tại Tổng cơng ty .62 3.2.4.Nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính 62 3.2.5.Hồn thiện nội dung phân tích tài chính .63 3.3.Một số kiến nghị 70 3.3.1.Hồn thiện chế độ kế tốn 70 3.3.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 71 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu đổi mới của đất nước trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã mang lại cho nền kinh tế nước ta sự phát triển vững chắc và có tiếng nói đáng kể trong nền kinh tế khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới. Chính nhờ vậy, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trình độ quản lý và đặc biệt là hiệu quả công tác quản lý tài chính. Trong xu thế hội nhập và phát triển, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên thì công tác quản lý tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Và một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính là công tác phân tích tài chính. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam em thấy một số vấn đề nổi bật trong công tác quản lý tài chính đòi hỏi cần phải được giải quyết: Công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty chưa hoàn thiện, nội dung phân tích còn thiếu nhiều và chưa thực sụ hữu ích đối với hoạt động quản lý tài chính tại Tổng công ty. Xuất phát từ thực tế trên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” với mong muốn làm rõ cơ sỏ lý luận về nội dung phân tích tài chính, đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Nội dung bao gồm 3 chương: Chương I: Lý luận về phân tích tài chính Tổng công ty Nhà nước Chương II: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 1.1.Khái quát một số đặc điểm cơ bản của Tổng công ty Nhà nước. 1.1.1.Khái quát đặc điểm của Tổng công ty Nhà nước Tổng công ty Nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh tế khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên. Sự ra đời của các tổng công ty (TCT) ở Việt Nam từ giữa những năm 90 theo Quyết định 90,91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ là một nội dung quan trọng, một yêu cầu khách quan trong việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), phù hợp với quy luật của sự phát triển sản xuất xã hội và yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với các DNNN trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT). Trong luật DNNN năm 1995 khái niệm TCT được dùng để chỉ các DNNN có quy mô lớn, có hội đồng quản trị, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kĩ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kì. Tổng công ty Nhà nước hay tập đoàn kinh doanh do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ , tập trung vốn Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty. Tập đoàn có thể tổ chức theo 3 loại: tập đoàn toàn quốc, tập đoàn khu vực, tập đoàn vùng. Tập đoàn phải có ít nhất 7 doanh nghiệp thành viên trở lên và có số vốn pháp định ít nhất là 1000 tỷ đồng. Về nguyên tắc, tập đoàn có thể hoạt động đa ngành song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo. Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước như quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên sau: đơn vị hạch toàn độc lập, đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp. Đơn vị thành viên của TCT Nhà nước có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của TCT Nhà nước. Đơn vị thành viên hạch toán độc lập có điều lệ riêng do Hội đồng quản trị TCT phê chuẩn phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ của TCT Nhà nước. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc trong tổng công ty và quản lý nội bộ của tổng công ty. Tổng công ty Nhà nước có nghĩa vụ quản lý vồn và tài sản. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ đặc biệt do Nhà nước giao. TCT Nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, theo quy định của luật pháp, TCT Nhà nước có quyền quản lý và tổ chức kinh doanh: tự chọn cách thức tổ chức bộ máy quản lý, chủ động đổi mới thiết bị công nghệ, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ, kinh doanh ngành nghề phù hợp với Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao…TCT công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của Bộ Tài Chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ. Đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, giám sát của TCT theo nội dung đã quy định tại Điều lệ của TCT và của cơ quan tài chính về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và tài sản Nhà nước. Nhìn chung, cơ chế tài chính của TCT mặc dù đã có nhiều đổi mới và tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều tồn tại: Tình trạng thất thoát vốn, tài sản còn rất lớn và nghiêm trọng, quản lý tài chính lỏng lẻo dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn doanh thu, lậu thuế, tăng chi phí, bóp méo kết quả kinh doanh. Tài sản, vốn giao cho doanh nghiệp được doanh nghiệp sử dụng tạo nguồn thu nhập nhưng không được hạch toán, dẫn đến thất thu cho Nhà nước như tiền thuê đất, mặt bằng của doanh nghiệp đem cho thuê nhưng không phản ánh hoặc phản ánh không chính xác trong hạch toán, tình trạng lãng phí, hư hỏng, mất mát, gây thiệt hại không quy được trách nhiệm, hoặc xác định được nhưng chưa có chế tài thích hợp để xử lý, tình trạng tham ô, tham nhũng kể cả cá nhân và tập thể, nhưng ít được phát hiện… 1.1.2.Vai trò của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, TCT Nhà nước nói riêng có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Nhà nước là một công cụ cần thiết để Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong quản lý vĩ mô và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Từ mấy chục năm qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã trở thành một bộ phận cốt lõi của nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế then chốt trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất và cung ứng, hầu hết các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế. Các TCT thu hút khoảng 30% tổng số doanh nghiệp hiện nay và chiếm khoảng 80% sảng lượng và vốn của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, có khả Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính năng chi phối không chỉ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà cả nền kinh tế. Có thể thấy rằng việc thành lập các Tổng công ty đã tạo ra những thuận lợi đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều nhân tố hạn chế cạnh tranh và độc quyền đang là thách thức đối với chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào quá trình công nghiệp hoá. Các TCT với sự tập trung khoảng 80% vốn và giá trị sản lượng là lực lượng quan trọng để thực hiện các chương trình kinh tế, chương trình công nghiệp hoá. Những TCT này trở thành những doanh nghiệp đầu ngành trong các ngành công nghiệp then chốt, với sự tập trung vốn và các nguồn lực một cách nhanh chóng thông qua các quyết định hành chính. Mặt khác sự tập trung này có thể hạn chế sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp có thành viên của TCT, tạo ra sự dựa dẫm “bao cấp” ngay trong nội bộ TCT đối với các doanh nghiệp yếu kém. Đồng thời sự tích tụ tập trung cao ở các TCT hạch toán tập trung mang tính quy mô ngành có thể tạo ra nguy cơ độc quyền, khó đánh giá hiệu quả hoạt động của nó, và có thể làm hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để phát huy được vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, các TCT cần phải có một cơ chế tài chính phù hợp với yêu cầu bức xúc của sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng tối đa nguồn lực trong nội bộ TCT và các điều kiện từ bên ngoài hướng tới mục tiêu cơ bản của các TCT là: phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững. 1.2.Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính. 1.2.1.Khái niệm. Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ XIX. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phương pháp phân tích như thế nào? “Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.” Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có dự quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… kế cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, do đó họ quan tâm trước hết đến lĩnh vực đầu tư và tài trợ. Đối với chủ ngân hàng và chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác, họ quan tâm đến các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán… Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính 1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính. • Phân tích tài chính đối với nhà quản trị. Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc. Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. • Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? • Phân tích tài chính đối với người cho vay. Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu cho vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ 1.2.3.Nội dung và phương pháp phân tích. 1.2.3.1.Nội dung. a.Thu nhập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Việc thu nhập và sử dụng cá nguồn thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu cho quá trình phân tích. Thông tin mà các doanh nghiệp sử dụng là: Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin nội bộ doanh nghiệp Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có quan hệ kinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắm được Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý các thông tin bên ngoài doanh nghiệp hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những lý do dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên không thể chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang các lĩnh vực khác như: các thông tin chung về kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý, về chính sách tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật… Mỗi một doanh nghiệp là một tế bào cấu tạo nên hệ thống doanh nghiệp của một đất nước. Do vậy bất kỳ một sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có cơ hội thuận lợi, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như giá trị của các cổ phiếu (nếu là công ty cổ phần) sẽ biến động cùng chiều với các hoạt động. Do vậy, trong quá trình phân tích tài chính thì điều quan trọng là phải nhận thấy sự xuất hiện của những cơ hội mang tính chu kì, qua thời kỳ tăng trưởng thì sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược lại. Đồng thời, cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Bởi vì trong cùng ngành sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau. Những nghiên cứu theo ngành sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sản phẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển… Các thông tin nội bộ doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính chất bắt buộc. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D [...]... công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Công tác phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Ngày nay, hoạt động phân tích tài chính ngày càng Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính được quan tâm phát triển Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thức đúng đắn về hoạt động phân tích tài chính. .. động phân tích tài chính doanh nghiệp thì ở đó công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách triệt để và hoạt động phân tích tài chính sẽ thực sự hiệu quả Ở đó, ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo sát sao về công tác phân tích tài chính, sẽ thực sự coi trọng kết quả của phân tích tài chính chứ không phải là hình thức Ngược lại ở doanh nghiệp mà ban lãnh đạo không hề coi trọng công tác. .. các công nghệ tin học hiện đại khiến cho mọi quá trình từ thu nhập đến phân tích, xử lý số liệu đều phải tiến hành thủ công thì hoạt động phân tích tài chính nói chung và việc áp dụng các phương pháp phân tích nói riêng sẽ kém hiệu quả CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài. .. của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 2.1.3.1.Tổ chức bộ máy chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không Tổng công ty hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh, với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành hàng không dân dụng, trong đó vận tải hàng không là nòng cốt Tổng công ty có nhiệm vụ thực hiện kinh doanh, dịch vụ vận tải, hàng không. .. hàng – Tài chính 2.1.Khái quát đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của ngành Hàng không Việt Nam 2.1.1.Lịch sử ra đời, phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức ra đời 15 tháng 1 năm 1956 – ngày Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Tuy vậy trên thực tế, hoạt động Hàng không đã diễn ra trước đó khá lâu ở Việt Nam. Trong... hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình nhà phân tích sử dụng các công cụ, phương pháp để xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Nên các kết quả phân tích tài chính là những nhận xét, đánh giá của người phân tích Vì vậy, trình độ của người phân tích sẽ tác động trực tiếp đến kết quả phân tích. .. các phương pháp phân tích tài chính dù phức tạp đến đâu cũng có thể đưa vào áp dụng một cách dễ dàng Đấy chính là tác động trực tiếp của nhân tố công nghệ đến khả năng áp dụng các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp Với một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh thì việc đạt được các kết quả như mong muốn trong phân tích là việc dễ dàng Một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh phải... trọng công tác phân tích tài chính thì ở đó sẽ thiếu sự chỉ đạo và phân tích tài chính không được thực hiện hoặc nếu có thực hiện được cũng chỉ là qua loa đại khái Như thế công tác phân tích tài chính sẽ không phát huy hết hiệu quả 1.3.1.2.Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, vì vậy... nhau, tuỳ theo Phạm Hồng Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình c.Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các... Nhung Tài chính 44D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính Người thực hiện công tác phân tích tài chính nếu có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích và có khả năng đánh giá tinh tế thì sẽ có tác động tích cực tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Họ sẽ đưa ra được kết quả phân tích chính xác và đưa ra những nhận xét, giải pháp phù hợp và thích đáng, giúp công . tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. . lý tài chính tại Tổng công ty. Xuất phát từ thực tế trên em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt