1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG

29 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 429 KB

Nội dung

Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế giới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) được người dân tự do sử dụng công khai, bình đẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán và giao dịch với ngân hàng, như nội tệ - Đồng Việt Nam đồng tiền của quốc gia

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Trang 2

Phần mở đầu.

Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế giới mà cảvàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) được người dân tự do sử dụng công khai, bìnhđẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán và giao dịch với ngân hàng, nhưnội tệ - Đồng Việt Nam đồng tiền của quốc gia Các Ngân hàng thương mại, tập trung

là các Ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện cácnghiệp vụ kinh doanh bằng nội tệ - Đồng Việt Nam, vừa thực hiện huy động vốn vàcho vay bằng ngoại tệ, vừa huy động vốn và cho vay bằng vàng Nhiều Ngân hàngthương mại cổ phần công bố công khai lãi suất huy động vốn bằng vàng, lãi suất chovay vốn bằng vàng, mức lãi suất đó cao hơn so với USD và thấp hơn so với nội tệ.Trong khi đó hầu hết các nước, giờ đây vàng chỉ sử dụng là đồ trang sức củangười dân và là một danh mục dự trữ quốc gia; còn người ta không sử dụng trongthanh toán Song ở Việt Nam, người ta sử dụng vàng làm đơn vị thanh toán và phươngtiện thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh

và nhiều tỉnh phía Nam Việc công bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện công khaitrong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, như: ACB Trong thực tế, ít ngườithanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị thanh toán, người mua

và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, chủ yếu là đồng Việt Nam Chính

vì vậy việc nghiên cứu “Vai trò của vàng và so sánh giữa vàng vơí tiền đồng” giúp cáctác nhân trong nền kinh tế có thể phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của thịtrường vàng cũng như ảnh hưởng của nó tới các thị trường khác từ đó nhanh chóng cónhững giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực cũng như tận dụng những cơ hội

mà thị trường vàng mang lại

 Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường vàng hiện nay trong nước và trên thế giớibiến động mạnh với việc giá vàng tăng liên tục và đôi khi cũng giảm liên tục trong mộtvài năm trở lại đây nhất là từ đầu năm nay cũng khá phức tạp, vàng có ảnh hưởng nhưthế nào đối với đồng nội tệ của Việt Nam trên nền kinh tế nước nhà

 Mục đích nghiên cứu: Tìm ra được đâu là nguyên nhân khiến giá vàng biếnđộng mạnh mẽ và bất ổn như vậy và vàng có thể được sử dung rộng rãi như Việt Namđồng như hiện nay

Trang 3

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các thời kỳ của vàng của Việt Nam và trênthế giới trong khuôn khổ của nghiên cứu về “ Vai trò của vàng”.

 Kết cấu của đề tài:

Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được

ấn định bằng hàm lượng vàng

Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914.Nguyên tắc hoạt động: Các quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quyđịnh gía tính vàng bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theo mứcgiá đã quy định Vàng cũng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở thành nguồn

dự trữ quốc tế chính thức

Đặc điểm:

+ Mọi người được tự do đúc tiền vàng

+ Tiền vàng được tự do lưu thong trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia vớinhau

Ưu – Nhược điểm của chế độ bản vị vàng:

Ưu đi ểm :

+ Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng

+ Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ bản vị vàng có nhiều tiến bộ hơn sovới thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật

Nhược điểm:

+ Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng của mỗi quốc gia

Chế độ bản vị vàng được chia làm hai chế độ:

1.2 Chế độ bản vị vàng cổ điển:

Là chế độ tiền tệ trong đó vàng là thứ kim loại được chọn làm bản vị

a Hoàn cảnh ra đời:

Trang 4

Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ songbản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII.

Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng

Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóngcủa thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đãchuyển sang chế độ bản vị vàng Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả bachâu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc

Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế

độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén

b Đặc điểm:

 Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:

Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quyđịnh

Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷgiá hối đoái giữa các quốc gia Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi đượcgần 1/20 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nên tỷ giá hối đoáigiữa GBP và USD là gần 5 đôla

Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốcgia, vừa là tiền tệ quốc tế

 Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đốivới sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:

- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng Tư bản chủ nghĩa

- Tạo điều kiện phát triển ngoại thương

 Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như:

- Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiền tệ của mình vìlượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyểngiữa các nước

- Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng vàviệc phát hiện các mỏ vàng Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triểntốt, không có lạm phát Nhưng nếu lượng vàng cung ứng không ngăn nhịp với tốc độ

Trang 5

tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại nếu lượng cung ứngtiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.

1914 Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng

“tiền luật định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệuquả của các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quánhiều Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp,như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng

30 tỷ lần Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dựvàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ravàng Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng chocác nước

1.3 Chế độ bản vị vàng mới:

Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa cácnước gặp nhiều khó khăn Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng củacác nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919

Ở Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vịvàng năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc nàymột cách miễn cưỡng Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thếchiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàngmức trước chiến tranh Trong 5 năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tớimức trước chiến tranh,đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế Tiếp theo đó là

Trang 6

Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vịvàng.

Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vịvàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn haycòn gọi là chế độ bản vị vàng bị cắt xén Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản

vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng

( GBP đến Ngân hàng Anh để đổi )

Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoáivàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồngGBP Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấyhoặc GBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàngthoi Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc

tế của toàn thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới.Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nênkhi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệthống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng Đến đây, chế độ bản vịvàng mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức

Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàngbằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàngthoi Tức là, vào thời kì này không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng màchỉ có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trênthị trường nữa

Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theođơn vị tiền tệ của nước khác Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo

Trang 7

chế độ kim bản vị Ví dụ như Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh,đồng bảng Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng.

Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiềnxu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu Các chính phủ sửdụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủnước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH

TẾ VÀ CỦA TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM

Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng Thayvào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do

họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồngtiền đó Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng

Ngày nay tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, người dân có nhu cầu sởhữu, nắm giữ vàng do tập quán, thói quen sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị

và nhu cầu sử dụng vàng làm đồ trang sức Riêng nhu cầu sử dụng vàng làm phươngtiện cất giữ tài sản của người dân phụ thuộc chủ yếu vào những lợi ích họ thu được sovới các phương tiện cất trữ tài sản hoặc đầu tư khác và do đó phần nào phụ thuộc vào

sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô Bên cạnh đó sản xuất và kinh doanh đồ trangsức mỹ nghệ bằng vàng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được duy trì,phát triển trong đời sống xã hội hiện đại Tại Việt Nam, có hàng nghìn doanh nghiệphoạt động kinh doanh vàng trong cả nước, riêng thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.000doanh nghiệp

2.1 Thực trạng

2.1.1 Thị trường vàng trong những năm gần đây.

Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục tăng mạnh

do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ khôngmấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp lànhững động lực chính

Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu Trên thực tế, đồng USDmất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại TrungĐông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn rất cam go Vì thế, giá vàng

có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững lại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộcchiến tại Afganistan có dấu hiệu kết thúc Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước

Trang 8

trong việc chặn đà suy giảm USD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏathuận nào đó giữa các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình.Tại những thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợphục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng Qua theo dõi cho thấy, giávàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điều chỉnh và tăng trởlại.

Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loại và mẫu

mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập khẩu, cả về khốilượng và giá cả Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90%nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sáchtiền tệ Mặc dù một bộ phận người dân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toánmua bán nhà đất, cất trữ vàng làm tài sản hộ thân Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụngtrong thanh toán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ, tổng vốnhuy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng

Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trong nước caohơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%) Ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước

đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị kinh doanh vàng nhằm tạo nguồncung ổn định cho thị trường, góp phần ổn định giá vàng trong nước Sự tăng giá củavàng tạo cơ hội kinh doanh với mức sinh lợi kỳ vọng cho các những nhà đầu tư tronglĩnh vực này Tuy nhiên, giá vàng tăng mạnh cũng có thể để lại những tác động chonền kinh tế ở một số khía cạnh như sau:

a Giá vàng tăng nhanh và mạnh làm cho thị trường vàng trở nên kém sôi

động hoặc thậm chí đóng băng

Không có nhiều giao dịch mua bán phát sinh và thiếu tính thanh khoản Sức tiêuthụ các sản phẩm vàng bạc đá quý sẽ bị suy giảm, không thúc đẩy sự phát triển bềnvững của thị trường vàng và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vàng bạc đáquý

Theo số liệu thống kê, vốn huy động tiết kiệm bằng vàng của các ngân hàng thươngmại đạt ở mức khoảng 95.000 tỷ đồng (khoảng 115 tấn vàng hoặc 4,8 tỷ USD) Nếugiá vàng tăng, người dân và doanh nghiệp sẽ không dám vay vàng, vì lo ngại bị “thiệthại kép” khi đến ngày đáo hạn trả nợ vay (vừa trả lãi suất vay vàng, vừa bù lỗ mức

Trang 9

chênh lệch giá vàng) Nếu các ngân hàng huy động vàng mà không cho vay được,kênh tín dụng bằng vàng sẽ bị tắc nghẽn, gây lãng phí cho nguồn vốn vàng to lớnkhông sử dụng được.

c Tâm lý đầu cơ, tích trữ vàng cũng sẽ xuất hiện:

Với xu hướng giá tăng mạnh, người dân sẽ rút tiền đồng mua vàng tích trữ để kỳvọng kiếm lời chênh lệch giá, thay vì gửi tiền đồng vào các ngân hàng hoặc mua hànghóa, dịch vụ để kích thích sức tăng trưởng kinh tế

d Ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI):

Theo phương pháp tính chỉ số CPI của Tổng cục thống kê cho giai đoạn 5 năm2009-2014 trên toàn quốc, hiện tại vàng không được tính trong 572 nhóm hàng và dịch

vụ để tính CPI Tuy vậy, vàng tăng giá cũng sẽ tác động gián tiếp đến chỉ số CPI Ví

dụ, khi giá vàng tăng các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác cácdòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫnđến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này Khi giá bán các sản phẩm kim loại quýtăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến 572 nhóm hàng và dịch vụ chính thứcnói trên

e Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ.

Khi giá vàng tăng gây ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số CPI tăng, những dấu hiệu

về lạm phát sẽ xuất hiện Nếu tỷ lệ lạm phát không dao động trong vùng kiểm soáttheo kỳ vọng chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xem xét thực thimột số giải pháp như điều chỉnh lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vàđiều tiết tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế để kiềm chế lạm phát

f Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán vốn được xem là mặt hàng để xem xét biểu của nền kinh

tế Khi giá vàng tăng với mức sinh lợi kỳ vọng hấp dẫn, các công ty chứng khoán mộtmặt vừa chú tâm theo dõi diễn biến của thị trường vàng, mặt khác vừa lo ngại một sốnhà đầu tư chứng khoán sẽ dịch chuyển danh mục đầu tư sang vàng Nếu nhiều nhàđầu tư chuyển hướng đầu tư sang vàng, thị trường chứng khoán sẽ thiếu tính thanhkhoản, và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phục hồi và sự tăng trưởng của thị trườngchứng khoán và nền kinh tế

g Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản

Trang 10

Theo tập quán truyền thống từ lâu đời, người dân Việt Nam có thói quen sử dụngvàng để định giá nhà đất hoặc bất động sản Nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn có khiphải tích lũy vài chục năm mới sở hữu được, vì vậy việc người dân “neo” giá bán nhàđất vào vàng cũng là điều dễ hiểu.

Dù hiện nay, việc rao bán nhà đất bằng tiền đồng thay cho vàng có tăng lên, nhưng

đó chỉ là hình thức Bởi xét về bản chất, người bán nhà hay bất động sản thường quyđổi ra tiền đồng theo giá vàng hiện hành Giá vàng tăng, dẫn đến giá trị nhà đất, bấtđộng sản tăng theo, khiến các nhà đầu tư ngại mua bán nhà đất/bất động sản do sợ rủi

ro giá vàng đảo chiều Điều này có thể sẽ làm cho thị trường bất động sản kém sôiđộng hoặc thậm chí tắc nghẽn

2.1.2 Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát

Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định 174/1999/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 64/2003/NĐ-CP), phạm vi hoạt độngkinh doanh vàng khá rộng rãi Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạtđộng về vàng có liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ như:

 Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu

 Sản xuất vàng miếng

Các hoạt động kinh doanh vàng khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàngmiếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoákhác Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chitiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh vàkinh doanh có điều kiện, hoạt động mua bán, sản xuất gia công vàng trang sức mỹnghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh Tổ chức, cá nhân muốn tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại

Sở Kế hoạch Đầu tư trên địa bàn và hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Hoạt động kinh doanh này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thươngmại và Luật Doanh nghiệp

Ngay cả hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng không hề có bất

kỳ một quy định nào để điều phối và kiểm soát Không có các quy định cụ thể để xácđịnh: Thế nào được xem là vàng gia công chế tác; vàng trang sức, mỹ nghệ Trong khi

đó, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh; không cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Như vậy,

Trang 11

khả năng lạm dụng để xuất khẩu vàng có chất lượng cao (ví dụ, từ 90% trở lên) dướihình thức vàng trang sức mỹ nghệ nhưng với khối lượng lớn là rất dễ xẩy ra Do vậy,

Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế suất xuất khẩu vàng Theo Thông tư số184/2010/TT-BTC, từ ngày 01/01/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức cóhàm lượng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu là 10% thay cho mức cũ là 0%

Do phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi, lượng vàng và USD trôi nổingoài thị trường nhiều (các chuyên gia kinh tế gọi là tình trạng “vàng hóa”, “đô lahóa”) nên ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ được số liệu thật là baonhiêu

2.2 Biến động của thị trường vàng

2.2.1 Tác động của thị trường vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ

Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh Năm 2010 thịtrường vàng biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập.Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệuđồng/lượng Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giávàng trong nước tăng 46% Sự biến động của thị trường vàng đã tác động không nhỏđến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng Bài toán vàng, lạm phát lại mộtlần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ

Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến ?

Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên trongvòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần Vào trung tuần tháng10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1 $/oune, tăng 22% so với đầu năm.Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương mà các quỹđầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính:

Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn

an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế.Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTWcủa Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêuđồng thời in thêm tiền mặt Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu,khiến lạm phát gia tăng

Trang 12

Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tàisản được ưa chuộng để tích trữ Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thểthúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn Thay vào đó,luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặthàng giữ giá như vàng.

Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảmmạnh và lãi suất tăng vọt Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tươngđương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tươngtương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới Tại Châu Âu, nợ xấu tại một sốquốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kênh đầu

tư vàng…

Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng

không thể đáp ứng đủ mức cầu Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăngtheo, qua đó giữ giá ổn định Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vìkhông có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đivào tiêu dùng Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giávàng tăng hơn 20%

Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên

như: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộngvàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữvàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt.Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/2010 tăng lênmức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009 Đồng thời, các nhà đầu tư

và một số Ngân hang trung ương, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang

dự trữ vàng

Thứ hai: Tâm lý giữ vàng

Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam Việc quyđổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người ViệtNam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác Trướcnhững đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ

xô đi mua vàng Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến

“vàng hoá” Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn

Trang 13

trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008nhập 90,5 tấn vàng)

Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào cácchứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tưViệt Nam tập trung vào vàng Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trongdân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của ViệtNam cùng thời điểm và sang năm 2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao Do đó,việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng

Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ

Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế Khoảng 95%lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩuvàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩuphải xin hạn ngạch từ Ngân hang Nhà nước Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát

và bình ổn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng Điềunày hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệmkhan hiếm vàng Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, khôngđược phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhậplậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao

Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao

Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đếnlượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽtăng tương ứng Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầumua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giáUSD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD

2.2.2 Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các

ngân hàng thương mại

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấylượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tương đương với 45 tỷUSD Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớnđang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức,

Trang 14

gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạtđộng của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ

và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đếngián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng như sau:

Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính:

Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tạingân hàng Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đếnkhả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng:

Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoạitệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hànhngoài hệ thống tài chính Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường

tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát

Nguy cơ lạm phát:

Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng vàlạm phát Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùngvàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản Khi vàng trở thànhthước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa kháctăng theo, gây nguy cơ lạm phát

Thâm hụt cán cân thương mại:

Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩucàng lớn Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gầnđây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại

Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ:

Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn Điều nàyảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ Đơn cử, với tổng phương tiệnthanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên giakhoảng 4,8 Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0 Rõ ràng rằng córất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và thịtrường vàng đang bành trướng hiện nay

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nước từ 2001 - 2010 - VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG
Bảng 1 Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nước từ 2001 - 2010 (Trang 14)
Bảng 2: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nước cuối  năm 2010 - VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG
Bảng 2 Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nước cuối năm 2010 (Trang 15)
Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011 - VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG
Bảng t óm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w