Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA
-c
Xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Hà Nội -2007
XÂY DỰNG NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Trang 2Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta Đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”1 Nhà nước pháp quyền là một vấn đề chính trị - pháp lý rộng lớn Phù hợp với bậc đào tạo cử nhân Luật học, chương này của giáo trình chỉ trình bày một số vấn đề cơ bản, phổ thông nhất Việc đi sâu vào các nội dung cụ thể của nhà nước pháp quyền sẽ được đề vập ở các chương trình nghiên cứu chuyên sau
I KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG, HỌC THUYẾT NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển trong Lịch sử tư tưởng nhân loại Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ rất sớm, tring tư tưởng chính trị - Pháp lý thời cổ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền Đến thời kỳ cách mạng Dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển để trở thành học thuyết
về nhà nước pháp quyền Học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức
độ, phạm vi khỏc nhau ở nhiều nước tư sản Ngày nay, học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những đổi thay sâu sắc của xã hội hiện đại
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đại biểu To n qu àn qu ốc lần thứ IX Nxb Chính trị Quốc gia, H N àn qu ội, 2001, tr.131-132.
Trang 3II KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN
1 Khái niệm nhà nước pháp quyền.
Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền Cụ thể các quan điểm trường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính nhà nước2; cơ chế phân chia quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa các ngành quyên lực: Lập pháp, hành pháp
và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người v.v…
Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: Nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước
Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở
pháp luật, bản thân nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của
sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp Một hình thức tổ chức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu
đa dạng, chính đáng của cá nhân, tổ chức
2 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, Xây dựng nh n àn qu ước pháp quyền Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo đề t i KX.05.07, t àn qu ại H N àn qu ội, tháng 6/2002, tr.72.
Trang 4Thứ hai, một hình thức tổ chức nnh mà pháp luật có vị trí, vai
trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và toàn xã hội Nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức Đường lối của Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội
Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người - giá trị cao quý nhất Theo đấy, pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào
Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm Các đặc điểm, tiêu chí trên của nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia cả trên bình diện lý luận, nền văn hóa và tổ chức nhà nước,
hệ thống pháp luật
Nhà nước pháp quyền là hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, rộng lớn được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau Do vậy khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền
Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được
Trang 5những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền
Định nghĩa nhà nước pháp quyền:
Căn cứ vào những đặc trưng tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền, có thể nêu một định nghĩa như sau về nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả
vì lợi ích chính đáng của con người
2 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có thể nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền như sau:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến cộ của nhân loại
- Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong hệ thống các văn bản pháp luật
- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính pháp lý cao, khách quan, công bằng, nhân đạo phù hợp đạo đức xã hội, tất cả
vì lợi ích chính đáng của con người
Trang 6- Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mình
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật
- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân
- Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân với các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hòa đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận
Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất, những tiêu chí chủ yếu nhất để “nhận diện” nhà nước pháp quyền Tùy theo cách thức tiếp cận, trong lý luận chính trị - pháp lý còn nêu thêm nhiều đặc điểm khác của nhà nước pháp quyền Nếu đi sâu về pháp luật, cũng
Trang 7có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp quyền như tính minh bạch, công bằng, nhân đạo v.v…
Nhận diện từ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là con người
III NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VI DÂN
1 Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu phát triển tất yếu khách quan.
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết phù hợp với những điều kiện phát triển khách quan của đất nước và xu thế chung của thời đại Sự nghiệp này xuất phát từ hàng loạt các yêu cầu khách quan của đất nước
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thực hiện dân chủ hóa sâu sắc và toàn diện mọi mặt đời sống
xã hội;
- Đảm bảo và bảo vệ các quyền công dân;
- Chủ động tham gia vào quá trình hội hội nhập khu vực và quốc tế
- Thực hiện công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 82 Những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:
- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Quan điểm này thể hiện bản chất nhà nước ta và đã được xác định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”3
Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong tổ chức và hoạt động, trong chính sách và pháp luật nhà nước ta Nhà nước ta do nhân dân thành lập, do dân kiểm tra, giám sát Mục tiêu cao nhất của nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân Đấy cũng chính là nguồn sức mạnh to lớn của nhà nước đã được kiểm nghiệm trong Lịch sử dân tộc Để đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cần phải thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát nhà nước và giám sát xã hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là giám sát tối cao của Quốc hội
- Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các lập pháp, hành pháp và tư pháp
3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb chính trị Quốc gia, H N àn qu ội 2002, tr.13.
Trang 9Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chủ thể cao nhất thực hiện quyền lực nhà nước Đây là quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức và hoạt động của nhà nước ta không theo nguyên tắc phân chia quyền lực như ở nhiều quốc gia khác Đồng thời quan điểm này cũng thể hiện sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong học thuyết và thực tiễn
áp dụng phân chia quyền lực ở các quốc gia khác
Trong lần sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một bước tiến trong việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Sự phân công rành mạch, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng loại cơ quan nhà nước và cơ chế phối hợp chính là điều kiện cốt yếu để đảm bảo sự thống nhất quyền lực nhà nước
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội và nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là nhân tố bảo đảm thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước Trong điều kiện hiện nay, nói đến tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước phải gắn liền với đổi mới và chỉnh đốn tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, điều vô cùng quan trọng là cần phân định rõ giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước Kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng “hành chính đơn thuần, phi chính trị”, xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong tổ
Trang 10chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và ngược lại, sự bao biện, làm thay các công việc của nhà nước từ phía các tổ chức Đảng
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc nền tảng của nhà nước và hệ thống chính trị nước ta, nếu xa rời thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước nhất là trong điều kiện cơ chế kinh
tế thị trường, hội nhập và mở rộng dân chủ như hiện nay Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước được thể hiện trong sự kết hợp giữa lãnh đạo điều hành tập trung thống nhất của Trung ương với phát huy tính chủ động, năng động của địa phương, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ vầtpạ trung quan liêu Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu phải thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ giữa các
cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước, xác định rõ ràng cơ chế trách nhiệm theo quy định pháp luật Tập trung dân chủ là nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của bất kỳ cơ quan nhà nước, ở chế độ tập thể lãnh đạo hay chế độ thủ trưởng, nguyên tắc tập trung dân chủ lại có những biểu hiện đặc thù ở mỗi loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức
Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là nguyên tắc hiến định, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tăng cường pháp chế lại càng trở thành một yêu cầu cấp thiết Bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tính pháp chế thống nhất, còn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa tính pháp chế thống nhất với tính hợp lý và sự công bằng Trong khi chưa có sự thay đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi chủ thể đều phải tuân thủ pháp
Trang 11luật Pháp luật trong nhà nước pháp quyền chỉ có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả thực tế khi có sự kết hợp với đạo đức Đây là vấn
đề có tính quy luật đã được minh chứng trong Lịch sử
Cho dù hoàn thiện đến đau, pháp luật cũng không bao giờ dự liệu hết được tính chất đa dạng, phong phú của cuộc sống Để bổ sung cho pháp luật, để cho pháp luật có thể thực hiện, xã hội còn cần tới những quy tắc điều chỉnh xã hội khác, như các quy phạm đạo đức, tập quán, phong tục… Trong quản lý xã hội, muốn cho pháp luật được mọi người dân tôn trọng, tự giác thực hiện thì pháp luật phải được bảo vệ, phải thể hiện được những giá trị đạo đức, được nhân dân chấp nhận, ủng hộ, đồng tình Do vậy, lấy đạo đức để quản lý xã hội cũng là một điều tất yếu khách quan, xuất phát từ chính đòi hỏi của thực tế cuộc sống Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật, quản lý bằng pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức, bởi pháp luật trong nhà nước pháp quyền là hướng tới những giá trị nhân đạo, công bằng, hướng tới chân - thiện - mỹ - ích, tất cả vì mục đích phục vụ con người
IV NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
1 Khái quát chung về phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp Những nhiệm vụ và phương hướng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội, nhà nước và pháp luật Nghĩa vụ không chỉ quan tâm đế cải cách bộ máy nhà nước hay sửa sang, hoàn