1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội không tố giác tội phạm

45 899 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tội không tố giác tội phạm là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất là đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết lập; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tình hình chính trị, xã hội ổn định, được nhân dân và bạn bè quốc tế khâm phục, đánh giá cao. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo lập cơ chế đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội không tố giác tội phạm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân không làm tròn nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, không tố giác tội phạm, cho nên các cơ quan bảo vệ 1 pháp luật phải tốn rất nhiều công sức để điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân không thực hiện quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, có nghĩa là họ không tham gia đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và trong các trường hợp do pháp luật hình sự quy định, hành vi không tố giác tội phạm do họ thực hiện đã cấu thành tội không tố giác tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội không tố giác tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tội không tố giác tội phạm . Về mặt lý luận, xung quanh vấn đề đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội không tố giác tội phạmtội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997; Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)", mã số 95-98-107/ĐT của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997); ThS. Phạm Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình: "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) . 2 Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội không tố giác tội phạm được tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, luật sư ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Ngoài ra, tác giả Vũ Thành Long có bài viết: "Mấy ý kiến về Điều 314 Bộ luật hình sự về tội không tố giác tội phạm" (Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 10-2005); ThS. Trần Đại Thắng có bài viết: "Một số vấn đề về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, tháng 12-2005, số 24); tác giả Thái Văn Đoàn có bài viết: "Một số bất hợp lý trong các quy định về tội che giấu tội phạmtội không tố giác tội phạm" (Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 10-2005, số 19) . Các công trình nói trên đã đề cập tội không tố giác tội phạm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội không tố giác tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: 3 - Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của những quy định về tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội không tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình tội không tố giác tội phạm, nguyên nhân của thực trạng đó; dự báo tình hình của tội không tố giác tội phạm trong những thời gian tới. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội không tố giác tội phạm. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội không tố giác tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2005. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội không tố giác tội phạm; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về tội phạm này. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống, lịch sử, lôgíc, thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, điều tra xã hội . 4 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối có hệ thống về tội không tố giác tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tội không tố giác tội phạm; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành. - Phân tích, đánh giá những quy định về tội không tố giác tội phạm trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội không tố giác tội phạm ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa nhất định đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển lý luận về tội phạm học, luật hình sự, cũng như công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính nhạy cảm cao và phức tạp này. 5 Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 mục. 6 Chương 1 TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lê cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội phạm được quy định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam. Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê đã đề cập tội không tố giác tội phạm tại Điều 500: Những người biết có kẻ mưu phản loạn, mưu đại nghịch, thì phải đến mật báo ngay với các quan ty gần đó, nếu không tố cáo, thì xử tội lưu đi châu xa. Biết có kẻ chỉ trích nhà Vua hay là đặt ra những lời quái gở mà không đi báo, thì xử nhẹ hơn tội kể trên một bậc. Quan ty thấy báo mà không tâu lên hay đi bắt ngay (quan ở kinh thành thì phải tâu ngay, quan ở ngoài thì phải bắt ngay), để quá nửa ngày, thì cũng phải tội như kẻ không đi báo. Nếu là việc truy bắt còn phải sắp đặt nên quá thời hạn trên thì không phải tội [41, tr. 181-182]. Đáng chú ý, Quốc triều Hình luật đã phân biệt trách nhiệm phát hiện, tố giác tội phạm giữa quan và dân thường như quy định tại Điều 158 Bộ luật: Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tộikhông phát giác, xử biếm hai tư, đàn cư quan biết mà không phát giác, tội cũng như thế. Những người biết hàng xóm của mình phạm 7 tộikhông phát giác, tội giảm một bậc. Riêng việc đúc tiền và việc phản nghịch là tội nặng, thì luận tội khác [41, tr. 79]. Điều 355 Bộ luật còn quy định việc khen thưởng cho người tố giác tội phạm: "Dân đinh mà tự thiến mình, thì xử tội lưu; ai thiến hộ hoặc chứa chấp kẻ ấy, thì giảm tội một bậc; các nhà lân cận không tố cáo, thì xử tội nhẹ hơn hai bậc; xã quan không phát giác, thì xử tội đồ; người tố cáo đúng sự thật thì được thưởng một tước tư" [41, tr. 119]. Đặc biệt, Điều 373 Bộ luật còn đồng nhất việc không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm trong trường hợp quan biết mà không tố giác: Những người cày ruộng đất công mà khai dối là cày cấy cho quan ty, để mong tránh đóng thuế, thì xử tội theo luật chiếm ruộng đất công. Quan ty dung túng thì cũng đồng tội; không biết thì không xử tội. Xã quan biết mà không tố giác thì xử tội giấu giếm; không biết thì được giảm 2 bậc; quan lộ huyện vô tình không biết thì xử tội biếm [41, tr. 137]. Bộ luật này còn đề cập việc tố giác ông bà, cha mẹ, vợ chồng phạm tội tại Điều 504: Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì, đều xử tội lưu đi châu xa; vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà, cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo người vào bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật, cũng phải tội biếm hay tội đồ; nếu là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ thì cho phép tố cáo [41, tr. 183]. Đây là quy định mang tính nhân văn, thể hiện truyền thống tôn kính đối với ông bà, cha mẹ, đồng thời kết hợp được chữ "hiếu" đối với sự tồn 8 vong của đất nước. Chính vì vậy, mặc dù tại khoản 7 Điều 2 của Bộ luật này quy định bất hiếu là một trong mười tội ác (thập ác): "Bất hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái với lời cha mẹ dạy bảo" [41, tr. 37], nhưng Bộ luật này vẫn quy định: nếu là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ thì cho phép tố cáo. Điều 508 Bộ luật đã quy định cụ thể cách thức tố cáo: "Tố cáo tội người, thì phải ghi năm tháng và trình bày sự thực không được nói là việc còn ngờ (nói việc đó không đáng tin cũng vậy); trái luật này thì phải phạt 80 trượng; quan nhận những đơn trái lệ này, mà đem ra xét xử, thì phạt tiền 30 quan" [41, tr. 184]. Như vậy, trong Bộ luật Hồng Đức, tội không tố giác tội phạm đã được tương đối cụ thể, chi tiết, thể hiện trình độ lập pháp hình sự rất cao của cha ông chúng ta thời kỳ này. Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách "chia để trị", chia đất nước Việt Nam làm ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau. Nam Kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều đình Huế; Bắc Kỳ là đất "nửa bảo hộ" đặt dưới quyền cai trị của một viên thống sứ người Pháp; ở Trung Kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu "Chính phủ Nam triều", nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ [35, tr. 86]. Ở Nam Kỳ, theo Điều 11 Sắc luật ngày 25-7-1884, Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ. Trong Sắc luật ngày 16-3-1890, thực dân Pháp quy định từ thời điểm này, các Tòa án ở Nam Kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được [18, tr. 132-133]. Sắc luật ngày 31-12-1912 của toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56 điều của Bộ luật hình sự Pháp thành Hình luật canh cải (Code pénal modifié) và cho áp dụng tại Nam Kỳ. 9 Ở Bắc Kỳ, Nghị định ngày 2-12-1921 của toàn quyền Đông Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam. ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31-7-1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành. Trong Hoàng Việt hình luật, không có quy định về tội không tố giác tội phạm, mà đề cập đến việc tố cáo những người thân thuộc, bất hiếu, bất cố gia truyền. Điều 341 Bộ luật này quy định: Phàm cáo giác ông bà cha mẹ, tức là bất hiếu sẽ bị câu cầm từ 6 năm đến 10 năm. Trừ trường hợp sau này thời người cáo giác không có tội: hoặc cha mẹ ông bà phạm một tội đại hình có can đến sự trị an của Bổn quốc (hay nước bảo hộ), hoặc là mẹ giết cha, cha giết mẹ hoặc cha mẹ mình làm con nuôi cho người ta mà giết cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ nuôi giết cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ giết ông bà nội, ông bà ngoại hoặc là cha mẹ ông bà ngược đãi con bé chưa đến 16 tuổi và đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng [23]. Quy định này cho thấy, ngoài việc tiếp tục kế thừa tinh hoa của Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt hình luật đã thể hiện rõ sự thuộc vào nước Pháp bảo hộ của chính quyền thực dân phong kiến. 1.1.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông non trẻ đầu tiên ở Đông Nam Á, đã tiến hành tích cực hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp hình sự nói riêng. Chỉ trong gần bốn tháng năm 1945 và năm 1946, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hình sự, đáp ứng yêu cầu giữ vững chính quyền nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài của cả nước. 10 [...]... bị truy tố, xét xử về tội "Không tố giác tội phạm" theo khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 30 Tội không tố giác tội phạmtội phạm mà pháp luật hình sự quy định có cấu thành hình thức Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện hành vi không tố giác tội phạm Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội không tố giác tội phạm Tuy pháp luật hình sự không quy... truy tố, xét xử cho thấy, hành vi che giấu tội phạm thường đi liền với hành vi không tố giác tội phạm, vì trong hành vi che giấu tội phạm đã bao hàm việc không tố giác tội phạm và việc không tố giác tội phạm bảo đảm cho việc che giấu tội phạm đạt kết quả Trong trường hợp hành vi che giấu tội phạm đi liền với hành vi không tố giác tội phạm, thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về cả hai tội. .. mục đích phạm tội của người phạm tội không tố giác tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Người phạm tội không tố giác tội phạm, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì, cũng phải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội không tố giác tội phạm Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử... trừng trị tội hối lộ, Pháp lệnh này chưa đề cập tội không tố giác tội phạm Cùng với sự phát triển của khoa học luật hình sự, khái niệm tội không tố giác tội phạm đã bắt đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý Giáo trình hình luật xã hội chủ nghĩa của Trường cao đẳng Kiểm sát Hà Nội đã đề cập tội không tố giác tội phạm và đưa ra khái niệm không tố giác tội phạm: Không tố giác tội phạm nghĩa là không báo... người phạm tội Mặt chủ quan của tội không tố giác tội phạm gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Tội không tố giác tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức được hành vi không tố giác tội phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó Tuy nhiên, trước khi kết luận điều này, phải xác định được: người phạm tội biết rõ hành vi của người phạm. .. đối với tội không tố giác tội phạm, bởi lẽ đây là hành vi khách quan của tội không tố giác tội phạm luôn luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động Cần phân biệt tội không tố giác tội phạm với tội che giấu tội phạm Không tố giác tội phạm là hành vi luôn được thực hiện dưới hình thức không 31 hành động, thể hiện sự thụ động của người phạm tội khác với che giấu tội phạm là hành vi được thực hiện... động, thể hiện sự chủ động của người phạm tội Chính vì vậy, tội che giấu tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội không tố giác tội phạm, vì sự chủ động đó Mặt khác, hành vi che giấu tội phạm chỉ có thể xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện, còn hành vi không tố giác tội phạm không chỉ xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện mà còn có thể xảy ra khi tội phạm đang được chuẩn bị hoặc đang... phạm tội Ý định phạm tội không bị coi là tội phạm, thì người không tố giác người có ý định phạm tội, cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự Trường hợp người biết rõ về tội phạm và người phạm tội, nhưng lầm tưởng cơ quan điều tra đã biết rõ về tội phạm đó và đang mở cuộc điều tra và sự lầm tưởng đó có cơ sở, thì người đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không có sự cố ý không tố giác tội. .. tư, tăng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985, quy định đến một năm) và giữ nguyên mức phạt tù đối với tội này 19 1.2 TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 1.2.1 Khái niệm tội không tố giác tội phạm Để có thể làm sáng tỏ khái niệm tội không tố giác tội phạm, trước hết cần làm rõ khái niệm không tố giác tội phạm Bộ luật hình sự năm 1985 và... về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này 2 Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này 20 Tội không tố giác tội . hành vi không tố giác tội phạm do họ thực hiện đã cấu thành tội không tố giác tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, đã. Kiểm sát Hà Nội đã đề cập tội không tố giác tội phạm và đưa ra khái niệm không tố giác tội phạm: Không tố giác tội phạm nghĩa là không báo cáo cho cơ quan

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w