1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

50 462 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 333,5 KB

Nội dung

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ”.

Trang 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

I Việc làm và tạo việc làm

1 Việc làm.

a) Khái niệm và phân loại

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định

nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ” Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh

hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người taquan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế không có một định nghĩachung và khái quát nhất về việc làm

 Theo bộ luật lao động_ Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bịpháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho côngviệc đó

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sửdụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hànhcông việc đó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù laodưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nôngnghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên kháctrong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạnchế cơ bản Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làmtrong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ralợi ích vật chất không hề nhỏ Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người cóviệc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia

có thể khác nhau phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán,…Có những nghề

ở quốc gia này thì được cho phép và được coi đó là việc làm nhưng ở quốc giakhác lại bị cấm Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ đó

Trang 2

lại đựơc coi là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút khá đông tầnglớp thượng lưu.

Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù

hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản xuất, côngnghệ,…) để sử dụng sức lao động đó)

Sức lao động do người lao động sở hữu Những điều kiện cần thiết như vốn, tưliệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụnghay quản lý hoặc không Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nàoxảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết

để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việclàm

Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân chia việc làm

Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việc làm đâỳ

đủ, việc làm có hiệu quả,

b) Các đặc trưng của việc làm

Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấutrúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnhcủa vấn đề việc làm Bao gồm có:

+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi

Cho biết trong số những người có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổinào là lực lượng lao động chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động).+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị)

Cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêmviệc làm mới trong tương lai

Trang 3

+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế.

Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút đượcnhiều lao động nhất ở hiện tại và tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa cácngành này Trong nền kinh tế quốc dân ngành kinh tế được chia làm 3 khu vực

lớn Khu vực I: ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III:

dịch vụ

+ Cơ cấu việc làm theo nghề

Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu hướng lựachọn nghề nghiệp trong tương lai của người lao động

+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế

Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phầnkinh tế nào và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trongtương lai Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sảnxuất

+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo vùng

Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người đọcmường tượng được vấn đề Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tác độngqua lại lẫn nhau.Ví dụ: ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ở khuvực thành thị; cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi theo vùng, lãnhthổ…

c Các chỉ tiêu đo lường

Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạtđộng kinh tế

Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ sovới dân số hoạt động kinh tế

Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn

sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ

DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp.

Trang 4

Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độtuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng laođộng, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.

2 Tạo việc làm.

a) Khái niệm

Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; số

lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác

để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động

Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sức lao

động và các điều kiện KTXH khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động

Ba yếu tố này lại chịu tác động của nhiều yếu tố khác

a) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm

+ Nhân tố điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ: là các tiền đề vật chất để tiếnhành bất cứ một hoạt động sản xuất nào

Điều kiện tự nhiên do thiên nhiên ưu đãi Vốn do tích luỹ mà có hoặc được tạo

ra từ các nguồn khác Công nghệ do tự sáng chế hoặc áp dụng theo những côngnghệ đã có sẵn

Nhân tố này cùng với sức lao động nói nên năng lực sản xuất của một quốc gia.+ Nhân tố bản thân người lao động trong quá trình lao động Bao gồm: thể lực,trí lực, kinh nghiệm quản lý, sản xuất của người lao động Người lao động cóđược những thứ này lại phụ thuộc vào điều kiện sống, quá trình đào tạo và tíchluỹ kinh nghiệm của bản thân, sự kế thừa những tài sản đó từ các thế hệ trước.+ Cơ chế, chính sách kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia: Việc làm được tạo ra nhưthế nào, chủ yếu cho đối tượng nào, với số lượng dự tính bao nhiêu,… phụ thuộcvào cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể

+ Hệ thống thông tin thị trường lao động: được thực hiện bởi chính phủ và các

tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh,…Các thông tinbao gồm thông tin về: sẽ học nghề ở đâu? nghề gì? khi nào? tìm việc ở đâu?

Trang 5

b) Các chính sách tạo việc làm.

Chúng ta cần phân biệt việc làm và tạo việc làm Tạo việc làm là một quá trình

như đã nói ở trên, còn việc làm là kết quả của quá trình ấy Muốn có được nhiềuviệc làm cần có các chính sách tạo việc làm hiệu quả Có thể kể ra một số cácchính sách tạo việc làm như:

+ Chính sách tạo vốn để phát triển kinh tế;

+ Chính sách di dân đi vùng kinh tế mới;

+ Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu;

II XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Khái niệm và nội dung.

a) Khái niệm

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa cho

người sử dụng lao động nước ngoài

+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơquan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước

+ Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nướcsẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nướcngoài

+ Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền

sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người

sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiềnlương (tiền công) Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua

Trang 6

sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất địnhnào đó (do hai bên thoả thuận) theo ý muốn của mình.

Nhưng hoạt động mua_bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệmua_bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời ngườilao động Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao động Vàquan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa haibên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên

b) Nội dung

Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung:

+ Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

+Xuất khẩu lao động tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước

làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet

Do sự giới hạn phạm vi bài viết em xin được đề cập đến vấn đề xuất khẩu lao động tương ứng với nội dung 1_ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn

ở nước ngoài

Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao động

phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về trình độ chuyênmôn); chuyên gia; tu nghiệp sinh

Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở lên;

Tu nghiệp sinh (TNS): (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người

lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhậpkhẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháphoá dưới hình thức TNS nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độchuyên môn kỹ thuật

2 Các hình thức xuất khẩu lao động.

Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người lao động

đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định

Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:

a) Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thôngqua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư;

Trang 7

b) Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thịtrường thì nó bao gồm các hình thức sau:

* Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài.

Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động

Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đàotạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài;

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra;

+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận;

+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếpcủa người sử dụng lao động nước ngoài;

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nướcngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc cáchình thức đầu tư khác Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trongtương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động ViệtNam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữaViệt Nam và nước ngoài;

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động Việt Nam đặt ra;

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng laođộng hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước;

Trang 8

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nướcngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của ngườilao động ở nước ngoài Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định;

+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủtheo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa

cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài.

Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình

độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác

3 Đặc điểm của xuất khẩu lao động.

a) Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt độngmang tính xã hội cao

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô Nói xuất khẩu

lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bêncung và bên cầu) Ở tầm vĩ mô bên cung là nước xuất khẩu lao động, bên cầu lànước nhập khẩu lao động Ở tầm vi mô bên cung là người lao động mà đại diệncho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanhnghiệp xuất khẩu lao động ), bên cầu là người sử dụng lao động nứơc ngoài Dùđứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế cả bêncung và bên cầu khi tham gia hoạt động xuất khẩu lao động đều nhằm mục tiêu

là lợi ích kinh tế Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích thuđược để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất Chính vì thế bêncạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có

cả những quốc gia vừa xuất khâu vừa nhập khẩu lao động

Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với

mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũngđồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho một

bộ phận người lao động, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân,nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị …

b) Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.

Trang 9

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường Trong cạnh tranh ai mạnh thìthắng, yếu thì thua Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trườngthì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnhtranh Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động với nhau vàgiữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với nhau trong việc dành

và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao động Cạnh tranh giúp cho chất lượngnguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiềuhơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vận động trongvòng xoáy ấy

c) Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Thị trường xuất khẩu lao động với một quốc gia xuất khẩu lao động càng phongphú và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi rotrong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ củaquốc gia đó

d) Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua_bán một loại hàng hoá đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia.

Sở dĩ vậy vì hàng hoá ở đây là sức lao động_ loại hàng hoá không thể tách rờingười bán Còn tính chất đặc biệt của quan hệ mua_ bán đã đựơc trình bày ởphần II.1

4) Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động.

a)Nhóm nhân tố khách quan

* Điều kiện kinh tế chínhtrị, tình hình dân số_ nguồn lao động của nước tiếp nhận lao động.

Các nước tiếp nhận lao động thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặctương đối phát triển nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của mình họ lạithiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động cho một hoặc một vài lĩnh vực nào

đó Vì thế họ có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động từ nước khác Sự thiếu hụt lao

Trang 10

động càng lớn trong khi máy móc chưa thể thay thế hết được con người thì nhucầu thuê thêm lao động nước ngoài là điều tất yếu.

Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có

ổn định hay không của nước tiếp nhận Nếu nền kinh tế có những biến động xấubất ngờ xảy ra thì hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động Nếu nước tiếp nhận có tìnhhình chính trị không ổn đình thì họ có thể cũng không có nhu cầu tiếp nhận thêmlao động và nước xuất khẩu lao động cũng không muốn đưa người lao động củamình tới đó

Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác

Sự cạnh tranh này mang tác động hai chiều Chiều tích cực: thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu lao động của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượng hànghoá sức lao động để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mớicho hoạt động xuất khẩu lao động Chiều tiêu cực: cạnh tranh không lành mạnhhoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải

Điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc giữa quốc gia xuất khẩu lao động và quốc gia tiếp nhận.

Nếu những điều kiện này tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí trong hoạt động xuấtkhẩu lao động cũng như thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi và nhận laođộng về Vì thế hoạt động xuất khẩu lao động sẽ diễn ra thường xuyên và mạnh

5) Rủi ro và hạn chế trong xuất khẩu lao động.

a) Rủi ro trong xuất khẩu lao động

Trang 11

Rủi ro trong xuất khẩu lao động là những biến cố bất ngờ không may xảy ra

gây thiệt hại cho các bên tham gia xuất khẩu lao động

Rủi ro trong xuất khẩu lao động được phát sinh bởi các nguyên nhân sau:

+ Từ phía người sử dụng lao động (đối tác nước ngoài).

Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản,… dẫn đếnphải cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấmdứt trước thời hạn.Trong trường hợp này người bị hại sẽ là người lao động và cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động Người lao động bị mất việc làm và phải trở vềnước Có người thì đã tích luỹ đủ tiền để góp phần ổn định cuộc sống khi vềnhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ chồng chất Mặt khác, cónhững trường hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ chiếucủa người lao động nên người lao động không thể trở về nước, khiến cho họ trởthành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quyđịnh của nước sở tại Còn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, họ phải chịu chiphí phát sinh để đưa người lao động trở về nước cũng như tiền đền bù cho nhữngngười lao động này do hợp đồng bị phá vỡ mà không phải do lỗi của người laođộng Theo thoả thuận số tiền đó sẽ được bên sử dụng lao động hoàn trả nhưngnếu họ không trả thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khó mà đòiđược Nếu có khiếu kiện thì thủ tục rất rườm rà do sự kiện phát sinh vượt rangoài biên giới quốc gia và chi phí rất tốn kém Vì thế, các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động thường chịu thiệt

Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp đồng đã kýnhư cắt giảm tiển lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như: bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, ; đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quáđáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng laođộng Hậu quả là, người lao động sẽ bỏ việc hoặc bị sa thải Trong trường hợpnày người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thiệt hại

+ Từ phía người lao động.

Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thức kém, nhậnthức kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài cho các công ty

Trang 12

tư nhân với mức thu nhập cao hơn Trong trường hợp này người sử dụng laođộng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ bị thiệt hại Người sử dụng lao động

sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số lượng người lao động bỏ việc nhiều và nhất làtrong cùng một lúc Điều đó có thể dẫn tới sự đình trệ sản xuất, gây tâm lý hoangmang cho những người lao động nước ngoài khác còn lại đang làm việc, tạo dưluận không tốt trong xã hội nước sở tại ảnh hưởng đến uy tín của người sử dụnglao động

Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động điều trước tiên họ phải gánh chịu là sự mất

uy tín với đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động Tiếptheo đó là sự thiệt hại về tài chính bao gồm: chi phí đưa người lao động về nước,chi phí tìm kiếm lao động (nếu lao động bỏ trốn, do nước sở tại tiến hành và yêucầu doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải hoàn trả) Nếu tình trạng này kéo dàidoanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phépxuất khẩu lao động

+ Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Rủi ro phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp xuất khẩu lao động là các “doanhnghiệp ma” nghĩa là hoạt động không hề có sự cho phép của các cơ quan chứcnăng Thực chất hành vi của các doanh nghiệp này là lợi dụng sự cả tin củangười lao động, sự thiếu thông tin về lĩnh vực xuất khẩu lao động và đặc biệt làkhát vọng muốn đổi đời của người lao động để lừa đảo Trong trường hợp nàyngưòi bị hại trực tiếp là người lao động Họ bị thiệt hại về tài chính nặng nề (vì

số tiền nộp để đi xuất khẩu lao động lên tới hàng chục triệu đồng Việt Nam)thậm chí có những người lao động đã phải trả giá cả bằng tính mạng, nhân phẩm.Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước sở tại có thể bị hại một cách gián tiếptrong việc giải quyết hậu quả

Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động đựơc cấp giấyphép rồi nhưng hoạt động không hiệu quả đã nhận tiền của người lao động songlại không tìm kiếm được thị trường để đưa họ đi Trường hợp này người laođộng cũng bị thiệt hại về tài chính song không nhiều như trường hợp trên

b) Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động

Trang 13

Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động: là những yếu kém còn tồn tại

trong hoạt động xuất khẩu lao động và cần được khắc phục

Hạn chế trong xuất khẩu lao động có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc kháchquan nhưng có thể đánh giá nó thông qua:

Sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Muốn nói tới khả năng tham gia và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lao động Nólại đựơc đo bằng: chất lượng và kỷ luật lao động của người lao động

Chất lượng lao động bao gồm:

+ Trình độ, tay nghề: kiến thức, kỹ năng, hiểu biết mà người lao động đã đượcđào tạo trước khi đi cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới của người laođộng

+ Trình độ ngoại ngữ: khả năng nói, nghe thậm chí là đọc, viết ngoại ngữ củanước sẽ tới

+ Sức khoẻ: chiều cao, cân nặng, thể trạng, khả năng thích nghi với môi trườngmới của người lao động Ngoài ra còn một số yêu cầu riêng tuỳ theo nghề

Kỷ luật lao động: là ý thức của ngưòi lao động trong việc tuân thủ các quy địnhtại nơi làm việc cũng như các quy định trong hợp đồng lao động

Tính đa dạng của thị trường xuất khẩu lao động.

Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của nhà nứơc.

Là toàn bộ hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách liên quan đến xuất khẩulao động mà nhà nứơc đã ban hành và việc tiến hành triển khai thực hiện chúng

6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.

Người ta dùng rất nhiều các tiêu thức khác nhau để đánh giá hiệu quả của hoạtđộng xuất khẩu lao động Bài viết sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản sau:

Hiệu quả về kinh tế

Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nước xuất khẩu lao động (nhànước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, ngừơi lao động) nhận được thông quahoạt động xuất khẩu lao động

Cụ thể như sau:

Trang 14

+ Với người lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thểgửi về nước.

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu laođộng

+ Nhà nước: là nguồn ngoại tệ thu về

Hiệu quả về xã hội

Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có được trực tiếp qua hoạt động xuấtkhẩu lao động hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu laođộng nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc

Biểu hiện:

+ Khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động;

+ Khả năng giải quyết công ăn việc làm;

+ Mỗi quan hệ giao lưu hợp tác với nước bạn

Và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội

IV HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Khái niệm

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ

chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nướcthành viên có sự rằng buộc theo những quy định chung của khối (Giáo trìnhKinh tế quốc tế, trang 235)

2 Những thời cơ và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là sự mở cửa nền kinh tế, đón nhận nhữngluồng gió mới từ bên ngoài vào, kích thích các yếu tố, điều kiện trong nước đểphát triển kinh tế Những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốctế đemlại cho các quốc gia thành viên của nó là:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xoá bỏ từng bước, từng phần của rào cản

về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia

+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện mở rộng thị trường ngoài nước, khơithông các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế

Trang 15

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội vươn lên của các quốc gia đang và kém pháttriển Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia này pháthuy tối ưu các lợi thế so sánh của mình đồng thời cũng tiếp nhận công nghệtiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác để phát triển nhưng đồng thờicũng là quá trình đấu tranh rất phức tạp của các quốc gia (nhất là các quốcgia chưa phát triển) để bảo vệ lợi ích của mình, chống lại sự áp đặt phi lýcủa các cường quốc mạnh

+ Hội nhập kinh tế quốc tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không

ngừng đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường

Các quốc gia dù là cường quốc kinh tế hay kém phát triển nhưng trong xu hướngchung thì đều hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Sự hội nhập đó đem lại cảnhững thời cơ và thách thức cho những quốc gia này Quốc gia nào biết nắm lấythời cơ, tận dụng thời cơ đồng thời biết đương đầu, đối phó với những thách thứcthì quốc gia ấy ắt sẽ mạnh

3 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan.

Thật vậy, khi mà hiện nay nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mốiliên hệ phụ thuộc ngày càng chặt chẽ thì sự liên kết, hội nhập giữa các quốc gianày là điều hoàn toàn tất yếu Quá trình đó diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới tácđộng của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế và sự phâncông lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu Trong thời đại mới này không thể

có một quốc gia nào lại tồn tại được nếu không có bất cứ một sự liên hệ nào vớithế giới bên ngoài và cũng không có quốc gia nào có nền kinh tế phát triển mà lại

không có nhiều sự liên kết hợp tác với các quốc gia khác Hội nhập là quy luật tất yếu khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển Chính vì thế, trong thời đại mới này hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan.

V MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Trang 16

Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu lao động là một biện pháp để giải quyếtviệc làm cho người lao động Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc tiến hànhxuất khẩu lao động hiện nay đã bước sang một thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu laođộng chịu sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình này sẽ tạo

ra những thuận lợi và cả những khó khăn cho công tác xuất khẩu lao động Vìthế, cần có những chiến lược, chính sách và bịên pháp cụ thể cho xuất khẩu laođộng Và chúng ta cũng cần khẳng định rằng: ba phạm trù trên có mối quan hệ rấtchặt chẽ, không thể tách rời Giải quyết việc làm trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế đặt ra những yêu cầu, những thách thức không giống giai đoạn trước.Người lao động không chỉ cần có việc làm, có thu nhập đủ sống mà cần cả nhữngmôi trường làm việc đảm bảo sự an toàn, tính mạng, sức khoẻ cho họ; cần cảnhững phúc lợi xã hội mà họ sẽ nhận được thông qua quá trình lao động Và xuấtkhẩu lao động với tư cách là một giải pháp tạo việc làm sẽ phải có những bước đinhư thế nào để đáp ứng được những yêu cầu trên Ngược lại, trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế sự di chuyển tự do lao động quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn

và đó có thể là nguy cơ đẩy cao sự mất việc làm của người lao động trong nước,tạo sức ép việc làm tăng lên Tuy vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng còn có thểtạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho

xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm Tóm lại, giữa xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, hội nhập kinh tế quốc tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại và mang tính biện chứng.

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

A Tình hình lao động và việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua

Trong giai đoạn 1986-1999 tổng số việc làm đã tăng gần 10 triệu riêng năm 1999đạt 36 triệu việc làm Như vậy, tốc độ tăng việc làm đạt 2,31%/năm, bình quânmỗi năm có hơn 700 nghìn việc làm mới được tạo ra Việc làm mới là số việc làmtăng lên tuyệt đối bình quân một năm

Bảng 1: Việc làm và tốc độ tăng việc làm 1986-1999.

Tổng số việclàm(triệu) Chung

ngư nghiệp

Nguồn: Bộ lao động- thương binh và xã hội.

Trong giai đoạn này nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng tốc độ

chuyển dịch cơ cấu việc làm khá chậm Số việc làm được tạo thêm vẫn tập trungchủ yếu ở khu vực nông nghiệp

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 1985-1999.

Đơn vị: % n v : % ị: %

Nông-lâm-ngưnghiệp

Côngnghiệp,xây dựng

Dịch vụ

Nguồn: bộ lao động- thương binh và xã hội.

Theo số liệu thống kê của bộ lao động- thương binh và xã hội, năm 2000 cả nước

có 38,883 triệu lao động (từ 13 tuổi trở lên) và 2/3 trong số này là ở khu vựcnông thôn Số người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm tỷ lệ cao

Trang 18

(93% trong tổng số) Trong một thời gian dài tỷ lệ lao động nữ luôn là 50-52%tổng số lao động nhưng năm 2000 giảm xuống còn 48%.

Cũng theo thống kê của bộ lao động- thương binh và xã hội năm 2001 cả nước có60,7% lực lượng lao động kê khai nghề nghiệp chính là nông nghiệp (chăn nuôi,nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp); dịch vụ là 20,5%; công nghiệp là 14,1%

đình ngay cả ở khu vực thành thị con số này cũng chưa đầy 50%.

Theo điều tra dân số- nguồn lao động năm 2001 thì dân số từ 15 tuổi trở lên có

việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 4: Dân số có việc làm chia theo thành phần kinh tế.

Trang 19

Kết luận: So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam

tương đối cao Khu vực nông thôn vẫn là khu vực thu hút chủ yếu lực lượng laođộng và là khu vực tạo ra đựơc nhiều việc làm mới cho người lao động Nhưngthực tế điều tra cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở khu vực nàychưa cao chỉ chiếm khoảng hơn 70% Và đó là một sự lãng phí nguồn lao động.Mặt khác, thu nhập ở khu vực này còn thấp lại chủ yếu làm công cho hộ gia đìnhmình nên cuộc sống của người lao động chưa được cải thiện là mấy

Chính bởi vậy, giải quyết việc làm cho đối tượng là lao động ở nông thôn là điềucần làm trước hết Và xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp đã được

áp dụng

B Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ 1980- 2003.

Trước tình trạng sức ép việc làm đã có những tác động xấu không nhỏ lênnền kinh tế, lên đời sống xã hội của quần chúng nhân dân và nhiều khía cạnhkhác, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đểgiải quyết việc làm cho người lao động nhằm giảm bớt sức ép về việc làm.Tuychưa xoá bỏ được sức ép về việc làm nhưng chúng ta cũng đã đạt đựơc những kếtquả đáng ghi nhận Đóng góp vào trong đó có phần không nhỏ của công tác xuấtkhẩu lao động Công bằng mà nói, ngay từ đầu dù xác định xuất khẩu lao động làmột biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫnchưa nhận thức đúng đắn hoàn toàn về nó Chỉ đến khi xuất khẩu lao động đượctiến hành và đem lại các kết quả tốt đẹp thì nhận thức của Đảng và Nhà nước tadần dần thay đổi và coi nó như một biện pháp chiến lược trong giải quyết việclàm và phát triển kinh tế đất nước Sự chuyển biến trong nhận thức cũng dẫn đến

sự ban hành hàng loạt các chính sách, sự nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt độngxuất khẩu lao động Nhờ vậy mà trong những năm gần đây có thể nói hoạt độngxuất khẩu lao động đang trên đường khởi sắc Chúng ta có thể phân chia xuấtkhẩu lao động thành hai chặng đường cơ bản sau:

+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990 + Giai đoạn từ 1991 đến 2003

Trang 20

Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có nhữngđặc trưng cơ bản rất khác biệt Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩulao động được sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành

và hầu như không chịu sự tác động của thị trường Giai đoạn 1991-2003: là giaiđoạn xuất khẩu lao động chịu sự tác động của thị trường, chủ thể tham gia chủyếu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhànước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Phân chia như vậy cho thấycon đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đồngthời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và quan điểm chủ trươngcủa Đảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ

I TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Giai đoạn 1980 đến 1990.

Từ đầu năm 1980 chính phủ ra quyết định QĐ 46/ CP ngày 11/02/1980 “về việcđưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn

ở các nước xã hội chủ nghĩa”

Trong khuôn khổ hịêp định và nghị định thư đã ký kết giữa nước ta và các

nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (Liên Xô, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc) ta

đã đưa được 277183 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nứơc ngoài, bình quânmỗi năm đưa được khoảng 2,5 vạn lao động Lao động có nghề chiếm khoảng42%, lao động không có nghề chiếm 58% Đặc biệt những năm 1988, 1989, 1990

lao động không có nghề chiếm khoản 70% Đa số lao động trước khi đi không qua đào tạo, bồi dưỡng Lao động sang các nước Đông Âu chủ yếu là lao động

trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật Lao động được bố trí làm việc tại nhà máy, xínghiệp theo hình thức đội, đơn vị, đoàn, vùng và đựơc đào tạo nghề theo hìnhthức kèm cặp trong sản xuất tại xí nghiệp của bạn Nước bạn bố trí sử dụng, tổchức, chịu chi phí đào tạo hoàn toàn với nguồn lao động do ta cung ứng Đốitượng được đưa đi thường là cán bộ, công nhân, bộ đội xuất ngũ và con em củacác cán bộ công nhân viên đang công tác Người lao động không phải trả bất cứmột khoản chi phí nào do được nhà nước bao cấp Các cơ quan quản lý nhà nướcphải làm tất cả từ đàm phán ký kết đến phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động, khám

Trang 21

sức khoẻ, kiểm tra hồ sơ, làm thủ tục xuất cảnh, biên chế lực lượng laođộngđược tuyển thành các đơn vị đưa đi, thu tài chính Do được tuyển chọn, giáodục kỹ trước khi đi lại được quản lý chặt chẽ ở nước ngoài nên lao động ViệtNam được nứơc bạn tin dùng và đánh giá cao

Trong thời kỳ này chúng ta cũng đã tổ chức đưa lao động sang làm việc ởTrung Phi chủ yếu dưới hình thức hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáodục, tài chính ở một số nước như: Ăngola, Angieri, Modămbich, Cônggô Tạikhu vực Trung Đông chúng ta cũng đã đưa lao động đi làm việc trong các lĩnhvực công nghiệp, xây dựng Trung Đông là khu vực bao gồm một số nước ởTÂY NAM Á VÀ BẮC PHI trải dài từ Libia đến Afganistan gồm chủ yếu cácnước theo đạo Hồi, chiếm 2/3 nguồn dầu mỏ của thế giới Năm 1980 Việt Nambắt đầu đưa lao động sang Iraq thông qua hiệp định chính phủ gồm có gần20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại các công trình thuỷ lợi lớn Dochiến tranh vùng Vịnh số lao động nói trên phải trở về nước

Đặc trưng của giai đoạn này là: sự hợp tác lao động mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nứơc là thành viên của khối “SEV” (Hội đồng tương trợ kinh tế) Vì thế xuất khẩu lao động ít chịu tác động của thị trường, tính cạnh tranh không cao và nói chung hiệu quả kinh tế chưa cao.

2 Giai đoạn 1991 đến 2003.

Bắt đầu từ giai đoạn này chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức mới mẻhơn, đúng đắn hơn về xuất khẩu lao động Chỉ thị 41_CT/ TƯ(22/9/1998) khẳngđịnh: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội gópphần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng caotrình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước,cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu laođộng và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng độingũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nứơc trong thời kỳ CNH, HĐH”

Mặt khác, cùng với sự chuyển biến tính chất của nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập

trung sang nền kinh tế thị trường nên đặc trựng của xuất khẩu lao động trong

Trang 22

giai đoạn này là xuất khẩu lao động chịu sự tác động của quy luật thị trường, mang tính cạnh tranh cao hơn và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Các kết quả đạt đựơc của xuất khẩu lao động trong giai đoạn này là:

a) Số lượng lao động đựơc đưa đi làm việc có thời hạn ở nứơc ngoài và số thịtrường xuất khẩu lao động

Trong thời gian qua chúng ta đã đưa đựơc tổng số 279.008 lao động đi làm việctại 46 quốc gia và vùng lãnh thổ Chúng ta có bảng sau:

Bảng 5: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Năm Số lao động(người)

Tăng so vớinămtrước(%)

ThịtrườngXKLĐ

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy một số điểm mốc quan trọng trong hoạtđộng xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

 Năm 1992, 1998 tỷ lệ tăng số lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài so với năm trước đó đều sụt giảm một cách nghiêm trọng Liên hệvới bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và thế giới trong khoảng thời gian đó

ta giải thích như sau:

+ Cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 sau sự sụp đổ của Liên Xô, hàng loạt cácnước XHCN ở Đông Âu cũng liên tiếp sụp đổ Sau biến cố chính trị này tất

Trang 23

cả lao động nước ngoài ở các nước này đều phải trở về nước trong đó có laođộng Việt Nam Mặt khác, từ trước cho đến thời điểm đó Liên Xô và cácnước Đông Âu vốn là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của ViệtNam nên khi xảy ra biến cố này Việt Nam thực sự rơi vào tình thế bị độngtrong cả việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động vềnước và việc tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu lao động Vì thế số laođộng được đưa đi làm việc ở nước ngoài năm 1992 chỉ dừng lại ở con số 810người.

+ Năm 1997 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực châu á màđầu tiên là ở ThaiLan Cuộc khủng hoảng kéo theo nó là sự sụp đổ, trì trệ nềnkinh tế của các nước trong khu vực, làm giảm nhu cầu nhập khẩu lao độngnước ngoài tại các nước này

Bảng 2: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực tại một số nứơc châu á.

Sự giảm giáđồng tiền6/97-5/98

Số laođộngnứơcngoài

Chính sáchđiều chỉnh vềlao động95-97 1998 1997 1998

TNS

+G/hạn HĐ

về ĐTSingapo 7,8 2,5 1,8 - -19 (12/97) H/chế nhập l/

đ phổ thôngHàn

Quốc

7,2 <1,0 2,6 6,5 -55 (12/97) 210 Tạm dừng

Malaysia 8,6 2,0 2,5 3,7 -48(1/98) 2500 Hồi hương

lao động bấthợp pháp

động xd, dịch

vụ các nước

Trang 24

Kông

Nguồn: Niên giám thống kê di dân châu á.

 Những năm sau đó tỷ lệ tăng so với năm trước được khôi phục (93, 94) vàrồi lại có xu hướng giảm dần Điều đó cho thấy:

+ Thứ nhất, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắcphục kịp thời, nhạy bén với thời cuộc để chuyển từ thế bị động sang thế chủđộng Trong thời gian ngắn hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam lạinhanh chóng đi vào sự ổn định

+ Thứ hai, hoạt động xuất khẩu lao động thực sự đã bị yếu tố thị trường chiphối nghĩa là phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu trên thị trường, xuất hiện tínhcạnh tranh gay gắt với các nứơc xuất khẩu lao động khác, đặc biệt là cácnứơc trong khu vực như ThaiLan, Philippin, Indonexia Dù vậy, hoạt độngxuất khẩu lao động của Việt Nam vẫn khởi sắc Năm 2003 số lao động đượcđưa đi làm việc ở nứơc ngoài chiếm tới 26,88% tổng số lao động trong cảgiai đoạn 1990-2003

Về thị trường xuất khẩu lao động: không ngừng đựơc mở rộng và khai thác

Từ chỗ chỉ có 12 thị trường năm 1992 lên tới 46 thị trường vào năm 2003.Những kết quả đó cho thấy trong tương lai hoạt động xuất khẩu lao độngViệt Nam sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa

b) Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động

Hiện nay lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang tham gia lao động ở

30 nhóm ngành, nghề khác nhau như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt, máy, chếbiến thuỷ sản, vận tải biển, đánh bắt hải sản, dịch vụ, chuyên gia y tế, giáo dục,nông nghiệp, Cụ thể là: 45% lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, 26%trong lĩnh vực xây dựng, 20% trong lĩnh vực cơ khí, 6% trong lĩnh vực nôngnghiệp và chế biến thuỷ sản, 3% trong lĩnh vực khác

Tỷ lệ lao động có tay nghề là khoảng 65%; ở một số nước như Nhật Bản, Libia

tỷ lệ này đạt gần 100% Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu lao

Trang 25

động phổ thông có xu hướng giảm và tăng nhu cầu lao động có tay nghề (trướckhi đi làm việc ở nứơc ngoài đã được đào tạo).

Bảng 6: Lao động trong các ngành giai đoạn 1991-1999.

Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn

Yêu cầu một số ngành nghề mà các nước nhập khẩu lao động đòi hỏi + Thuyền viên: cường độ làm việc cao dù là thuyền trưởng hay thuyền viên,

tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, đòi hỏi người thuyền viên phải có thể lực tốt, chịuđược sóng gió, có tay nghề, có tác phong công nghiệp và vốn ngoại ngữ khá đểthực hiện chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng

Thuyền viên Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được những yêu cầu trên đây

+ Thợ xây dựng: là loại lao động nặng nhọc chủ yếu diễn ra ngoài trời, công

nghệ và máy móc xây dựng khá hiện đại, tổ chức thi công trên công trường rấtkhoa học, kỉ luật lao động nghiêm khắc, tiền công không cao, bình quân 250USD/ người/tháng

Thợ lao động xây dựng Việt Nam khéo léo, dễ tiếp thu công nghệ nhưng tính vô

kỷ luật cao nên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động bị trả về nước

+ Công nhân nhà máy: làm việc trong các nhà máy có trình độ tự động và

chuyên môn hoá cao, đòi hỏi người lao động phải có sức chịu đựng, cường độlao động cao, tính bền bỉ trong công việc cao, ý thức kỷ luật lao động cao để hoànhập với công nhân nước khác Thu nhập bình quân 500 USD/người/ tháng _bằng 50-60% thu nhập của công nhân nước sở tại

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

A. Tình hình lao động và việc là mở Việt Nam trong thời gian qua. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
nh hình lao động và việc là mở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 17)
Bảng 1: Việc làm và tốc độ tăng việc làm 1986-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 1 Việc làm và tốc độ tăng việc làm 1986-1999 (Trang 17)
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 1985-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 1985-1999 (Trang 17)
Bảng 3: Bảng tỷ lệ thất nghiệp. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 3 Bảng tỷ lệ thất nghiệp (Trang 18)
Bảng 4: Dân số có việc làm chia theo thành phần kinh tế. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 4 Dân số có việc làm chia theo thành phần kinh tế (Trang 18)
Bảng 3: Bảng tỷ lệ thất nghiệp. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 3 Bảng tỷ lệ thất nghiệp (Trang 18)
Bảng 5: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 5 Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài (Trang 22)
Bảng 5: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 5 Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài (Trang 22)
Bảng 2: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực tại một số nứơc châu á. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 2 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực tại một số nứơc châu á (Trang 23)
Bảng 6: Laođộng trong các ngành giai đoạn 1991-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 6 Laođộng trong các ngành giai đoạn 1991-1999 (Trang 25)
Bảng 6: Lao động trong các ngành giai đoạn 1991-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 6 Lao động trong các ngành giai đoạn 1991-1999 (Trang 25)
Bảng7: Số ngoại tệ thu về cho ngân sách nhà nước.                                                             Đơn vị (triệu đồng) - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 7 Số ngoại tệ thu về cho ngân sách nhà nước. Đơn vị (triệu đồng) (Trang 32)
Bảng 8: Thu nhập của lao động nước ngoài tại một số thị trường. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 8 Thu nhập của lao động nước ngoài tại một số thị trường (Trang 33)
Bảng 8: Thu nhập của lao động nước ngoài tại một số thị trường. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 8 Thu nhập của lao động nước ngoài tại một số thị trường (Trang 33)
Bảng 9: Số ngoại tệ thu về qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động giai đoạn 1991-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 9 Số ngoại tệ thu về qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động giai đoạn 1991-1999 (Trang 34)
Bảng 9: Số ngoại tệ thu về qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động giai đoạn 1991-1999. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Bảng 9 Số ngoại tệ thu về qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động giai đoạn 1991-1999 (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w