1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

19 881 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Lễ hội, lễ tết ở Việt Nam là những nét văn hoá mang đậm tính bản sắc dân tộc. Long trọng hơn cả là Tết Nguyên Đán được tổ chức vào Mồng Một Âm lịch hằng năm, nhắc nhớ mọi thành viên trong gia đình quây quần về mâm cỗ ngày Tết, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, chân thành và nồng hậu biết bao.

Trang 1

Mục lục

1.1 Lời giới thiệu – Xác định đề tài 2

1.2 Giới hạn đề tài 2

1.3 Các khái niệm 2

1.4 Tài liệu sử dụng trong bài 3

Phần 2: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam 2 1 Thời gian cử hành Tết 4

2.2 Những nét chấm phá chính về Tết 4

2 3 Lịch 6

2 4 Ba "giai đoạn" đón mừng Tết 7

2 5 Việc chưng dọn, trang trí 10

2 6 Ẩm thực ngày Tết 12

2 7 Những tập tục, sinh hoạt ngày Tết 12

Phần 3: Tết Nguyên Đán của sinh viên ở nước ngoài 3.1 Hoàn cảnh chung 14

3.2 Du học sinh ăn Tết 15

3.3 Tình cảm đối với gia đình ở quê hương 17

Phần 4: Tổng kết 4.1 Tết ở Việt Nam 18

4.2 Tết ở nước ngoài 18

Trang 2

àn 1: Giới thiệu

1.1 Lời giới thiệu – Xác định đề tài

Lễ hội, lễ tết ở Việt Nam là những nét văn hố mang đậm tính bản sắc dân tộc Long trọng hơn cả là Tết Nguyên Đán được tổ chức vào Mồng Một Âm lịch hằng năm, nhắc nhớ mọi thành viên trong gia đình quây quần về mâm cỗ ngày Tết, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, chân thành và nồng hậu biết bao

Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ đồng bào người Việt hiện đang sống, học tập và làm việc bên ngồi Tổ quốc khơng cĩ cơ hội (hay điều kiện) trở về đất Việt thăm quê, sum vầy với gia đình Trong số đĩ khơng thể khơng tnĩi đến những bạn trẻ người Việt đang sống và học tập nơi đát khách quê người Chỉ mới đơi mươi tuổi đầu đã phải sống xa người thân, luơn chịu áp lực của việc học xa Tổ quốc nên tình cảm của các bạn hướng về nơi chơn nhau cắt rốn, về quê hương càng trở nên sâu đậm, tha thiết Bữa cơm giản dị ngày Tết chính là nhịp cầu cho những bạn trẻ đồng cảnh ngộ san sẻ nỗi nhớ về gia đình, người thân, bạn bè, về quê hương đất nước

1.2 Giới hạn đề tài

Trang 3

Nội dung 1 chủ yếu bàn về

một số nét đẹp truyền thống trong

những ngày Tết, mang tính nghiên

cứu lý thuyết đậm nét

Nội dung 2 đề cập đến một vài trường

hợp điển hình của du học sinh Việt Nam hiện

đang sống và học tập ở một số nước Mỹ, Canada, Úc, Nga, Hà Lan, Đức, Singapore,…

1.3 Các khái niệm

1.3.1 Định nghĩa “Văn hoá”

“Văn hoá là một tổng thể các sáng tạo vật chất và phi vật chất của một cộng đồng

người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng người khác; những sáng tạo mà có với họ hay với phần đông một ý nghĩa riêng xuất phát từ lịch sử đã qua

hay hiện hành của họ mà các cộng đồng khác không chia sẻ” - Lê Thành Khôi

“Văn hoá là cái tồn tại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi

người ta đã học tất cả” - Edouard Herriot

“Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm

nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng

phát triển và lớn mạnh.” - Phạm Văn Đồng

“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác

giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” - Trần Ngọc Thêm

1.3.2 Tết Nguyên Đán

Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu, sơ

khai và "Đán" là buổi sáng sớm Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Ta, Tết Âm Lịch hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết

Dương Lịch (Tết Tây), thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2Dương lịch

và nói chung kéo dài khoảng 5~6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ: nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên Ngày

Trang 4

Tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì khơng hay khơng đẹp của năm qua nên mọi người đều tỏ ra vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ Lịng người nào cũng tràn đầy hồi bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới

1.4 Tài liệu sử dụng trong bài

 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam, NXB TpHCM, 2001

Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hố Việt Nam, NXB Giáo dục,

1999

 Bách khoa tồn thư mở Wikipedia

 Mạng tìm kiếm Google

 Một số tờ báo Mực Tím, Thanh Niên, LA Times

Phần 2: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

2 1 Thời gian cử hành Tết

Ngày đầu năm Âm lịch gọi là Mồng Một Tết, bắt đầu một dịp lễ cổ truyền long

trọng nhất trong năm của người Việt Trước đây, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch)

Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lịng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vơi nhà cửa lại

Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này

2.2 Những nét chấm phá chính về Tết

Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa

Tết, tính từ mốc sự kiện "Đưa ơng Táo về trời" vào ngày này Thiên hạ

đua nhau nơ nức mua sắm vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc

buơn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30

tháng chạp, sau đĩ chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống khơng) Tại các bến bãi tấp

Trang 5

nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình Không khí

lễ mỗi lúc một tràn ngập, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẫn bị đón xuân

2.2.1 Màu đỏ ngày Tết

Theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, dưa hấu đỏ, hạt dưa đỏ, lịch đỏ,… Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa

đào,… Trước đây khi Nhà nước chưa cấm đốt pháo, đường xá ngập tràn màu đỏ của xác

pháo nổ rân không ngớt từ giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi!

Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết

2.2.2 Khái niệm thời gian

Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ Dương lịch và quay trở sang Âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày

20 tháng chạp Âm lịch trở đi): hăm mốt Tết, hăm chín Tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu

sẽ không có ngày ba mươi Tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai Tết, mồng tám Tết,….

Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc,

cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này

2.2.3 Chợ Tết

Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại

"đặc sản" cho người dân hưởng xuân Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả

hơi trong những ngày Tết nên xã hội nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao Hơn nữa, chợ Tết còn thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, lễ bái như hoa kiểng, đặc biệt là dưa hấu và những loại quả có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (đọc trại ra là “cầu dừa đủ xài”),v.v… Vào những ngày này, các chợ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt Những loại

chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa.

2.2.4 Hương vị ngày Tết

Trang 6

Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nõn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho giấm sôi nấu với đường vào các ve củ kiệu này rồi đậy kín Vào buổi chợ giáp Tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong

Không người Việt nào không cảm khái thứ hương vị dân tộc

đậm đà khó quên: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra, cho lên

đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá

rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt Ngày Tết hễ đói bụng, hay muốn

nhậu, không thể thiếu bốn thức chủ lực (“quốc hồn quốc tuý): "thịt kho , dưa giá , củ kiệu ,

bánh tráng" Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn

Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn"

2 3 Lịch

Chi Con vật tương ứng Ngày tháng Dương lịch

Tí Chuột 19 tháng 2 năm 1996 7 tháng 2 năm 2008

Sửu Trâu 7 tháng 2 năm 1997 26 tháng 1 năm 2009

Dần Hổ 28 tháng 1 năm 1998 14 tháng 2 năm 2010

Mão Mèo 16 tháng 2 năm 1999 3 tháng 2 năm 2011

Thìn Rồng 5 tháng 2 năm 2000 23 tháng 1 năm 2012

Tị Rắn 24 tháng 1 năm 2001 10 tháng 2 năm 2013

Ngọ Ngựa 12 tháng 2 năm 2002 31 tháng 1 năm 2014

Mùi Dê 1 tháng 2 năm 2003 19 tháng 2 năm 2015

Thân Khỉ 22 tháng 1 năm 2004 8 tháng 2 năm 2016

Dậu Gà 9 tháng 2 năm 2005 28 tháng 1 năm 2017

Tuất Chó 29 tháng 1 năm 2006 16 tháng 2 năm 2018

Hợi Lợn 17 tháng 2 năm 2007 5 tháng 2 năm 2019

Trang 7

Lễ Cúng Tất Niên

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho Âm lịch Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền Nam thì ngày 30 tháng 1) Hiện

nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa (UTC +8), đôi khi Tết của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc Từ

năm 1975 đến năm 2100, có 4 lần không trùng.

2 4 Ba "giai đoạn" đón mừng Tết

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ

tổ tiên Có người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu

có thể gắn liền với giếng nước, gốc đa, mái đình hay mảnh sân trước nhà "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn

Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau

Phần sau đây trình bày các điểm chung giữa phong tục Tết ba miền Nói chung Tết

ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những

sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó

là Tất Niên, Giao Thừa và Tân Niên

2.4.1 Tất Niên

Đối với Tết cổ truyền, dịp Tất niên là lúc mọi nhà

chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết

yếu Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ

trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do

mọi người đều nghỉ ăn Tết Nhu cầu mua sắm vào dịp này

cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho

Trang 8

dịp Tết từ năm cũ Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cho dịp Tết

Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, thì công việc

chuẩn bị càng phức tạp

Hoa giấy Thanh Tiên là một loại hoa được làm thủ công

tại làng Thanh Tiên, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế Nghề hoa giấy

Thanh Tiên có trong danh mục thống kê về các nghề thủ công từ

thế kỷ 16 - 19 (theo Đại Nam nhất thống chí) và hiện vẫn còn

bảo tồn Hoa Thanh Tiên chỉ bày bán trong dịp Tết Nguyên Đán Ở Thừa Thiên-Huế, hầu như gia đình nào có bàn thờ đều sử dụng loại hoa này để thờ cúng

2.4.2 Giao thừa

 Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà Trên chiếc hương án có

bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con

gà , bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã Đôi khi có thêm

chiếc mũ của Đại Vương hành khiển

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến Lễ trừ tịch còn là lễ để " khua trừ ma quỷ"

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ

Hoa giấy Thanh Tiên

Trang 9

tiên về ăn Tết Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình

 Pháo Tết : Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới Tuy nhiên do nguy

cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, pháo Tết đã bị cấm ở Việt Nam Nay được thay thế bằng bắn pháo hoa do nhà nước Việt Nam

tổ chức, hiện chỉ ở các thành phố lớn do giá thành còn đắt

2.4.3 Tân Niên

 Xông đất : (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình

sẽ may mắn trong suốt năm tới Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận

 Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công ; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của

đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành

Trang 10

 Chúc Tết : Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu

tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi)

 Lì xì (phát âm theo người Quảng Đông là lishi ): Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay

"hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu

 Xuất hành và hái lộc : "Xuất hành" là đi ra khỏi

nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình Trước khi xuất

hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước Đó là tục "hái lộc" Cành

lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề , cành si là những loại cây quanh năm tươi tốt và

nẩy lộc Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban

cho nhân năm mới Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân

2 5 Việc chưng dọn, trang trí

2.5.1 Câu đối Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ

các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng

tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết Những câu đối này được

viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ

hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình cá chép bằng giấy  (để táo quân dùng làm phương tiện - Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Hình c á chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w