1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM

26 5,1K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI:

NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ

VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM

Môn :Luật Hình Sự ( phần Chung )

Người hướng dẫn : Th.s Chu Thị Trang Vân

Người thực hiện : Giang Văn Quyết

K51 b Khoa luật

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của cô giáo,Chu Thị Trang Vân, giảng viên bộ môn luật Hình sự.Những tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn rõ ràng cụ thể.

Người thực hiện đề tài

G.V.Q

Giang văn Quyết

Trang 3

Mục Lục

Phần mở đầu

5

1.Lý do chọn đề tài

5 2.Tình hình nghiên cứu

6

3.Nhiệm vụ mục đích của đề tài nghiên cứu

6

4.Đóng góp của đề tài

7

5.Phương pháp nghiên cứu

7

6.Phạm vi của đề tài

7

7.Kết cấu của báo cáo khoa học

7

Chương I: Cơ Sở Lý Luận

8

I- Một số khái niệm liên quan

8

1.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là gì?

8

2.Hình phạt tử hình là gì?

8

3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình

9

II- Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam

9

Chương II: Nguyên Tắc Nhân Đạo Trong Luật Hình Sự Và Vấn Đề Áp Dụng Án Tử Hình Ở Việt Nam

10 I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và

Trang 4

hình phạt tử hình trong luật hình sự

10

1.Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo

10

2.Đặc điểm của hình phạt tử hình

11

3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự

12

II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay

13

1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình

14

2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay

15

3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam

16

III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự

19

1 Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình

19

2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp dụng hình phạt tử hình trong những năm tới

21

2.1Trong thời gian trước mắt

21

2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015

21

Kết luận

24

Danh mục tài liệu tham khảo

25

Trang 5

Phần Mở Đầu

1.Lý do chọn đề tài.

Trang 6

Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảođảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giátrị của cuộc sống Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng khôngnằm ngoài tiêu chí đó.

Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhànước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luậtluôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao

cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luônmang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý

Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hìnhphạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trongnguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quanđến vấn đề mang tính nhạy cảm này

Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là cácnước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọitội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tíntrên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngàycàng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phảithực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc

áp dụng án tử hình

Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham giavào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách phápluật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mởrộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thếgiới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sựnăm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luậthình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thếgiới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đónngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiếtthực

Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắttay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tàimang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tửhình ở Việt Nam ”

2.Tình hình nghiên cứu.

Trên bình diện khoa học đây là nhóm đề tài được rất nhiều người quantâm nghiên cứu.Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới Có thể kể tới đề tàinghiên cứu cấp Quốc gia năm 2000-58-189 “ Luận cứ và thực tiễn của việc

Trang 7

đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam”( cơ quan chủ trì Bộ

Tư pháp);hay đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “ Một số vấn đề về hình phạt

tử hình và thi hành án phạt tử hình- thực trạng và giải pháp”(cơ quan chủ trìcủa Bộ Tư pháp) Cũng có thể kể tới luận văn Thạc sĩ ,Trần Thu Huyền “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sựViệt Nam” Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006.hoặc luận văn Thạc sĩ luậthọc, Trần Quang Huy “ vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm

có tính chất kinh tế.” Hà nội ,năm 2007…cùng nhiều bài báo và tạp chí khácviết về vấn đề này

Các đề tài nghiên cứu trên thường tập trung vào việc phân tích nguyênnhân,điều kiện thực trạng và đưa ra đề xuất trong vấn đề áp dụng hình phạt

tử hình đối với các tội phạm nói chung

Điều đặc biệt là hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng muốn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, muốn giữ vững công lý phải duy trì hình phạt tử hình.Việc tồn tại hình phạt tử hình là cần thiết nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Nhưng cá nhân tôi có cách nghĩ khác, cái nhìn khác.

Riêng tôi ở một cách tiếp cận khác trong báo cáo này sẽ có cái nhìn nhậntổng quan về áp dụng hình phạt tử hình thông qua việc đối chiếu đan xen sosánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ởViệt Nam

Từ đó tác giả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khoa học về việc có nên tồn tại án tửhình trong xu thế hiện đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

3.Nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có nhiệm vụ nêu bật đượcquan điểm của Đảng nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sựcũng như vấn đề áp dụng án tử hình,mối quan hệ giữa chúng.Đặc điểm của

án tử hình cũng như xu thế áp dụng án tử hình trên thế giới từ đó đưa ranhững nhận xét đánh giá khách quan nhất cho vấn đề có hay không tồn tại

án tử hình ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Thực hiện nhiệm vụ đó đề tài nhằm mục đích hướng mọi ngưới tới một cáinhìn nhân văn hơn về việc cụ thể nguyên tắc nhận đạo trong luật hình sựbằng việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình

4.Đóng góp của đề tài.

Báo cáo khoa học này sẽ góp phần cùng nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết

về án tử hình về quyền con người có thêm những lý luận để bảo vệ cho quanđiểm của mình.Nó sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các nhà làm luật vàkhông mong gì hơn trong thời gian tới những đề xuất của tác giả sẽ trở thành

Trang 8

hiện thực trong cuộc sống, góp phần hoàn thiện luật hình sự nói riêng vàpháp luật Việt Nam nói chung

5.Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu này sử dụng và khai thác triệt để phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng HồCHí Minh.Đề tài có sự đan xen của cách phương pháp nghiên cứu cụ thểkhác nhất là phương pháp phân tích, so sánh và bình luận nhằm giải quyếtcác vấn đề mà báo cáo đã đặt ra

6.Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề án tử hình ở ViệtNam,trên cơ sở so sánh với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.Do tínhchất của vấn đề rất rộng và phức tạp nên đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu

về lịch sử hình thành hình phạt tử hình cũng như các giai đoanh phát triểncủa nó.Mà chỉ đi sâu về mặt lý nhằm đưa ra kiến giải cho vấn đề có nên tồntại hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam khi mà ta đang tiến lên xâydựng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện đại

7.Kết cấu của báo cáo khoa học.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tàigồm có hai chương chính:

Chương I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Chương II: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

I-Một số khái niệm có liên quan.

I- Khái niệmNguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam.

Nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủnghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.Trong luật hình sự nguyêntắc này thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng pháp luật vì con người :

Trang 9

“ con người là trung tâm của mọi đường lối chính sách và pháp luật.Nókhông chỉ là phương tiện bảo đảm tính mạng, sức khỏe của con người màcòn tạo ra mọi điều kiện để mỗi người tự mình xây dựng một cuộc sốnghạnh phúc.Khi quy định trách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đíchgây đau đớn về mặt thể xác hoặc hạ thấp nhân phẩm danh dự của cá nhân

mà mong muốn giáo dục con người trở về vơi cuộc sống lương thiện,phươngpháp tác động cảu pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục thuyết phục

là chủ yếu.”- lý luận chung về nhà nước và pháp luật-NXB Đại học QuốcGia Hà Nội-2001

Nguyên tắc nhân đạo thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân của Nhà nước Việt Nam.Thể hiện tư tưởng vì con ngườicủa định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này là sự thể chế hóa điều 71 của Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo vệ tính mạng sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án nhân dân,quyết địnhhoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quảtang.Việc bắt và giam giữ phải đúng pháp luật

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhânphẩm của công dân”

Như vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luậthình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của conngười dù trong bất cứ hoàn cảnh nào

2.Hình phạt tử hình là gì?

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạtcủa pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, hậu quả pháp lý của nó là tước đoạt quyền được sống củacon người và loại trừ họ ra khỏi cộng đồng xã hội vĩnh viễn

Theo điều 35 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1999 thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với người phạm tộinghiêm trọng.Đây là loại tôi đã gây ra những hậu quả to lớn cho các quan hệ

xã hội được luật hình sự bảo vệ, và gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến tìnhhình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình ?

Ở nước ta hiện nay vẫn còn 28 cấu thành tội phạm có thể chịu mức áncao nhất là tử hình.Theo các nhà làm luật việc Bộ Luật Hình sự vẫn tồn tạihình phạt tử hình nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạmđang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất

Trang 10

nước Như vậy, hình phạt tử hình được áp dụng khi người phạm tội khôngthể cải tạo sửa chữa và phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng mà mọi hìnhphạt,ngoại trừ hình phạt tử hình đều không đủ khả năng bảo đảm công lý,lậplại công bằng cho xã hội.Công lý đòi hỏi mọi chủ thể phải chịu tách nhiệmtrước pháp luật về hành vi của mình.Trong lĩnh vực hình sự thì yêu cầu nàyđược biểu hiện thông qua nguyên tắc hình phạt tương xứng với tính chất vàmức độ nguy hiểm của tội phạm “Loại bỏ hình phạt tử hình trong giai đoạnnày thì trong nhiều trường hợp, công lý khó đảm bảo,công bằng xã hội khóđược khôi phục.”-ý kiến của PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng.

Nhưng đó là lý do của cách đây nửa thập niên, còn hiện nay trong giaiđoạn Việt Nam từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế,khi mà chúng ta hòa nhập vào sân chơi chung của nhân loại, lý thuyết xâydựng chủ nghĩa xã hội đang được vận hành, kéo theo đó là xu hướng pháttriển tuyệt đối quyền con người thì sự xậm phạm tình mạng người khác dùbằng hình thức nào phải chăng đều không còn hợp lý?

Cho nên việc cắt giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luậthình sự Việt Nam cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, để làm sao chúng

ta có một Nhà nước thật dân chủ, một nền pháp luật thật sự nhân đạo

II Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình

sự với vấn đề áp dụng hình phạt tử hình.

Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thấm nhuần tưtưởng vì con người, đặt lợi ích của con người lên hàng đầu.Việc tồn tại hìnhphạt tử hình trong khung hình phạt của luật hình sự nhìn chung không tại ramâu thuẫn.Bởi lẽ,sự hiện diện của án tử hình là do những nguyên nhânkhách quan,do điều kiện kinh tế xã hội quy định, hơn nữa pháp luật hình sựcũng quy định nhiều hạn chế cho việc áp dụng hình phạt tử hình:

Điều 35:

“ …Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niênphạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 thángtuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôicon dưới 36 tháng tuổi.Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển sang

tù chung thân

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hìnhphạt tử hình chuyển thành tù chung thân.”

Trang 11

Xét ở một khía cạnh khác do ảnh hưởng của nguyên tắc nhân đạo,cùng với

sự phát triển của xã hội loài người mà việc quy định và áp dụng hình phạt tửhình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có

xu hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.Như vậy,nguyên tắc nhânđạo có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu giảm hóa án tử hình trong luật hìnhsự

Tuy nhiên,Việc luật hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại hình phạt tử hìnhcho nhiều cấu thành tội phạm, kể cả tội phạm kinh tế, đã khiến cho nguyêntắc nhân đạo không còn trọn vẹn.Thiết nghĩ để thiết thực tiến lên chủ nghĩa

xã hội với tinh thần nhất quán vì con người và đảm bảo nguyên tắc nhân đạopháp luật hình sự Việt Nam cần tiến tới loại trừ án tử hình

II- Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo.

Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt nam là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng hàng đầu được quy định phổ biến trong hệ thống phápluật xã hội chủ nghĩa.Về cơ bản nó có những đặc điểm sau

a) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thể hiện tính ưu việt của chế

độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta

Tư tưởng nhân đạo thể hiện ngay trong mục đích của hoạt động thi hành

án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọithành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi íchtrong xã hội

Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phảiphải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọngnhân phẩm danh dự của cá nhân

b) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự biểu hiện cụ thể ở việc nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự đối với những người chấp hành án hình sự.

Theo đó các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác được ápdụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác

Trang 12

và hạ thấp nhân phẩm con người.Nếu trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lýhình sự mà thiếu dù một trong năm đặc điểm của tội phạm- thiếu một trongnăm điều kiện của trách nhiệm hình sự thì tương ứng như vậy, hành vi ấykhông phải là tội phạm- người thực hiện hành vi ấy không phải là chủ thểcủa tội phạm và do đó trách nhiệm hình sự bị loại trừ.

c)Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, người chưa thành niên,phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con nhỏ, người già yếu hoặcmắc bệnh hiểm nghèo thì được giảm, miễn một phần trách nhiệm hìnhsự.Nhà nước cũng luôn có chính sách khoan hồng đối với những ngườiphạm tội ra tự thú hay có sự hối cải, chính sách ân xá ,đại xá, đặc xá chongười đang chấp hành hình phạt

2- Đặc điểm của hình phạt tử hình.

a)Tử hình là loại hình phạt đặc biệt, hình phạt nghiêm khắc nhất trong

hệ thống hình phạt của quốc gia.

Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùngthể hiện sự nghiêm khắc nhất của pháp luật đối với người phạm tội

Người bị áp dụng hình phạt tử hình cũng đồng nghĩa với việc sẽ không còn

có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi thứ quyền thiêng nhất – quyềnđược sống

Xét một cách chính xác hay đơn giản thì cũng không có một hình phạtnào nghiêm khắc hơn hình phạt tử hình, sự tàn khốc và triệt tiêu khả năngtồn tại của con người khiến cho hình phạt tử hình trở thành khung hình phạt

ít được áp dụng.Và cũng vì tính chất này mà nhiều nước trên thế giới cũngnhư Việt Nam khi quy định trong luật hình sự luôn có xu hướng hạn chế ápdụng hình phạt tử hình( Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với tội phạmđặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưathành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử…luật hình sự năm 1999 đã loại bỏ

13 cấu thành tội phạm trên tổng số 40 cấu thành tội phạm có quy định vềhình phạt tử hình mà trước luật hình sự năm 1985 đã quy định.)

b) Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm nhưng cũng đồng nghĩa với việc không thể khắc phuc hậu quả của người phạm tội.

Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội tước đi mọi giao tiếp,mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội.Người phạm tội khi bị áp dụnghình phạt tử hình sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại trong xã hội loài người.Vì

Trang 13

thế sẽ không bao giờ có cơ hội cho họ tiếp tục tái phạm, ăn năn hối lỗi hoặc

có thế sống mà khắc phục hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mìnhgây ra

Sâu xa hơn khi một người bị kết án tử hình, nhất là người vốn có địa vi quantrọng trong xã hội sẽ gây ra những xáo trộn trong quan hệ với cộngđồng,quan hệ với vợ hoặc chồng, với con cái,ảnh hưởng đến tính nhân đạocủa nhà nước và tính nhân văn mềm dẻo của pháp luật

c) Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không hàm chứa nội dung cải tạo giáo dục người phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội cơ quan có thẩm quyềnđều lí luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ là họ là những đốitượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải chết.Khiquyền sống của họ đã bị tước đi, họ không bao giờ còn tồn tại trên đời để cóthể cải tạo giáo dục Xuất phát từ điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tửhình luôn có tính chất không thể thay đổi Bởi nếu như những tội phạmkhác, giả sử người phạm tội đang thụ lý trong tù mà chứng minh được rằng

họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền yêu cầu cơ quan liên quan bồithường thiệt hại oan sai.Nhưng ở người bị kết án tử hình đã được áp dụng thì

dù sau đó có chứng minh được người đó chết hoàn toàn vô tội thì cũngkhông làm cách nào cho họ có thể sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đángđược có.Vì thế, không thể thay đổi là một đặc tính rất cơ bản của hình phạt

Trong khi đó theo điều 27 của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thì mục đích của hình phạt là: “ hình phạt không chỉ nhằmmục đích trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có íchcho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hộichủ nghĩa,ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục ngườikhác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”

Mục đích tối thượng và quan trọng nhất của hình phạt tử hình trong điềukiện hoàn cảnh hiện nay là nhằm đạt đến sự công bằng trong xã hội dân chủ

và ngăn ngừa hành vi tương tự có thể xảy ra.Hình phạt tử hình là sự trừng trị

Ngày đăng: 02/04/2013, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.TS Uông Chu Lưu,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý– Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tập I phần chung, NXB chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia
3.Nguyễn Cửu Việt- giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4.Th.s Trần Quang Huy, luận văn Vấn đề áp dụng hình phạt tử hìnhtrong các tội có tính chất kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nôi, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề áp dụng hình phạt tử hìnhtrong các tội có tính chất kinh tế
5.Th.s Trần Thu Huyền, luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam
6.Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999(2005)Nxb chính trị Quốc Gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc Gia
7.Đảng Cộng sản Việt Nam( 2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
8.Đảng cộng sản Việt Nam( 2005),Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: về chiến lược cải cách tư pháp
9.Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội Danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định tội Danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành
Tác giả: Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2004
10.Trương Quang Vinh, Dư luận một số nước việc áp dụng hình phạt tử hình, tạp chí luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư luận một số nước việc áp dụng hình phạt tử hình
11.Trần Hữu Nam, luận văn Thạc sĩ luật học Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Đại học quốc gia HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w