Dân tộc Mường cư¬ trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh hoá, Ninh Bình, Hà Tây, và rải rác ở một số tỉnh khác như¬ Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA-NGHỆ THUẬT --------------- TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG HÒA BÌNH Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 A.GIỚI THIỆU CHUNG 1- Lịch sử vấn đề: Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh hoá, Ninh Bình, Hà Tây, và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê năm 2001, người Mường có số dân là 1.137.515 người; riêng ở tỉnh Hoà Bình, dân tộc Mường chiếm 62,8% dân số trong tổng số 83 vạn người Mường ở Hoà Bình. Ở Hoà Bình, ngoài dân tộc Mường, còn có bảy dân tộc anh em khác sinh sống là: Tày, Thái, Dao… trong đó, các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Ky Sơn, Cao Phong là những huyện có mật độ dân Mường sinh sống dày đặc. Tỉnh Hoà Bình được coi là tỉnh Mường, một tỉnh nằm sát gần Hà Nội song dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được những nét bình yên riêng. Người Mường luôn sống yêu thương, đoàn kết. Trong quá trình giao thoa giữa các nền văn hoá tuy có bị ảnh hởng song dân tộc Mường vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của mình, đó là những nét văn hoá người Việt Cổ. Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học,…các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh ( Việt) hơn một ngàn năm trước có chung một nguồn gốc, tổ tiên, đó là người Việt Cổ ( hay còn gọi là Việt - Mường), họ là những chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển, một bộ phận của người Việt Cổ đã xuôi theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã…tiến hành khai phá đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới. Từ đây bắt đầu có sự phân chia: những bộ phận ở lại thung lũng, chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di cư và gây dựng cuộc sống mới ở đồng bằng ,ven biển trở thành những người Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Kinh hiện nay. Sự thật lịch sử này đã phần nào được phản ánh trong câu truyện truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ mà tất cả chúng ta ai cũng biết và tự hào về nguồn gốc của mình. Cũng theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ của người Mường cũng có nhiều điểm tương quan với ngôn ngữ người Việt, nhiều những nét văn hoá Mường cũng tương đồng với văn hoá của dân tộc Kinh. Nói vậy để thấy được việc giữ gìn giá trị văn hoá Mường là nhiệm vụ rất lớn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc. Người Mường cư trú chủ yếu trong các thung lũng có núi đá vôi bao bọc. Đây là những dãy núi chạy dài từ Nghĩa Lộ đến khu vực phía tây Nghệ An. Đó là một địa bàn rộng lớn gồm các tỉnh : Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, trong đó Hoà Bình là tỉnh đông người Mường sinh sống như chúng ta đã nói ở trên. Hoà Bình là tỉnh trung du, miền núi địa hình thấp vừa phải, độ cao trung bình là 300m, xen kẽ các dãy núi là các thung lũng rộng, khá trù phú, từ xa đã nổi lên những trung tâm kinh tế, xã hội Mường như các Mường : Bi, Vang, Thang, Động. Từ xưa đến nay, dân tộc Mường quen cư trú thành từng xóm, quê, nhiều xóm, quê gộp lại thành một Mường. Trong thời Phong Kiến, người Mường đã bị các giai cấp thống trị bóc lột. Do đó, tổ chức chính quyền của người Mường cũng giống người Kinh. Nhà cửa, xóm làng của người Mường thường dựng dưới chân đồi, chân núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng, nhà cửa người Mường khác các dân tộc khác là hay nằm sát nhau và có chung hàng rào. Người Mường dựng nhà dựa vào những nguyên vật liệu có sẵn từ cột nhà, mái nhà, tường nhà,…tất cả đều lấy từ trên rừng. Về công cụ sản xuất, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ đá cổ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 xa dùng vào mục đích sản xuất. Sau đó, có thêm công cụ sắt, kim loại, nhưng khá nhiều các công cụ sản xuất do người Mường tự chế như chiếc bừa ( làm bằng gỗ và tre), thùng đựng…những công cụ này vẫn còn được người Mường sử dụng vào mục đích sản xuất trong ngày nay. Sản xuất lúa nước được người Mường áp dụng khá sớm. Theo các nhà khảo cổ học thì các đây hàng vạn năm, người Mường đã biết “ thuần giống” cây lúa nước. Lúc đầu, trồng lúa nước chỉ là phụ trợ cho việc săn bắn hái lượm. Song, sau khi công cụ phát triển, việc trồng trọt đã phát triển và nhận được sự quan tâm hơn. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu cho đến nay, do đó đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội Mường ngày xa là sự tồn tại của tầng lớp Lang đạo - thực chất là thổ ty, là chúa đất; mà Mường là một đơn vị tổ chức xã hội của dân tộc Mường do một ông quan Lang đứng đầu. Cho đến ngày nay, người Mường vẫn chịu một chút ảnh hởng của chế độ Lang đạo xa kia, qua thói quen kính trọng những người thuộc dòng dõi nhà Lang, mà chủ yếu là những dòng họ Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Tinh hoa Hoà Bình có 4 dòng họ Lang lớn nhất của 4 Mường là Mường Bi – Mường Vang – Mường Thang – Mường Động; mỗi Mường được cai quản bởi một ông Lang. Chế độ Lang đạo của dân tộc Mường đã thực sự gây cho xã hội Mường sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc. Tầng lớp Lang đạo ( quý tộc) và tầng lớp nhân dân ( dân trong Mường ). Sự phân biệt này thể hiện trong từng chi tiết nhỏ của cuộc sống như là nhà dân không được to hơn nhà Lang; đàn bà con gái dân thường không được mặc váy có thêu hình con rồng hay mặc váy chấm gót như vợ Lang; nhân dân trong Mường phải luôn nghe lời và phục dịch, cúng lễ nhà Lang. Ngày nay, chế độ Lang đạo không còn, nhưng những nét văn hoá tốt đẹp vẫn được thế hệ con cháu dân tộc Mường gìn giữ và bảo tồn. Dân tộc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Mường là dân tộc rất đoàn kết, yêu thơng nhau, họ là những người thật thà, chất phác. Xã hội Mường ngày nay vẫn là một tổ chức quy củ với những vị trí, cấp bậc khác nhau. Tầng lớp được kính trọng nhất là thầy cúng, thầy mo và các cụ lớn tuổi, đây được coi là những con người còn giữ được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Trong xã hội phát triển nhanh như hiện nay thì vai trò của những người lớn tuổi, của các thầy mo, thầy cúng trong xã hội Mường ngày càng quan trọng với việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy văn hoá Mường, đặc biệt là văn hoá truyền thống của người Mường, là những bảo tồn lâu đời của dân Lạc- Việt. Bảo tồn được văn hoá Mường chính là bảo tồn được những nét văn hóa cổ xa của dân tộc, làm cho kho tàng văn hoá Việt thêm phong phú và sâu sắc. 2. Lí do chọn đề tài. Trong công trình nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá Mường này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá Hoà Bình truyền thống. Mặt khác, tôi cũng muốn phát huy những giá trị văn hoá đó vào mục đích phát triển Kinh tế, Du lịch, Văn hoá, nhằm thúc đẩy xã hội Mường phát triển văn minh và giàu đẹp hơn. Nghiên cứu văn hoá Mường đã được nhiều nhà nghiên cứu tham gia và có nhiều công trình xuất sắc như: Nguyễn Đức Từ Chi với “ Người Mường ở Hoà Bình ”, hay các bài nghiên cứu của giáo sư Trần Quốc Vợng, các bài viết mới đây của nhà nghiên cứu Chí Thanh, của một số thầy cô giáo và các cán bộ làm công tác văn hoá đang công tác tại Hoà Bình và những tỉnh có dân tộc Mường cư trú…Hầu hết, những nhà nghiên cứu trên đã tìm hiểu, tích luỹ kiến thức và quan sát hàng chục năm để đưa ra các công trình nghiên cứu đầy giá trị. Là một người con của xứ Mường, tôi muốn tìm hiểu về nền văn hoá của dân tộc mình, đồng thời góp phần bảo tồn nó. Trong một thời gian có Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hạn, tôi đã hoàn thành bài niên luận “ Không gian văn hoá Mường” với đề tài chính là tìm hiểu những góc độ không gian sinh hoạt, sản xuất, tâm linh của đồng bào Mường ở Hoà Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu. Tôi đã đi khảo sát thực tế tại tỉnh Hoà Bình, đến các bản Mường có đồng bào Mường sinh sống. Người viết cũng đến Bảo Tàng không Gian Văn Hoá Mường để tìm hiểu. Bản thân người viết cũng là một người con của xứ Mường, đã sống trong xã hội Mường và trải qua nhiều lễ hội độc đáo, những “điều mắt thấy tai nghe” tại quê hương thân yêu đã thôi thúc tôi làm đề tài này, với hi vọng góp phần gìn giữ bảo tồn nó. 4. Bố cục. Ngoài phần giới thiệu chung, bài viết còn gồm có hai phần chính khác. Phần (II) nội dung gồm có: - Không gian văn hoá nhà sàn. - Trang phục Mường - nét độc đáo của dân tộc Mường so với các dân tộc khác. - Không gian văn hoá Cồng Chiêng. Phần (lll) kết luận. Ngoài ra, bài viết còn dành một trang cho phần tài liệu tham khảo; một trang cho phần mục lục. B. NỘI DUNG 1. Không gian văn hoá nhà sàn Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhà sàn của người Mường (Hoà Bỡnh) Tỉnh Mường Hoà Bình là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, về Hoà Bình, chúng ta sẽ thấy đồng bào ở đây cư trú dọc theo các thung lũng hẹp giữa núi và đồi. Sống giữa núi đồi, đồng bào Mường ít khi bị đe doạ bởi bão tố, nhưng cái đáng sợ nhất với người Mường là các loài dã thú trong rừng. Trước kia, khi rừng rú còn âm u, chưa bị con người tàn phá, các muôn thú chưa bị săn bắn nhiều thì các Mường ( nơi cư trú ) của đồng bào xen kẽ với nơi sinh sống của muôn thú. Và khi sản xuất lúa nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu lương thực, đồng bào Mường phải săn bắn, hái lượm, lên nương làm rẫy trồng thêm khoai, sắn …Họ luôn bị đe doạ bởi dã thú, cũng như trâu bò - nguồn cung cấp sức kéo chính cho Nông nghiệp cũng luôn bị dã thú đe doạ. Thực tế, khi tiếp xúc với các cu già cao tuổi ở xã Hạ Bì - Kim Bôi – Hoà Bình chúng tôi đã được nghe các cụ kể chuyện và thêm hiểu rõ hơn về tác dụng của ngôi nhà sàn của dân tộc mình. Mới chỉ những năm 40, 50 của thế kỉ trước, chuyện Hổ, Báo vào tận các bản Mường bắt trâu, bò, lợn, gà và có khi bắt cả người là chuyện bình thường. Làng người Mường thường là một tập hợp các khuôn viên gồm các khu đất của nhiều hộ gia đình Mường, những khu đất này được rào xung quanh kiên cố, đặc biệt là những nơi gần rừng, hẻo lánh. Việc rào giậu chắc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chắn như vậy không phải vì mục đích tách biệt với bà con lối xóm mà bởi chống thú dữ. Người Mường dùng tre nứa, cây gỗ ( những thứ sẵn có và rất nhiều trên rừng ) làm vật liệu dựng hàng rào, họ chôn sâu những cây cột dài 3 đến 4m xuống đất, đầu cột thường vót nhọn chĩa thẳng lên trời như những hàng giáo nhọn. Ngoài ra, hàng rào cũng được trồng bởi những loại cây có nhiều gai nhọn và kín. Bên trong các hàng rào kiên cố là các khuôn viên nhỏ của các gia đình, mỗi khuôn viên thường có hai cổng vào: cổng trước và cổng sau. Khuôn viên là nơi dựng nhà sàn, nơi sinh hoạt của gia đình. Xung quanh nhà sàn thường là những vờn cây, cây lấy gỗ và cây hoang dại, trong đó nổi bật là cây cau và cây trầu, trầu cau không chỉ mở đầu câu chuyện với dân tộc Kinh mà với đồng bào Mường ( đặc biệt là phụ nữ Mường ) họ rất thích ăn trầu, do đó vờn nhà nào cũng trồng hai, ba cây cau với vườn trầu. Ngày nay, những bản Mường truyền thống vẫn lu giữ được những nét văn hoá ngày xưa. Ngoài ra, xung quanh một ngôi nhà sàn Mường, bao giờ cũng có một mảnh đất nhỏ để trồng rau xanh, mảnh đất này được rào chắn cẩn thận để tránh gia súc phá hoại. Trong khuôn viên nhà sàn Mường còn có một miếu thờ thổ thần, ngôi miếu này thường nằm ở phía trước nhà, miếu được làm bằng gỗ, tre nứa. Người Mường thờ thần thổ địa với mong muốn được vị thần này che chở, phù hộ để con người sống trên mảnh đất đó luôn mạnh khoẻ. Đất ở và đất dựng nhà của dân tộc Mường được căn cứ vào nhiều quan niệm phong thuỷ của Trung Quốc. Người Mường thường chọn miếng đất cao ráo, thoáng mát, đằng sau mảnh đất đó phải là khu đất cao ( thế đất đằng sau dựa vào núi đồi, phía trước là đồng bằng thoáng mát rộng rãi ), người Mường kiêng kị ở những miếng đất mà đằng sau có hố sâu, dốc … Việc cư trú của đồng bào Mường có nhiều điểm tương đồng với các dân tộc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khác, đó là một quan niệm tâm linh của một dân tộc thuần Nông, cuộc sống, sinh hoạt sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên nhiên. Ngôi nhà sàn của người Mường chủ yếu được làm bằng gỗ, tre nứa, mái làm bằng rạ hoặc cỏ. Trước kia nhà sàn to, rộng có thể chứa hàng trăm người, nhưng hiện nay những ngôi nhà sàn như vậy không còn, thay vào đó là những ngôi nhà sàn nhỏ, gọn hơn, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Dựng nhà sàn là một công việc đòi hỏi nhiều người tham gia, do đó mỗi khi nhà ai cần dựng nhà mới, hầu như tất cả thanh niên trai tráng cùng những người thợ mộc trong làng đến tham gia. Người Mường rất thương yêu nhau và đoàn kết, họ giúp nhau dựng nhà, giúp nhau cấy gặt …mà không hề lấy công. Khi một ai đó ( ví dụ đôi bạn trẻ mới lập gia đình ) dựng nhà, những ai trong làng giúp được việc gì là họ sẵn sàng. Người được hàng xóm giúp đỡ thường cảm ơn bằng bữa cơm, hoặc có thể chỉ là chén rượu được trưng cất từ sắn, ngô, hay cùng chung nhau uống bình rượu cần ấm áp tình người. Kết cấu ngôi nhà sàn thường được dựng theo cơ sở “ vì kèo ” đúng hơn là một mạng trung gian giữa “ vì cột ” và “ vì kèo’’ các cột gỗ được lắp ráp và nối lại với nhau thành bộ khung chắc chắn mà không cần một dây buộc hay đinh sắt vít lại. Ngôi nhà sàn Mường, cũng như những ngôi nhà Rông của các dân tộc Tây Nguyên thật sự là những nét kiến trúc độc đáo, tinh vi của dân tộc Việt Nam. Nhà sàn Mường thường rất cao, từ mặt đất lên đến sàn nhà có thể đến 3 - 4m , dưới gầm nhà sàn là không gian được sử dụng để sinh hoạt như : chỗ đặt cối xay thóc, gạo, để đồ dùng sản xuất như cày, cuốc, bừa, và đặc biệt là chỗ để giữ gia súc, gia cầm về đêm ( nguyên nhân để gia súc gia cầm trong gầm nhà vì do người Mường sinh sống trong các thung lũng núi, xưa kia nhiều thú dữ, giữ gia súc dưới gầm nhà sẽ tránh bị thú dữ vào bắt ). Một ngôi nhà sàn thường có hai cầu thang ( tiếng Mường: màn) lên, cầu thang trước là dành cho khách, cho chủ nhà. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Từ cầu thang này lên sẽ bước vào không gian trang trọng, linh thiêng nhất ngôi nhà sàn, đó là chỗ tiếp khách và không gian thờ cúng tổ tiên; còn cửa sau ( tiếng Mường: màn Khau) sẽ dẫn lên gian bếp và nơi sinh hoạt của những người đang sống trong ngôi nhà. Không gian trong nhà sàn được chia theo chiều dọc, không có vách ngăn như chiều ngang mà chỉ ước lệ : bên trên ( thuộc nửa nhà sau) và bên dưới ( thuộc nửa nhà trước). Đây là quy ước thể hiện khi phân định chỗ ngồi cho mọi người trong nhà. Những người lớn tuổi, những người thuộc thế hệ cao hơn hay người có danh vọng….thường được ngồi bên trên, còn bên dưới dành cho những ai có vị thế ngược lại. Trong ngôi nhà sàn Mường, phần không gian dành làm nơi thờ cúng tổ tiên rất được tôn trọng, thường trước bàn thờ tổ tiên ngày nay đồng bào Mường thường đặt một chiếc sập ( tiếng Mường là : Phản ) và chỉ những người lớn tuổi, người chủ nhà, hay những ai có danh vọng mới được ngồi trên chiếc sập này, còn đàn bà con gái thì không được phép tiếp cận với những khu vực linh thiêng nh là bàn thờ tổ tiên. Chiếc sập này cũng là nơi để những ngày Lễ - Tết con cháu, họ hàng đặt những đồ cúng lễ dâng lên ông bà tổ tiên nhân dịp cuối năm. Trong ngôi nhà sàn Mường thường thấy có ba mặt bàn có độ cao khác nhau, phần dới cùng ( gầm nhà sàn đã nói ở phần trên ), ở giữa là không gian sinh hoạt của con người, còn phần trên cùng gần giáp mái nhà là phần gác xép. Đây là chỗ đồng bào Mường dựng các bồ, cót thóc rời, gác xép cũng là nơi để khung cửi và những đồ đạc khác. Ngày nay, không gian sinh hoạt trong nhà sàn của người Mường đã được bổ sung thêm nhiều bàn ghế, tủ, giường…Đây là nét cách tân trong ngôi nhà để phù hợp với cuộc sống mới. Ngôi nhà sàn hiện nay của các bản Mường cũng sử dụng nhiều vật liệu làm bằng gỗ để làm sàn nhà và tường [...]... rất duyên dáng của ngôi nhà sàn Mường là nét đẹp văn hoá chứa đựng những giá trị vật chất, tinh thần rất đáng được quan tâm giữ gìn và bảo tồn 2 Trang phục Mường – nét độc đáo của dân tộc Mường so với dân tộc khác Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trang phục phụ nữ Mường có cái chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của cả cư dân vùng Đông Nam Á Đó là cái nguồn... Hoà Bình thực sự có hiệu quả, thiết nghĩ phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa của nhà nước, để nền văn hoá Hoà Bình rực rỡ mãi tồn tại và góp phần làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc Việt Nam Tài liệu tham khảo: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.Văn hoá dân tộc Mường Tập thể tác giả Sở văn hoá thông tin hội văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình xuất bản Hoà Bình. .. quảng bá hình ảnh, văn hoá dân tộc mình Trong các ngày từ 14/12 -17/ 12 vừa qua, tại quê hương của xứ Mường đã diễn ra “ Ngày hội văn hoá dân tộc Mường toàn quốc ” lần đầu tiên được tổ chức, ngày hội với nhiều chơng trình khác nhau, đã tập hợp và biểu diễn trước đông đảo quần chúng cũng như trước nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian những tiết mục văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường Trong ngày nay, dàn... sự phát triển Kinh tế cho đồng bào Mường, vừa giúp họ giữ gìn được nền văn hoá của mình Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 C KẾT LUẬN Dân tộc Mường là một thành tố trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam Người Mường có quan hệ gần gũi với người Kinh, người Thái, người Dao…có thể khẳng định dân tộc Mường là chủ nhân sớm của nền văn... đồng bào dân tộc Mường ở Hoà Bình, Cồng Chiêng có mặt suốt vòng đời tồn tại của mỗi người Mường từ khi sinh ra đến khi mất đi; có mặt trong cả lúc vui lẫn lúc buồn nên Cồng Chiêng có cả ý nghĩa vật chất và cả yếu tố tinh thần của dân tộc Mường Cùng sự phát triển mạnh của KTXH, không gian văn hoá Cồng Chiêng ở Hoà Bình đang đứng trước một thực trạng đáng lo ngại Theo các nhà nghiên cứu về văn hoá Mường, ... xuất bản Hoà Bình Thang9-1993 2.Văn hoá Hoà Bình thế kỉ XX Tập thể tác giả Nhà xuất bản văn hoá dân tộc Hà Nội-Năm 2002 3 Hội thảo bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Mường thời kì đổi mới và hội nhập Tập thể tác giả Nxb Bộ văn hoá, Thể thao,du lịch Hoà Bình tháng 12 năm 2007 4 Tổng quan về xã hội Mường thời trung cổ Ts Quách Văn Ach Báo Hoà Bình Số 2571 ngày 21tháng10 năm2007 5 Không... váy Mường không chỉ là bộ phận khăng khít của phụ nữ Mường Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mà qua Cạp váy đó còn thể hiện những quan niệm nghệ thuật tạo hình cổ truyền của dân tộc Mường Giáo sư Từ Chi là người đầu tiên nghiên cứu về hoa văn Cạp váy Mường, và có lẽ thầy cũng là người có những giải mã sâu sắc nhất về “ Cạp váy ” của người phụ nữ Mường Cạp váy Mường. .. làm ra bộ trang phục dân tộc Người Mường trồng cây bông để lấy bông dệt vải, họ cũng nuôi tằm để làm sợi ( nhưng chủ yếu là trồng bông ) Từ khi trồng bông đến khi thu hoạch và làm thành sợi, dệt áo là cả một quá trình lâu dài và kỳ công Sợi bông được cuộn thành “ kén ” sau đó được kéo thành sợi, đồng bào dân tộc sử dụng khung cửi để dệt lên những tấm vải Từ “ kén ”vải dân tộc Mường còn nhuộm thành... giá và gắn bó với người Mường Dân tộc Mường là đan tộc may mắn có được một nền văn hoá đặc sắc, nổi tiếng như vậy Nhưng trong thời kỳ mở cửa cùng sự phát triển mạnh mẽ của KTXH và sự du nhập của nhiều hướng văn hoá khác nhau, việc giữ gìn bảo tồn văn hoá Cồng Chiêng ở Hoà Bình là công việc khó khăn Việc gắn phát triển du lịch tìm hiểu văn hoá với việc giữ gìn phát triển văn hoá Mường hy vọng sẽ vừa mang... nhiều khó khăn, lý do là hiện nay các thiếu nữ Mường ít khi mặc những trang phục của dân tộc mình; mặt khác, bộ váy Mường cũng có những cách tân để phù hợp hơn những xu hớng mặc hiện đại Do đó, việc giữ gìn và phát huy văn hoá trang phục Mường cần được chú ý để bộ trang phục Mường mãi giữ được vẻ nguyên sơ của nó 3 Không gian văn hoá Cồng Chiêng Trong xã hội Mường cổ truyền, Cồng Chiêng có vai trò rất . người Mường có số dân là 1.137.515 người; riêng ở tỉnh Hoà Bình, dân tộc Mường chiếm 62,8% dân số trong tổng số 83 vạn người Mường ở Hoà Bình. . dân Mường sinh sống dày đặc. Tỉnh Hoà Bình được coi là tỉnh Mường, một tỉnh nằm sát gần Hà Nội song dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được những nét bình