BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LE THU THỦY
KHAO SAT NHU CAU DAO TAO DUOC Si
ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH QUAN LY VA KINH TE DUOC
LUAN VAN THAC SI DUOC HOC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành băng sự nỗ lực hết mình của bản thân
trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, công lao lớn vẫn là sự hướng dẫn, chỉ bảo, sự giúp đỡ tận tình mà tôi đã nhận được
Đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
TS NGUYÊN THỊ SONG HÀ, phó chủ nhiệm bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, người cô mà tôi rất kính trọng, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng
gop y kiến, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận văn
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thấy (cô) trong Bộ môn Quán lý và Kinh tế Dược, đặc biệt là PGS - TS Nguyễn Thái Hằng, nguyên chủ nhiệm bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Các thây (cô) đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm không chỉ băng tính nghiêm túc của khoa học mà còn bằng tình yêu thương, độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ trong suốt quá
trinh học tap tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS - TS Lê Viết Hùng, hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội, và Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng trường đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi được phối hợp để lây mẫu nghiên cứu
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giảm hiệu trường đại học Dược
Hà Nội, các nhà qHủn lý trong các lĩnh vực Dược, các anh (chị dược sĩ,
các em sinh viên khóa 2006-2011 và DS Bùi Thị Ảnh đã giúp đỡ chúng tôi trong quả trình thu thập thông tin cho luận văn này
Cuỗi cùng, tôi xin dành tình yêu thương nhất tới gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn ở bên, cho tôi nghị lực trong cuộc sông và học tập
Trang 3MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang LOI CAM ON MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT VA KY HIEU DANH MUC CAC BANG
DANH MUC CAC HINH VE, DO THI KET CAU LUAN VAN
27010.) 1
0:10/9)(050619)/019)0/.)907 77 3
1.1 VAI NET VE THUC TE DAO TAO VA SU DUNG NHAN LUC DƯỢC TRÊN THÊ GIỚI — ,ÔỒ 1.1.1 Thực tế đào tạo được sĩ trên thế 5U 3 1.1.2 Sử dụng nhân lực Dược tại một số nước trên thế ĐIỚI 7
1.1.3 Nội dung chương trình đào tạo ở một số trường liên quan đến lĩnh
vực quản lý và kinh tÊ Dược .-. ¿- - + + +2 EE+E+kEkEkrkeesrrsrerei 10 1.2 THUC TE ĐÀO TẠO VÀ SỬ DUNG NGUON NHAN LUC DƯỢC TẠI VIỆT NAM H9896894869899849866890996060860866 656 — `
1.2.1 Đào tạo dược sĩ tại trường đại học Dược Hà Nội 14
1.2.2 Đào tạo các môn học liên quan đến quản lý và kinh tế Dược 16
1.2.3 Sử dụng nhân lực Dược ở Việt Nam - 7S seese 17 1.3 MOT SO DE TAI NGHIEN CUU CO LIÊN QUAN 19
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .- - se sxsxsvsv+seeeced 19 1.3.2 Tình hình nghiên cứu ftronØ nƯỚC - << se 20
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIấN CU ơ _ sôssseee /2/2 2.2: TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ CÁC CHÍ TIỂU NGHIÊN CỨU _— 22 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ssessessessecsessees — 23
Trang 42.3.2 Phương pháp chọn mẫu .- - + 652 ++++£E+t+vxeEesetrsrrsrerree 24
2.3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu - 2 25255 SecevEvEerrerxrseserererree 24 2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - 5-5-5552 24 CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU .5-5 < 5 sesssss=sessss 25 3.1 MÔ TẢ NHÓM ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐÃ RA TRƯỜNG 25
3.1.1 Lĩnh vực công ÁC nọ nh 25
3.1.2 Số năm kinh nghiệm + + + xxx zEeEeErErkrererered 26 3.2 KHAO SAT THUC TRANG NHU CAU VE DUOC SI DAI HOC TRONG CAC LINH VUC DAC BIET LA LINH VUC QUAN LY VA KINH TE DUOC VA SU DINH HUONG NGHE NGHIEP CUA SINH VIÊN KHOA 2006 - 2011 TAI TRUONG DAI HOC DUOC HA NOI 27 3.2.1 Nhu câu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược . - + + + 2E2E2E2EEEE+kEEEkEkeEeEsrsrsrsrerered 27 3.2.2 Hướng lựa chọn nghé nghiệp của sinh viên Dược 5 hé dai hoc
chính quy khóa 2006 - 20] ] SH vn 31
3.2.3 Lý do lựa chọn công việc của sinh viên khóa 61, dược sĩ và mức độ gan bO VG1 CONG VIEC CUA CUOC ST cceeeeeeeeseeseeeseeseessseseseeeeeeeeees 33
3.3 PHAN TICH TINH THICH UNG CUA CHUONG TRINH CAC
MON HOC THUOC BO MON QUAN LY VA KINH TE DUOC TU
NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2011 "-
3.3.1 Sự thích ứng của bản thân dược sĩ với yêu câu công việc 37
3.3.2 Mức độ đáp ứng giữa kiến thức, kỹ năng dược sĩ được trang bị sau
khi học các môn học của bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược với yêu
câu thực tế của công việc sau khi ra trường .-. scscsccececece¿ 40
3.3.3 Khảo sát thực trạng nội dung chương trình đào tạo của bộ môn
Quản lý và Kinh tẾ DưƯỢC - -G- s13 1191 ng reo 45
3.4 TONG HOP MOT SO Y KIEN DIEU CHINH VE NOI DUNG CHUONG TRINH VA VIEC DAO TAO DINH HUONG CHUYEN NGANH QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC sasssssessseee 54
3.4.1 Một số ý kiến điều chỉnh về nội dung chương trình của bộ môn
Trang 53.4.2 Khảo sát việc đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành
Quản lý và Kinh tế Dược ¿5-5 +x‡t+xsxtrvttrtrverersrereererrrerke 6]
90:10/9)/0E 9:79 0097.900Ẽ 655
4.1 VỀ ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 655
4.1.1 Đối tượng nghiên CỨU - ¿+5 S522 tt +EEsteEErsrrrrrrrke 655
4.1.2 CỠ mẫu -G- G4 S33 E3 S11 v13 3 711 713 vn ng ng gkg 655
4.1.3 Công cụ phỏng VẤN ST 11111 TT TH TT 03030010 kg 666
4.2 VẺ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU .- 5-ccs<cccsssccsssecsssessssose Ố ÔỐ
4.2.1 Thực trạng nhu cầu về được sĩ đại học trong các lĩnh vực đặc biệt
là lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược và sự định hướng nghề nghiệp của
sinh viên khóa 2006-2011 tại trường đại học Dược Hà Nội 666 4.2.2 Tính thích ứng của nội dung chương trình các môn học thuộc bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược từ năm 2007 đến năm 2011 688
4.2.3 Tổng hợp một số ý kiến điều chỉnh nội dung chương trình và việc đào tạo định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược 741
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, << << 5 SsSSSsSsEesteteesesesesese 777 2 KIÊN NGHỊ seuvssuvecssssesssssvsesssenesasssesssssssesssssssesseseses seoeee 79 TAI LIEU THAM KHAO
Trang 6ACPE AICTE CCAPP DES DSDH DVHT GP GDP GPP GSP ISPOR K6l LT NXB PEBC PCI SAP SL TH THBM THCS TL
DANH MUC CAC CHU VIET TAT VA KI HIEU
: Accreditation Council for Pharmacy Education : All India Council for Technical Education
: Canadian Council for Accreditation of Pharmacy Programs : Diplome d’études Spécialisées
: Duoc si dai hoc : Đơn vị học trình
: Good Practice
Good Distribution Practice
: Good Pharmacy Practice : Good Store Practice
: The International Society for Pharmacoeconomics and
Outcomes Research
: Khóa 6] : Lý thuyết : Nhà xuất bản
: Pharmacy Examining Board of Canada : Pharmacy Council of India
Trang 7DANH MUC CAC BANG SO LIEU
Bang 1.1 Ty lé dugc si/10000 dan 6 mot số nước năm 2006 7
Bảng 1.2 Phân bố dược sĩ trong các lĩnh vực ở Pháp (2007, 1997, 1987) 9
Bảng 1.3 Các môn học liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược của hai trường Nova Southeastern và California Northstate 10
Bảng 1.4 Các chủ đề phổ biến liên quan đến Kinh tế Dược ở Mỹ 11
Bảng 1.5 Các chủ đề thường được dạy trong Dịch tế dược học ở Mỹ 12
Bảng 1.6 Chương trình các môn học liên quan đến quản lý và kinh tế Dược ở truong Nottingham cia Ảnh - kh 13 Bảng 1.7 Một số môn học liên quan đến quản lý và kinh tế Dược ở đại học Chiang Mai và Mahidol của Thái Lan - 55+ <<<<<<2 14 Bảng 1.8 Dự kiến quy mô và loại hình đào tạo đại học của trường đại học Dược Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 và đến năm 2020 15
Bảng 1.9 Chương trình đào tạo của bộ môn Quản ly và Kinh té Dược 16
Bang 1.10 Tỷ lệ dược sĩ phân bố theo vùng tính đến đầu năm 2005 17
Bảng 1.11 Phân bố DSĐH hệ chính quy 2003 - 2007 theo lĩnh vực Dược 18
Bang 1.12 Phân bố DSĐH hệ chính quy năm 2006, 2007 và 2008 19
Bảng 3.1 Lĩnh vực công tác của các đối tượng đã ra trường - 25
Bảng 3.2 Số năm kinh nghiệm của các đối tượng đã ra trường 26
Bảng 3.3 Nhu cầu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực - - 288
Bảng 3.4 Nhu câu về DSĐH công tác trong lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược 78v ;1von si 29
Bảng 3.5 Nhu cầu về DSĐH định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược chuyên sâu trong từng lĩnh vực -«««e«ee 30 Bang 3.6 Định hướng nghê nghiệp của sinh viên Dược 5 khóa 61 322
Bảng 3.7 Lý do lựa chọn công việc của sinh viên và dược sĩ 33
Bảng 3.8 Mức độ gắn bó với cơng việc của dược sĩ -. -««: 35
Trang 8Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bang 3.16 Bang 3.17 Bang 3.18 Bang 3.19 Bang 3.20 Bang 3.21 Bang 3.22 Bang 3.23 Bang 3.24 Bảng 3.25 Bảng 3.26 Bảng 3.27 Bảng 3.28 Bảng 3.29 Bảng 3.30 Bảng 3.31 Bảng 3.32 Bang 3.33 Bang 3.34
Mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của DSĐH 37
Thời gian làm quen và hoàn thành tốt công việc của dược sĩ 38
Nhu cầu đi học tiếp để đáp ứng yêu câu công việc - 39
Mức độ trang bị kiến thức chuyên môn cho dược sĩ đại học 40
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn để hồn thành cơng việc 41
Kỹ năng thuyết trình được trang bị tại bộ môn 42
Mức độ cần thiết của kỹ năng thuyết trình . - 42
Các kỹ năng khác dược sĩ được trang bị tại bộ môn 43
Mức độ cần thiết đỗi với các kỹ năng khác - 44
Ý thức chuẩn bị bài của sinh viên trước khi đến lớp 45
Lượng kiến thức tiếp thu được trong một tiết học « 47
Mức độ cần thiết của môn Quản lý và Kinh tế Dược - 47
Mức độ cần thiết của môn Pháp chế hành nghề Dược 48
Mức độ cần thiết của môn Dịch tễ dược học - 49
Mức độ cân thiết môn Dược xã hội học .- 5-2 s25: 50 Mức độ cần thiết của Marketing và nghệ thuật giao tiếp ¬—— 51 Mức độ cần thiết của Quản trị và các chiến lược kinh doanh dược 0i 0P gẦd ,ÔỎ 52 Mức độ cần thiết của Thiết kế nghiên cứu cộng đông 53
Thực hành tại cơ sở khi học các môn học của bộ môn 54
Thời gian thực hành tại cơ sở khi học các môn học của bộ môn.55 Người hướng dẫn sinh viên thực tập tại cơ sở tốt nhất 56
Mức độ cần thiết của môn Dược cộng đồng . - 59
Mức độ cần thiết của môn GP (GDP, GSP, GPP) 59
Mức độ cần thiết của môn Kinh tế y tÊ -. ¿c5 ccecscsre 60 Các môn học đề xuất thêm vào chương trình -‹- 6]
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỎ THỊ
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu - 23
Hình 3.1 Lĩnh vực công tác của các đỗi tượng khảo sát đã ra trường 26
Hình 3.2 Số năm kinh nghiệm của các đối tượng đã ra trường 27
Hình 3.3 Nhu cầu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực - 28
Hình 3.4 Nhu cầu về DSĐH công tác trong lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược ïv-1von TT 29
Hình 3.5 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Dược 5 khóa 61 33
Hình 3.6 Mức độ gan bó với công việc của dược sĩ «<< S2 35 Hình 3.7 Nhu cầu đi học tiếp để đáp ứng yêu câu công việc 39
Hình 3.8 Ý thức chuẩn bị bài của sinh viên trước khi đến lớp 46
Hình 3.9 Mức độ cần thiết của môn Dịch tễ dược học - 49
Hình 3.10 Mức độ cân thiết của Marketing va nghé thuat giao tiép ¬ 51 Hình 3.11 Thực hành tại cơ sở khi học các môn học của bộ môn 54
Trang 10[ KET CẤU LUẬN VẤN —
KHAO SAT NHU CAU DAO TAO
DUOC Si DAI HOC DINH HUONG CHUYEN
NGANH QUAN LY VA KINH TE DUOC c DAT VAN DE MUC TIEU năm 2011 \_ Kinh té Duoc
a Khao sat thuc trang nhu cầu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược sự định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 2006 - 2011 tại trường đại học Dược Hà Nội
3 Tổng hợp một số ý kiến điều chỉnh nội dung chương trình và việc đào tạo định hướng chuyên ngành Quản lý và [ 1 Vài nét về thực tế đào tạo và sử dụng nhân lực Dược trên thế gid
3 Một sô đề tài nghiên cứu có liên quan
L 2 Thực tế đào tạo và sử dụng nguôn nhân lực Dược tại Việt Nam | /⁄- NỘI DUNG > NGHIEN CUU - Nhu câu đào tạo, định hướng nghề nghiệp - Tính thích ứng của oo | ie | r4 ĐÓI TƯỢNG SN NGHIÊN CỨU - Các nhà quản lý trong lĩnh vực Dược, dược sĩ và sinh viên khóa 2006-2011 chương trình đào tạo - Tổng hợp một số ý kiến điều chỉnh và việc đào tạo định hướng chuyên ngành k NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang Phương pháp thu thập số liệu: điều tra bằng bộ câu
Trang 11DAT VAN DE
Việt Nam hiện có bảy cơ sở đào tạo dược si dai hoc (DSDH) Tuy
nhiên, trường đại học Dược Hà Nội van là trường đại học hang đầu đào tạo nhân lực Dược cho ngành Y tế Việt Nam Từ khi thành lập đến năm 2009, trường đã đào tạo được sân 8500 DSDH, 80 tién sĩ, 400 thạc sĩ, 1700 dược sĩ
chuyên khoa cấp 1 và cấp 2 g6p phan quan trọng vào sự phát triển của ngành Dược [5]
Trong những năm gân đây, nên kinh tế Việt Nam có những tín hiệu phát triển đáng mừng Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm
quốc nội năm 2010 dat 6,78% so voi nam 2009 [32] Chat lượng cuộc sống
được cải thiện nên người dân cũng quan tâm hơn đến vẫn dé chăm sóc sức khỏe Dược sĩ ngày càng khăng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thông chăm sóc sức khỏe Nhưng việc làm thế nào để dược sĩ sau khi ra
trường hồn thành tốt cơng việc được giao thì lại đặt áp lực lớn cho lĩnh vực
đào tạo Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chương trình đào tạo DSĐH của
trường đại học Dược Hà Nội hiện nay có nội dung “đản trải, nặng nhưng
không sáu” DSĐH khi mới ra trường thường lúng túng, bỡ ngỡ với công việc duoc giao [13]
Ngày 03/08/2009, BO Y té quyét dinh phé duyét du an vé “Quy hoach tong thé phat trién truong dai hoc Duoc Ha Noi đến ndm 2020” dé xây dựng trường đại học Dược Hà Nội thành một trường trọng điểm quốc ø1a, một trung tâm đào
tạo cán bộ và nghiên cứu về Dược của cả nước, ngang tâm với các nước trong khu vực năm 2020 và thê giới năm 2030 Một trong các nội dung quy hoạch là tiền hành đào tạo DSĐH theo định hướng chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn cho dược sĩ sau khi ra trường và bắt kịp với xu hướng đào tạo Dược
Trang 12Với định hướng đào tạo theo chuyên ngành, bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược cần có một số thay đôi về nội dung chương trình, nhân lực và cơ sở vật
chất để đáp ứng với những yêu câu mới trong đào tạo Những thay đôi này
cần xuất phát từ thực trạng công tác và nhu cầu đào tạo, học tập của dược sĩ
Nhằm góp phân tìm hiểu nhu câu đào tạo của sinh viên đã và đang học tập tại trường, chúng tôi tiến hành để tài nghiên cứu “Khảo sát nhu cau đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược” với 3
mục tiêu:
I Khao sat thuc trang nhu cẩu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý và Kinh tễ Dược và sự định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 2006 - 201] tại trường đại học Dược Hà Noi
2 Phán tích tính thích ứng cua chương trình các môn học thuộc bộ
môn Quản lý và Kinh tế Dược từ năm 2007 đến năm 201 1
3 Tổng hợp một số ÿ kiên điễu chỉnh nội dung chương trình và việc đào tạo định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi xin đưa ra một số đề
Trang 13CHUONG 1 TONG QUAN
1.1 VAI NET VE THUC TE DAO TAO VA SU DUNG NHAN LUC
DƯỢC TRÊN THẺ GIỚI
1.1.1 Thực tế đào tạo dược sĩ trên thể giới 1.1.1.1 Đào tạo dược sĩ trên thể giới nói chung
Theo thong kê của hội Dược học Mỹ, có trên 3000 cơ sở đảo tạo Dược
đăng ký trang web trên mạng Tổng số trường đào tạo Dược trên thế giới được thống kê theo website như sau: Canada: 12, Pháp: 10, Mỹ: 112 [29] Ở
Châu Á, theo số liệu của hội nghị các trường Dược Châu Á lần thứ nhất
(4/2001), số cơ sở đào tạo Dược của một số nước trong khu vực như sau: Ấn
D6: 300, Indonesia: 15, Malaysia: 3, Nhat Ban: 46, Philipin: 17, Singapo: 1, Thái Lan: 12,
Trên thể giới, đào tạo dược sĩ kéo dài từ 4 - 5 năm và cấp băng cử nhân được (Bachelor of Pharmacy) Đào tạo 4 năm (như Mỹ, Nhật Bản, Philippm, Indonesia, Malaysia, Singapo ) khối lượng kiến thức từ 130 - 150 đơn vị
học trình (ÐĐVHT) Đào tạo 5 năm (như: Pháp, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc )
khối lượng kiến thức khoảng 180 ĐVHT Đào tạo dược sĩ chủ yếu theo chuyên ngành Mỗi cơ sở đào tạo có thê mạnh riêng của mình, đặc trưng cho từng vùng và thường đào tạo sâu về một số lĩnh vực [5]
Từ những năm 70 của thé kỷ trước trở lại đây, mục tiêu đào tao va val
trò của người được sĩ đã có nhiều thay đối Trước kia, dược sĩ chủ yêu làm trong các lĩnh vực như: nghiên cứu tổng hợp, sản xuất thuốc mới, pha chế - sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc Chương trình đào tạo lây khối kiến thức về Hóa làm trục chính Hiện nay, vai trò của người dược sĩ đã hướng nhiều
hơn tới người bệnh với nhiều khái niệm mới như được lâm sảng và dược cộng
đồng Chương trình đào tạo lây trục kiên thức Hóa - Sinh làm trọng tâm Trên
thực tế, chương trình đào tạo của các nước cũng khác nhau khá nhiều, nhất là
Trang 141.1.1.2 Đào tạo dược sĩ tại một số nước > Đào tạo dược sĩ tại Mỹ
Mỹ được coI là nước có nên giáo dục và đào tạo tiên tiễn nhất trên thế giới trong đó có cả đào tạo Dược Việc đảo tạo Dược ở Mỹ phải được sự chấp thuận và giám sát của tô chức chứng nhận đào tạo Dược (ACPE -
Accreditation Council for Pharmacy Education) [30] Toan lién bang có 90
trường đại học Dược và đào tạo chủ yếu là dược sĩ lâm sàng [26]
Chương trình đào tạo 4 năm cấp bằng cử nhân dược Với chương trình cấp băng dược si dai hoc (Doctor of Pharmacy) thi sinh vién phai hoc 2 nam chương trình tiền dược sĩ (pre - pharmacy) sau đó phải qua được kỳ thi thì
mới tiếp tục được học 4 năm tiếp theo |
Chương trình đào tạo có khoảng 190 DVHT, trong do 70,0% - 80,0% la thuộc học phân bắt buộc, 20,0% - 30,0% là học phân tự chọn [13]
> Đào tạo dược sĩ tại Pháp
Trong các nước có nền đào tạo nhân lực Dược tiên tiên thì Pháp là
nước có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Việt Nam Pháp hiện có 24 cơ sở đào tạo
Dược, chứng chỉ đào tạo Dược được công nhận tại Pháp cũng như các nước
thuộc liên minh Châu Âu Kế từ sau cải cách giáo dục năm 1984, đào tạo được sĩ tại Pháp kéo dài từ 6 đến 9 năm tùy thuộc vào lựa chọn của sinh viền
Bắt kỳ sinh viên nào tốt nghiệp phố thông ở Pháp đều có thể đăng ký theo học
Dược Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên sẽ phải tham gia một kỳ thi sát
hạch Nếu đỗ sinh viên sẽ được học tiếp năm thứ hai nêu không đỗ sinh viên
có thê tiếp tục học tập theo hướng khác Mặc dù số lượng sinh viên khác nhau giữa các trường Dược nhưng tỷ lệ sinh viên được chấp nhận theo học năm thứ hai là tương đương nhau từ 1/4 đến 1/3 số sinh viên năm đầu tiên của trường
Việc đào tạo Dược tại Pháp được chia thành ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (năm thứ nhất và năm thứ hai) đào tạo kiễn thức nên tảng
Trang 15+ Giai doan hai (nam thứ ba và năm thứ tư) đào tạo kiến thức về được
cơ bản Giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn Trong các môn học tự chọn phải có một môn học tiên định hướng chuyên ngành
— + Giai đoạn 3 (năm thứ năm và thứ sáu): sinh viên lựa chọn học một
trong bốn chuyên ngành được đào tạo Nếu sinh viên hoàn thành 4 hoc kỳ trong năm thứ 5 có thể tham gia học thạc sĩ vào năm thứ 6
Chuyên sang giai đoạn học chuyên ngành, sinh viên có thê lựa chọn
học một trong 4 chuyên ngành (Diplôme dˆétudes Spéclalisées - DES):
- Chuyên ngành dược bệnh viện và dược cộng đồng (DES in Hospital and organization Pharmacy): duoc si hoc chuyén nganh nay sau khi ra truong
có thể làm ở các vị trí như dược bệnh viện, quản lý dược (thanh tra dược),
dược cộng đông
- Chuyén nganh cong nghiép duoc (DES in Industrial and Biomedical Pharmacy): dugc sĩ ra trường sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp dược
- Chuyén nganh nghién ctru duoc (DES in specialized pharmacy): dugc sĩ ra trường có thể giảng dạy, làm việc trong các phòng thí nghiệm hoặc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của các công ty dược
- Chuyên ngành sinh học y tế (DES in Medical Biology): làm các thí
nghiệm sinh học của các công ty tư nhân, bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên
khoa Pháp là một trong số ít quốc gia đào tạo chuyên ngành này [21] > Đào tạo dược sĩ tại Ân Độ
Số trường Dược tại Ấn Độ phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới: đầu những năm 1980 mới có 11 trường Dược đến năm 2007 đã có 854 trường [24] Tuy nhiên, các trường Dược ở Ấn chủ yếu là trường Dược tư và phân bố không đồng đêu, tập trung tại một số bang như Taminadu, Karnataka, Maharasthra, Gujrat và Andha Pradesh [22], [27] Tiêu chuẩn để xét tuyển vào
Trang 16Đào tạo Dược tại Ấn Độ được kiểm soát bởi hội đồng Dược của Ấn Độ (PCI - Pharmacy Council of India) va hiép hoi về chuyên môn đào tao cua An
D6 (AICTE - All India Council for Technical Education) Chuong trinh dao
tạo phải được công nhận bởi PCI và AITCE có trách nhiệm lập kê hoạch, xây
dựng và duy trì những tiêu chuẩn trong giáo dục [22], [33] Chương trình đào tạo DSĐH kéo dài 4 năm và chưa được chuẩn hóa, khác nhau giữa các trường đại học [22]
> Đào tạo dược sĩ tại Canada
Hệ thông đào tạo Dược tại Canada đặc trưng bởi 4 yếu tô chính:
- Một hệ thông các trường Dược công lập, không có trường Dược tư - Một hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng sử dụng ngân sách nhà
nước, không có bệnh viện tư
- Một hệ thống quản lý các nhân viên y tế xây dựng dựa trên hệ thông hội
- Một hệ thông giáo dục độc lập nhưng mang tính hợp tác cao [20]
Chương trình đào tạo phải được chứng nhận bởi hiệp hội chứng nhận
chương trình đào tạo Dược của Canada (CCAPP - Canadian Council for
Accareditation of Pharmacy Programs) Các tiêu chuẩn này được xây dựng với sự hợp tác của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà quản ly và các bên có liên quan Các tiêu chuẩn này được xem xét thường xuyên và
cập nhật khi có những thay đổi [17], [20] Ở Canada có 10 trường Dược công
lập và đều được đặt ở các đô thị Cạnh tranh để xét tuyến vào các trường Dược ở Canada là khốc liệt Ví dụ: trường đại học Toronto (trường Dược lớn
nhất của Canada) năm 2007 có 2000 sinh viên nộp hỗ sơ nhưng chỉ có 240 chỉ tiêu [20]
Trang 17tra Dược của Canada (PEBC - Pharmacy Examining Board of Canada) có
trách nhiệm tô chức các cuộc thi hành nghề dược cho dược sĩ và tổ chức 2
lần/năm ở các thành phó [20]
> Đào tạo dược sĩ tại Thái Lan
Thái Lan hiện có 12 trường Dược trong đó 10 trường công lập và 2 trường tư [28] Tử năm 2010 thời gian đào tạo dược sĩ đại học là 6 năm Các trường Dược của Thái Lan đã thay đối chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dược sĩ đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh và
xã hội [25] Những tiêu chuẩn của dược sĩ khi tốt nghiệp được hiệp hội Dược
cua Thai (Thai Pharmacy Council) quy dinh [19], [25]
Ba lĩnh vực công tac chinh cua DSDH tai Thai Lan: lĩnh vực định
hướng bệnh nhân (patient - oriented), linh vuc định hướng sản xuất (product - orlented) và lĩnh vực định hướng xã hội và quản lý Dược (Social and Administrative Pharmacy (SAP)) [25]
Noi dung chu yếu của chương trình đào tạo cử nhân dược là định hướng sản xuất, còn DSĐH là định hướng bệnh nhân Nội dung SAP chiêm ít hơn 20,0% chương trình đào tạo cử nhân dược Tỉ lệ nội dung định hướng bệnh nhân, sản xuất và SAP thực tế hiện nay là 2,1:2,9:1,0 Trong khi tỉ lệ do
Thai Pharmacy Council đưa ra là 03:02:01 Kiến thức liên quan lĩnh vực SAP không đủ cho dược sĩ ra trường công tác trong lĩnh vực này [25]
1.1.2 Sử dụng nhân lực Dược tại một số nước trên thể giới
Theo dữ liệu của tô chức Y tế thế giới, tỉ lệ dược sĩ /10.000 dân ở một
số nước vào năm 2006 là:
Trang 18Cho thay tỷ lệ dược sĩ/10.000 dân ở các nước là khá cao Trong khi ở
Việt Nam tỷ lệ dược sĩ/10.000 dân thấp hơn rất nhiều, năm 2009 là 1,5 [6]
Tại các nước phát triển đứng đầu hiện nay như Mỹ, Pháp, Canada
dược sĩ ra trường công tác chủ yếu trong lĩnh vực dược cộng đồng, dược lâm
sàng Mỹ được coi là nước di tiên phong trong lĩnh vực dược lâm sàng Dược sĩ tại Mỹ được phép kê đơn cho bệnh nhân trong một số bệnh mãn tính như tiêu đường, huyết áp, tim mạch [13] Khoảng 75,0% dược sĩ ở Canada làm việc trong lĩnh vực dược cộng đồng Do tình trạng mất cân băng cung - cầu
nên dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược cộng đồng được trả lương rất hấp dẫn cùng với nhiều ưu đãi khác, đặc biệt nêu họ sẵn sàng đến làm việc ở vung,
nông thôn [18], [20] Dược sĩ tại Pháp có trách nhiệm kiểm tra việc kê đơn nhưng không được phép thay đổi liều hoặc ngừng điêu trị mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị trừ trường hợp khẩn cấp hoặc nguy hiểm đến tính mạng Dược sĩ sẽ cung cấp thông tin tư vẫn về thuốc, các biện pháp ngừa thai cho trẻ
vị thành niên và giáo dục người dân không hút thuốc lá Dược sĩ có vai trò
quan trọng trong hệ thông bảo hiểm y tế, trong việc tăng cường sử dụng thuốc generic [21]
Sự phân bố dược sĩ ở Pháp trong một số lĩnh vực vào các năm 2007,
Trang 19Bảng 1.2 Phân bồ dược sĩ trong các lĩnh vực ở Pháp (2007, 1997 và 1987) STT Lĩnh vưc 2007 1997 1987 SL |TL(%)| SL |TL(2%)| 5L |TL(25) Dược cộng đông l 54380] 73,7 | 49052) 78,0 | 40326| 77,8 (Community pharmacy) Các cơ sở y tê_ 2 \(Pharmacy ¡in health 4947 | 6,7 | 3664 | 5,8 | 3342 | 6,4 establishment) Phòng thí nghiệm phân tích y sinh 3 _| 8079 | 10,9 | 7742 | 12,3 | 6676 | 12,9 (Biomedical analysis laboratory) Cong nghiép duoc 4 a 3318 | 4,5 967 1,5 549 1,1 (Pharmaceutical industry) Ban buôn 5 |(Wholesalers-distributors,) 1511 | 2,0 262 0,4 124 0,2 exporters, depositories) Linh vuc khac 6 1594 | 2,2 | 1224] 2,0 831 1,6 (Other structures) 7 Téng 73829 | 100,0 | 62911 | 100,0 | 51848 | 100,0 ( http://www.ordre pharmacien.fr/fr/pdf/etude_prospective.pdf) Ở Pháp, dược sĩ chủ yếu công tác trong lĩnh vực dược cộng đồng Từ những năm 1987 tỉ lệ dược sĩ công tác trong lĩnh vực này đã rất lớn (chiêm
77,8%) và đến năm 2007 có 73,7% dược sĩ công tác trong lĩnh vực này Tiếp
đến là lĩnh vực phòng thí nghiệm phân tích y sinh cũng thu hút 10,9% dược sĩ tham gia, các lĩnh vực còn lại tỷ lệ được sĩ tham gia thấp hơn
Trang 20
1.1.3 Nội dung chương trình đào tạo ở một số trường liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược
Các môn học liên quan đến lĩnh vực quản lý và kính tế Dược được giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới với nhiều chủ đề đa dạng khác nhau Ví dụ chương trình liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược
được giảng dạy tại 2 trường dai hoc cua My la Nova Southeastern va truong
California Northstate là:
Bảng 1.3 Các môn học liền quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược của hai trường Nova Southeastern và California Northstate Tên trường Số Môn học Học kỳ đại học DVHT
Thông kê và dịch tễ dược học 3 2
(Biostatistic and pharmacoepidemiology)
Những nguyên tắc quản lý và kinh tê 3 6 California (Management and economic principles)
Northstate Luật dược và tôn giáo 3 7 (Pharmacy law and ethics)
Dược cộng đông 6 7
(Community pharmacy)
Marketing dược 2 2
(Pharmaceutical marketing)
Thiết kế nghiên cứu và thông kê 3 ;
Nova (Research design and statistics)
Southeastern | Quan ly duoc 3 5 (Pharmacy management)
Dịch tế dược học và kinh tê Dược 3 6
(Pharmacoepidemiology and pharmacoeconomics) (http://pharmacy.nova.edu/pharmd/curriculum.html http://www.californiacollegeofpharmacy.org/home/index.php? option=com_c ontent&view =articlekid=75ltemid=68)
Trang 21tăng Năm 2007, môn Kinh tế Dược được 69 trường giảng dạy ở học phan bat buộc, 5 trường giảng dạy ở học phân tự chọn và 9 trường giảng dạy ở cả học
phân bắt buộc và tự chọn Số øiờ học trung bình trong học phân bắt buộc và
tự chọn tương ứng là 21,0 giờ và 31,0 giờ và có xu hướng tăng Số các chuyên dé tu chon nhiéu (> 30 chuyên đề) giúp sinh viên có thể lựa chọn những chuyên đề mà mình yêu thích để học [26] Một số chủ đề phô biến liên quan đến Kinh tế Dược thường được giảng dạy là:
Bảng 1.4 Các chủ đề phố biến liên quan đến Kinh tế Dược ở Mỹ TT Chia dé Đánh giá nghiên cứu (Article/ research evaluation) 2 | Danh gid quyét dinh (Decision analysis) 3 | Sức khỏe - chất lượng cuộc sông (Health - related quality of life)
Ứng dụng của nghiên cứu / mô hình ECHO (Những kết quả mang
tính kinh tế, lâm sàng và nhân văn)
* (Outcomes research / ECHO (Economic, Clinical and Humanistic Outcomes) model)
5 Ứng dụng của kinh tê Dược (bệnh viện, công nghiệp ) (Applications of pharmacoeconomics (hospital, industry,etc)) 6 Chi phi: các loại chi phí, sự điêu chỉnh, khuyên mãi, lạm phát
(Costs: types of costs, adjustment, discounting, inflation) Độ nhạy, bước đâu phân tích (Sensitivity, Threshold analysis) Chi phi chira bénh (Cost of illness/ burden of illness) Cach tinh (Calculations) 10 | Ảnh hưởng của ngân sách (Formulations/ budget impact) 11 | Kinh tế y tê, kinh tê vi mô (Health care economics, micro-economics) 12 | Thiết kê nghiên cứu/Phương pháp (Research design/ methods)
13 | Dich té hoc (Epidemiology / population studies)
14 | Mo hinh Markov (Markov modelling)
Các tài liệu phục vụ cho học tập của sinh viên là những tài liệu Kinh tế Dược kinh điển như: Nguyên lý Kinh tế Duoc (Principles of Pharmacoeconomics); Kinh tế Dược và ứng dụng: ứng dụng cho chăm sóc
Trang 22bệnh nhân (Pharmacoeconomics and Outcomes: Applicatons for Patient Care); Những phương pháp đánh giá tính kinh tế của các chương trình chăm sóc sức khỏe (Methods for the Economic Evalution of Health Care Programmes) [26] Tổ chức xã hội quốc tế về chương trình giáo dục cho Kinh tế Dược và nghiên cứu (The International Society for Pharmacoeconomics and Outcomes Research (ISPOR) Educators’ Toolkit Task Force) co nhiém vụ thiết lập nguôn tài liệu cho các giảng viên [31]
Hầu hết các trường Dược tại Mỹ giảng dạy Dịch tế dược học ở học phần bắt buộc Số giờ học từ 2 đến 135 giờ, trung bình là 36,7 giờ [23] Các
chủ đề thường được giảng dạy trong Dịch tế dược học tại Mỹ cũng hết sức đa dạng và phong phú được trình bày trong bảng sau:
Bang 1.5 Các chủ đề thường được dạy trong Dịch tế được học ở Mỹ
STT Chủ đề
Ứng dụng phương pháp nghiên cứu dịch tế cho sử dụng thuốc (Application of Epidemiological Methods to Drug Use)
Ước tính mức độ tác dụng của thuốc (ti lệ mặc, sự phô biên, tỉ lệ
2 |nguy co) (Estimating Probability of Drug Effects (eg Incidence, prevalence, risk ratios))
3 | Ảnh hưởng và nhâm lan (Bias & confounding)
Thiết kê nghiên cứu (Thuân tập, bệnh - chứng)
(Study Design (eg Cohort, case - control)
5 | Ðo lường chât lượng cuộc sông (Quality - of - Life Measures)
Quản lý các tác dụng không mong muôn (Báo cáo tự nguyện, theo 6 | dõi hậu marketing) (Monitorinng of Unintended Drug Effects (eg
Trang 23Không chỉ tại Mỹ mà tại các quốc gia khác, chương trình giảng dạy các môn học liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược cũng hết sức đa dạng Chương trình đào tạo các môn học liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược của trường Nottingham của Anh là:
Bảng 1.6 Chương trình các môn học liên quan đến quản lý và kinh tế Dược ở truong Nottingham cua Anh STT Các chủ đề
Khoa học xã hội và Dược
(Social sciences and Pharmacy)
Giới thiệu về thực hành dược
⁄ (Introduction to Pharmacy Practice)
3 Dược sĩ - Bệnh nhân quan hệ trong sức khỏe và bệnh tật
(Pharmacist - Patient Partnerships in Health and lIllness) 4 | Luat duoc (Law Relating to Pharmacy) 5 | Chuan bi cho thuc hanh (Preparation for Practice) Phân phôi thuôc va khoa hoc cua san xuat thudc 6 | (Practical Dispensing and the Science of Medicine Manufacture) 7 Phụ thuộc và lạm dụng thuộc (Drug Dependence and Drugs of Abuse) 8_ | Kinh tế Dược (Pharmacoeconomics) Những chủ đê vê sức khỏe và bệnh tật hiện tại
° (Current Topics in Health and Disease)
Giới thiệu hành nghé Duoc
ớ (An Introduction to Pharmacy as a Profession) 1 Tăng cường thực hành dược
Trang 24Hay, chương trình đào tạo tại trường đại học Chiang Mai và Mahidol ở
Thái Lan liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược là:
Bảng 1.7 Một số môn học liên quan đến quản lý và kinh tế Dược ở đại học Chiang Mai và Mahidol của Thái Lan
Tên trường đại học Môn học Số ĐVHT
Kinh tê Dược và Dịch tế dược học
cơ bản
Chiang Mai Quản lý dược 3
Dịch tế dược học l
Kinh tê Dược l
Kinh tê Dược 2
Mahidol Dịch tế dược học 2
Quản lý dược 3
Tóm lại, nội dung chương trình giảng dạy liên quan đến quản lý và
kinh tế Dược tại các trường đại học trên thé giới rat da dạng với nhiều chủ đề
khác nhau, phù hợp với nhu cầu từng quốc gia và mức độ phát triển dược ở mỗi quốc gia
1.2 THUC TE DAO TAO VA SU DUNG NGUON NHAN LUC DUOC
TAI VIET NAM
1.2.1 Đào tạo dược sĩ tại trường đại học Dược Hà Nội
1.2.1.1 Quy mo dao tao
Từ năm 1961 đến năm 2007, trường đã đào tạo được gan 8500 dược sĩ,
trung binh khoảng 180 dược sĩ/năm, trong đó nhiều nhất là giai đoạn 1970 - 1974 là khoảng 400 dược sĩ/năm Số lượng dược sĩ tuyến sinh qua mỗi năm gân đây có xu hướng tăng Từ năm 2006 đến nay, trung bình có thêm 370
dược sĩ/năm và đến năm 2010 có khoảng 800 dược sĩ/năm
Trang 25tông số khoảng 14000 sinh viên (khoảng 2000 sinh viên/năm) [5] Dự kiến
quy mô và các loại hình đảo tạo đại học của trường đại học Dược Hà Nội giai đoạn 2009-2015 và đến năm 2020 được trình bày trong bảng sau:
Bang 1.8 Dw kién quy mô và loại hình đào tạo đại học của
trường đại học Dược Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 và đến năm 2020 Giai đoạn STT Loai hinh 2009 — 2015 2016 - 2020 1 | Chinh quy 600 700 2_ | Liên thông 350 400 3 | Dai hoc van bang hai 100 150 Tong 1050 1250 (Bộ Y tế)
1.2.1.2 Mô hình tổ chức, loại hình và chuyên ngành đào tạo
Trường hiện có 20 bộ môn, 14 phòng ban - đơn vị và một số đơn vị
khác (như phòng thí nghiệm trung tâm, trung tâm khoa học công nghệ Dược, công ty Dược khoa)
Trong giai đoạn 1970 - 1982, trường đại học Dược Hà Nội đảo tạo các
chuyên ngành: Bào chế - Dược chính, Công nghiệp dược Từ năm 1982 đến
nay, nhà trường chỉ đào tạo dược sĩ đa khoa
Trường đã và dang đào tạo các loại hình gỗm: tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên
khoa cấp 2, chuyên khoa cấp I, đại học chính quy, đại học không chính quy
(liên thông), đại học văn băng hai, cử tuyển, cao đăng, dược sĩ trung cấp (chính quy, vừa học vừa làm), kỹ thuật viên trung học dược | 5 |
15
Trang 261.2.2 Đào tạo các môn học liên quan đến Quản lý và Kinh tế Dược
1.2.2.1 Chương trình đào tạo của bộ môn Quản lý và Kinh tẾ Dược trường đại học Dược Hà Nội
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược tiền thân là bộ môn Pháp chế - Y
đức Đến năm 1954, bộ môn chuyển tên thành bộ môn Dược chính - Bảo
quản, giảng dạy các môn: Quy chế Dược; Kinh tế Dược; Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế Từ 13/08/2001 đến nay, bộ môn lấy tên là bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược Đội ngũ cán bộ của bộ môn hiện có I§ cán bộ, trong do 16
giảng viên và 2 kỹ thuật viên Chương trình đào tạo của bộ môn thường xuyên
có sự điều chỉnh, thay đôi cho phù hợp với nhu câu phát triển của xã hội Bộ
môn giảng dạy cả các môn học thuộc học phân bắt buộc và học phân tự chọn Bảng 1.9 Chương trình đào tạo của bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược STT Môn học © Số ĐVHT | Học Kỳ | Học phân 1 | Quản lý và Kinh tế Dược 6 7 Bắt buộc 2_ | Pháp chế dược 3 8 Bắt buộc
3 | Dich té dược học 2 8 Bắt buộc
4 | Dược xã hội học 2 9 Bat budc
5 | Marketing va nghé thuat giao tiép l 0 Tự chọn 6 Quản trị và các chien lược 9 Tự chọn
kinh doanh dược phâm
7 | Thiết kê nghiên cứu cộng đông l 9 Tự chọn
(Bộ món Quản lý và Kinh tê Dược - trường đại học Dược Hà Nội)
1.2.2.2 Nội dung đào tạo các môn học thuộc lĩnh vực quản lý Dược trình độ đại học tại các trường Dược khác ở Việt Nam
Trang 27Bộ môn Quản lý Dược của trường đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí
Minh giảng dạy các môn: Pháp chế Dược, Kinh tế Dược và Dược xã hội học cho các đối tượng năm thứ ba, thứ tư hệ chính quy 5 năm và sinh viên năm thứ ba hệ tập trung 4 năm [37]
Nội dung giảng dạy của bộ môn Quản lý Dược của trường đại học Y Thái Bình gồm: Dược dich té hoc và Phương pháp nghiên cứu cộng đồng (2 ĐVHT), Kinh tê Dược (4 ĐVHT) và Pháp chế Dược (3 ĐVHT) [36]
Tóm lại, nội dung các môn học được giảng dạy bởi bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược trường đại học Dược Hà Nội phong phú hơn về các chủ đề
1.2.3 Sử dụng nhân lực Dược ở Việt Nam
1.2.3.1 Phân bố dược sĩ đại học theo vùng kinh tế
Đa số DSĐH chính quy tốt nghiệp giai đoạn 2003 - 2008 ra trường ở lại
công tác tại các thành phố lớn như Hà Nội (49,3%), thành phố Hồ Chí Minh
(27,0%) còn lại các tỉnh hầu hết là DSĐH hệ chuyên tu [9]
Bang 1.10 Tỷ lệ dược sĩ phân bồ theo vùng tính đến đầu năm 2005 STT Khu vực DSDH | TL (%) | DSDH/10000 dan 1 | Ha N6i 1326 17,6 4,6 2 | Thành phô Hỗ Chí Minh 1980 | 26,3 3,7 3 | Tay Bac 139 1,8 0,6 4 | Déng Bac 535 7,1 0,6 | 5 | Đồng băng Bắc Bộ 967 12,8 TRUONG DE PUY HANO! 6 | Bắc Trung Bộ 596 | 7,9 | | Be hen 04 7 | Duyén hai mién Trung 465 6,2 | $8 0KCB CANAL EEE 2= 8 | Tây Nguyên 156 2,2 0,4 9_ | Đông Nam Bộ 453 6,0 0,6 10 | Đông bằng Sông Cửu Long 873 12,2 0,5 11 | Cả nước 7536 | 100,0 0,9 (Vụ tô chức Cán bộ - Bộ V tê) Tỷ lệ phân bô DSĐH/10.000 dân không đồng đều giữa các khu vực Tỉ lệ DSĐH/10000 dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao (tý lệ tương ứng là
Trang 284,6 DSĐH/10000 dân và 3,7 DSĐH/10000 dân) còn các khu vực khác đêu thấp
DSDH tập trung chủ yếu ở Hà Nội (17,6%), thành phô Hồ Chí Minh (26,3%), khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thiểu cán bộ Dược trầm trọng như Tây Bắc, Tây Nguyên tương ứng chỉ có 1,8% và 2,2% DSĐH
1.2.3.2 Phân bố dược sĩ đại học theo lĩnh vực công tác
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu thực trạng sử dụng
duoc sĩ đại học sau tốt nghiệp giai đoạn 2003 - 2007” của Phó giáo sư - Tiên
sĩ Lê Viết Hùng, chúng tôi có tỉ lệ phân bỗ DSĐH hệ chính quy tốt nghiệp giai đoạn 2003 - 2007 theo 5 lĩnh vực công tác là [9]:
Bảng 1.11 Phân bỗ DSĐH hệ chính quy 2003 - 2007 theo lĩnh vực dược DSDH Công lập Tư nhân TT Lĩnh vực SL TL SL TL SL TL (nguoi) | (%) | (nguoi) | (2) | (người) | (%) 1 | San xuat, kinh doanh 308 | 647 | 126 | 42,7 | 182 | 100,0 2_ | Dược bệnh viện 53 11,1 53 17,9 0 0,0 3 | Kiém nghiệm 1] 2,3 11 3,7 0 0,0 4_ | Đào tạo nghiên cứu 83 17,3 83 28,1 0 0,0 5 | Quản lý nhà nước 22 4,6 22 7,6 0 0,0 Tổng 477 |1000| 295 |100,0| 182 | 100,0
Có 64,7% DSĐH hệ chính quy tốt nghiệp năm 2003 - 2007 công tác
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh 61,8% (295/477) dược sĩ công tác trong
khối công lập, khôi tư nhân chỉ thu hút được dược sĩ ở lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh (chiếm tỷ lệ 100,0%)
Còn theo kết quả của đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng dược sĩ đại học tốt nghiệp hệ chính quy trường đại học Dược Hà Nội các năm 2006, 2007 va 2008” của tiên sĩ Nguyễn Mạnh Tuyển - trường đại học Dược Hà
Trang 29Bảng 1.12 Phân bố DSĐH hệ chính quy năm 2006, 2007 và 2008 STT Lĩnh vực SL (Người) TL (%) 1 | Dược bệnh viện 17 5,0
2 | Kinh doanh dược phẩm 184 53,8 3 | Quan ly - Dao tao 46 13,5
4 | San xuat, dam bao chat luong thuốc 44 12,9
5 | Nghiên cứu và phát triển 25 7,3 6 | Lĩnh vực khác 25 7,3
Tổng 341 100,0
Dược sĩ đại học tốt nghiệp trong 3 năm từ 2006 đến 2008 chủ yếu công tác trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm (chiếm 53,8%) Lĩnh vực dược bệnh
viện chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các lĩnh vực công tác của ngành Dược (Š,0%)
Các dược sĩ này công tác chủ yếu ở các bệnh viện lớn của Hà Nội, chỉ một số
nhỏ công tác ở bệnh viện tuyến tỉnh, không có bất kỳ được sĩ nào công tác ở bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế
Như vậy, DSĐH tốt nghiệp ra trường trong những năm gần đây chủ yêu lựa chọn công tác trong lĩnh vực kinh doanh
1.3 MOT SO DE TAI NGHIEN CUU CO LIEN QUAN
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thể giới
Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đào tạo và sử dụng nhân lực Dược với một số hướng nghiên cứu như sau:
Đánh giá nội dung cốt lõi trong chương trình đào tạo DSĐH dựa trên tiêu chuẩn năng lực Dược của hội đông Dược như trong đề tài “Evaiuation oƒ Curricula Content Based on Thai Competency Standards” cha tién si Nattiya Kapol, tién si Petcharat Pongcharoensuk va Edward P.Arms [25]
Hay, mo ta chuong trinh dao tao DSDH va néu ra những thách thức cũng như thiếu sót trong chương trình giảng dạy như trong các đề tài
Trang 30“Education of Pharmacists in Canada” cua tién si Zubin Austin va tiễn sĩ Mary H.H.Ensome va dé tai “Pharmacy Education in India” cha thac si Subal C.Basak va tién si Dondeti Sathyanarayana [20] [22]
Hoặc, nghiên cứu mức độ đào tạo và các chủ đề của một môn học trong đào tạo Dược như trong dé tai “Pharmacoeconomic Education in US Colleges
and Schools of Pharmacy: An update” của thạc sĩ Mllidhashni Reddy, tién si Karen Rascati, tién si Joy Wahawisan va tién si Michelle Rascati va dé tai “Pharmacoepidemiology Education in US Colleges and Schools of Pharmacy” cia các tién si Esmond D.Nwokeji, Karen L.Rascati, Leticia R.Moczygemba va James P Wilson [23] [39]
1.3.2 Tinh hinh nghién ciru trong nước
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cũng đã có một số đề tài nghiên cứu trong nước về lĩnh vực này và các đề tài đều có sự khác nhau về hướng nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nhân lực Dược (cả đào tạo
DSDH và dược sĩ trung học) và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực Dược như trong đề tài “Công tác đào tạo nhân lực Dược: thực trạng và giải
pháp” của tiễn sĩ Phạm Quốc Bảo, Vụ khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế đăng trên
tạp chí dược học số 40, tháng 8 năm 2004 [7]
Mô tả tình hình phân bố DSĐH, phân tích nhu cầu DSĐH của các cơ sở và dé xuất một số giải pháp đáp ứng nhu câu cũng như giúp sử dụng DSĐH có hiệu quả nhất như trong đề tài cấp bộ “Nghiên cứu thực trạng sử dụng được sĩ đại học sau tốt nghiệp giai đoạn 2003 - 2007” cia Phó giáo sư - Tiễn
sĩ Lê Viết Hùng, hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội [9]
Đánh giá thực trạng việc làm của DSĐH, phân tích ý kiến phản hôi của DSĐH về chất lượng đào tạo của trường từ đó đề xuất một số giải pháp nhăm
Trang 31Nghiên cứu số lượng và chất lượng dược sĩ, tính thích ứng của chương
trinh đào tạo và khả năng đáp ứng của kiến thức được đào tạo vào thực tế
công tác như trong đề tài “ Khảo sát tính thích ung của chương trình đào tạo được sĩ trung học với học sinh hệ chỉnh quy trường trung học Dược - Bộ V tế, giai đoạn 2002 - 2006 ” của tác giả Trương Hải Nam, luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I năm 2007 [11]
Hay, nghiên cứu về khung chương trình đào tạo DSĐH và chương trình chi tiết cho đào tạo dược sĩ theo chuyên ngành như trong báo cáo về
“ Kết quả khảo sát thực trạng chương trình đào tạo được sĩ đại học/ dược sĩ
lâm sàng và nhu câu thông tin thuốc” của tác giả Phan Quỳnh Lan thuộc dự an Nuffic [10]
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tiền hành khảo sát nhu cầu đào tạo DSĐH định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược Từ đó, đề xuất một số giải pháp điều chỉnh nội dung chương trình và một số nguồn lực cần thiết cho bộ môn để phù hợp với đào tạo định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế
Dược
Trang 32CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với nhiều nhóm đối tượng khác nhau
nhằm thu thập được nhiều nhất ý kiến đóng góp, nhận xét từ nhiều phía Các đối tượng được nghiên cứu gồm:
Sinh viên Dược Š khóa 2006 - 2011 (khóa 61 - Kó1) đang học tập tại trường đại học Dược Hà Nội
Dược sĩ đại học tốt nghiệp hệ chính quy trường đại học Dược Hà Nội có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, là nhân viên ở các đơn vi, co sở, công tác ở
các lĩnh vực khác nhau (xin được gọi là dược si)
Các nhà quản lý công tác trong lĩnh vực Dược: những dược sĩ đã ra trường quản lý ít nhất một nhóm nhân viên là các DSĐH (xin được goi la nha quản lý) Ví dụ như quản lý nhóm, phó hoặc trưởng phòng, trưởng khoa dược, tông giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc, viện trưởng, trưởng văn phòng
đại diện, phó giám đốc Sở
Số liệu thứ cấp: khung chương trình đào tạo của bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược trường đại học Dược Hà Nội |
2.2 TOM TAT NOI DUNG VA CAC CHI TIEU NGHIEN CUU
Để giúp cho việc theo dõi đề tài nghiên cứu thuận lợi hơn, chúng tôi
Trang 33
KHẢO SÁT NHU CÂU ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC ĐỊNH
HƯỚNG CHUYEN NGANH QUAN LY VA KINH TE DUOC
⁄- Nội dung 1 \
Khao sat thuc trang nhu cau vé duoc si dai học trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược và sự định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 2006-2011 tại trường đại học ⁄“ À Dược Hà Nội _J A Noi dung 2 Phan tich tinh thich ứng của chương trình các môn học thuộc bộ môn Quản lý và Kinh té Duoc tt nam 2007 đến năm 2011 _t Noi dung 3 Tổng hợp một số ý kiến điều chỉnh
nội dung chương trình và việc đào tạo định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược ` ⁄ q + A bh ,, NO ) Nf ` Lý do Sự Mức Thực Một số Đào
lựa thích độ đáp trạng y kien tao
chon ung ứng về chương điêu DSDH
céng của kiến trình chỉnh định
lêc Cc va và 2 , đào tạo : nol Ô] r
việc v bán thức, dung hướng mực thân kỹ chuyên độ gắn duo y chuong sah ược năng trình ngàn SI SL J\ SS J
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung va chỉ tiêu nghiên cứu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mang tính mô tả nhằm mô tả và lượng hóa các chỉ tiêu và biến số nghiên cứu [2], [8]
Trang 342.3.2 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có tính đến tỉ lệ dược sĩ công tác
trong các lĩnh vực
Kích thước mâu:
Với sinh viên khóa 2006 - 2011 tiễn hành gửi phiếu cho tất cả 445 sinh viên Số phiếu thu về được là 338 phiếu
Với các nhà quản lý phát ra 100 phiếu, thu về 55 phiếu (Danh sách các nhà quản lý tham gia khảo sát xin xem phụ lục 01)
Với dược sĩ phát ra 200 phiếu, thu về 108 phiếu (Danh sách các
dược sĩ có từ 3 năm kinh nghiệm tham gia khảo sát xin xem phụ lục
02)
Vậy tông sô phiêu thu về được với nhóm đôi tượng đã ra trường
là: 55 + 108 = 163 (phiếu)
2.3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu
Các kỹ thuật thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu:
Sử dụng thông tin sẵn có: Khung chương trình đào tạo và chương
trình chỉ tiết của trường đại học Dược Hà Nội
Điều tra băng bộ câu hỏi in sẵn: Với sinh viên khóa 2006-2011 phát
bộ câu hỏi trực tiếp tại lớp và thu ngay Với dược sĩ và các nhà quản lý phối hợp với Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng gửi trực tiếp hoặc gửi qua
email cùng với dự thảo chuẩn đầu ra dược sĩ đại học trường đại học Dược Hà
Nội
2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý thô và nhập vào phân mềm SPSS 18.0 [16]
Trang 35CHUONG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CUU
3.1 MÔ TẢ NHÓM ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐÃ RA TRƯỜNG
3.1.1 Lĩnh vực công tác
Phân chia các đối tượng đã ra trường theo các lĩnh vực công tác, chúng tôi có bảng số liệu sau:
Bảng 3.1 Lĩnh vực công tác của các đối tượng đã ra trường Đôi tượng | Các nhà Dược sĩ Tổng quản lý TT Lĩnh vực công tác SL |TL(%)| SL |TL(%)| SL | TL(%) 1 | Quản lý (Bộ Y tế, Sở Ytế)| 9 | 164 | 3 | 28 | 12 | 7,4 Các viện, trung tâm 2 4 7,3 16 | 14,8 | 20 | 12,3 (kiêm nghiệm, dược liệu ) 3 | Kinh doanh dược phẩm 27 | 49,1 | 43 | 39,8 | 70 | 42,9 4_ | Sản xuất thuốc 2 | 3,6 | 21 | 19⁄4 | 23 | 14,1 5| Bệnh viện 3 | 55 | 16 | 148 | 19 | 117 6 | Dao tao § | 145 | 8 | 74 | 16 | 98 7 | Khác 2 | 3,6 | 1 | 09 | 3 | 18 Tổng 5s | 100,0 | 108 | 100,0 | 163 | 100,0
Số phiếu phát ra cho các nhóm lĩnh vực công tác của cả dược sĩ và các nhà quản lý là đa dạng, trong đó nhóm lĩnh vực kinh doanh dược phẩm là nhiều nhất với 42,9% Điều này khá tương thích và phù hợp với mô hình phân
Trang 36© Quan ly @ Vién, trung tam © Kinh doanh San xudt @ Bénh vién ĐĐào tạo C3} Khac
Hình 3.1 Lĩnh vực công tác của các đôi tượng khảo sát đã ra trường 3.1.2 Số năm kinh nghiệm
Phân loại các đối tượng đã ra trường được khảo sát theo số năm kinh
nghiệm, chúng tôi có bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Số năm kinh nghiệm của các đối tượng đã ra trường Đối tượng | Các nhà quản lý Dược sĩ Tổng STT CC SL | TL(%) SL | TL(%) SL TL(%) Năm kinh nghiệm 1 | Từ 3 > dưới 5 năm 0 0,0 38 | 35,2 38 23,3 2 | Tx5 > duéil0nam | 17 30,9 39 | 36,1 56 34,4 3 | Từ 10 năm trở lên 38 69,1 31 | 28,7 69 42,3 Tổng 55 100,0 108 | 100,0 | 163 | 100,0
Số lượng các đối tượng được khảo sát (kế cả dược sĩ và các nhà quản
lý) phân bố khá đều giữa các khoảng năm kinh nghiệm Các nhà quản lý đa phần đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm, 69,1% quản lý có từ 10
Trang 3742.3% — 23.3% Từ 3- dưới 5 năm @ Ti 5- dudi 10 nam C3} Ti 10 nam trở lên 34,4%
Hình 3.2 Số năm kinh nghiệm của các đối tượng đã ra trường
Tóm lại, tỉ lệ số phiêu phát ra khá tương thích với tỉ lệ thực tế công tác
của DSĐH sau khi ra trường trong những năm gân đây và tỉ lệ phân bố DSĐH theo các khoảng năm kinh nghiệm cũng khá đồng đêu
3.2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHU CÂU VẺ DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG CÁC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT LÀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ KINH TE DUOC VA SU DINH HUONG NGHE NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHÓA 2006 - 2011 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
3.2.1 Nhu cầu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực
quản lý và kinh tế Dược
Yêu cầu của việc đào tạo không chỉ phải đáp ứng nhu câu về chất lượng mà cả về số lượng Vì vậy, chúng tôi tiễn hành khảo sát nhu cầu về DSĐH
trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kinh tê Dược để từ đó đưa ra
những đề xuất trong việc đào tạo DSĐH
3.2.1.1 Nhu câu tuyển dược sĩ đại học trong các lĩnh vực
Có 52 nhà quản lý trả lời câu hỏi về nhu câu tuyên DSĐH chuyên sâu trong các lĩnh vực tại cơ sở, tông hợp kết quả chúng tôi có bảng số liệu sau:
Trang 38Bang 3.3 Nhu câu về dược sĩ đại học trong các lĩnh vực STT Lĩnh vực SL TL (%) l Quản lý và kinh tê Dược 43 82,7 2 San xuat va phat trién thudc 20 38,5 3 Đảm bảo chât lượng thuôc 25 48,1 4 Dược lâm sàng 25 48,1 5 Duoc liéu - Duge co truyén 20 38,5 % 80,0 + it Ñ NN >> 10,0 + 0,0 ~ Ề _——m vente penne a - Quan ly va Sản xuất Đảm bảo Dược lâm Dược liệu-
kinh tế và phát chấtlượng sàng được cổ dược triển thuốc thuốc truyền
Hình 3.3 Nhu câu về được sĩ đại học trong các lĩnh vực
Mặc dù dược sĩ ra trường hiện nay công tác trong lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược nhiều nhưng nhu câu về DSĐH công tác trong lĩnh vực này vẫn rất lớn, chiếm 82,7% Và cả 5 lĩnh vực công tác kế trên đều có nhu cầu về DSĐH chuyên sâu về quản lý và kinh tế Dược DSĐH chuyên sâu các lĩnh
Trang 39DSĐH trong các lĩnh vực đều thiếu và cơ hội việc làm cho sinh viên Dược tốt nghiệp ra trường trong cả 5 lĩnh vực vân còn nhiêu
3.2.1.2 Nhu cầu về dược sĩ đại học trong lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược
Theo đánh giá của các nhà quản lý vê nhu cầu DSĐH công tác trong lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược tại cơ sở chúng tôi có bảng sau:
Bang 3.4 Nhu cau về DSĐH công tác trong lĩnh vực quản lý và kinh tê Dược tại các cơ sở Mucdd|} _, STT Rat thiéu | Thiêu | Đủ | Thừa | Rât thừa nao 1 | Quản lý (Bộ Y tế, Sở Y tế) 2 6 | 0 0
2 | Vién, trung tam 0 2 ] 1 0
Trang 40Các ngành đều có nhu câu tuyến DSĐH lĩnh vực quản lý và kinh tế Dược 45,3% các nhà quản lý cho răng DSĐH lĩnh vực này là thiếu chỉ có 3,8% các nhà quản lý cho răng là đủ và không có nhà quản lý nào đánh giá là
hiện cơ sở mình rất thừa Tại các Sở Y tế tỉnh đều ở tình trạng thiếu và rất thiêu DSĐH lĩnh vực này Tình trạng đủ hoặc thừa DSĐH lĩnh vực quản lý và
kinh tế Dược chỉ xảy ra ở tuyến trung ương, hoặc các công ty lớn
3.2.1.3 Nhu cau về dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quán lý và Kinh tế Dược chuyên sâu trong từng lĩnh vực
Tất cả các lĩnh vực công tác đều có nhu cầu về DSĐH định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế Dược Nhưng, mỗi cơ sở lại có nhu cầu về DSDH chuyên sâu từng lĩnh vực khác nhau Theo đánh giá của các nhà quản lý, chúng tôi có bảng số liệu sau: