Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý: Về cơ sở hạ tầng thông tin và dịch vụ Internet Trong khi các thư viện huyện không có máy tính, thư viện tỉnh chỉ được trang bị máy tính trung bìn
Trang 1BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO
HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH
DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
NHẰM HỖ TRỢ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM
NGUồN TÀI TRỢ: THE BILL & MELINDA GATES FOUNDATION
Trang 2BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO
HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
VÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH
DỰ ÁN "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
NHẰM HỖ TRỢ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM"
NGUỒN TÀI TRỢ: BILL & MELINDA GATES FOUNDATION
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3Chữ viết tắt
lục công cộng trực tuyến)
Bộ VHTT&DL Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Trang 4TÓM TẮT BÁO CÁO
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Từ ngày 23 tháng 2 đến hết ngày 22 tháng 3 năm 2009, Quỹ Châu Á kết hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) và các đối tác địa phương khác tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo ở 90 điểm dự án, tập trung vào các thư viện công cộng và bưu điện văn hoá xã ở
ba tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh để đánh giá nhu cầu đào tạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Việc đánh giá nhu cầu đào tạo bao gồm: (i) phân tích hiệu quả phục vụ ngay tại các thư viện công cộng và xác định nhu cầu đào tạo; (ii) phân tích nhiệm vụ của các cán bộ thư viện công cộng về cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần có để tiến hành các dịch vụ trong một thư viện công cộng; và (iii) phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và độc giả tại các thư viện công cộng nhằm xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo
Phương pháp khảo sát và thành phần tham gia
Bên cạnh phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi để gửi cho cơ quan tổ chức và cán bộ thư viện/BĐVH xã, xây dựng nội dung phỏng vấn để tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng: cán bộ lãnh đạo về năng lực của thư viện/BĐVH xã, nhóm thủ thư, bạn đọc và bạn đọc tiềm năng Khảo sát thực địa đã được tiến hành tại ba tỉnh từ ngày 23 tháng 2 đến hết ngày 22 tháng 3 năm
2009, bắt đầu với Thái Nguyên ở miền Bắc, rồi đến Nghệ An ở miền Trung, và cuối cùng
là Trà Vinh ở miền Nam Đoàn khảo sát bao gồm bốn cán bộ trung ương (hai cán bộ của Quỹ Châu Á, một cán bộ của Thư viện Quốc gia, và một chuyên gia về đánh giá nhu cầu đào tạo), và sáu cán bộ do thư viện tỉnh lựa chọn có kiến thức tốt về chuyên môn thư viện, công nghệ thông tin, và quan hệ tốt với địa phương để tham gia cùng đoàn khảo sát tại tỉnh
Ngày đầu tiên được dành để làm việc tại thư viện tỉnh, trong đó các cán bộ trung ương phỏng vấn các đối tượng tại tỉnh và đào tạo kỹ năng phỏng vấn cho các cán bộ địa phương Từ ngày thứ hai, đoàn chia thành ba nhóm đi ba khu vực khác nhau của tỉnh Mỗi nhóm bao gồm một cán bộ trung ương làm trưởng nhóm và hai cán bộ địa phương Một cán bộ của Quỹ Châu Á đi theo một nhóm để làm nhiệm vụ theo dõi tiến độ chung, chất lượng khảo sát, và chụp ảnh tư liệu Sự kết hợp giữa chuyên môn, kinh nghiệm và thông thuộc địa hình của các thành viên đã tạo cho các nhóm làm việc một tinh thần làm việc năng động và hiệu quả Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm cũng được phân chia rõ ràng, cụ thể trưởng nhóm luôn đảm trách việc phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và cán bộ thư viện/BĐVHX, một cán bộ địa phương chuyên phỏng vấn đối tượng bạn đọc đã
sử dụng và một cán bộ địa phương còn lại chuyên phỏng vấn đối tượng bạn đọc tiềm năng, vì vậy chất lượng phỏng vấn được bảo đảm
Ngày cuối cùng, ba nhóm họp tổng kết để rút kinh nghiệm và đưa ra nhận xét chung về kết quả khảo sát cũng như góp ý để chỉnh sửa bộ câu hỏi và nội dung phỏng vấn Tổng cộng đoàn đã phỏng vấn 89 cán bộ phụ trách thư viện/BĐVH xã, 43 cán bộ thủ thư và nghiệp vụ của 3 TV tỉnh và 15 TV huyện, và 532 bạn đọc và bạn đọc tiềm năng tại ba tỉnh Các đối tượng bạn đọc đã sử dụng và bạn đọc tiềm năng thuộc mọi tầng lớp, giới tính và độ tuổi trong xã hội, như công chức nhà nước, cán bộ hưu trí, nông dân, cựu chiến binh, sinh viên đại học, học sinh phổ thông, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tiểu thương, vì vậy thông tin thu được rất đa dạng
Trang 5Kết quả
Kết quả đánh giá khẳng định những thông tin đã được dự đoán trước và cũng cung cấp một số thông tin mới hữu ích cho hoạt động tiếp theo của dự án là “Thiết kế tài liệu và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các thư viện công cộng” Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý:
Về cơ sở hạ tầng thông tin và dịch vụ Internet
Trong khi các thư viện huyện không có máy tính, thư viện tỉnh chỉ được trang bị máy tính trung bình khoảng 10 máy/thư viện, cả 3 thư viện tỉnh đã kết nối Internet nhưng chỉ dành riêng cho cán bộ thư viện làm việc, có trung bình 4 máy/thư viện dành cho tra cứu OPAC, chưa có dịch vụ Internet cung cấp cho bạn đọc, một số máy tính được cung cấp từ năm 2003-2004 trong tình trạng xuống cấp hoặc hỏng hoàn toàn
BĐVH xã trong diện khảo sát nhận được sự quan tâm và đầu tư về hạ tầng thông tin tương đối lớn từ phía ngành Bưu chính Viễn thông với 46% (33/72) điểm BĐVH xã
đã được trang bị 155 máy tính kết nối Internet nhưng chỉ có 57% (19/33) điểm khảo sát hiện đang còn cung cấp dịch vụ truy cập Internet Tuy nhiên, chỉ 62% (96/155) số lượng máy tính còn hoạt động cho dịch vụ Internet, và hoạt động trong tình trạng không hiệu quả do chất lượng đường truyền quá kém, chỉ có 9 điểm kết nối ADSL hoạt động tốt hơn Số máy còn lại đã quá cũ và hỏng
Về năng lực cán bộ và nhu cầu đào tạo
70,6% cán bộ thư viện tỉnh tự đánh giá trình độ năng lực công nghệ thông tin ở mức
độ yếu và trung bình; các tỷ lệ tương ứng với cán bộ thư viện huyện và cán bộ BĐVH
xã là 87,9% và 90,7% Các kiến thức thông thường về công nghệ thông tin như sử dụng chuột, in ấn và sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản chưa được phổ biến rộng rãi và vận dụng thành thục
46% nhân viên BĐVH xã nơi đã có dịch vụ Internet còn quá yếu về sử dụng những tiện ích cơ bản của Internet như xem tin tức, gửi thư điện tử, chat, v.v Nhân viên những nơi chưa có dịch vụ Internet hầu như chưa biết sử dụng máy tính
Đa số cán bộ thư viện vẫn còn lạ lẫm với nhiệm vụ mới đặt ra cho họ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin với danh nghĩa là người tạo lập, thu thập, bảo quản, và truyền thông thông tin
Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn nội dung đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin từ phía các cán bộ của thư viện công cộng và BĐVH xã có sự khác biệt Cụ thể, cán bộ thư viện tỉnh và huyện ưu tiên như sau: Kiến thức sử dụng phần mềm thư viện (80,5%);
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng (77,9%); Kiến thức về CNTT cơ bản (74,9%); Kiến thức sử dụng CSDL online (70,7%); Kiến thức về quản trị mạng (54,3%) Trong khi đó, thứ tự ưu tiên của cán bộ BĐVH xã lại là: Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng (91,6%); Kiến thức về CNTT cơ bản (90,2%); Kiến thức về hệ điều hành (74,7%); Kiến thức về phần cứng máy tính (73,2%); Kiến thức về quản trị mạng (57,8%)
72% cán bộ thư viện tỉnh tự đánh giá năng lực phục vụ bạn đọc ở mức độ yếu và trung bình; các tỷ lệ tương ứng với cán bộ thư viện huyện và cán bộ BĐVH xã là 48,4% và 68,7%
Đối với nhu cầu đào tạo năng lực phục vụ bạn đọc, trung bình hơn 66% cán bộ thư
Trang 6 Về tài liệu đào tạo, hình thức đẹp, đơn giản, dễ hiểu, bổ sung hình ảnh màu đối với lĩnh vực CNTT sẽ dễ dàng hơn cho việc học và ứng dụng sau này của các học viên
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học mà không làm ảnh hưởng đến công việc phục
vụ bạn đọc hàng ngày, các cán bộ thư viện tỉnh/huyện mong muốn được học ngay tại tỉnh vào thứ bảy và chủ nhật, trong khi đó nhân viên các BĐVH xã có nhu cầu học tại huyện vào các buổi tối
Đánh giá của bạn đọc và nhu cầu thông tin
78% bạn đọc thư viện/khách hàng của BĐVH xã cho biết họ biết đến thư viện/BĐVH
xã do đi ngang qua hoặc do sống ở gần đó; 67% người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ của thư viện/BĐVH xã không biết đến sự tồn tại của các cơ quan này, trong số 33% còn lại có biết đến thư viện/BĐVH xã thì có tới 62% số đó cho biết nguyên nhân là do sống ở gần hoặc đi ngang qua Tính chung toàn bộ số bạn đọc và bạn đọc tiềm năng được phỏng vấn, chưa đến 4% nói rằng họ biết đến thư viện/BĐVH xã qua hình thức quảng bá của chính cơ quan này và dưới 10% biết đến qua phương tiện thông tin đại chúng
Khi được hỏi “Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh của thư viện/BĐVH xã”, 49% bạn đọc trả lời thư viện là nơi để đọc/mượn/nhận được các thông tin từ sách báo và thủ thư Cũng câu hỏi này, 80% khách hàng tại các điểm BĐVH xã cho đây là nơi để gọi điện thoại và gửi bưu phẩm trong khi chỉ 17% biết rằng đây còn là nơi để truy cập Internet Hầu hết người dân được hỏi không biết được những tiện ích của Internet, hoặc nếu có biết thì là để chơi game Đối tượng chính đến truy cập Internet là học sinh phổ thông với mục đích chơi game hoặc chat với bạn bè
Các hoạt động của TVCC/BĐVH xã
Các thư viện tỉnh sử dụng hình thức “thi kể chuyện sách” là chủ yếu Các hình thức thông tin tuyên truyền khác như tổ chức nói chuyện chuyên đề, họp bạn đọc, giới thiệu sách mới, sách hay của địa phương trên đài truyền hình tỉnh ít khi được sử dụng tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên và Trà Vinh, do phụ thuộc nhiều về kinh phí cũng như kinh nghiệm tổ chức Công tác thông tin tuyên truyền tại thư viện huyện và BĐVH xã thì rất hiếm
Việc bố trí sắp đặt không gian trong các phòng dịch vụ của thư viện/BĐVH xã chưa khoa học và hợp lý, đặc biệt là các điểm BĐVH xã gây mất mỹ quan đối với người đến sử dụng, hầu hết các điểm BĐVH xã của Thái Nguyên và Nghệ An phòng ốc quá chật trội còn ngăn riêng một góc cho nhân viên và gia đình sinh sống tại đó, bàn ghế thì thiếu và quá cũ
Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả của hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo, nhóm nghiên cứu đưa ra một
số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động của thư viện công cộng/BĐVH xã nói chung và dịch vụ truy cập Internet của các cơ quan này nói riêng:
Các thư viện/BĐVH xã nên dành cho phòng dịch vụ truy cập Internet một vị trí không gian phù hợp, bố trí khoa học, sửa sang lại với hình thức bắt mắt để thu hút người sử dụng; đồng thời, các điểm BĐVH xã nên quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung nguồn tài liệu sách báo;
Nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng đa dạng, vì vậy các thư viện tỉnh/huyện cần tăng thêm một số dịch vụ mới cho bạn đọc ngoài những dịch vụ truyền thống, phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ chức quảng bá để giới thiệu những dịch vụ và tiện ích của Internet; biên soạn và phát hành các tờ rơi hướng dẫn sử dụng Internet đơn giản, dễ sử dụng, kèm
Trang 7tin địa phương đáp ứng nhu cầu của người dân, ví dụ như tập trung vào phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn giỏi, xoá đói giảm nghèo, dự báo đầu ra cho hàng nông sản, v.v
Cần đào tạo cán bộ các thư viện công cộng/BĐVH xã một cách toàn diện từ tin học cơ bản đến tin học nâng cao, từ việc truy cập Internet đơn giản như xem tin tức đến việc
có kỹ năng đánh giá, phân tích nhu cầu tin để có chiến lược tìm tin hiệu quả nhất; đặc biệt cần chú ý đào tạo sâu hơn cho những cán bộ tại các điểm chưa được trang bị máy tính;
Trang bị cho các cán bộ thư viện công cộng/BĐVH xã những kiến thức về kỹ năng phục vụ và bồi dưỡng thêm về văn hoá ứng xử và kĩ năng giao tiếp để nâng cao khả năng tư vấn của cán bộ cho người sử dụng dịch vụ, góp phần làm hài lòng và thu hút bạn đọc, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng;
Nâng cao nhận thức cho cán bộ thư viện về tác động của ICT đến môi trường làm việc trong thư viện, tác động của ICT đến các định dạng, việc truy cập và cung cấp thông tin, và nhìn nhận ICT là công cụ mà cán bộ thư viện có thể và cần phải sử dụng
để đáp ứng các yêu cầu về thông tin của người dùng
Kiến thức và kỹ năng luôn cần được trau dồi Chính vì vậy, ban lãnh đạo thư viện cũng như các cấp quản lý BĐVH xã nên có ngân sách nhất định hàng năm cho vấn đề đào tạo tiếp tục, đào tạo toàn diện các cán bộ hiện có, và lập kế hoạch đào tạo lớp cán
bộ kế cận thay thế khi cần; và
Để giúp bạn đọc đến với thư viện không bị bỡ ngỡ với nhiều dịch vụ và hình thức phục vụ mới, ban lãnh đạo thư viện cần có kế hoạch mở lớp hướng dẫn đào tạo bạn đọc sử dụng thư viện/Internet theo định kì, nhất là đối tượng bạn đọc đến thư viện lần đầu, và nhóm đối tượng bạn đọc kém may mắn
Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ban ngành, trường học và các đoàn thể địa phương cũng cần được đào tạo, phổ biến về vai trò và nhiệm vụ của các thư viện công cộng/BĐVH xã trong việc cung cấp dịch vụ máy tính/Internet để phối hợp quảng bá dịch vụ đồng thời quản lý khai thác sử dụng Internet trên địa bàn, nhằm duy trì hoạt động lâu dài và bảo đảm an ninh xã hội
Trang 8MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO ii
1 GIỚI THIỆU 9
2 BỐI CẢNH 12
3 MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ, KHẢO SÁT 14
3.1 Mục tiêu 14
3.2 Nội dung đánh giá và khảo sát: 14
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG CỤ KHẢO SÁT 15
4.1 Địa điểm khảo sát và đánh giá 15
4.2 Công cụ khảo sát đánh giá 16
4.2.1 Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: 16
4.2.2 Bảng câu hỏi (phiếu điều tra): 16
4.2.3 Phỏng vấn: 16
4.2.4 Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa 18
5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT 19
5.1 Thông tin và đánh giá chung về dịch vụ TVCC và BĐVH xã tại Việt Nam 19
5.2 Hiện trạng cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin tại TVCC và BĐVH xã tại các địa phương khảo sát 21
5.2.1 Thư viện tỉnh 21
5.2.2 Thư viện huyện 22
5.2.3 Điểm BĐVH xã 22
5.3 Thực trạng về nguồn nhân lực của TVCC và BĐVH xã 24
5.3.1 Thư viện tỉnh: 24
5.3.2 Thư viện huyện 25
5.3.3 Điểm BĐVH xã 26
5.4 Thực trạng về trình độ năng lực CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã 28
5.4.1 Thư viện tỉnh 29
5.4.2 Thư viện huyện: 29
5.4.3 Điểm BĐVH xã 29
5.5 Thực trạng về năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã 30
5.5.1 Thư viện tỉnh 31
5.5.2 Thư viện huyện 31
5.5.3 BĐVH xã 31
5.6 Nhu cầu đào tạo của cán bộ TVCC và BĐVH xã 31
5.6.1 Trình độ cơ bản của cán bộ thư viện 31
5.6.2 Về kiến thức CNTT 32
5.6.3 Về kĩ năng phục vụ bạn đọc 34
5.6.4 Về cách thức tổ chức đào tạo .34
5.7 Bạn đọc và nhu cầu thông tin: 34
5.7.1.Bạn đọc TVCC/BĐVH xã 34
5.7.2 Bạn đọc tiềm năng: 36
Trang 96 ĐÁNH GIÁ CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÃ KHẢO SÁT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TVCC/BĐVH XÃ NHẰM TĂNG
CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN MÁY TÍNH VÀ INTERNET TẠI
CÁC TVCC/BĐVH XÃ 38
6.1 Về cơ sở hạ tầng vật chất và trang thiết bị 38
6.2 Về hoạt động dịch vụ 39
6.3 Về năng lực CNTT và năng lực phục vụ dịch vụ của cán bộ TVCC/BĐVH xã 40
6.4 Về tổ chức đào tạo 41
6.5 Về phối hợp hoạt động với các ban ngành địa phương 42
7 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRUY CẬP INTERNET TẠI CÁC TVCC/BĐVH XÃ 43
7.1 Về cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng thông tin 43
7.2 Về hoạt động dịch vụ 43
7.3 Nâng cao năng lực CNTT và năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH 44
7.4 Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm cải tiến dịch vụ thư viện 45
7.5 Về phối hợp hoạt động giữa các ban ngành địa phương 46
8 KẾT LUẬN 47
9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA ĐIỀU TRA/PHỎNG VẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG 53
PHỤ LỤC 2A: DANH SÁCH 90 ĐIỂM DỰ ÁN 55
PHỤ LỤC 2B: SƠ ĐỒ 90 ĐIỂM KHẢO SÁT 57
PHỤ LỤC 2C: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT 60
PHỤ LỤC 3: SỐ LƯỢNG VÀ TÌNH TRẠNG MÁY TÍNH TẠI 72 ĐIỂM BĐVH XÃ KHẢO SÁT 65
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN 69
PHỤ LỤC 5: TỈ LỆ BẠN ĐỌC ĐƯỢC PHỎNG VẤN THEO LOẠI ĐỐI TƯỢNG, GIỚI, VÀ LỨA TUỔI 71
Trang 10Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 1: Số lượng máy tính phân chia theo mục đích sử dụng tại 3 thư viện tỉnh 21 Biểu đồ 2: Nhu cầu đào tạo về CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã 33 Biểu đồ 3: Nhu cầu đào tạo về lĩnh vực phục vụ bạn đọc của cả cán bộ TVCC và BĐVH xã 34 Biểu đồ 4: Hiện trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ TVCC/BĐVH xã từ phía bạn đọc 35
Danh sách bảng
Bảng 1: Hạ tầng thông tin tại các điểm BĐVH xã 23 Bảng 2: Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ trong các thư viện tỉnh 24 Bảng 3: Số lượng, giới, độ tuổi và trình độ chuyên môn của cán bộ thủ thư trong các thư viện tỉnh 25 Bảng 4: Số lượng, trình độ chuyên môn và độ tuổi của cán bộ thư viện huyện 25 Bảng 5: Số lượng, trình độ văn hoá và độ tuổi của cán bộ BĐVH xã 26 Bảng 6: Kiến thức và kỹ năng về CNTT của cán bộ thủ thư thư viện tỉnh/huyện và BĐVH
xã 28 Bảng 7: Năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã 30
Trang 111 GIỚI THIỆU
Người Việt Nam có niềm say mê đọc trong khi hệ thống thư viện công cộng (TVCC) ở Việt Nam mở cửa miễn phí cho người sử dụng, mở cửa phục vụ với thời gian dài và có khá nhiều cán bộ thư viện đủ năng lực để hỗ trợ người sử dụng Một số TVCC có sáng kiến tổ chức các khoá đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng mà người sử dụng quan tâm (ví dụ như các khoá đào tạo về việc sử dụng các dịch vụ của thư viện, sử dụng máy tính
và truy cập Internet) Tuy nhiên, các dịch vụ của TVCC thường chỉ nhắm vào những đối tượng bạn đọc hiện tại của thư viện chứ chưa chú trọng mở rộng tiếp cận các nhóm đối tượng khác trong cộng đồng Vì vậy, người nghèo, người khuyết tật, và các nhóm thiệt thòi khác ít được tiếp cận với hệ thống TVCC vì thư viện không chủ động nâng cấp các dịch vụ của mình nhằm đáp ứng được nhu cầu rộng rãi trong cộng đồng Hầu hết, cán bộ thư viện của Việt Nam đều được đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ thư viện nhưng các chương trình đào tạo và huấn luyện cho đến nay chưa bao gồm các kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp họ giao tiếp với khách hàng của mình và tiếp cận được với các nhóm khách hàng khác trong cộng đồng một cách có hiệu quả
Nhiều cán bộ thư viện đơn thuần chỉ là thủ thư trông coi kho sách chứ chưa đóng vai trò
là người hướng dẫn bạn đọc (tìm kiếm thông tin, tư vấn cho bạn đọc tài liệu và thông tin
họ cần) Điều này làm cho hệ thống thư viện hiện nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả mặc dù ngành thư viện được chính phủ quan tâm phát triển với mạng lưới thư viện rộng khắp cả nước, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đáng kể trong thời gian qua, các thư viện đã xây dựng được nguồn lực thông tin khá lớn với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo về khoa học thư viện – thông tin Ở cấp cơ sở, TVCC, nếu được duy trì một cách hợp lý và hiệu quả, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy qua việc: cung cấp thông tin quan trọng cho người dân giúp họ cải thiện cuộc sống, phổ biến thông tin về các cơ hội việc làm cho thanh niên, và giáo dục trẻ em về bản thân và thế giới xung quanh Sự liên kết giữa hệ thống TVCC với thư viện của các trường học, đại học, bảo tàng, và các tổ chức văn hoá khác (như các rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm, v.v ) nhằm đa dạng hóa và quảng bá cho dịch vụ thư viện như
tổ chức các sự kiện giới thiệu nguồn lực và các dịch vụ mà hệ thống thư viện cung cấp còn quá yếu
Để góp phần cải thiện tình trạng trên, Quỹ Châu Á phối hợp với Thư viện Quốc gia (TVQGVN) và các TVCC khác ở Việt Nam thực hiện dự án 18 tháng nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống TVCC/BĐVH xã tạo một môi trường thư viện thân thiện người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ thư viện, sử dụng máy tính và Internet miễn phí ở những điểm dự án chọn làm thí điểm Dự án do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với hai mục tiêu chính: i) Nâng cao năng lực sử dụng và khai thác Internet của các TVCC và BĐVH xã ở Việt Nam và tạo môi trường thư viện thân thiện, dễ tiếp cận ở các điểm của
dự án; ii) Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng có ích Internet cho công chúng ở các TVCC và BĐVH xã Việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin hữu ích thiết thực với đời sống và sản xuất tại địa phương sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người dân, về lâu dài những thông tin này giúp cải thiện đời sống của họ
Trang 12năng tiếp cận và sử dụng có ích Internet của công chúng tại các điểm TVCC và BĐVH
xã
Để đạt được những mục tiêu này, Quỹ sẽ tiến hành những hoạt động sau:
Khảo sát và đánh giá 90 điểm dự án mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn ở
3 tỉnh nhằm đánh giá thực trạng năng lực và dịch vụ TVCC và BĐVH, qua đó xác định nhu cầu và nội dung đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cán bộ TVCC và BĐVH xã
Xây dựng tài liệu đào tạo và truyền thông dựa trên kết quả khảo sát và có tham khảo với các tài liệu hiện có liên quan đến công tác phục vụ bạn đọc và hướng dẫn bạn đọc bao gồm: hướng dẫn cho cán bộ thư viện về công tác phục vụ bạn đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin qua Internet; hướng dẫn sử dụng Internet như công cụ hỗ trợ học tập
và bổ sung kiến thức, các tài liệu phát trực tiếp cho bạn đọc về các hướng dẫn đơn giản về tìm kiếm thông tin có nội dung liên quan đến đời sống, văn hóa, và xã hội qua Internet
Dựa vào đánh giá khảo sát này, Quỹ sẽ xây dựng chương trình đào tạo góp phần nâng cao năng lực phục vụ bạn đọc và cung cấp dịch vụ cho các TVCC và BĐVH xã Chương trình sẽ được xây dựng theo mô thức đào tạo tiểu giáo viên (TOT) để xây dựng được nhóm giáo viên nòng cốt trong hệ thống thư viện, những người sau này có thể đào tạo lại cho các cán bộ trong hệ thống thư viện sử dụng kiến thức và kỹ năng
đã được học và tài liệu xây dựng với sự hỗ trợ ban đầu của dự án
Quỹ sẽ hỗ trợ các TVCC và BĐVH xã xây dựng công cụ và cách thức đánh giá việc
sử dụng và độ hài lòng của người dân với việc truy cập Internet công cộng tại các TVCC và BĐVH xã dựa vào đó cácTVCC và BĐVH xã sẽ tiếp tục cải tiến các dịch
vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng
Quỹ sẽ hỗ trợ các TVCC và BĐVH xã tổ chức các sự kiện giới thiệu quảng bá cho dịch vụ thư viện và việc truy cập Internet cho công chúng tại các điểm dự án
Trước khi kết thúc dự án, Quỹ sẽ hỗ trợ thư viện quốc gia phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức hội thảo quốc gia để trình bày kinh nghiệm, kết quả, và bài học sau khi thí điểm các hoạt động dự án Hội thảo này cũng là dịp để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với các dự án khác có mục đích tương tự trong hệ thống TVCC và BĐVH xã Hội thảo cũng đưa ra các khuyến nghị để mở rộng các hoạt động của dự án nhằm tạo ra một môi trường thư viện thân thiện để công chúng
có thể tiếp cận được nguồn lực thông tin khá lớn hiện nay của thư viện và qua Internet
Báo cáo đánh giá này là sản phẩm của hoạt động đầu tiên do Quỹ tiến hành phối hợp với TVQGVN làm cơ sở xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho dự án của Quỹ cũng như cung cấp thêm các thông tin và số liệu giúp dự án của Bộ Truyền thông và Thông tin xây dựng chương trình đào tạo và các sự kiện trong phạm vi dự án của mình Báo cáo bao gồm những đánh giá và nhận định chung về cung cấp dịch vụ của hệ thống thư viện có liên quan đến trình độ năng lực của cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin, dịch vụ truy cập Internet, công tác bạn đọc, nhu cầu sử dụng các dịch vụ và đánh giá chung của bạn đọc của thư viện Đặc biệt, Quỹ có khảo sát và phỏng vấn thêm các bạn đọc tiềm năng, những người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ thư viện nhằm đánh giá nhu cầu về thông tin và sử dụng máy tính kết nối Internet tại các địa điểm khảo sát Kết quả khảo sát được trình bày trong phần 5 gồm các nội dung: đánh giá thực trạng chung về hệ thống TVCC liên quan đến dịch vụ và công tác bạn đọc (dựa trên các tài liệu tham khảo và thảo luận với TVQGVN); thực trạng về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin; thực trạng nguồn nhân lực của hệ thống TVCC và BĐVH xã; trình độ năng lực công nghệ thông tin (CNTT) của cán
Trang 13thực tế, các tài liệu tham khảo khác, và các thảo luận tiếp theo của cán bộ Quỹ Châu Á và các cơ quan liên quan Đánh giá trong phần này tập trung vào các nội dung liên quan đến
cơ sở vật chất và trang thiết bị, họat động dịch vụ; năng lực cán bộ về CNTT và phục vụ bạn đọc (hoặc cung cấp dịch vụ), tổ chức đào tạo, và phối hợp với các ban ngành địa phương Kiến nghị và đề xuất liên quan đến các vấn đề đã khảo sát và đánh giá trình bày trong phần 7 Dựa vào những đề xuất chung này, Quỹ và dự án của Bộ Truyền thông và Thông tin sẽ xây dựng chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng phù hợp với mục tiêu của dự án cũng như trình độ năng lực của các nhóm hưởng lợi của dự án
Trang 14Vì vậy, việc tổ chức, quản lí, và truy cập khai thác lượng thông tin và dữ liệu lớn và phát triển liên tục sẽ ngày càng khó khăn Đây là thách thức không nhỏ cho ngành thư viện trên thế giới nói chung và thư viện Việt Nam nói riêng Cùng với sự phát triển không ngừng của CNTT và mạng Internet - thư viện truyền thống đang dần được chuyển sang
mô hình thư viện hiện đại với các sản phẩm và các dịch vụ mới Ngày nay, hoạt động thông tin-thư viện đã không thể tách rời việc sử dụng máy tính điện tử, kết nối mạng, truy cập Internet, khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến và tạp chí điện tử Internet đã, đang ngày càng thâm nhập sâu vào hoạt động thông tin-thư viện, trở thành công cụ không thể thiếu đối với công tác này
Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng mô hình thư viện điện tử với một loạt dự án về CNTT cho hệ thốngTVCC đầu tư thông qua Bộ VHTT&DL trong giai đoạn 2001-2007 Các dự án này nhằm “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN và các thư viện tỉnh/thành phố trong cả nước” Đồng thời một loạt thư viện thuộc hệ thống thư viện đại học và các hệ thống thư viện khác tại các thành phố lớn như
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang có các dự án từ trung ương hoặc địa phương để hiện đại hoá thư viện nhằm phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng
Với xu thế phát triển thư viện điện tử trong khu vực và trên thế giới, các dự án của Bộ VHTT&DL từ 2001-2006 đã đầu tư xây dựng thư viện điện tử/thư viện số cho TVQGVN
và 26 thư viện tỉnh/thành, gồm: Thư viện tỉnh Thái Bình, Phú Yên, Nghệ An, Vũng Tàu, Cần Thơ, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Bến Tre, Đăk Lăk, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Đà Nẵng, Gia Lai, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Hà Tĩnh, Sóc Trăng 12 thư viện tỉnh/thành phố khác tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Đồng Nai, Hà Giang, Lạng Sơn, Bình Dương, Bắc Giang, Khánh Hoà, Bình Thuận, Tây Ninh, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh được đầu tư dự án CNTT từ ngân sách địa phương1 Hiện tại sẽ có trên 38/64 thư viện tỉnh/thành phố đã được trang bị một loạt trang thiết bị chuyên dụng hiện đại và hệ thống phần mềm thư viện tích hợp thay cho phần mềm quản trị tư liệu CDS/ISIS miễn phí mà hầu như toàn bộ các thư viện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đã sử dụng trước đây Những thư viện tỉnh còn lại cũng được Bộ VHTT&DL đầu tư ở mức thấp hơn và được trang bị phần mềm thư viện tích hợp
cỡ nhỏ
Cho đến năm 2007, 80% (52/65) thư viện tỉnh/thành phố đã kết nối Internet, song chỉ có 34% (22/65) thư viện có dịch vụ truy cập Internet cho bạn đọc, 15,4% (10/65) thư viện có dịch vụ truy cập mục lục trực tuyến trên Internet2 Một số thư viện đã xây dựng CSDL số hoá các tài liệu hạt nhân, ví dụ CSDL toàn văn về Luận án tiến sĩ, sách Đông dương, sách Hán Nôm tại TVQG, CSDL toàn văn địa chí tại các tỉnh và thành phố (ví dụ: Thư viên
1 Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation 2006-2007
Trang 15Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu) 64 thư viện tỉnh/thành đã được phân phối thiết bị hỗ trợ người khiếm thị nhờ tài trợ của Quỹ FORCE, trong đó Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là 2 cơ sở được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại Hiện tại có 32/64 thư viện đã thiết lập dịch vụ này3.
Tính đến tháng 6 năm 2008 có 99/623 thư viện huyện đã triển khai ứng dụng CNTT4 Việc ứng dụng mới thể hiện qua các nội dung như xây dựng cơ sở dữ liệu sách, in phích, tra cứu tìm tin, một số ít thư viện đã xây dựng phòng đọc đa phương tiện, kết nối Internet
để phục vụ bạn đọc Nhìn chung phương thức hoạt động chậm đổi mới, việc ứng dụng CNTT diễn ra chậm Nội dung ứng dụng còn ít, chủ yếu là đang tạo lập CSDL sách, đồng thời để in phích và soạn thảo văn bản
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng, trong những năm gần đây, TVQGVN và các TVCC đã có rất nhiều cố gắng nâng cấp, cải tiến dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực truy cập Internet cho cán bộ và bạn đọc Những nỗ lực này phản ánh sự nhận thức và cam kết lâu dài của chính phủ nhằm hỗ trợ và mở rộng vai trò của hệ thống TVCC đối với sự nghiệp giáo dục và phát triển toàn diện của đất nước Tuy nhiên, các thư viện ở cấp cơ sở sẽ vẫn còn nhiều khó khăn và không đáp ứng đuợc nhu cầu về thông tin ngày càng đa dạng của bạn đọc cho dù đã có những nỗ lực như vừa nêu ở trên Trong khi
cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, thì việc truy cập vào những nội dung thiết thực với địa phương sẽ là yếu tố quyết định trong việc xác định tác động ảnh hưởng và tính lâu bền của việc mở rộng việc ứng dụng CNTT Để việc truy cập Internet có được tác động ảnh hưởng tốt, người dân địa phương ở các quận huyện và các xã phường phải tìm được những thông tin mà họ cần liên quan đến các cơ hội việc làm và học tập, xây dựng những
kỹ năng mới, mở rộng kinh doanh sản xuất nhỏ và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh Thực
tế cho thấy, đa số người dân chưa tiếp cận được với những nguồn thông tin hiện có để phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày một phần do người dân chưa đuợc tiếp cận Internet hoặc chưa sử dụng Internet một cách hữu hiệu, phần khác do năng lực của cán bộ thư viện trong việc giúp người sử dụng tìm được những thông tin mà họ cần vẫn còn nhiều hạn chế
Trang 163 MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ, KHẢO SÁT
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ thư viện và người sử dụng,
thông qua khảo sát thực tế ở các cấp tỉnh, huyện, xã làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ TVCC và nhân viên BĐVH xã nhằm cung cấp dịch
vụ thân thiện hơn cho người sử dụng cũng như nâng cao kĩ năng quản lý dịch vụ/truy cập Internet công cộng cho cán bộ và người sử dụng
Mục tiêu cụ thể: i) Đánh giá thực trạng năng lực tổ chức của hệ thống TVCC từ tỉnh đến
huyện và BĐVH xã trong vùng dự án; ii) Đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ TVCC/BĐVH xã trong việc phục vụ bạn đọc nói chung và sử dụng và quản lý dịch vụ truy cập Internet nói riêng; iii) Xác định nhu cầu đào tạo của đội ngũ cán bộ TVCC/BĐVH xã trong việc cung cấp dịch vụ thân thiện phục vụ bạn đọc nói chung và dịch vụ truy cập Internet nói riêng; iv) Xác định nhu cầu và mong muốn từ phía người sử dụng dịch vụ TVCC và BĐVH xã để từ đó làm cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bạn đọc; v) Đề xuất nội dung chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ TVCC/BĐVH xã tại những điểm dự án trong việc cung cấp dịch vụ thân thiện cho người sử dụng cũng như kĩ năng quản lý dịch vụ truy cập Internet công cộng
3.2 Nội dung đánh giá và khảo sát:
Đánh giá và khảo sát này nhằm xác định nhu cầu đào tạo chung cho cán bộ thư viện các cấp cũng như thu thập các thông tin cơ bản ban đầu làm cơ sở đánh giá và theo dõi trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án Chính vì vậy, Quỹ tiến hành khảo sát thu thập, phân tích thông tin và số liệu cơ bản liên quan đến công tác phục vụ bạn đọc và cung cấp dịch vụ của TVCC và BĐVH xã bao gồm:
Thực trạng về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin của TVCC/BĐVH xã: Khảo sát sơ
lược về hình thức toà nhà và bố trí TVCC/BĐVH, chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng thông tin: số lượng máy tính, và sự phân chia theo tính năng sử dụng, dịch vụ Internet
và loại kết nối
Thực trạng về nguồn nhân lực của TVCC/BĐVH xã: Điều tra về số lượng, trình độ
văn hoá của cán bộ thư viện tỉnh; số lượng, trình độ văn hoá, giới, và độ tuổi của thủ thư khối phục vụ của thư viện tỉnh/huyện và BĐVH xã
Thực trạng về trình độ năng lực CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã: Khảo sát trình độ
CNTT thông qua tự đánh giá một số kĩ năng cụ thể về tin học cơ bản, quản trị mạng,
và sử dụng Internet của cán bộ TVCC/BĐVH xã
Thực trạng về năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã: Khảo sát năng
lực cung cấp dịch vụ thư viện của cán bộ TVCC/BĐVH xã thông qua tự đánh giá về
kĩ năng cung cấp dịch vụ, trợ giúp hướng dẫn bạn đọc sử dụng dịch vụ, kiến thức về tâm lí bạn đọc và một số kĩ năng giới thiệu và quảng bá dịch vụ thư viện để thu hút bạn đọc
Nhu cầu đào tạo của cán bộ TVCC/ BĐVH xã: Điều tra nhu cầu đào tạo cụ thể thuộc 2
lĩnh vực mà cán bộ TVCC/ BĐVH xã đã tự đánh giá về kiến thức CNTT và năng lực phục vụ bạn đọc
Bạn đọc và nhu cầu thông tin: Khảo sát thói quen, mục đích sử dụng thư viện/Internet
Trang 174 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG CỤ KHẢO SÁT
4.1 Địa điểm khảo sát và đánh giá
Địa điểm khảo sát là các địa phương đã được dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để tiến hành các họat động trong dự án thí điểm trên địa bàn ba tỉnh: Thái Nguyên đại diện cho khu vực phía Bắc; Nghệ An đại diện cho khu vực miền Trung và Trà Vinh đại diện cho khu vực phía Nam Mỗi tỉnh bao gồm một thư viện tỉnh, 5 thư viện huyện, và 24 điểm BĐVH xã; tổng cộng là 90 điểm khảo sát (chi tiết các điểm khảo sát xem trong phụ lục 1)
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 16
ngàn km2 và dân số trên 3 triệu dân với các dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú…, đứng thứ tư về mặt dân số và đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên Hệ thống hành chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện với 473 xã phường, thị trấn, trong đó có
244 xã miền núi[1] Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong khi đó công nghiệp chậm phát triển Hệ thống TVCC của tỉnh đã phủ khắp 20 huyện thị xã, thành phố (100%), 78 thư viện xã, phường/473 xã phường hiện có (chiếm 16%) đã được thành lập
Hệ thống BĐVH xã đã có 398 điểm/473 xã chiếm 84% Tại Nghệ An lựa chọn 30 điểm khảo sát, trong đó có 6 điểm thư viện cộng cộng: 1 thư viện tỉnh, 5 thư viện huyện (Quỳ Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn) và 24 điểm BĐVH xã nằm trên địa bàn của 17 huyện trong tỉnh
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc được xem như là trung tâm văn hoá chính
trị kinh tế của vùng núi Đông Bắc Diện tích tự nhiên không lớn (3,5 ngàn km2) và dân số khoảng 1,3 triệu người với 8 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao, Mông và Hoa, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27% Kinh tế chủ yếu của tỉnh dựa vào nông nghiệp, ngoài ra ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (nhiên liệu và kim loại) đang phát triển mạnh[2] Hệ thống hành chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 180
xã phường, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi Hệ thống TVCC mới dừng lại ở cấp huyện với 8 thư viện huyện thị xã/9 huyện thị xã, thành phố hiện có (Thành phố Thái Nguyên hiện chưa có thư viện), hệ thống thư viện cấp xã chưa được thành lập Hệ thống BĐVH xã có 139 điểm/180 xã phường hiện có (chiếm 77%) Tại Thái Nguyên lựa chọn
30 điểm khảo sát, trong đó có 6 điểm thư viện cộng cộng: 1 thư viện tỉnh, 5 thư viện huyện (Đồng Hỷ, Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương và thị xã Sông Công) và 24 điểm BĐVH xã nằm trên địa bàn của 9 huyện, thị xã và thành phố
Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 2,2 ngàn
km2 và dân số 1 triệu người với 3 dân tộc sinh sống: Kinh, Khmer và Hoa, trong đó người Khmer chiếm 30%, người Hoa chiếm 2% còn lại là người Kinh Kinh tế chủ yếu của Trà Vinh dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản[3] Hệ thống hành chính của tỉnh bao gồm 1 thị xã và 7 huyện với 102 xã phường thị trấn Tỉnh Trà Vinh có 141 Chùa Khmer Cũng như Thái Nguyên, hệ thống TVCC của Trà Vinh mới dừng lại ở cấp huyện với 8 thư viện cấp huyện (100%), hệ thống thư viện cấp xã chưa được thành lập Hiện tại Trà Vinh đã có 102 điểm BĐVH xã/102 xã hiện có (100%) Cũng như 2 tỉnh trên, tại Trà vinh
Trang 18Long, Duyên Hải, Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần) và 24 điểm BĐVH xã nằm trên địa bàn của
7 huyện, thị xã và thành phố hiện có của tỉnh
4.2 Công cụ khảo sát đánh giá
4.2.1 Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn:
Nhóm đánh giá và khảo sát đã thu thập các báo cáo và nghiên cứu liên quan đến hệ thống TVCC tại Việt Nam, tham khảo tài liệu dự án, báo cáo của một số nước được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates, các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu đào tạo liên quan, các tài liệu tham khảo trên Internet để xác định nội dung đánh giá, khảo sát và xây dựng bảng hỏi
4.2.2 Bảng câu hỏi (phiếu điều tra):
Nhóm đánh giá khảo sát đã tham khảo một số mẫu bảng câu hỏi từ các nghiên cứu :
“Điều tra cán bộ thư viện: Truy cập công cộng trên máy tính Thư viện đổi mới, Lithuania”5, và Bảng điều tra ứng dụng CNTT tại Hệ thống TVCC.6
Bộ bảng hỏi được xây dựng cho 3 đối tượng: i) Năng lực của tổ chức: Mẫu phiếu số 1 điều tra về năng lực tổ chức các thư viện tỉnh và huyện; ii) Năng lực cá nhân: Mẫu phiếu
số 2 điều tra về năng lực của cán bộ thủ thư hiện có tại các thư viện tỉnh, huyện; iii) Năng lực của tổ chức và năng lực cá nhân BĐVH xã: Mẫu phiếu số 3 điều tra về năng lực của BĐVH xã và năng lực cá nhân của nhân viên BĐVH xã (Nội dung các mẫu phiếu trong
bộ bảng hỏi tại phụ lục 7)
Bộ bảng câu hỏi được gửi tới cho các đối tượng được chọn tham gia khảo sát tại 30 điểm
dự án tại mỗi tỉnh trước ngày đoàn khảo sát đi thực địa một tuần Một tuần đó các điểm sẽ
có thời gian thu thập, tổng hợp thông tin để điền vào bảng hỏi, khi đoàn đến khảo sát trực tiếp thu được bộ câu hỏi, và tiến hành phỏng vấn sâu tiếp theo (Nội dung trong phụ lục 8) Tổng số phiếu khảo sát đã gửi đi (cả 03 mẫu phiếu) là 129, nhận về 128 phiếu (một cán
bộ BĐVH xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, Trà Vinh nghỉ việc chưa có người thay) Trong đó, mẫu 1 gửi tới 18 cán bộ lãnh đạo 3 TV tỉnh và 15 TV huyện; mẫu 2 gửi tới 24 cán bộ thủ thư các thư viện tỉnh và 15 thủ thư TV huyện; và mẫu 3 gửi tới 72 nhân viên BĐVH xã
4.2.3 Phỏng vấn:
Phỏng vấn được tiến hành với hai nhóm đối tượng: cán bộ thư viện các cấp và bạn đọc (bao gồm bạn đọc của thư viện và bạn đọc tiềm năng) Danh sách chi tiết người trả lời phỏng vấn xin xem ở phụ lục 4
Nhóm cán bộ thư viện các cấp
18 Giám đốc/Phó Giám đốc Thư viện tỉnh/ Trung tâm văn hoá thông tin huyện Thông tin thu thập bao gồm những lĩnh vực liên quan đến năng lực của tổ chức trong việc tổ chức hoạt động phục vụ bạn đọc nói chung và khả năng trong việc tiếp nhận dịch vụ Internet trong thời gian tới của các thư viện huyện/tỉnh
5 Lithuania_survey_of_librarians_questionnaire Public Access Computing August, 2008
(https://gltoolkit.centraldesktop.com/home/search?q=Lithuania_survey_of_librarians_questionnaire&q_at= 0&st=s34327)
Trang 1943 Cán bộ thủ thư của 3 thư viện tỉnh và 15 thư viện huyện: nhóm khảo sát tiến hành thu thập ý kiến của họ thông qua hình thức họp nhóm về những khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ nói chung cũng như trong việc tổ chức dịch vụ Internet trong thời gian tới Nhóm đối tượng này còn được phỏng vấn sâu về những chủ đề đào tạo cần thiết đã được
đề xuất trong phiếu điều tra về lĩnh vực CNTT và phục vụ bạn đọc nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc và người sử dụng thông tin
71 Nhân viên BĐVH xã: Thông tin thu thập bao gồm những lĩnh vực liên quan đến năng lực của BĐVH xã cũng như năng lực cá nhân của nhân viên trong việc phục vụ sách báo miễn phí và dịch vụ Internet hiện có Đối với 33 điểm BĐVH xã đã được trang bị máy tính kết nối mạng họ còn được phỏng vấn để đánh giá hiệu quả cũng như những nguyên nhân dẫn đến hoạt động dịch vụ Internet không hiệu quả hiện nay
Nhóm bạn đọc:
Nhóm khảo sát tham khảo các tài liệu liện quan để xây dựng nội dung phỏng vấn, ví dụ như: “Cuộc điều tra quốc gia về bạn đọc thư viện điện tử công cộng được dùng tại Anh như một phần của các chuẩn thư viện công cộng và do IPF quản lí”7 và Tài liệu khảo sát
về “Thái độ của bạn đọc đối với thư viện của Trung tâm nghiên cứu ý kiến cộng đồng (SKDS) được tiến hành tại nước Cộng hoà Latvia vào tháng 11/2007 (Attitude Towards Libraries – Survey of library Users).8
523 bạn đọc và bạn đọc tiềm năng được lựa chọn phỏng vấn ở những địa phương nơi có thư viện tỉnh/huyện và BĐVH xã trên địa bàn khảo sát Tại cấp tỉnh tập trung vào những nhóm đối tượng: i) học sinh đại học/cao đẳng; ii) học sinh phổ thông đang đi học; iii) chủ doanh nghiệp, iv) công chức nhà nước, v) người dân: hưu trí, nội trợ, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm Tại cấp huyện lựa chọn phỏng vấn tập trung vào: i) học sinh phổ thông đang đi học; ii) học sinh nghỉ học chưa có việc làm; iii) người dân: hưu trí, nội trợ; vi) công chức nhà nước Tại cấp xã lựa chọn phỏng vấn tập trung vào: i) học sinh phổ thông đang đi học; ii) học sinh nghỉ học chưa có việc làm; iii) và người dân: nông dân, hưu trí Thông tin thu thập từ các đối tượng nêu trên tập trung vào tìm hiểu thói quen sử dụng thư viện và dịch vụ truy cập Internet, những nhận xét đánh giá của họ về các hoạt động dịch
vụ, và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ tại các điểm TVCC và BĐVH xã, cũng như mong muốn sử dụng các dịch vụ của họ trong thời gian tới
Đối với bạn đọc thư viện, nhóm khảo sát tiếp cận các bạn đọc đang có mặt tại TV vào thời điểm khảo sát, nhưng không phải lúc nào cũng đủ 5 nhóm đối tượng để phỏng vấn, vì vậy nếu thiếu nhóm đối tượng nào sẽ nhờ cán bộ TV giới thiệu địa chỉ bạn đọc, hoặc liên
hệ với bạn đọc để họ đến TV tham gia phỏng vấn, nếu cả 2 cách này vẫn chưa tiếp cận được bạn đọc, thì tự cán bộ điều tra đi hỏi và tìm trong dân Tại TV tỉnh, tìm được bạn đọc là một chủ doanh nghiệp để phỏng vấn rất khó, vì nhiều khi không có địa chỉ hoặc họ bận không có thời gian, với đối tượng này tại TV huyện và BĐVH xã, thường phỏng vấn người buôn bán nhỏ Cách tiếp cận các đối tượng bạn đọc như trên chưa thực sự khách quan, vì cán bộ TVCC/BĐVH xã giới thiệu bạn đọc cho nhóm khảo sát, chứ không do lựa chọn ngẫu nhiên từ bạn đọc đang có mặt tại TVCC hay BĐVH xã Đối với bạn đọc tiềm năng, cán bộ điều tra toả đi các hướng trong dân để tiếp cận, và cũng không khó khăn vì
có nhiều người dân sống gần hoặc xa TVCC và BĐVH xã chưa bao giờ sử dụng TV
Trang 20Thêm vào đó, qua khảo sát tại Thái Nguyên, nhóm nhận thấy cần phỏng vấn thêm lãnh đạo xã vì BĐVH xã đóng trên địa bàn xã nhưng Ủy ban Nhân dân (UBND) không nắm được về tình hình hoạt động (tuy xã không quản lí các hoạt động của BĐVH nhưng có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động tại địa phương) Chính vì vậy, nhóm quyết định bổ sung phỏng vấn thêm nhóm đối tượng tại UBND xã để nắm bắt tình hình hoạt động của TVCC và BĐVH xã, và tìm hiểu mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các điểm dự án, và nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của TVCC và BĐVH đối với cộng đồng Nhóm đã phỏng vấn 48 Chủ tịch/Phó Chủ tịch của xã có các BĐVH xã là điểm dự án tại Nghệ An và Trà Vinh
4.2.4 Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa
Về mặt nhân sự:
Đoàn khảo sát thực địa gồm 4 cán bộ từ Hà Nội bào gồm: 02 cán bộ từ Quỹ Châu Á, 1 cán bộ từ TVQGVN, và 1 chuyên gia về đánh giá nhu cầu đào tạo, và 6 cán bộ địa phương từ thư viện tỉnh/huyện được lựa chọn có kiến thức tốt về chuyên môn thư viện, CNTT, và kĩ năng giao tiếp, để tham gia khảo sát Đoàn khảo sát chia làm 3 nhóm đi 3 khu vực khác nhau của mỗi tỉnh Mỗi nhóm gồm 1 cán bộ từ Hà Nội (làm trưởng nhóm)
và 2 cán bộ địa phương Các nhóm thường xuyên trao đổi và thảo luận về chuyên môn và nội dung khảo sát, kinh nghiệm, và kết quả sơ bộ để tạo thành nhóm làm việc năng động
và hiệu quả trong quá trình khảo sát và đánh giá Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm được phân chia rõ ràng: trưởng nhóm luôn đảm trách việc phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và cán bộ TVCC/BĐVHX, một cán bộ địa phương chuyên phỏng vấn đối tượng bạn đọc đã sử dụng thư viện/Internet, và một cán bộ địa phương còn lại chuyên phỏng vẩn đối tượng bạn đọc tiềm năng Danh sách cán bộ tham gia khảo sát và phỏng vấn trong phụ luc 1
Lịch khảo sát thực địa:
Khảo sát thực địa được tiến hành tại 3 tỉnh từ ngày 23/2 đến 22/3/2009: Thái Nguyên từ ngày 23 - 28/2/09, Nghệ An từ ngày 04 - 12/03/09, và Trà Vinh từ ngày 15 - 22/03/09
Lịch làm việc tại mỗi tỉnh được lập như sau: Ngày đầu tiên làm việc tại TV tỉnh: 3 trưởng
nhóm phỏng vấn 3 đối tượng tại TV tỉnh: i) cán bộ lãnh đạo TV và nhóm cán bộ thủ thư; ii) bạn đọc thư viện; và iii) bạn đọc tiềm năng Sau khi hoàn thành các cuộc phỏng vấn này, tiến hành đào tạo 6 cán bộ địa phương: đào tạo 3 cán bộ chuyên về kĩ năng phỏng
vấn bạn đọc thư viện, và đào tạo 3 cán bộ chuyên phỏng vấn bạn đọc tiềm năng Các ngày tiếp theo: 3 nhóm đi 3 khu vực khác nhau của tỉnh để khảo sát các TV huyện và BĐVH
xã, với sự phân chia số điểm/nhóm có tính đến khoảng cách các điểm sao cho cả 3 nhóm
kết thúc vào cùng ngày Ngày cuối cùng: Họp 3 nhóm tổng kết, rút kinh nghiệm, và đưa
ra một số nhận xét chung về năng lực của các tổ chức, năng lực cán bộ TVCC/BĐVH xã, nhu cầu và đánh giá của bạn đọc, cũng như góp ý cho các bộ câu hỏi và nội dung phỏng vấn để chỉnh sửa
Trang 215 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT
5.1 Thông tin và đánh giá chung về dịch vụ TVCC và BĐVH xã tại Việt Nam 9
Mạng lưới thư viện Việt nam bao gồm nhiều hệ thống thư viện khác nhau, tiêu biểu là các
hệ thống: Hệ thống TVCC; Hệ thống thư viện - thông tin chuyên ngành đa ngành về KH
& CN; Hệ thống thư viện thuộc Bộ Giáo dục (thư viện, trung tâm thông tin - thư viện các trường đại học và cao đẳng); Hệ thống thư viện quân đội Trong đó, hệ thống TVCC Việt Nam trải khắp đất nước và được thiết lập theo sự quản lí hành chính từ trung ương đến địa phương, phân thành 4 cấp tương ứng với cấp quản lý hành chính: i) TVQGVN, ii) 64 thư viện tỉnh/thành phố, iii) 623 thư viện huyện110 ,và iv) 8677 thư viện, phòng đọc sách
ở các xã, phường, thôn, bản Gắn kết với TVCC còn có 10.000 tủ sách pháp luật và 8.000 điểm BĐVH xã, phường11 Trách nhiệm của mỗi TVCC là phục vụ cộng đồng của mình: thư viện tỉnh/thành phố trực thuộc trực tiếp trung ương và phục vụ bạn đọc tại tỉnh hoặc khu vực thành phố; thư viện phường, thành thị và thư viện cộng đồng phục vụ nhân dân sống tại địa bàn và dưới sự quản lí của Hội đồng nhân dân các cấp
Việt Nam đang hướng tới mô hình một thư viện hiện đại với những chiếc máy tính kết nối mạng, kết nối Internet và một hệ thống quản trị thư viện tích hợp Toàn bộ hoạt động, chức năng, nghiệp vụ của thư viện sẽ được tự động hoá và dùng chung một CSDL, từ khâu bổ sung sách, biên mục tự động, cho mượn tài liệu, quản lí ấn phẩm định kì, quản lí bạn đọc, quản lí kho, xây dựng CSDL thư mục, CSDL toàn văn, tìm kiếm đồng thời đến nhiều CSDL trong nội bộ thư viện và trên toàn thế giới thông qua cổng Z39.50, tích hợp Web và Internet, tra tìm tài liệu chuyển từ tra cứu mục lục truyền thống sang mục lục truy cập trực tuyến (OPAC), hoặc có thể tra tìm tài liệu thư viện tại bất cứ đâu và bất cứ lúc nào với một máy tính kết nối Internet Thư viện sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới như: Dịch vụ các nguồn lực điện tử tại chỗ: Compact Disc, tài liệu số hóa; Sử dụng báo điện tử, sách điện tử; Dịch vụ Internet; Mượn liên thư viện, phân phối tài liệu; Dịch vụ cung cấp thông tin qua hỏi/đáp; Dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói: xử lý, phân tích thông tin chọn lọc, đóng gói lại thông tin - dịch vụ này cũng đang phát triển mạnh ở một
số thư viện khoa học chuyên ngành, một phần nhờ mối quan hệ hợp tác thông tin trong nước và quốc tế, một phần từ việc hình thành Liên hợp Thư viện hợp tác chia sẻ nguồn tin điện tử trong Chương trình PERI/Việt nam của một số thư viện
Bên cạnh sự bùng nổ về nội dung số, sự xuất hiện của các nguồn tin điện tử và khả năng truy cập điện tử tới các nguồn tin ngày càng mạnh hơn, nhưng văn hoá đọc vẫn tồn tại và nhu cầu về đọc sách, đọc tài liệu dạng in vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển Chính vì điều này, các thư viện có xu hướng mở rộng các hình thức phục vụ đối với tài liệu truyền thống, như xây dựng các kho mở chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho bạn đọc nhanh chóng tiếp cận tài liệu phù hợp, tiếp tục tổ chức kho sách lưu động – một dịch vụ truyền thống của hệ thống TVCC nhằm đưa thông tin đến người dân ở vùng sâu vùng xa không những ở cấp tỉnh mà còn ở cấp huyện và sáng kiến này được ứng dụng rộng rãi tại các thư viện tỉnh phía Nam
Trang 22TVQGVN với vai trò là trung tâm thư viện trong cả nước, có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống TVCC trên phạm vi toàn quốc12 Để thực hiện nhiệm vụ này, TVQGVN tiến hành một số hoạt động như: tổ chức hội nghị, hội thảo,
tổ chức đào tạo, biên soạn tài liệu nghiệp vụ, và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ TVCC Thực tế TVQGVN đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng việc triển khai chương trình tự động hoá trong những năm qua cho các thư viện tỉnh/thành phố chưa có hiệu quả cao.13
TVQGVN có tổng số cán bộ là 18614, trong đó có 0,5% tiến sĩ (1 tiến sĩ), 8,6% thạc sĩ, 66.7% đại học, và 6,6% trung cấp/cao đẳng, 16,6% phổ thông trung học (PTTTH) Số lượng cán bộ thư viện tỉnh/thành phố (trừ Thư viện KHTH Tp HCM), có nhiều nhất tại Thư viện Bà Rịa-Vũng Tàu là 42 cán bộ15, và ít nhất tại Thư viện Đăk Nông là 5 cán bộ,
và trung bình là 21 cán bộ, trong đó có 71,3% đại học, 24% trung cấp/cao đẳng, và 0,7% PTTH, với tỉ lệ 77% lao động trong biên chế, và 23% là lao động hợp đồng Hiện tại, với
số lượng và trình độ cán bộ của các thư viện tỉnh/thành phố có thể đáp ứng được các nhiệm vụ và các dịch vụ của thư viện truyền thống, song các thư viện đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức khi thư viện truyền thống đang dần chuyển sang thư viện hiện đại, và hướng tới các chuẩn và tích hợp quốc tế
Ngành Bưu chính viễn thông đã xây dựng mô hình điểm BĐVH xã có phương thức hoạt động kết hợp giữa dịch vụ Bưu chính – Viễn thông với việc phổ biến các thông tin văn hóa xã hội tới các tầng lớp dân cư ở nông thôn trong đó đối tượng phục vụ nông dân là chủ yếu Có thể nói, mô hình BĐVH xã ra đời với việc đưa thư viện, Internet nếu được khai thác và sử dụng hiệu quả có thể lấp được các khoảng trống mà các hệ thống TVCC chưa với tới, cung cấp dịch vụ và thông tin hữu ích cho người dân và cộng đồng Mô hình này được xây dựng năm 1998 ở những xã chưa có bưu cục phục vụ, ở các xã vùng sâu, vùng xa nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, phổ cập và phục vụ người dân đọc sách, báo miễn phí
Trước năm 1998, khi chưa có hệ thống điểm BĐVHX, cả nước chỉ có 3.000 bưu cục16, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã Bình quân 25.500 người và trên 110km2 mới có
1 bưu cục phục vụ Những dịch vụ bưu chính viễn thông rất xa lạ với bà con nông dân vùng nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa Việc đầu tư và đưa vào sử dụng 8.021 điểm BĐVH xã thời gian qua đã tạo nên hệ thống mạng lưới điểm phục vụ bưu chính, viễn thông rộng khắp Diện tích phục vụ bình quân chỉ còn 17,5km2/điểm, cứ 4.500 người có một bưu cục phục vụ, tương đương với chỉ tiêu của các nước trong khu vực Năm 2003, VNPT triển khai dự án đưa Internet về nông thôn giai đoạn I cho các điểm BĐVH xã, với tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng Theo đó, trang bị 1 máy tính kết nối Internet qua dial -up (quay số trực tiếp) cho 2.865 điểm, trang bị 2 máy tính kết nối Internet qua ADSL (đường truyền tốc độ cao) cho 200 điểm Mặc dù, các mô hình này cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông có ích cho cộng đồng, nhưng thực trạng hiện tại của đa số các cơ sở này
12 Theo pháp lệnh thư viện, 2000
13 Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation 2006-2007
14 Tổng hợp từ tài liệu “Chân dung cán bộ công nhân viên TVQGVN: 90 năm xây dựng và phát triển
1917-2007 Hà Nội, 2007”
15 Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation 2006-2007
16
Bưu điện văn hoá xã trên chặng đường nối nông dân với thế giới Kinh tế Nông thôn - 11/12/2008 (http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/dbdvhx.php?action=thongtin&chuyenmuc=0901&id=08121112
Trang 23chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản như một điểm công cộng để nghiên cứu, học hỏi qua sách
báo, tài liệu hoặc Internet
5.2 Hiện trạng cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin tại TVCC và BĐVH xã tại các địa
phương khảo sát
5.2.1 Thư viện tỉnh
Vị trí của cả 3 thư viện tỉnh đều nằm ở trung tâm với khuôn viên rộng rãi khang trang nếu
nhìn từ bên ngoài.Tuy nhiên nếu đi sâu vào bên trong, một điều dễ nhận thấy diện tích các
phòng làm việc của cán bộ thư viện, phòng dành cho bạn đọc mượn và đọc sách cũng như
hệ thống các kho đều chật chội, cách bố trí sắp xếp phục vụ với công năng của một TVCC
chưa phù hợp Điều này cũng dễ hiểu khi Thư viện Thái Nguyên phải tận dụng cơ ngơi từ
một tổ chức khác vì vậy không thể tránh khỏi kết cấu không gian bất hợp lý Thư viện Trà
Vinh đã được tỉnh dự kiến cấp 3,4 tỷ đồng để nâng cấp (năm 2008) nhưng do tình hình
suy thoái kinh tế chung đã bị dừng lại Thư viện Nghệ An đang trong tình trạng chờ xây
dựng địa điểm mới
Thái Nguyên và Nghệ An là 2 trong số 26 thư viện tỉnh đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng
CNTT năm 2003-2004 thông qua dự án xây dựng thư viện điện tử/thư viện số với đầu tư
của Bộ VHTT&DL do TVQGVN triển khai, trong đó có lắp đặt mạng LAN và cài đặt
phần mềm thư viện tích hợp ILIB (Tập đoàn CMC Việt Nam phát triển) Trà Vinh là tỉnh
vẫn sử dụng phần mềm thư viện SMILIB, là phần mềm dùng cho thư viện nhỏ, đầu tư của
Bộ VHTT&DL cung cấp cho toàn bộ các thư viện tỉnh năm 2002
Biểu đồ 1: Số lượng máy tính phân chia theo mục đích sử dụng tại 3 thư viện tỉnh
Biểu đồ 1 cho thấy: Thư viện tỉnh Thái Nguyên có 10 máy tính, các tỉ lệ tương ứng với
Nghệ An và Trà Vinh là 15 và 7 Hiện tại 3 thư viện tỉnh đã có mạng LAN, kết nối
Internet tốc độ cao ADSL nhưng chỉ phục vụ cho công việc của cán bộ thư viện Với số
Trang 24Cả 3 thư viện tỉnh đều chưa có Website Lý do đưa ra là thiếu kinh phí cho việc tạo lập cũng như duy trì và phát triển, ngoài ra thư viện Thái Nguyên cho rằng thiếu cả cán bộ CNTT
5.2.2 Thư viện huyện
Qua khảo sát, 2/3 số thư viện huyện đều nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hoá huyện Điều này đã gây khó khăn cho bạn đọc trong lúc rất cần sự yên tĩnh để nghiên cứu, mặt khác tâm lý của bạn đọc không muốn phải vào cơ quan công quyền để ngồi đọc sách báo, hơn nữa người dân khó biết có các dịch vụ công cộng ở vị trí này
Kinh phí đầu tư cho thư viện huyện rất khiêm tốn so với các hoạt động khác của Trung tâm văn hoá huyện Một số thư viện huyện nhiều năm liên tục không được cấp kinh phí
bổ sung sách và tổ chức các hoạt động chuyên môn Ví dụ như thư viện huyện Càng Long của Trà Vinh đã mấy năm không được cấp đồng vốn nào cho hoạt động, không có cán bộ thư viện từ mấy năm nay (do đã thôi việc nhưng chưa tuyển nhân viên mới) Tuy nhiên, một số thư viện huyện như Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu của Nghệ An, đang hoạt động rất hiệu quả Trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều điểm thư viện xã đồng thời hàng năm đầu tư nhiều triệu đồng bổ sung sách cho thư viện huyện cũng như luân chuyển sách cho các thư viện xã
Toàn bộ 15 TV huyện khảo sát chưa có TV nào được trang bị máy tính Qua trao đổi với lãnh đạo của 3 TV tỉnh, sự nghèo nàn về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin không chỉ ở
15 huyện khảo sát mà số thư viện huyện còn lại (21/ 36) của 3 tỉnh khảo sát đều ở trong tình trạng tương tự Với hiện trạng hạ tầng thông tin hiện nay của các thư viện huyện, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của thư viện cũng như việc phổ cập CNTT cho người dân nhất là tại các huyện vùng sâu vùng xa là hành trình còn rất xa
5.2.3 Điểm BĐVH xã
Hệ thống BĐVH xã của 3 tỉnh đã có sự quan tâm và đầu tư về hạ tầng thông tin để kinh doanh dịch vụ Internet từ phía ngành Bưu chính viễn thông Hầu hết vị trí của 72 BĐVH
xã khảo sát đều được đặt tại nơi trung tâm của xã Tuy nhiên, phạm vi hành chính của một
xã rất rộng, đặc biệt là các xã miền núi vùng sâu vùng xa, ví dụ như tại Nghệ An, có nơi phải đi nửa ngày mới đến BĐVH xã Nhiều BĐVH xã đã xuống cấp nhanh, thiết bị phục
vụ lạc hậu và thiếu thốn, cách vận hành thiếu năng động, nội dung thông tin nghèo nàn và chưa thiết thực, chính sách và quyền lợi cho người quản lý còn thấp Hầu hết các điểm BĐVH xã của Nghệ An và Thái Nguyên đều có diện tích rất nhỏ (trung bình khoảng 30m2) bố trí 2 cabin để gọi điện thoại, 1 quầy dành cho nhân viên và 1 bộ bàn ghế cho khách hàng (kể cả đọc sách báo) Một số điểm BĐVH xã không có đường vào phải đi vòng hoặc phải “nhảy” qua một con mương, hầu hết các nhân viên và gia đình họ sinh hoạt luôn tại nơi làm việc Các điểm BĐVH xã của Trà Vinh có một khuôn viên khang trang và rộng rãi hơn (với diện tích sử dụng trung bình khoảng 50m2 x 2 tầng), cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, khuôn viên bên ngoài được bố trí cây cảnh cùng một số ghế
đá thuận tiện cho khách hàng
Trang 25Bảng 1: Hạ tầng thông tin tại các điểm BĐVH xã
Số BĐVH xã
có máy tính
Số BĐVH xã đang có Internet
Số lượng máy tính tại các điểm
Bảng 1 cho thấy: Trong số 72 điểm BĐVH xã khảo sát chỉ có 33 điểm (46%) được trang
bị máy tính và kết nối Internet (155 máy), nhưng chỉ có 19/33 (57%) điểm BĐVH xã với 96/155 máy (62%) hiện đang còn cung cấp dịch vụ Internet với phí dịch vụ 3.000đ/h Tuy nhiên qua phỏng vấn và quan sát của nhóm, trong số 19 điểm BĐVH xã còn dịch vụ, hiện tại có 5 điểm có kết nối ADSL đang hoạt động hiệu quả, số điểm còn lại đang rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng và có nguy cơ ngừng dịch vụ do máy móc cũ, đường truyền chậm (Dial-up) không thể cạnh tranh với các quán cà phê Internet trong cùng địa bàn (giá
cả tương đuơng và tốc độ nhanh hơn) Trong 14 điểm còn lại có kết nối Dial-up chỉ có một điểm hoạt động hiệu quả, đó là BĐVH xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên Người quản lí điểm này là nam giới độ tuổi 40, tuy chỉ với một máy tính duy nhất, nhưng
đã có sáng kiến kết hợp với Đoàn thanh niên của xã tổ chức đào tạo thanh thiếu niên, trẻ
em trong 3 tháng hè năm 2008
Tất cả các điểm chưa được trang bị máy tính/Internet đều nói rằng rất cần thiết có dịch vụ Internet cung cấp cho bạn đọc Theo ý kiến của cán bộ BĐVH xã, 3 vấn đề mà dịch vụ Internet tại thư viện được coi là có đóng góp nhiều nhất cho địa phương đó là i) Cung cấp
kĩ năng sử dụng máy tính/Internet: 55% (16/29) BĐVH xã trả lời, ii) Cung cấp thông tin cho việc phát triển kinh tế địa phương: 51% (15/29) BĐVH xã trả lời, iii) Cung cấp thông tin cho tuyển sinh: 51% (15/29 BĐVH)
Số điểm BĐVH xã được trang bị máy tính kết nối mạng còn lại (14/33) hiện nay đã ngừng hoạt động do máy hỏng hoàn toàn hoặc đường truyền chậm Có hai nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng máy móc hư hỏng nặng tại các điểm BĐVH xã: thứ nhất là khi chuyển xuống, một số máy móc quá cũ đã qua sử dụng, thứ hai là việc bảo hành sửa
chữa không được thường xuyên và kịp thời, do nhân viên BĐVH xã chưa có khả năng sửa chữa, các hỏng hóc thông thường hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên kỹ thuật của Bưu điện huyện và tỉnh Cụ thể, khi được hỏi về hỗ trợ kỹ thuật khi máy tính có sự cố, 33 BĐVH xã có dịch vụ Internet kết quả trả lời như sau: 7/33 BĐVH xã: thuê ngoài (21%), 7/33 BĐVH xã : từ nhân viên BĐVH xã (21%), 19/33 BĐVH xã: từ cán bộ bưu điện huyện (58%), nhưng không kịp thời
Tại Thái Nguyên, từ năm 2005 cho đến thời điểm khảo sát có 33% (8/24) điểm BĐVH xã được trang bị với 18 máy tính, trong đó có 6 điểm BĐVH mỗi điểm 1 máy, 1 điểm có 9
máy, 1 điểm có 3 máy Hiện tại có 4 điểm với 5 máy tính đang cung cấp dịch vụ truy cập Internet, nhưng với kết nối Dial up, nên tại 4 điểm này hầu như không có người đến sử
Trang 26đầu năm 2009, kết nối tốc độ cao ADSL, nên hiện tại hoạt động có hiệu quả hơn với lượt người truy cập trung bình là 1.000 lượt/tháng Bốn BĐVH xã còn lại đã ngừng dịch vụ do máy quá cũ, hỏng và đường truyền kết nối Dial-up chậm Như BĐVH xã Mường Nọc được bưu điện huyện đầu tư 3 máy vào cuối năm 2008 nhưng vì máy quá cũ nên chưa có một ngày hoạt động Điểm BĐVH xã Trung Thành, Yên Thành chưa có một người sử dụng, vì nhân viên quy định 12.000đ/h , họ cho rằng chỉ có 1 máy và không có ai sử dụng thì phải trả phí cao mới đủ tiền trả phí kết nối Internet
Tại Trà Vinh tình hình có khả quan hơn so với 2 tỉnh trên Có 71% (17/24) điểm BĐVH
xã được trang bị 108 máy tính Hiện tại có 11 điểm BĐVH xã vẫn đang cung cấp dịch vụ truy cập Internet với 70 máy, trong đó 8 điểm hoạt động hiệu quả không cao vì đường truyền kết nối Dial-up quá chậm, đa số trẻ em chơi game mạng nội bộ, 7 điểm có kết nối ADSL nhưng chỉ có 3 điểm hoạt động có hiệu quả hơn (BĐVH xã Thạnh Mỹ (Châu Thành) với 2.100 lượt người truy cập/tháng; BĐVH xã Ngũ Lạc (Duyên Hải) với 1.100 lượt người/tháng; BĐVH xã Hoà Minh (Châu Thành) với 600 lượt người/tháng) 6 điểm còn lại với 38 máy đã ngừng cung cấp dịch vụ, do tình trạng máy hỏng và tốc độ đường truyền Dial-up chậm
5.3 Thực trạng về nguồn nhân lực của TVCC và BĐVH xã
5.3.1 Thư viện tỉnh:
Bảng 2: Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ trong các thư viện tỉnh
Trình độ chuyên môn (%) Thư viện Tỉnh Tổng Nữ (%) Nam (%) Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/ T.cấp
Nhìn dưới góc độ giới, số lượng cán bộ thư viện nữ chiếm ưu thế so với cán bộ nam trong
cơ cấu nhân sự của các TV tỉnh (61%), đặc biệt tỉ lệ nữ trong Ban giám đốc chiếm 60% (3/5), trong đó có 1 giám đốc nữ (Trà Vinh) Điều này cho thấy một thuận lợi rất lớn khi tiếng nói, nhu cầu lợi ích của cán bộ nữ sẽ được quan tâm đúng mức hơn
Trong số 61 cán bộ của 3 thư viện tỉnh chỉ có 1 người (2%) có trình độ thạc sĩ, trong khi
đó số cán bộ có trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm 34%, còn lại 64% có trình độ đại học Trong 3 TV tỉnh khảo sát, Thái Nguyên có tỉ lệ cán bộ trình độ đại học cao nhất chiếm 72%, thấp nhất là Nghệ An chỉ chiếm 59%, Trà vinh là 62%
Trang 27
Sự bố trí cán bộ cho khối phục vụ bạn đọc (cán bộ thủ thư) của ba thư viện tỉnh như sau:
Bảng 3: Số lượng, giới, độ tuổi và trình độ chuyên môn của cán bộ thủ thư trong các
thư viện tỉnh
Thư viện tỉnh
Tổng Nữ (%) Nam (%) Đại học Cao đẳng/ trung cấp <30 30-40 41-50 >50
Tổng 20 90 10 60 40 5 60 20 15
Số liệu bảng 3 cho thấy: số lượng cán bộ thủ thư của 3 TV chiếm 1/3 trong tổng số cán bộ
hiện có (20/61) Trong đó tỉ lệ cán bộ thủ thư là nữ chiếm 90% (18/20) Tỉ lệ cán bộ thủ
thư có trình độ đại học 60% (12/20), còn lại 40% là trình độ cao đẳng/trung cấp (8/20)
Phần lớn cán bộ thủ thư có độ tuổi từ 30-40 chiếm 60% (12/20), chỉ có 4% ở độ tuổi <30
(1/20), trong khi đó 35% số cán bộ thủ thư trên 40 tuổi (7/20)
Số liệu trên cho thấy: các TV đã rất quan tâm đến công tác phục vụ bạn đọc thông qua
việc bố trí số lượng lớn cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ tập trung cho phòng phục vụ bạn
đọc, bởi sự cần mẫn và hoà nhã của phái nữ sẽ dễ dàng tiếp cận bạn đọc và thường thành
công hơn so với nam giới trong công tác này Tuy nhiên, đối với thủ thư nữ nhiều khi do
vướng bận gia đình hoặc con nhỏ nên khó sắp xếp làm ngoài giờ hành chính, hoặc thêm
giờ, thêm ngày trong tuần khi có yêu cầu phục vụ đột xuất Mặt khác, do công việc hàng
ngày phải có mặt tại thư viện, nên họ ít có cơ hội được tham gia các khoá đào tạo chuyên
môn, hay năng lực phục vụ Để phục vụ bạn đọc tốt hơn, họ cần được đào tạo bài bản về
ứng dụng CNTT, đặc biệt trong hoạt động trợ giúp, hướng dẫn bạn đọc và cần được tạo
điều kiện để tham gia đầy đủ các khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng
Trong cơ cấu tổ chức thư viện, phòng phục vụ bạn đọc là bộ phận hàng ngày trực tiếp với
bạn đọc/người sử dụng thông tin, chính vì vậy chất lượng và uy tín của các dịch vụ thân
thiện phụ thuộc một phần đáng kể vào trình độ của người cán bộ thủ thư Trình độ chuyên
môn của đội ngũ thủ thư ở các TV tỉnh có sự khác nhau Trong khi Thái Nguyên 100%
(5/5) cán bộ thủ thư có trình độ đại học thì ở Trà Vinh tỉ lệ này chỉ chiếm 33% (2/6),
Nghệ An là 55% (5/9) Trong số 9 cán bộ thủ thư của Nghệ An có 5 người ở độ tuổi trên
40 (55%) và 4 trong số 5 người này ở trình độ trung cấp
5.3.2 Thư viện huyện
Bảng 4: Số lượng, trình độ chuyên môn và độ tuổi của cán bộ thư viện huyện
Trình độ chuyên môn (%) Độ tuổi (%) Thư viện huyện Tổng Đại học Cao đẳng/ PTTH <30 30-40 41-50 >50
Trang 28Trong số 15 TV huyện khảo sát có 5/15 TV huyện được bố trí 2 cán bộ phụ trách, 9/15
TV huyện có 1 cán bộ Thư viện huyện Càng Long của Trà Vinh hiện tại chưa có cán bộ
chuyên môn phụ trách (do cán bộ thư viện đã chuyển đi làm nơi khác cách đây mấy năm),
thay vào đó Trung tâm văn hoá huyện cử 2 người một là kế toán và một là thủ quỹ của
Trung tâm kiêm luôn phụ trách thư viện Do bận với công tác chuyên môn chính lại
không có nghiệp vụ về thư viện dẫn đến thư viện huyện Càng Long không có bạn đọc đã
từ lâu Với 2/3 số TV chỉ bố trí 1 cán bộ phụ trách, nên khi bận họp, nghỉ phép hoặc nghỉ
ốm dẫn đến phải đóng cửa thư viện là chuyện thường xuyên xảy ra ở các thư viện huyện
này Cũng do thiếu nhân sự tại các thư viện huyện dẫn đến việc hỗ trợ chuyên môn, luân
chuyển sách giữa các thư viện xã/tủ sách xã không được thường xuyên, nhiều tủ sách xã
còn bỏ trống, các hoạt động quảng bá về thư viện cũng rất hạn chế
Số liệu bảng 4 cho thấy có sự khác nhau rất lớn về trình độ chuyên môn của cán bộ 15 TV
huyện tại 3 tỉnh khảo sát Trong khi số lượng cán bộ TV huyện của Nghệ An có trình độ
đại học chiếm 86%, tỷ lệ này ở Thái Nguyên là 50%, đặc biệt tại 5 TV huyện của Trà
Vinh không có một cán bộ nào có trình độ đại học (0%), cao đẳng/trung cấp chiếm 83%
(5/6) và 1 cán bộ ở trình độ PTTH (17%) Vì vậy, trong chương trình đào tạo sắp tới của
dự án thí điểm, cần chú ý bồi dưỡng hơn tới cán bộ thư viện huyện của Trà Vinh, hoặc
cần có chương trình đào tạo chuyên sâu hơn để họ có thể duy trì dịch vụ tốt hơn
5.3.3 Điểm BĐVH xã
Bảng 5: Số lượng, trình độ văn hoá và độ tuổi của cán bộ BĐVH xã
Giới tính (%) Trình độ văn hoá (%) Độ tuổi (%) BĐVH xã Tổng
Ghi chú: BĐVH xã Kim Sơn (Trà Cú, Trà Vinh) hiện tại chưa tuyển được nhân viên,
nhân viên cũ đã chuyển sang công tác khác
Đội ngũ nhân viên BĐVH xã chưa qua lớp bồi dưỡng nào về nghiệp vụ thư viện, hiện nay
chủ yếu đang phục vụ đọc sách báo miễn phí, 75% trong số họ mới có trình độ từ lớp 5/10
đến 12/12 Số nhân viên còn lại (25%) có trình độ đại học và cao đẳng/trung cấp Số
lượng nhân viên nữ chiếm tới 94% và 68% đang ở độ tuổi dưới 30 So với cán bộ TV
tỉnh và huyện, đội ngũ nhân viên BĐVH xã trẻ hơn vì vậy khả năng tiếp cận, ứng dụng
CNTT sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn
Trình độ văn hoá của đội ngũ nhân viên tại các BĐVH xã của Nghệ An cao hơn so với 2
tỉnh Thái Nguyên và Trà Vinh Nghệ An có 9/24 người (38%) ở trình độ cao đẳng/ trung
học, trong khí đó Thái Nguyên là 4/24 người (17%) và Trà vinh là 2/23 người (9%)
Tại mỗi điểm BĐVH xã tuyển dụng 01 nhân viên hợp đồng phụ trách (đa số là nữ 95%)
Ngoài ra mỗi điểm BĐVH xã có thêm 01 nhân viên bưu tá (hầu hết là nam giới) làm công
việc chuyển thư từ bưu kiện tới người nhận trong địa phương Nhân viên BĐVH xã vẫn
Trang 29không ổn định do phải phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt động kinh doanh tại các điểm
đó Một số nhân viên đã tự bỏ kinh phí mua máy phôtôcopy, mua thêm sách để kinh doanh (cho mượn), mở thêm quầy hàng bán đồ mỹ phẩm, quần áo hoặc quầy hoa qủa để
có thêm thu nhập
Trang 304 Sử dụng các công cụ tìm kiếm (VD:
8 Lập blogs, tham gia diễn đàn, tham gia
mạng xã hội ảo : Face Book, MySpace,
Yahoo, Tầm tay,
9 Sử dụng chương trình chia sẻ file
10 Kỹ năng quản trị mạng và bạn đọc tại
phòng Internet (trong các trường hợp:
Trang 315.4.1 Thư viện tỉnh
Số liệu bảng 6 chỉ ra rằng, 3,8 % cán bộ thủ thư TV tỉnh có các kiến thức và kĩ năng trên
ở mức độ rất tốt; 25,6% ở mức độ tốt; 70,6% ở mức độ yếu và trung bình Điều này cho thấy hầu hết thủ thư thư viện tỉnh còn rất thiếu và yếu về kiến thức kỹ năng CNTT Kiến thức thông thường về CNTT như sử dụng chuột, in ấn, sử dụng các phần mềm văn phòng: Word, Excel, Powerpoint có 58,4% cán bộ vẫn ở mức yếu và trung bình
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, để đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thông tin của bạn đọc, một đòi hỏi bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ thư viện phải có trình độ CNTT tối thiểu như: biết vận hành máy tính một cách thành thạo, có kỹ năng sử dụng với hầu hết chức năng của một phần mềm thư viện tích hợp, Tuy nhiên với thực trạng yếu kém
về kiến thức kỹ năng CNTT của cán bộ thủ thư thư viện tỉnh như đã phân tích ở trên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện tỉnh đang đứng trước một thách thức lớn Dành kinh phí và thời gian để đào tạo và đào tạo tiếp tục nhằm nâng cao năng lực về CNTT cho đội ngũ cán bộ thư viện chính là một trong những công việc cấp thiết đối với thư viện các tỉnh hiện nay
5.4.2 Thư viện huyện:
Bảng 6 cho thấy, có 0,7% cán bộ TV huyện có các kiến thức và kĩ năng trên ở mức độ rất tốt; 11,4 % ở mức độ tốt; 87,9% ở mức độ yếu và trung bình
Qua khảo sát chỉ có một số cán bộ TV huyện biết sử dụng máy tính để đánh văn bản và một vài người trong số đó có khả năng truy cập Internet Một số chưa bao giờ sử dụng máy tính Mặc dù các TV huyện chưa được trang bị máy tính và chưa ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện, nhưng cán bộ TV huyện cần phải tự trang bị kiến thức CNTT cho mình không những để có thể đáp ứng được yêu cầu khi có dự án của trung ương hay địa phương, mà đó còn là kiến thức cơ bản của một người cán bộ nói chung trong xã hội thông tin hiện nay
5.4.3 Điểm BĐVH xã
Bảng 6 cho thấy: 9,3% nhân viên BĐVH xã có các kiến thức và kĩ năng trên ở mức độ tốt
và rất tốt; 16,9% ở mức trung bình; 73,8% ở mức độ yếu
Đã có 33 điểm BĐVH xã được đầu tư máy tính/Internet từ năm 2005 đến nay nhưng con
số 73,8% nhân viên vẫn ở mức độ yếu về các kĩ năng CNTT như trên, cho thấy năng lực trình độ hiện tại không thể đảm bảo việc duy trì dịch vụ, hoặc hỗ trợ, hướng dẫn tốt cho người sử dụng
Trang 321 Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn bạn
đọc sử dụng dịch vụ thư viện khi
5 Kỹ năng thiết kế và biên soạn tờ
rơi giới thiệu về hoạt động dịch
6 Kỹ năng tổ chức hội thảo quảng
7 Kỹ năng tập huấn về khai thác sử
8 Kỹ năng viết tin về hoạt động
Trung bình 8 kĩ năng 38,5 26,0 45,5 30,3 22,4 23,2 27,5 43,0 30,3 3,7 8,6 1
Trang 335.5.1 Thư viện tỉnh
Tổng hợp số liệu điều tra đối với cán bộ thư viện của 2 tỉnh: Nghệ An và Trà vinh được trình bày tại Bảng 7 (không có phản hồi từ cán bộ thư viện tỉnh Thái Nguyên, do bảng hỏi thiết kế ban đầu chỉ nhấn mạnh vào dịch vụ Internet, trong khi đó Thư viện tỉnh Thái Nguyên chưa có dịch vụ này nên cán bộ thủ thư không điền vào bảng hỏi Sau đó đã rút kinh nghiệm với Thư viện tỉnh Nghệ An và Trà Vinh)
Bảng 7 cho thấy: Trong các kỹ năng phục vụ bạn đọc, một số kỹ năng được đánh giá yếu nhất là: kỹ năng cải tiến dịch vụ mà thư viện cung cấp (66,6%), tổ chức hội thảo và sự kiện quảng bá về dịch vụ của thư viện (63,6%), kỹ năng viết tin và thiết kế biên soạn tờ rơi giới thiệu về hoạt động dịch vụ của thư viện (58,3%)
5.5.2 Thư viện huyện
Bảng 7 cho thấy: Trong các kỹ năng phục vụ bạn đọc, một số kỹ năng được đánh giá ở mức độ yếu và trung bình là: tổ chức hội thảo quảng bá về dịch vụ của thư viện (75%), kỹ năng viết tin và thiết kế biên soạn tờ rơi giới thiệu về hoạt động dịch vụ của thư viện (66%), kỹ năng cải tiến dịch vụ mà thư viện cung cấp (50%)
5.5.3 BĐVH xã
Bảng 7 cũng chỉ ra một số kĩ năng phục vụ bạn đọc được đánh giá yếu nhất bao gồm: kĩ năng tổ chức hội thảo để quảng bá về dịch vụ Internet của thư viện (69,5%); kĩ năng thiết
kế và biên soạn tờ rơi giới thiệu hoạt động dịch vụ của thư viện (69,5%); kĩ năng viết tin
về hoạt động dịch vụ Internet của thư viện (69,5%), kiến thức về tâm lý bạn đọc (khách hàng và kĩ năng tập huấn về khai thác và sử dụng Internet cho bạn đọc (52,8%)
5.6 Nhu cầu đào tạo của cán bộ TVCC và BĐVH xã
5.6.1 Trình độ cơ bản của cán bộ thư viện
Qua khảo sát, cán bộ làm việc tại các TVCC có một số trình độ cơ bản như sau:
- Đại học/Cao đẳng/Trung cấp khoa Thông tin thư viện
- Đại học/Cao đẳng các ngành khoa học khác (tin học, lịch sử, văn học, nông nghiệp, )
- Đại học/Cao đẳng/Trung cấp khoa ngoại ngữ (Anh, Pháp, )
- Trình độ PTTH
Hiện tại, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại thư viện nếu là cán bộ có trình độ đại học thông tin-thư viện sẽ có ưu tiên đối với người có thêm bằng A hoặc B về tin học và ngoại ngữ Có ưu tiên người có bằng cấp đại học tin học, nhưng thư viện rất khó tuyển dụng được đối tượng này Thư viện cũng quan tâm tuyển dụng người có trình độ đại học ngoại ngữ Một số thư viện tạo điều kiện cho cán bộ có chuyên môn thư viện khi đã về làm việc tại thư viện sẽ tự bổ túc thêm về CNTT và ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), bằng cách khuyến khích cán bộ học thêm tại các trung tâm tin học và ngoại ngữ vào buổi tối, hoặc có thể trong giờ hành chính Một số cán bộ sau một thời gian làm việc tại thư viện cũng học thêm cao học, hoặc văn bằng 2 Đối với cán bộ thuộc các ngành khác mới
về làm việc thì được cán bộ cũ hướng dẫn trực tiếp hoặc tự học hỏi kinh nghiệm từ cán bộ
Trang 34Đa số những kiến thức đã học trong các trường đào tạo chính quy về thông tin-thư viện thì ít khi Vụ Thư viện, TVQGVN hay Thư viện tỉnh tổ chức đào tạo lại cho cán bộ thư viện Vụ Thư viện và TVQGVN thường triển khai, tổ chức đào tạo những áp dụng mới, những chuẩn mới mà phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành thư viện thế giới Những năm gần đây, các ứng dụng mới đã được tổ chức rộng rãi cho toàn mạng lưới thư viện Việt Nam, như: Quy tắc mô tả Anh-Mỹ (AACR2); Bảng phân loại DDC; Biên mục đọc máy MARC21 Trong các dự án về CNTT của Bộ VHTT&DL ngoài các trang thiết
bị và các phần mềm, thường có các lớp đào tạo về sử dụng phần mềm thư viện mới, quản trị mạng, biên mục đọc máy MARC21
Một khó khăn cho các TVCC hiện nay là thiếu nhân sự có bằng cấp về Tin học để quản trị
Hệ thống mạng, không những về quản trị máy chủ, quản trị mạng nội bộ trong toàn thư viện, hay xử lí hỏng hóc phần cứng các trang thiết bị, mà cả các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt hệ thống phần mềm thư viện tích hợp Điều này yêu cầu cán bộ chuyên ngành tin học không những giỏi về tin học mà còn phải có kiến thức nghiệp vụ thư viện tốt Chính vì vậy, những năm gần đây hoạt động ứng dụng CNTT trong các TVCC bị phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp phần mềm thư viện tích hợp, và làm cho quá trình ứng dụng CNTT chưa hiệu quả
Một điều đáng chú ý nữa đối với một số TVCC, số nhân sự có trình độ trung cấp hoặc PTTH trong thư viện thì thường được phân công làm việc tại phòng phục vụ, vì theo quan điểm lỗi thời là thủ thư chỉ việc lấy sách và cất sách không cần có trình độ văn hoá cao hay nghiệp vụ chuyên môn tốt Đối với một thư viện truyền thống thì điều này đã không thể đáp ứng cho việc hỗ trợ, tư vấn đọc cho bạn đọc, đối với thư viện hiện đại thì càng không thể hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ bạn đọc sử dụng các dịch vụ mới có trợ giúp của CNTT
5.6.2 Về kiến thức CNTT
Trang 35Biểu đồ 2: Nhu cầu đào tạo về CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã
Biểu đồ 2 cho thấy có sự ưu tiên trong lựa chọn chủ đề và nội dung đào tạo từ phía cán bộ thư viện và nhân viên BĐVH xã
- Cán bộ thư viện tỉnh và huyện sự lựa chọn tập trung vào các nội dung, chủ đề đào tạo sau:
1 Kiến thức sử dụng phần mềm thư viện (80,5%)
2 Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng (77,9%)
3 Kiến thức về CNTT cơ bản (74,9%)
4 Kiến thức sử dụng CSDL online (70,7%)
5 Kiến thức về quản trị mạng (54,3%)
Trang 36Cùng với sự đề xuất về các chủ đề/nội dung đào tạo như trên, ý kiến của cán bộ thư viện
và nhân viên BĐVH xã trong việc tổ chức đào tạo như sau:
Về đối tượng tào tạo: Nên chia thành 2 nhóm: một nhóm bao gồm cán bộ TV tỉnh/huyện
và một nhóm gồm các nhân viên BĐVH xã Trong lĩnh vực CNTT, nên bố trí các khoá học riêng biệt dành cho những cán bộ còn quá yếu kém để họ có thể tiếp cận với những
kỹ năng CNTT cơ bản ban đầu trước khi bước vào tiếp thu các kỹ năng chuyên sâu khác
Về thời gian đào tạo: đối với cán bộ TV tỉnh/huyện, thời gian học phù hợp nhất vào thứ bảy chủ nhật Đối với nhân viên BĐVH xã học vào các buổi tối
Về địa điểm đào tạo: Đối với nhân viên BĐVH xã học tại huyện, đối với cán bộ TV tỉnh/huyện học tại tỉnh
Về tài liệu đào tạo: Nên xây dựng riêng bộ tài liệu cho từng nhóm Hình thức tài liệu đẹp, đơn giản, đễ hiểu, đặc biệt đối với lĩnh vực CNTT nên có hình ảnh mầu để thuận lợi cho việc tiếp tục ứng dụng
5.7 Bạn đọc và nhu cầu thông tin:
Trang 376- Tham gia líp tËp huÊn vÒ m¸y t_nh (miÔn
ph_) 5- Sö dông c¸c CSDL online 4- T_m kiÕm th«ng tin trong th_ môc ®iÖn tö
3- Sö dông c¸c c«ng cô nghe nh_n (DVD, m¸y
câu hỏi này, tại các điểm BĐVH xã có dịch vụ Internet, có 80% bạn đọc cho rằng điểm
BĐVH xã là ”nơi gọi điện thoại và gửi bưu phẩm”; 17% trả lời “nơi truy cập Internet”
Với câu hỏi “đánh giá chung về TVCC/BĐVH xã?” có 12% số người trả lời “rất hài
lòng”; 45% trả lời “hài lòng”; 31% trả lời “ bình thường”; 9% trả lời “rất không hài lòng”;
3% không có ý kiến; về thái độ phục vụ của thủ thư: 95% bạn đọc đánh giá “rất hài lòng”
và “hài lòng”
Tại các điểm BĐVH xã, khi được hỏi ”bạn đánh giá thế nào về cán bộ khi bạn yêu cầu trợ
giúp trong việc sử dụng máy tính và đọc sách?”: 22% bạn đọc đánh giá “tốt” và “rất tốt”,
78% cho là “trung bình” và “kém”; hỏi về kĩ năng hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ: 62%
đánh giá” tốt” và “rất tốt”; 38% đánh giá “trung bình” và “kém”; hỏi về thái độ phục vụ
của cán bộ: 50% cho là “tốt”, “rất tốt” ; 50% cho là” trung bình”, ”kém”; hỏi về chất
lượng máy tính, phần mềm máy tính và tốc độ đường truyền: 80% bạn đọc đánh giá “rất
không hài lòng” và “bình thường”;
Thói quen sử dụng Internet từ phía bạn đọc với câu hỏi “Ngoài TVCC/BĐVH xã, bạn còn
sử dụng dịch vụ truy cập Internet ở đâu?” có 38% bạn đọc trả lời tại quán cà phê Internet;
19% tại nhà; 14% tại nơi làm việc; 5% tại trung tâm cộng đồng Mục đích sử dụng
Internet của bạn đọc tập trung vào việc để tìm kiếm thông tin về kinh tế, xã hội, văn hoá
và y tế (41%); 23% liên lạc với bạn bè; 21% phục vụ công việc và học tập; 9% tiếp cận
thông tin của TW và địa phương; 6% để tìm kiếm việc làm; 44% để chơi game, số lượng
này tập trung vào học sinh và những thanh niên nông thôn Về hiện trạng và nhu cầu sử
dụng dịch vụ thư viện từ phía bạn đọc, kết quả khảo sát thu được trình bày tại biểu đồ 12
Biểu đồ 4: Hiện trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ TVCC/BĐVH xã từ phía bạn đọc (từ
268 bạn đọc)
Trang 38Kết quả trên cho thấy đại đa số bạn đọc đến thư viện chỉ để đọc sách báo hoặc mượn về nhà, các loại hình dịch vụ khác hiện nay chưa có hoặc chưa thu hút được bạn đọc Tuy nhiên mong muốn từ phía bạn đọc sẽ được sử dụng nhiều loại dịch vụ của thư viện trong thời gian tới
Tại TV tỉnh số lượt bạn đọc tại TV Thái Nguyên khoảng 5.000 lượt/tháng, các tỉ lệ tương ứng với TV tỉnh Nghệ An và TV tỉnh Trà Vinh là 15.000 lượt/ tháng và 5.500 lượt/ tháng Đối tượng đến thư viện tỉnh đại đa số là sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh các trường năng khiếu, trường phổ thông, ngoài ra có một số cán bộ nhà nước và một số người đã về hưu
Tại các thư viện huyện, bình quân số lượt bạn đọc đến thư viện khoảng 360 lượt/tháng Trong số 15 huyện khảo sát, 2 thư viện có số lượng bạn đọc đến thư viện rất cao đó là thư viện huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng 1000 lượt/tháng và thư viện huyện Phú Lương (Thái Nguyên) khoảng 800 lượt/tháng Đối tượng sử dụng thư viện huyện đại đa số là học sinh phổ thông và cán bộ các cơ quan thuộc chính quyền huyện
Tại BĐVH xã: Lượt truy cập tại các BĐVH xã của Thái Nguyên với 5 máy tại 4 điểm đang hoạt động, bình quân 150 lượt/tháng/điểm, khoảng 30 lượt người/tháng/máy Trà Vinh với 70 máy tại 11 điểm BĐVH xã, bình quân 580 lượt/tháng/điểm, khoảng 8 lượt người/tháng/máy Nghệ An với 21 máy tại 4 điểm, bình quân 497 lượt/ tháng/điểm, khoảng 33 lượt/ tháng/máy Đối tượng chính đến truy cập Internet là học sinh phổ thông với mục đích chơi game hoặc chat với bạn bè là chủ yếu, còn với mục đích học tập rất ít Kết quả khảo sát từ phía bạn đọc có một số nhận xét sau:
- Công tác quảng bá, giới thiệu các dịch vụ và hình ảnh của TVCC/BĐVH xã chưa được quan tâm đúng mức hay nói cách khác còn yếu kém, vì vậy bạn đọc biết về TVCC/BĐVH xã chủ yếu là do “tình cờ ngang qua” không phải do công tác quảng bá, giới thiệu từ thư viện mà lẽ ra phải như vậy
- Số lượng bạn đọc “chưa hài lòng” trong việc đánh giá chung về TVCC/BĐVH xã còn chiếm khá lớn, đặc biệt tại những điểm BĐVH xã chất lượng máy tính kém và tốc độ đường truyền chậm chính là lý do không thu hút bạn đọc sử dụng Internet tại các điểm này
- Mục đích sử dụng Internet của bạn đọc khi đến với thư viện hiện nay chủ yếu tập trung tìm kiếm những thông tin về kinh tế, xã hội và văn hoá hoặc phục vụ cho công việc và học tập Điều này gợi ra trong thực tế đối với các TVCC/BĐVH xã trong việc khai thác, xây dựng những trang mục thông tin phù hợp với nhu cầu bạn đọc của từng địa phương
Có rất nhiều lý do tại sao họ chưa đến TVCC/BĐVH xã, trong đó 2 lý do bạn đọc tiềm năng đưa ra rất đáng để quan tâm và suy nghĩ đó là: “ở đấy không có những dịch vụ mà
Trang 39bạn đọc” Ngoài ra, 10% cho rằng “BĐVH xã không cho mượn sách báo về nhà”, 7%” là
do “thời gian mở cửa không phù hợp”, 10% là do “tốc độ truyền Internet chậm phải chờ lâu”
Về thói quen sử dụng Internet đối với bạn đọc tiềm năng, có 55% số người truy cập Internet tại quán càphê, 20% truy cập tại nhà, 16% tại nơi làm việc, 9% tại trung tâm cộng đồng Mục đích truy cập Internet chủ yếu để liên lac với bạn bè (35%), 29% tìm kiếm thông tin phục vụ cho công việc và học tập, 22% đọc tin thông tin về kinh tế xã hội, văn hoá và y tế, 7% tiếp cận thông tin của TW và địa phương, 7% tìm kiếm việc làm
Từ ý kiến thăm dò qua bạn đọc tiềm năng cho thấy rằng:
- Dịch vụ hiện có tại các TVCC/BĐVH xã chưa đáp ứng được với nhu cầu của người dân, những dịch vụ TVCC/BĐVH xã có thì người dân không cần, những gì mà người dân cần thì TVCC/BĐVH xã chưa đáp ứng được
- Thời gian mở cửa của các TVCC/BĐVH xã chưa phù hợp với một số đối tượng, đặc biệt là đối với học sinh và cán bộ công chức nhà nước
- Với thực trạng về chất lượng máy và tốc độ đường truyền như hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân chưa thu hút người dân đến với các điểm BĐVH xã
Qua phỏng vấn bạn đọc và bạn đọc tiềm năng về nhu cầu đào tạo nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính và truy cập Internet: có 42% số người có nhu cầu đào tạo về kiến thức cơ bản máy tính, 48% về cách tìm thông tin trên mạng, 10% về kĩ năng sử dụng CSDL trực tuyến Về đề xuất hình thức đào tạo, có 43% số người muốn tham gia học thực hành trên máy, 37% tư vấn hướng dẫn từ cán bộ thư viện và nhân viên BĐVH xã, 20% qua tài liệu
in ấn phát tay
Trang 406 ĐÁNH GIÁ CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÃ KHẢO SÁT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TVCC/BĐVH XÃ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN MÁY TÍNH VÀ INTERNET TẠI CÁC TVCC/BĐVH XÃ
6.1 Về cơ sở hạ tầng vật chất và trang thiết bị
Các thư viện tỉnh/huyện và điểm BĐVH xã hiện đang trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và hạ tầng thông tin Phòng ốc chưa đáp ứng với mô hình chuyên dụng với công năng của thư viện hiện đại kể cả thư viện cấp tỉnh hay cấp huyện Bố trí sắp đặt không gian trong các phòng dịch vụ chưa khoa học và hợp lý Đặc biệt các điểm BĐVH xã của Thái Nguyên và Nghệ An hiện nay gây mất mỹ quan và không hề thuận tiện đối với người đến sử dụng dịch vụ Trong khi diện tích sử dụng còn chật chội cho BĐVH xã, nhân viên và gia đình họ sinh sống ngay tại điểm dịch vụ (với một góc phòng ngăn riêng.)
Kinh phí đầu tư cho hoạt động thư viện huyện và BĐVH xã rất hạn chế, và nhiều năm liên tục không được cấp kinh phí bổ sung sách và tổ chức các hoạt động chuyên môn khác hoặc được cấp rất ít, trong khi đó công tác luân chuyển sách cũng không hoạt động thường xuyên ở các điểm khảo sát của Thái Nguyên và Trà Vinh Kế hoạch hoạt động cũng như bổ sung sách báo các tài liệu tham khảo phục vụ cho chiến lược phát triển kinh
tế mũi nhọn của tỉnh/huyện/xã chưa được xây dựng Những nguyên nhân trên cho thấy, thực trạng đầu tư chưa đủ, chưa toàn diện lại không có kế hoạch khiến cho mạng lưới thư viện huyện hiện nay còn yếu về nhiều mặt
Một số thư viện tỉnh/thành phố với cơ sở đầu tư ban đầu của Bộ VHTT&DL và của địa phương đã bổ sung thêm nhiều trang thiết bị mới để mở rộng các hình thức phục vụ và dịch vụ Tại 3 thư viện tỉnh khảo sát, việc mở rộng hoạt động CNTT chưa được phát huy, tuy đã có mạng LAN và các máy tính đã kết nối Internet nhưng vì điều kiện cơ sở vật chất
và trang thiết bị có hạn, chưa bố trí được phòng riêng và chưa có một lượng máy tính nào dành riêng cho bạn đọc truy cập Internet Vì vậy, bạn đọc chưa được tiếp cận CNTT, sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin, và tiếp cận các nội dung thông tin cần thiết tại thư viện
Trong khi cả nước đã có 99/623 thư viện huyện ứng dụng CNTT, thì toàn bộ 15 thư viện huyện của 3 tỉnh khảo sát chưa thư viện nào được trang bị máy tính Khó khăn về kinh tế không phải là một yếu tố quyết định, ở đây thiếu sự quan tâm của thư viện tỉnh, của địa phương đối với việc ứng dụng CNTT tại các thư viện huyện khảo sát Mỗi thư viện huyện chỉ cần được trang bị một máy tính, thì việc làm quen với CNTT, và quen với việc xử lí kĩ thuật có hỗ trợ của CNTT cũng sẽ cải thiện đáng kể trình độ CNTTcủa cán bộ thư viện huyện trong thời gian qua Tại hội nghị, hội thảo “Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của thư viện cấp huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa” diễn ra tại Đồng Nai tháng 5/2008, hầu hết các lãnh đạo tỉnh, giám đốc TV trên cả nước đều thừa nhận rằng việc đầu tư ứng dụng CNTT vào hoạt động TV còn gặp rất nhiều khó khăn, cả chủ quan lẫn khách quan
Ngành Bưu chính viễn thông đã chọn được hướng đi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương để tiếp tục mở rộng mạng lưới, đưa công nghệ mới và dịch
vụ mới chất lượng cao đến với đông đảo người dân Trong đó, địa bàn vùng nông nghiệp, nông thôn được chú trọng đầu tư, khai thác thông qua mô hình điểm BĐVH xã Vì vậy