Page 1 ĐỀ SỐ 2 2011 Thời gian: 180 phút Trình bày quan điểm sáng tác văn học của nhà văn Nam Cao. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về hiện trạng và giải pháp của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt hiện nay. Vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh qua bài "Chiều tối" Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương qua thiên tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Page 2 ĐỀ SỐ 2 M ). HS nêu các ý cơ bản sau (trên cơ sở chữ nghĩa rõ ràng, văn phong gãy gọn) -Sau những tìm kiếm, thể nghiệm Nam Cao nhận ra: "nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối " "nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đâu khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than.". Chỗ đứng của nhà văn là ở trong lao khổ "mở hồn ra mà đón lấy những van động của đời". (0,5 điểm) - Nam Cao cho rằng "một tác phẩm thật giá trị" phải đạt đến chiều sâu hiện thực và nhân đạo: "không chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội", "nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn". Luôn đặt ra vấn đề "đôi mắt" là một trong những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực-nhân đạo Nam Cao. (0,5 điểm) - Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao ở sự sáng tạo, tìm tòi. "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp, không được cẩu thả bởi đó là một sự "bất lương".(0,5 điểm) - Trong suốt cuộc đời cầm bút Nam Cao luôn trăn trở về vấn đề "sống và viết", ông luôn chủ trương "sống đã rồi hãy viết".(0,5 điểm) HS phải bộc lộ được kĩ năng bài làm bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 tiếng/âm tiết), bộc lộ được quan niệm đúng đắn, những hiểu biết xã hội Có thể làm bài theo nhiều cách , nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: (0,5 điểm): -Ngôn ngữ là tài sản vô giá của một quốc gia: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ". Vì vậy, tất cả các dân tộc trên thế giới đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ tiếng nói của mình. -Tiếng Việt đã có một lịch sử lâu đời. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tiếng Việt luôn giữ được bản sắc riêng. Các thế hệ người VIệt Nam luôn "yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ vui buồn với cha ông" và luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (1,0 điểm): -Kể từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tiếng Việt đã chính thức trở thành ngôn ngữ quốc gia. Nó ngày càng được hoàn thiện để trở nên chính xác, tinh tế, điêu luyện. Mọi công dân, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ đã góp phần làm giàu có, phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. -Song, ở một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ hiện tượng sử dụng ngôn ngữ lai căng, pha tạp thậm chí xuyên tạc đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó khiến cho tiếng Việt mất dần đi sự trong sáng vốn có. Đây là một hiện trạng đáng lo ngại, cần được báo động và điều chỉnh kịp thời. Page 3 (1,0 điểm): -Giáo dục ý thức giữ gìn vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc đến mọi người dân đặc biệt là giới trẻ, học sinh sinh viên. Cần phải đưa vấn đề này vào nhà trường như một nội dung của môn học tiếng Việt. -Các phương tiện thông tin đại chúng cần đi tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng tiếng Việt một cách chính xác, trong sáng. -Nâng cao "văn hóa đọc", "văn hóa giao tiếp" để mọi người ý thức nói/ viết đúng và hay, có văn hóa. -Những người sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, sai nguyên tắc cần bị cộng đồng lên án, tẩy chay. (0,5 điểm) Kiểu bài nghị luận văn học này nhằm đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận và năng lực cảm thụ văn chương của HS. Bài viết phải đảm bảo những quy cách thông thường. Có những cách tổ chức bài viết khác nhau, nhưng cuối cùng bài viết phải có các ý chính như sau: * (0,5 điểm) Vài nét về "Nhật kí trong tù" và hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Chiều tối". * (2,5 điểm): Hai câu đầu của bài thơ là bức tranh thiên nhiên chiều tối ở miền sơn cước được vẽ bằng bút pháp chấm phá với những đường nét, chất liệu quen thuộc: áng mây và cánh chim chiều. Qua cảnh người đọc cảm nhận được tâm trạng mệt mỏi, cô đơn của người tù sau một ngày đầy ải. So sánh đối chiếu bản dịch với nguyên tác khi phân tích các hình ảnh, từ ngữ: "cô vân", "mạn mạn". Hai câu sau, tứ thơ có sự vận động, chuyển sang bức tranh sinh hoạt chiều tối với hình ảnh trung tâm là một sơn thôn thiếu nữ. Bác thể hiện sự cảm thông đối với nỗi vất vả của một người lao động Trung Quốc đồng thời chia sẻ niềm vui trong lao động với cô gái. Bài thơ chiều tối nhưng kết thúc bằng hơi ấm tình người và sự lạc quan. Tác giả sử dụng thành công bút pháp vẽ mây nẩy trăng, lối điệp liên hoàn câu chữ và nhãn tự "hồng". * (1,5 điểm) Tác phẩm toát lên vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của con người vĩ đại Hồ Chí Minh với trái tim "ôm trọn kiếp người" với tấm lòng nhân ái "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Con người ấy là thi sĩ nhưng cũng là chiến sĩ với chất thép về tinh thần trong những vần thơ "không nói chuyện thép, không lên giọng thép" "Chiều tối" là bài thơ tứ tuyệt thể hiện những vẻ đẹp đặc trưng của thơ Bác về nghệ thuật: ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần nhuyễn chất thép và chất tình, màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại (0,5 điểm) Đánh giá chung: "Chiều tối" xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Hồ Chí Minh. Vài nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường và xuất xứ của tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông" Vẻ đẹp của sông Hương từ góc độ tự nhiên: Page 4 -Ở thượng nguồn sông Hương giống như một bản trường ca của rừng già với những tiết tấu đa dạng khi thì "rầm rộ, mãnh liệt" lúc lại "dịu dàng, đắm say". "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại". -Ra khỏi rừng, "sông Hương nhanh chóng mang một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ" nó chẳng khác nào người gái đẹp "nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại". Hành trình về thành phố của sông Hương thật dài, nhiều khúc quanh, ngã rẽ. Vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả như một bức tranh nhiều màu sắc "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". -Đoạn miêu tả sông Hương khi chảy vào lòng thành phố thực sự là một đoạn tuyệt bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với cảm nhận tinh tế và một ngòi bút tài hoa, ông đã miêu tả con sông như một mĩ nhân, một tình nhân. Đường cong làm cho con sông mềm hẳn đi "như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu"; điệu chảy lặng lờ của nó là "điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế". Khi sông Hương đột ngột đổi dòng để găp lại thành phố, nhà văn đã gọi đó là "nối vần sông Hương đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố, nhà văn đã gọi đó là "nối vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Vẻ đẹp của sông Hương từ góc độ lịch sử, văn hóa: -"Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó". Bằng một lối điểm sử vừa ngẫu hứng, vừa tài hoa đậm mầu sắc tùy bút, tác giả đã chỉ ra sự song hành của sông Hương với lịch sử thành phố Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Sông Hương là "dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc". -"Có một dòng thi ca về sông Hương", dòng sông ấy không bao giờ lặp lại minh. Tác giả thiên tùy bút đã tổng kết một cách ngắn gọn và phóng túng những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương qua "cái nhìn tinh tế của Tản Đà", "trong khí phách của Cao Bá Quát" và qua thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu. -Trong tình yêu và cảm nhận rất riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương còn là "một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya" nhà văn khẳng định "toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này". Như vậy, sông Hương là cội nguồn cảm hứng cho thơ và nhạc. *(1,5 điểm) Vẻ đẹp của sông Hương trong thiên tùy bút "rất nhiều ánh lửa" của Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Sông Hương vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn khi nó được cảm nhận bởi một cái tôi uyên bác, tinh tế, tài hoa. Thiên tùy bút có mạch văn phóng túng đầy ngẫu hứng, đậm chất trữ tình. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng giàu có của tác giả khiến cho con sông hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, đầy biến hóa. Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có những cách so sánh, ví von rất sáng tạo, gây bất ngờ Tác phẩm thực sự là một huyền thoại về một dòng sông- một huyền thoại được viết nên bởi tình yêu, sự ham hiểu biết về Huế và một ngòi bút tài hoa hiếm có. *(0,5 điểm) Đánh giá chung "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một trong những tùy bút hay nhất, in đậm dấu ấn phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường. . người dân đặc biệt là giới trẻ, học sinh sinh viên. Cần phải đưa vấn đề này vào nhà trường như một nội dung của môn học tiếng Việt. -Các phương tiện thông tin đại chúng cần đi tiên phong, gương. một cách chính xác, trong sáng. -Nâng cao " ;văn hóa đọc", " ;văn hóa giao tiếp" để mọi người ý thức nói/ viết đúng và hay, có văn hóa. -Những người sử dụng ngôn ngữ một cách. Kiểu bài nghị luận văn học này nhằm đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận và năng lực cảm thụ văn chương của HS. Bài viết phải đảm bảo những quy cách thông thường. Có những cách tổ chức bài viết