ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ Có đáp án Họ và tên: ……………………………. Lớp: 9A1 BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1950 – 1953 ) Câu 1 Sau chiến thắng Biên giới Thu – Đông 1950, quân ta lien tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp – Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch. Trên chiến trường trung du và đồng bằng, trong đông – xuân 1950 – 1951 quân ta mở 3 chiến dịch: Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch từ đường số 18 từ Phả Lại đi Uông Bí, chiến dịch Hà – Nam – Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Sau khi TD.Pháp tập trung lực lượng đánh Hòa Bình, Ta vừa cho quân ba vây truy kích tiêu diệt địch trên mặt trận Hòa Bình, vừa đẩy mạng hoạt động chống phá kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ của chúng và kết thúc chiến dịch ngày 23 – 2 – 1952 Bộ đội ta chuyển hướng tiến công địch ở chiến trường rừng núi, mở chiến dịch đánh địch ở Tây Bắc: 14 – 10 – 1952 quân ta tiến công địch trên Nghĩa Lộ, tiếp đó đánh Lai Châu, Sơn La và Yên Bái. Đầu năm 1953, Ta cùng Lào mở chiến dịch thượng Lào. 8 – 4 – 1953 chiến dịch bắt đầu Câu 2 Niên đại Sự kiện 6 - 1950 Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 2 – 1951 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Đông – Xuân 1950 – 1951 Quân ta mở 3 chiến dịch ở trung du và đồng bằng 3 – 3 – 1951 Mặt trận Liên Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt 11 – 1951 Chiến dịch Hòa Bình 1 – 5 – 1952 Đại hội anh hung và chiến sĩ thi đua lần 1 10 – 1952 Chiến dịch Tây Bắc 4 – 1953 Chiến dịch Thượng Lào 12 – 1953 Quốc hội khóa 1 thông qua luật cải cách ruộng đất BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) Câu 1 Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ), tỉnh Lai Châu (hiện nay đã tách thành tỉnh Điện Biên) giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava và mọi mưu đồ chiến lược của đế quốc Pháp - Mĩ, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Như vậy, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Câu 3 BÀI 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) Câu 1. 1.Hoàn thành cải cách ruộng đất 1953 – 1956 tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất có khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho trên 2 triệu nông hộ Kết quả: bộ mặt nông thôn thay đổi ở miền bắc, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối lien minh công nông được củng cố vững chắc. góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương sau chiến tranh 2. khôi phục kinh tê, hàn gắn vết thương sau chiến tranh - Nông nghiệp: Cuối 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói được đẩy lùi. - Công nghiệp: các cơ sở công nghiệp được khôi phục và m? r?ng h?u h?t cỏc co s? cụng nghi?p quan tr?ng, nhi?u nh� mỏy du?c xây dựng mới. Năm 1957 có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lý. - Thủ công nghiệp: nhiều mặt hàng được sản xuất thêm, thợ thủ công tăng, dỏp ?ng nhu c?a nhõn dõn. - Thương nghiệp: mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán được mở rộng v� phỏt tri?n 1957 ta đặt quan hệ buôn bán với 27 nước. - Giao thông vận tải: gần 700 km đường sắt được khôi phục; đường bộ, cảng biển được sửa chữa, xây dựng; đường hàng không được khai thông. 3. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế văn hóa - Cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh. Kết quả: xoá bỏ quan hệ người bóc lột người thúc đẩy sản xuất phát triển. - Kinh tế: trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Cuối 1960, đã có 172 cơ sở công nghiệp lớn do trung ương quản lí và 500 cơ sở địa phương quản lí. Văn hoá - Giáo dục- Y tế phát triển, năm 1960 căn bản xoá được nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng. Số học sinh phổ thông và sinh viên đại học đều tăng. Câu 2. Trong 5 năm (1961 – 1965) một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… được chuyển vào chiến trường. Ngày càng nhiều đơn vị vũ trang, nhiều cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện đưa vào chiến trường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng Câu 3. Niên đại Sự kiện lịch sử 1962 Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh… 2 – 1 – 1963 Quân dân ta ở miền Nam dành nhiều thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc 8 – 5 – 1963 2 vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền SG cấm treo cờ phật 11 – 6 – 1963 Trên đường phố SG hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm 16 – 6 – 1963 Một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng SG làm rung chuyển chế độ SG 1 – 11 – 1963 Mĩ chỉ đạo các tướng lĩnh trong quân đội SG do Dương Văn Minh cầm đầu làm đảo chính lật đổ chính quyền của an hem Diệm – Nhu với hi vọng ổn định tình hình 1964 - 1965 Chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 trên chiến trường miền Nam và miền Trung BÀI 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1965 – 1973) Câu 1. Chiến tranh cục bộ Việt Nam Hóa chiến tranh Giống + Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. + Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ. + Đều bị thất bại. Khác Địa bàn diễn ra Vừa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc. Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương Thủ đoạn cơ bản Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định. Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết". Lực lượng tham chiến Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ. Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước. Kết quả Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa- ri. Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước. Câu 2. Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ chuyển sang chiến lược “VN hóa chiến tranh” ở miền nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thực hiện chiến lược “ Đông Dương hóa chiến tranh” Chiến lược “VN hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội SG là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự Quân đội SG còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở đông dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược CPC (1970) tăng cường chiến tranh Lào (1971) thực hiện âm mưu “Dùng người Đông dương đánh người Đông Dương” Kết quả Thất bại nặng nề. Câu 3. Niên đại Sự Kiện 1970 – 1971 Nhân dân ta cùng nhân dân 2 nước CPC và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị 24 và 25 – 4 – 1970 Họp hội nghị cấp cao 3 nước VN-Lào-CPC 30 – 4 đến 30 – 6 – 1970 Quân đội VN phối hợp quân dân CPC đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC 12 – 2 đến 23 – 3 – 1971 Quân đội VN phối hợp quân dân Lào đập tan cuộc hành quân xâm lược tên “Lam Sơn – 719” p/s quá mỏi tay === GOOD LUCK === Tùng Lâm . ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ Có đáp án Họ và tên: ……………………………. Lớp: 9A1 BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG. tranh của Pháp – Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch. Trên chiến trường trung du và đồng bằng, trong đông – xuân 1950 – 1951 quân ta mở 3 chiến dịch: Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch. 2 Niên đại Sự kiện 6 - 1950 Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 2 – 1951 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Đông – Xuân 1950 – 1951 Quân ta mở 3 chiến dịch ở trung du và đồng bằng 3 – 3 – 1951