Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH PHÚ YÊN
ĐỀ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2008-2009
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
-CÂU 1: (3 điểm)
Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ
áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà – Ngữ văn 9, tập1, trang 7)
a/ Phần được trích trên có mấy đoạn văn? Hãy phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức các đoạn văn của phần được trích trên
b/ Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên
CÂU 2: (3 điểm)
Chép lại theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm
Tiến Duật Nêu cảm nhận của em về nhan đề và khổ thơ ấy
CÂU 3: (4 điểm)
Người xưa có câu: “Thương người như thể thương thân” Trong xã hội ta hiện nay,
không ít người có tấm lòng như vậy Hãy nêu những suy nghĩ của em về vấn đề đó
-HẾT -
Họ và tên thí sinh:……… …Số báo danh:……… Chữ ký giám thị 1:……… ………Chữ ký giám thị 2:………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2008-2009
Môn thi : NGỮ VĂN
-
I/ CÂU 1
1/ Yêu cầu cần đạt
a/ Phần được trích trên gồm có 3 đoạn văn Các đoạn văn liên kết với nhau:
-Về nội dung:
* Các đoạn văn trên đều phục vụ cho chủ đề chung của văn bản đó là nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Các đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Đoạn 1 đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống Đoạn 2 và 3 khẳng định nét đẹp, nét văn hóa của cách sống ấy (đoạn 2 khẳng định sự giản dị, đạm bạc trong cách sống ấy của Người không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là cách sống của những nhà hiền triết Đoạn 3 tiếp tục khẳng định lối sống của Người cũng không phải là cách tự thần thánh hóa , tự làm cho khác đời, hơn người mà là một lối sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên)
-Về hình thức:
*Các đoạn đứng sau liên kết với đoạn trước bằng cách lặp từ ngữ hoặc sử dụng từ
ngữ có tác dụng thay thế những từ ngữ đã có ở câu trước (đoạn 2 lặp lại từ Người (chỉ Bác Hồ) và thế đại từ đó (chỉ chiếc nhà sàn của Bác Hồ) để liên kết với đoạn 1; đoạn 3 thế từ
Bác Hồ để liên kết với đoạn 2)
b/ Các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên:
-Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi)
-Kết hợp giữa kể và bình luận
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy
sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu
2/ Biểu điểm
-Điểm 3: Thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở mục a, b phần 1
-Điểm 1,5: Thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở mục a hoặc b phần 1
Ở mục b, nếu học sinh nêu được nghệ thuật đối lập, nghệ thuật kết hợp giữa kể và bình luận cùng với việc phân tích ngắn gọn mỗi nghệ thật một chi tiết để làm rõ thì vẫn đạt điểm tối đa phần này (vì việc đưa ra thơ Nguyễn Bỉnh khiêm; dùng từ Hán -Việt là nhằm mục đích cuối cùng là bình luận sự việc)
Nếu:
* Chỉ nêu được các biện pháp nghệ thuật mà không nêu ra chi tiết và chưa phân tích được thì chỉ cho tối đa là 0,75 điểm
* phân tích chưa đủ, còn sơ sài chỉ cho tối đa là 1 điểm
Trang 3-Học sinh trả lời đúng số đoạn văn: 0,5 điểm
-Học sinh trả lời đúng liên kết nội dung hoặc hình thức giữa các đoạn văn: 0,5 điểm (nếu còn thiếu hoặc sai sót phần liên kết nội dung hoặc hình thức thì có thể cho 0, 25 điểm hoặc 0 điểm)
II/ CÂU 2
1/ Yêu cầu cần đạt
a/ Chép đúng, đầy đủ khổ thơ
b/ Nêu cảm nhận về nhan đề và khổ thơ
*Nhan đề: Có vẻ như dài và thừa (chỉ cần viết Tiểu đội xe không kính là đủ), nhưng nhà thơ lại viết Bài thơ về tiểu đội xe không kính Hai chữ bài thơ nói về cách khai thác
hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu khai thá chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh
*Khổ thơ đầu: Câu 1 là câu thơ lạ vì quá giản dị như một lời nói thường:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Câu thơ như một câu văn xuôi Hình ảnh thơ lại càng lạ Xưa nay hình ảnh đi vào thơ thường được mỹ lệ hóa, lãng mạn hóa và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là thực Ở đây, hình ảnh những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi
Cái nguyên nhân của nó cũng rất thực: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Giọng thơ thản
nhiên rất lạ Rồi người đọc bỗng nhận ra chất thơ rất đẹp từ hình ảnh ấy: bom đạn khốc liệt của chiến tranh có thể làm cho những chiếc xe mang đầy thương tích nhưng những chiếc
xe như vậy vẫn ngang tàng băng ra chiến trường Chính chất thơ ấy đã làm cho những chiếc xe không kính trở thành hình ảnh thơ độc đáo
Ở 2 câu thơ sau, hình ảnh người lính hiện ra với tư thế ung dung mà hiên ngang Xe không kính, đó là sự thiếu thốn phương tiện Nhưng thật bất ngời, người lính lại biến thiếu thốn đó thành một sự hưởng thụ, một cách tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài:
Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Những chữ nhìn lặp đi lặp lại như một niềm sảng khoái bất tận Không có kính càng dễ
nhìn đất, nhìn trời, với tư thế nhìn thẳng thật hiên ngang
c/ Diễn đạt tốt, không mắc lỗi
2/ Biểu điểm
a/ Chép đúng, đầy đủ khổ thơ: 1 điểm
b/ Hiểu ý nghĩa của nhan đề và thể hiện được cảm nhận của mình: 1 điểm
Thể hiện được cảm nhận của mình về đoạn thơ đầu qua việc phân tích tốt các chi tiết thơ tiêu biểu: 1 điểm
Nếu hiểu ý nghĩa đoạn thơ nhưng phân tích còn sơ sài thì có thể cho từ 0,25 đến 0,75 điểm
Lưu ý: cần phát huy những bài có cách diễn đạt và tư duy sáng tạo nhưng có sức
thuyết phục người đọc
Trang 4III/ CÂU 3
1/ Yêu cầu chung
-Nắm chắc kỹ năng nghị luận xã hội Ở đây là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo
lí
-Diễn đạt tốt, ý tưởng phong phú, thể hiện được cảm nhận riêng của mình
2/ Yêu cầu cụ thể về nội dung
Bằng nhiều cách trình bày khác nhau nhưng bài phải thể hiện được những nội dung sau:
-Mở bài: nêu vấn đề tư tưởng đạo lí cần nghị luận: ở đây là câu tục ngữ nói về lòng thương người và truyền thống tốt đẹp ấy của con người Việt Nam
-Thân bài: Thể hiện cảm nhận của mình qua việc nghị luận vấn đề:
*Giải thích, chứng minh vấn đề (qua những dẫn chứng trong văn học và đời sống)
*Nhận định, đánh giá vấn đề trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung Nêu lên quan điểm riêng của mình
-Kết bài: tổng kết; nêu nhận thức mới; đề ra hành động
3/ Biểu điểm
-Điểm 4: Thể hiện tốt, đầy đủ các nội dung của phần 2 Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục Diễn đạt tốt
-Điểm 3,5: Thể hiện tốt phần lớn các nội dung của phần 2 Lập luận chặt chẽ Diễn đạt có thể còn mắc 1,2 lỗi nhỏ
-Điểm 3: : Hiểu được nội dung vấn đề Giải thích và chứng minh được vấn đề Phần đánh giá, thể hiện quan điểm của mình còn hạn chế, chưa có sức thuyết phục Diễn đạt mắc không quá 3 lỗi
-Điểm 2: Hiểu được nội dung vấn đề Giải thích được vấn đề song phần chứng minh chưa có sức thuyết phục chưa đánh giá được vấn đề và chưa thể hiện được quan điểm của mình Diễn đạt mắc không quá 4 lỗi
-Điểm 1: Bố cục bài viết không rõ ràng Viết chung chung về nội dung này Lập luận không rõ ý Diễn đạt mắc nhiều lỗi
Lưu ý: cần phát huy những bài có cách diễn đạt và tư duy sáng tạo, lập luận sắc bén,
thể hiện suy nghĩ riêng nhưng có sức thuyết phục người đọc
-