1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân

61 651 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 458 KB

Nội dung

Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân

Trang 1

Trong hệ thống các NHTM để đáp ứng sự cạnh tranh các Ngân hàng khôngngừng áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại để đổi mới và nâng cao chất lượngdịch vụ Và việc thay đổi mô hình giao dịch đa cửa sang mô hình giao dịch một cửa

đã diễn ra ở một số ngân hàng nhằm giảm thiểu sự phiền hà đối với khách hàng vàrút ngắn thời gian giao dịch, cũng như có điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn

Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình giao dịch mới, các ngân hàng đã và đang gặpphải những khó khăn cả về khách quan cũng như chủ quan nên chưa có điều kiện ápdụng cho tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống Trong thời gian thực tập tại Ngânhàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân, có điều kiện tìmhiểu về mô hình giao dịch tại đây, cùng với tham khảo mô hình giao dịch tại một số

ngân hàng khác, “Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân” là đề tài mà em lựa chọn.

Trang 2

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA

1 Hoạt động chủ yếu của NHTM

1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại.

Hoạt động Các tổ chức trung gian tài chính là một bộ phận hợp thành hệthống tài chính trong nền kinh tế thị trường có chức năng dẫn vốn từ những người cókhả năng cung vốn tới những người có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện về vốncho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Trong các trung gian tài chính thì ngân hàngchiếm vị trí quan trọng nhất

Ngân hàng thương mại là một loại trung gian tài chính có số lượng lớn nhấttrong hệ thống các tổ chức trung gian tài chính và thực hiện phần lớn hoạt động củacác tổ chức trung gian tài chính nói chung

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính chuyển hoá những khoảntiết kiệm, tài sản chưa sử dụng của một bộ phận khách hàng này đến tay bộ phậnkhách hàng khác đang cần vay để sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng

Ngân hàng thương mại tập trung và huy động hình thức vốn bằng cách nhậntiền gửi của dân chúng rồi tiến hành cho vay các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu

và chi phí giao dịch đối với những nhà cho vay

Như vậy, ngân hàng thương mại đóng một vai trò cực kì quan trọng trong hệthống tài chính Nó góp phấn đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường Trên

cơ sở đó tạo điều kiện kích thích đầu tư phát triển kinh tế

Pháp lệnh về ngân hàng năm 1970 của Việt Nam định nghĩa “ Ngân hàngthương mại là hình thức tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động khác có liên quan Các loại hình ngân hàng thương mại phân

Trang 3

theo tính chất và mục tiêu hoạt động gồm: Ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư,ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.

Khi thực hiện vai trò trung gian chuyển vốn từ người cho vay sang người đivay, các ngân hàng thương mại đã tạo ra những công cụ tài chính thay cho tiền làmphương tiện thanh toán như tiền gửi không kì hạn thanh toán bằng séc…Thông quaquá trình đó đưa lại kết quả là đại bộ phận tiền giao dịch trong giao lưu kinh tế là tiềnqua ngân hàng

 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

 Tiền gửi của kho bạc nhà nước

 Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…

1.2.1.2 Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá

Đây là phần vốn mà Ngân hàng thương mại có được qua việc phát hành cácgiấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi

1.2.1.3 Vốn vay của tổ chức tín dụng khác và của ngân hàng trung ương

Ngân hàng thương mại có thể vay vốn ở ngân hàng thương mại khác hoặc vayvốn ở ngân hàng trung ương

1.2.1.4 Các nguồn vốn khác

 Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng lam trung gian thanhtoán trong nền kinh tế

Trang 4

 Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoàinước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá , xã hội.

1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

1.2.2.1 Nghiệp vụ cho vay:

Cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu của các Ngân hàng thươngmại hoạt động này rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

 Cho vay thông thường

Là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữangân hàng cho vay và khách hàng đi vay bao gồm:

- Cho vay có tài sản thế chấp

- Cho vay có tài sản cầm cố

- Cho vay có bảo lãnh

- Cho vay tín chấp

 Chiết khấu thương phiếu:

Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó người vay tạm thời chuyển nhượngquyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để lấy một số tiền nhỏ hơnmệnh giá của thương phiếu

 Bao thanh toán:

Là dịch vụ do công ty con của ngân hàng thực hiện trong đó ngân hàng mualại các khoản nợ của các doanh nghiệp nào đó để rồi sau đó nhận lại các khoản chi trảcủa các yêu cầu đó Thông thường các khoản nợ này là khoản nợ ngắn hạn

1.2.2.2 Nghiệp vụ đầu tư:

 Đầu tư trực tiếp: Hùn hạp, liên doanh, liên kết, thành lập công ty con hoặcmua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, mua cổ phiếu sáng lập

 Đầu tư gián tiếp: Mua trái khoán nhà nước (công trái nhà nước), tín phiếu khobạc nhà nước, tín phiếu ngân hàng nhà nước

1.1.2.3 Hoạt động khác:

Nghiệp vụ trung gian bao gồm:

Trang 5

 Chuyển tiền.

 Thư tín dụng

 Nghiệp vụ uỷ thác

 Mua bán hộ công trái, kim khí quý, ngoại tệ

 Phát hành, đăng kí hộ cổ phiếu mới phát hành

 Cho thuê két sắt

 Cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh

 Tư vấn quản trị doanh nghiệp

 Thanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản

 Thực hiện các uỷ nhiệm về chuyển tiền thừa kế tài sản

2 Mô hình giao dịch “nhiều cửa”

Giao dịch

viên ghi Có

Kiểm soát

Nhập chứng từ vào máy tính

Trang 6

(1)- Khách hàng yêu cầu giao dịch.

(2)- Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát

(3)- Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên

(4)- Giao dịch viên ghi nợ, chuyển chứng từ ghi có cho giao dịch viên ghi có

(5)- Giao dịch viên ghi có trả lại chứng từ cho giao dịch viên ghi nợ

(6)- Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt

(7)- Khách hàng tới bộ phận quỹ để nhận tiền

(8)- Bộ phận quỹ trả tiền (thu) cho khách hàng

Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toánvào sổ sách kế toán theo qui định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt kháchhàng phải nộp (nhận) tại quỹ chính của Ngân hàng Do vậy năng suất lao động sẽkhông cao, khách hàng phải qua nhiều khâu, cửa để hoàn thành giao dịch của mình

Cụ thể, khi khách hàng giao dịch với Ngân hàng thì phải nộp chứng từ kế toán chođúng thanh toán viên giữ tài khoản của mình và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịchthường thì khách hàng vẫn phải qua nhiều cửa: thanh toán viên; thủ quỹ; cán bộnghiệp vụ có liên quan

3 Mô hình giao dịch một cửa

3.1 Khái niệm

Trong bối cảnh tài chính luôn biến đổi, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngàycàng gay gắt Để chiến thắng trong trận chiến giành lấy khách hàng, ngân hàng phảicung cấp cho khách hàng những gì khách hàng muốn Với phương châm khách hàng

là trung tâm như vậy, các ngân hàng từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức để thoả mãntốt hơn nhu cầu của khách hàng Đó là việc thực hiện mô hình giao dịch một cửa

Giao dịch một cửa là phương thức tổ chức cung ứng dich vụ của tổ chức tíndụng cho khách hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viêncủa tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ giao dịch viên đó

Trang 7

3.2 Phạm vi điều chỉnh

Quy chế giao dịch một cửa điều chỉnh các giao dịch sau:

 Giao dịch thu - chi tiền mặt: bao gồm nhận, trả tiền gửi từ tài khoản tiềngửi, tài khoản tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, và các giaodịch thu chi tiền mặt khác

 Giao dịch thanh toán, chuyển tiền: Thanh toán qua tài khoản thanhtoán, phát hành séc, thẻ ngân hàng; chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc

du lịch; và các giao dịch thanh toán khác

 Các giao dịch khác: được áp dụng tùy theo mức độ về điều kiện thựchiện giao dịch một cửa của tổ chức tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo các quyđịnh và nội dung quy trình nghiệp vụ liên quan đến loại giao dịch đó

3.3 Giải thích các từ ngữ

 Giao dịch viên là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng trực tiếp giao dịch vớikhách hàng, chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các nhu cầu của khách hàngtheo thẩm quyền trong việc lập, kiểm soát và phê duyệt chứng từ giao dịch

 Kiểm soát viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được phâncấp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt cácgiao dịch trong phạm

vi trách nhiệm được phân công

 Hạn mức giao dịch: là giá trị tối đa của một giao dịch mà giao dịch viênđược phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của kiểm soát viên Mỗi loạigiao dịch có các hạn mức khác nhau

 Hạn mức tồn quỹ: là số dư tiền mặt tối đa mà giao dịch viên được phépgiữ tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch

 Bộ phận quỹ: là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm

tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với

Trang 8

các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạnmức của giao dịch viên).

 Quầy giao dịch: là nơi giao dịch viên thực hiện việc giao dịch vớikhách hàn

3.4 Chứng từ kế toán trong giao dịch một cửa

Chứng từ kế toán trong giao dịch một cửa bao gồm 2 loại: chứng từ dokhách hàng xuất trình và chứng từ do giao dịch viên lập theo mẫu quy địnhcủa tổ chức tín dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ trong giao dịch một cửa(chứng từ in sẵn theo quyển và/hoặc chứng từ do máy tính in ra) Chứng từ kếtoán trong giao dịch một cửa phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành vềchế độ chứng từ kế toán và quy định tại Quy chế này

3.4.1 Lập chứng từ kế toán:

 Chứng từ giao dịch với khách hàng: căn cứ vào giấy tờ, chứng từ (đãkiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ) do khách hàng xuất trình, giao dịch viên tiếnhành nhập các dữ liệu vào hệ thống và in chứng từ theo quy định của tổ chứctín dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ của giao dịch tương ứng do tổ chứctín dụng ban hành Chứng từ do giao dịch viên lập phải được in đầy đủ cácthông tin về giao dịch trước khi chuyển cho các bộ phận liên quan hoặc trảcho khách hàng

 Cuối ngày, giao dịch viên phải lập Bảng kê chứng từ giao dịch vớikhách hàng trong ngày theo quy trình và mẫu quy định do Tổ chức tín dụngban hành

3.4.2 Kiểm soát chứng từ:

Trang 9

 Đối với các giao dịch trong hạn mức: giao dịch viên vừa là người lập vàvừa là người kiểm soát chứng từ và chỉ có 1 chữ ký của giao dịch viên trênchứng từ.

 Đối với giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê duyệtcủa người có thẩm quyền: các chứng từ phải được kiểm soát viên kiểm tra vàkiểm soát Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ ký của người lậpchứng từ (giao dịch viên) và người kiểm soát chứng từ (kiểm soát viên)và/hoặc của các cấp có thẩm quyền theo phân cấp của tổ chức tín dụng

 Đối với bảng kê chứng từ giao dịch trong ngày của giao dịch viên: giaodịch viên và kiểm soát viên phải kiểm tra, đối chiếu giữa bảng kê chứng từgiao dịch trong ngày với các chứng từ giao dịch của khách hàng và của tổchức tín dụng (nếu có) để đảm bảo khớp đúng và các chứng từ được hạchtoán chính xác Trên bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của giao dịch viên và củakiểm soát viên

3.4.3 Luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán:

Hàng ngày, toàn bộ chứng từ hạch toán (bao gồm các chứng từ ghi sổ

và chứng từ gốc đính kèm) kể cả bảng kê giao dịch sau khi được các bộ phận

có liên quan kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu phải được luân chuyển tập trung

về bộ phận kế toán tổng hợp để thực hiện kiểm tra, đối chiếu lại (kiểm trasau), bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành Việc luânchuyển chứng từ do các tổ chức tín dụng hướng dẫn chi tiết theo từng nghiệp

Trang 10

- Phân cấp và phân quyền cho các thành viên tham gia quá trình giaodịch một cửa Quy định hạn mức giao dịch cho từng giao dịch viên

- Được cấp mã khóa bảo mật để thực hiện chức năng theo thẩm quyềncủa mình trong việc kiểm soát và duyệt (ký) chứng từ, hoặc ủy quyềncho người khác thực hiện quyền kiểm soát và duyệt (ký) chứng từ trênmáy và trên giấy theo quy định

- Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ yêu cầu phải có chữ

ký của người phê duyệt theo quy định Định kỳ hoặc đột xuất có tráchnhiệm xem xét và điều chỉnh hạn mức giao dịch cho từng giao dịchviên cho phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị mình

- Tuyệt đối giữ bí mật các mã khoá bảo mật, chữ ký điện tử được cấp;định kỳ phải thay đổi để tránh bị lấy cắp, lợi dụng, tham ô chiếm đoạttài sản của Tổ chức tín dụng và khách hàng; chịu trách nhiệm trướcpháp luật về những tổn thất xảy ra do để mất hoặc tiết lộ mã khóa bảomật và chữ ký điện tử được cấp

3.5.2 Đối với Kiểm soát viên

 Quyền hạn:

Trang 11

- Kiểm tra và phê duyệt các giao dịch vượt hạn mức của giao dịch viên

và các giao dịch khác theo sự phân cấp, phân quyền của Tổng Giámđốc (Giám đốc)

- Kiểm tra và ký xác nhận trên bảng liệt kê chứng từ giao dịch trongngày của giao dịch viên

từ mà giao dịch viên thực hiện trong ngày với bảng liệt kê giao dịchcuối ngày của giao dịch viên

- Tuyệt đối giữ bí mật các loại mã khóa bảo mật, chữ ký điện tử theoquy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổng Giám đốc (Giámđốc) và trước pháp luật về những tổn thất xảy ra do để mất hoặc tiết lộ

mã khoá bảo mật và chữ ký điện tử

3.5.3 Đối với giao dịch viên

Trang 12

phụ trách Các giao dịch vượt hạn mức phải được kiểm soát viên phêduyệt theo quy định trước khi thực hiện.

 Trách nhiệm

- Giao dịch viên chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng thực hiện giaodịch, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xáccủa nội dung các giao dịch được phân công thực hiện

- Giao dịch viên phải tuân thủ và thực hiện đúng nhiệm vụ mà mìnhđược phân công, kiểm tra tính khớp đúng giữa chứng từ phát sinh thực

tế, số dư tồn quỹ thực tế và số liệu trên hệ thống

- Giao dịch viên phải tuyệt đối giữ bí mật các mã khóa bảo mật và chữ

ký điện tử được cấp theo quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệmtrước Tổng Giám đốc (Giám đốc) và trước pháp luật về những tổn thấtxảy ra do để mất hoặc tiết lộ mã khoá bảo mật và chữ ký điện tử

- Tuân thủ đúng quy trình về giao nhận và kiểm đếm tiền với bộ phậnquỹ và khách hàng Trường hợp thiếu hoặc vượt hạn mức tồn quỹ,giao dịch viên phải báo cáo để thực hiện đúng quy định của tổ chức tíndụng về hạn mức tồn quỹ Cuối ngày phải tiến hành đối chiếu, đảmbảo khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với số tiền ghi trên sổ kế toán, vàchuyển toàn bộ số dư tồn quỹ về bộ phận quỹ

3.5.4 Đối với bộ phận quỹ

 Quyền hạn

Bộ phận quỹ có quyền kiểm tra hạn mức tồn quỹ của giao dịch viên theo quyđịnh

 Trách nhiệm:

Trang 13

- Bộ phận quỹ chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tuyệt đối về số tiền vàtài sản mà mình quản lý, tuân thủ các chế độ, nguyên tắc về giao nhậntiền và tài sản, đảm bảo đối chiếu khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với

số liệu trên sổ kế toán

- Hàng ngày, bộ phận quỹ tạm ứng tiền cho giao dịch viên thực hiện cácloại giao dịch phát sinh theo quy định Trong quá trình giao dịch, bộphận quỹ thực hiện thu hồi tiền vượt hạn mức tồn quỹ của giao dịchviên hoặc tiếp quỹ nếu tồn quỹ của giao dịch viên thấp hơn hạn mứcquy định Cuối ngày, bộ phận quỹ phải thực hiện điều chuyển toàn bộ

số dư tồn quỹ của giao dịch viên về quỹ quản lý của mình

3.6 Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn tài sản trong giao dịch một cửa.

3.6.1 Hạn mức giao dịch thu - chi tiền mặt và hạn mức tồn quỹ trong ngày đối với giao dịch viên

 Hạn mức giao dịch và hạn mức tồn quỹ được giao cho giao dịch viênphải phù hợp với trình độ, năng lực của giao dịch viên và loại giao dịch màgiao dịch viên được phép thực hiện, đồng thời phải gắn với khả năng kiểmsoát của tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn tài sản

 Các giao dịch vượt hạn mức phải được kiểm soát viên kiểm soát và phêduyệt trước khi thực hiện Các giao dịch thu - chi tiền mặt vượt hạn mức giaodịch phải do bộ phận quỹ thực hiện

3.6.2 Quản lý tồn quỹ tiền mặt, các giấy tờ có giá và các tài sản khác giao cho giao dịch viên

để thực hiện giao dịch một cửa

 Đầu ngày giao dịch, giao dịch viên được ứng tiền mặt, các giấy tờ cógiá và các tài sản khác từ bộ phận quỹ theo quy định của tổ chức tín dụng đểgiao dịch với khách hàng Trong quá trình giao dịch, nếu số dư tồn quỹ củagiao dịch viên vượt hạn mức tồn quỹ trong ngày, tổ chức tín dụng phải thực

Trang 14

hiện điều chuyển về bộ phận quỹ phần vượt hạn mức và tiếp ứng bổ sung nếu

số dư tồn quỹ của giao dịch viên thấp hơn hạn mức quy định Tại bất kỳ thờiđiểm nào trong ngày giao dịch, số dư tồn quỹ thực tế của giao dịch viên phảikhớp đúng với số dư tiền mặt trên sổ kế toán

 Cuối ngày, số dư tồn quỹ của các giao dịch viên phải được chuyển hết

về bộ phận quỹ kèm theo báo cáo in ra, đảm bảo không còn tiền tồn quỹ khikết thúc ngày giao dịch

3.6.4 Về phân cấp, phân quyền trong xử lý và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch một cửa

Tổ chức tín dụng thực hiện phân cấp, phân quyền và quy định rõ quyềnhạn và trách nhiệm cho các thành viên tham gia giao dịch một cửa Việc phâncấp, phân quyền phải đảm bảo an toàn và tuân thủ theo quy định của phápluật

3.6.5 Trang bị các phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn khác như máy camera để giám sát hoạt động tại các điểm giao dịch

3.6.6 Các chứng từ và ấn chỉ giao cho khách hàng phải được in từ máy in chuyên dụng

Trang 15

Các máy in chứng từ, máy in khác kết nối với hệ thống máy tính tronggiao dịch phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ để không sử dụng sai mụcđích

3.7 Điều kiện để tổ chức tín dụng được thực hiện giao dịch một cửa

Các tổ chức tín dụng tổ chức thực hiện giao dịch một cửa khi có đủ cácđiều kiện sau:

3.7.1 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

 Quầy giao dịch phải được bố trí đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiệncho việc giám sát hoạt động thu - chi tiền của giao dịch viên Có nội quy vàthông báo công khai cho khách hàng

 Hệ thống trang thiết bị được kết nối hoàn chỉnh thành mạng để cậpnhật, xử lý, kiểm tra, kiểm soát, khai thác và lưu trữ các dữ liệu một cách antoàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện Có hệ thống máy tính và trungtâm lưu giữ số liệu dự phòng

 Có chương trình giao dịch thích hợp xây dựng trên nguyên tắc tuân thủcác quy định hiện hành đối với từng loại hình nghiệp vụ của tổ chức tín dụng,đồng thời tương thích và phù hợp với các chương trình phần mềm khác

 Có biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn và bí mật các dữ liệu trongchương trình, mã khóa truy cập hệ thống và chữ ký điện tử Hệ thống kiểmsoát chung và hệ thống kiểm soát thông qua mạng máy tính phải có đủ khảnăng để kiểm soát các thao tác nghiệp vụ trong giao dịch một cửă, bảo đảmthực hiện đúng quy định, chống lợi dụng tham ô, chiếm đoạt tài sản

3.7.2 Về quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội quan trọng trong giao dịch một cửa

Trang 16

Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật nghiệp

vụ và nội quan trọng trong giao dịch một cửa trên cơ sở cụ thể hóa các nộidung chủ yếu tại Quy chế này

3.7.3 Về đội ngũ cán bộ

Có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết và nắm vững các quy định vềnghiệp vụ giao dịch và quy chế giao dịch để xử lý thành thạo các phần hànhnghiệp vụ và quy trình kỹ thuật trên máy vi tính của những giao dịch mà mìnhthực hiện

3.8 Nguyên tắc chung trong giao dịch một cửa

Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch một cửa dựa trên các nguyêntắc sau:

 Tổ chức tín dụng thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt độngngân hàng nhưng phải đảm bảo an toàn tài sản và tuân thủ các nguyên tắc vềkiểm tra, kiểm soát áp dụng đối với hoạt động ngân hàng

 Tổ chức tín dụng phải tổ chức và phân công lao động hợp lý, khoa họcnhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và tuân thủ các quy định pháp luậttrong hoạt động ngân hàng

 Tổ chức tín dụng phải xây dựng Quy trình nghiệp vụ cụ thể trong giaodịch một cửa trên cơ sở các quy định hiện hành trong hoạt động ngân hàng,hoạt động ngân quỹ, chế độ kế toán và đáp ứng được yêu cầu lập các loại báocáo theo quy định

 Tổ chức tín dụng phải xây dựng nội quy và tổ chức giám sát chặt chẽnội quy làm việc của các quầy giao dịch trong giao dịch một cửa; đồng thời,

Trang 17

tổ chức tín dụng phải thông báo công khai nội quy và các mẫu ấn chỉ sử dụngtrong giao dịch một cửa với khách hàng.

 Tổ chức tín dụng ứng dụng khoa học và kỹ thuật công nghệ trong giaodịch một cửa phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến quytrình nghiệp vụ của loại giao dịch mà mình thực hiện Hệ thống trang thiết bị,phần mềm ứng dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đểđảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác, xử lý giao dịch tự động một cáchđồng bộ và khách quan đối với toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đếngiao dịch thực hiện

 Kiểm tra - kiểm soát trong giao dịch một cửa

- Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ các nghiệp vụ cóliên quan trong giao dịch một cửa Hàng ngày, bộ phận kế toán phảithực hiện khâu kiểm tra sau (kiểm tra đối chiếu các chứng từ giao dịchvới bảng kê chứng từ giao dịch trong ngày) nhằm đảm bảo sự khớpđúng của các giao dịch trong ngày Trường hợp phát hiện sai sót phảixác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời

- Đối với các giao dịch thu tiền mặt, chương trình giao dịch phải inđược giấy giao nhận tiền để khách hàng kiểm tra lại và ký xác nhận.Trường hợp chương trình giao dịch không in được giấy giao nhận tiền,kiểm soát viên phải kiểm soát và ký trên chứng từ thu tiền trước khigiao lại cho khách hàng

3.9 Qui trình giao dịch một cửa:

Trang 18

(1)- Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày.

(2)- Khách hàng yêu cầu giao dịch

(3)- Giao dịch viên thực hiện chi (thu) tiền mặt cho khách hàng

(4)-Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền giao dịch (5)- Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên

(6)- Giao dịch viên trả tiền (thu) cho khách hàng

(7)- Giao dịch viên nộp quỹ cuối ngày

3.10 Lợi ích của Giao dịch một cửa

Trong cuộc cạnh tranh gay găt giữa các ngân hàng, khách hàng là người quyếtđịnh những dịch vụ gì cần được cung cấp, khi nào và được cung cấp qua kênh nào

Có rất nhiều kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như:

 Kênh phân phối cung ứng dịch vụ tại chi nhánh

 Kênh phân phối dịch vụ tự động

 Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua máy tính

 Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua điện thoại

 Kênh phân phối qua Internet

Trong đó kênh phân phối cổ điển và truyền thống nhất là kênh phân phối tại chinhánh Cho đến nay, khi các ngân hàng hiện đại có khả năng cung cấp nhiều loại

Khách hàng

Giao dÞch Giao dÞch Giao dÞch Giao dÞch

viªn 1 viªn 2 viªn 3 viªn 4

viªn 1

Quy chính

Kiểm soát

Dịch vụ khách hàng

(7)

(1)

Trang 19

dịch vụ ngân hàng khác nhau nhưng kênh phân phối truyền thống này vẫn tiếp tụcđược duy trì và tồn tại, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam Vớiphương châm, lấy khách hàng làm trung tâm, kênh phân phối tại chi nhánh đã có sựthay đổi lớn, chuyển từ giao dịch nhiều cửa sang giao dịch một cửa Trước đây khi

áp dụng giao dich nhiều cửa, phòng kế toán tách rời khỏi phòng ngân quỹ và không

có nhiều sự phối hợp giữa các phòng ban Hệ thống giao dịch một cửa hiện nay đemlại nhiều tiện ích cho khách hàng như gửi tiền và rút tiền nhiều nơi nhờ khả nănggiao dịch đa chi nhánh; tiết kiêm thời gian và giảm thiểu phiền hà Các dịch vụ thanhtoán nhanh chóng và thuận tiện với thời gian tính bằng giây sẽ được phổ biến nhưthanh toán lương, lệnh thường trực, uỷ nhiêm thu, uỷ nhiệm chi, dịch vụ trảlương….Với giao dịch một cửa, ngân hàng có thể dễ dàng cung cấp dịch vụ quản lýtiền mặt cho khách hàng là các công ty lớn, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệnđại như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và khả năng kết nối từ xa thông qua ngânhàng trên Internet, ngân hàng tại nhà…Ngân hàng cũng có thể tăng cường khả năngquản lý điều hành trên mọi phương diện hoạt động như quản lý vốn, quản lý cho vay

và khả năng thanh toán

Như vậy, việc áp dụng hình thức giao dịch một cửa làm cho khách hàng hàilòng hơn với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, do đó làm tăng nhu cầu sử dụng sảnphẩm ngân hàng, thúc đẩy tính cạnh tranh trong toàn hệ thống Hơn nữa, hình thứcgiao dịch một cửa làm đơn giản hoá quy trình luân chuyển chứng từ trong hệ thốngngân hàng, làm giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy, do đó giảm thiểu chi phí hoạtđộng của ngân hàng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

1 Sơ lược lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Được thành lập vào ngày 28 tháng 9 năm 1995, trải qua hơn 10 năm hoạtđộng, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định được vị trí của

Trang 20

mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổnđịnh cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh Trong môitrường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh củamình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tácquản trị rủi ro Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụngtriệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụtài chính của Ngân hàng cũng được chúng tôi quan tâm một cách đặc biệt Đối vớichúng tôi, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu

tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối với công chúng Ý thức được điềunày, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của NAVIBANK đều được chuẩn hóatrên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận dụng Hệ thống quảntrị ngân hàng cốt lõi (core banking) Microbank Với hệ thống này, NAVIBANK sẵnsàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng

và hiệu quả Chúng tôi, NAVIBANK, tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hỗtrợ quý khách hàng của mình đạt được những thành công ngày càng rực rỡ hơn trongcuộc sống

NAVIBANK – Điểm tựa tài chính, nâng bước thành công Là đơn vị hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NAVIBANK cam kết sự phát triển bền vữngnhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan Làmột doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, NAVIBANK cam kết tuân thủ tuyệtđối các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Chính phủ và các quy địnhkhác có liên quan Là nhà cung cấp dịch vụ tài chính Ngân hàng, NAVIBANK camkết mang lại cho các khách hàng của mình những sản phẩm dịch vụ hòan hảo, tiệních và đa dạng Là thành viên tích cực của cộng đồng, NAVIBANK cam kết sẵnsàng tham gia các hoạt động mang tính xã hội, các chương trình từ thiện nhằm xâydựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ Là một doanh nghiệp cổ phần, NAVIBANKcam kết không ngừng nỗ lực mang kại lợi nhuận tối đa một cách chính đáng cho các

cổ đông và việc làm ổn định cho người lao động

Trang 21

Mục tiêu chiến lược của NAVIBANK định hướng trở thành một trong nhữngngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sảnphẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nềntảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiệnđại, công nghệ ngân hàng tiên tiến

2 Sản phẩm của Nam Việt

2.1 Sản phẩm tiền gửi

NAVIBANK cung cấp cho Quý Doanh nghiệp sản phẩm tiền gửi với lãi suấtcực kỳ hấp dẫn, đa dạng và phong phú về kỳ hạn gửi tiền cũng như phương thức lĩnh

lãi Sử dụng Sản Phẩm tiền gửi của NAVIBANK, chúng tôi cam kết đảm bảo cho

Quý Doanh nghiệp và sự an toàn tuyệt đối về vốn, bảo mật thông tin cũng như khảnăng sinh lãi cao nhất

 Tiền gửi thanh toán

 Tiền gửi có kỳ hạn

2.2 Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp

NAVIBANK cam kết luôn là nhà tài trợ hàng đầu cho các như cầu vốn ngắnhạn cũng như trung dài hạn Chúng tôi tự tin có thể cung cấp cho Quý Doanh nghiệpnhững sản phẩm những sản phẩm tín dụng với thủ tục nhanh gọn, chính xác, lãi xuấtcạnh tranh đi kèm với sự tư vấn hoàn hảo từ đội ngủ chuyên viên tín dụng nhiệt tình,năng động và đầy tính chuyên nghiệp

 Cho vay bổ sung vốn lưu động

 Tài trợ nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu

 Tài trợ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu

 Cho vay đầu tư nhà xưởng, nhà kho, văn phòng

 Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

 Cho vay đầu tư tài sản cố định

 Cho vay thực hiện dự án nhà ở, nhà đất

 Sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô

Trang 22

 Cho vay đầu tư xe ôtô đối với doanh nghiệp vận tải

 Cho vay đầu tư tàu biển đối với các doanh nghiệp vận tải

 Thấu chi tài khoản tiền gửi

 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu

2.3 Sản phẩm thanh toán

 Thanh toán trong nước

 Thanh toán nước ngoài

2.4 Sản phẩm khác

Ngoài việc cung cấp các Sản Phẩm Ngân hàng truyền thống, NAVIBANK

xứng đáng là đối tác đáng tin cậy khi sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu đa dạng củaQuý khách bắng hàng loạt các Sản Phẩm hỗ trợ đa dạng, chất lượng cao

 Sản phẩm mua bán ngoại tệ

NAVIBANK cung cấp các dịch vụ ngoại hối nhằm đáp ứng mọi nhu cầu mua/

bán ngoại tệ hợp pháp của Quý Doanh nghiệp với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện và tỷgiá giao dịch hợp lý

 Sản phẩm chi hộ lương

NAVIBANK giúp Quý Doanh nghiệp giảm bớt áp lực không cần thiết của

việc thanh toán lương/thưởng cho nhân viên bằng tiền mặt Sử dụng dịch vụ này,Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của Quý Doanh nghiệp để chuyển vào tài khoảncủa từng nhân viên theo danh sách chi lương của Doanh nghiệp Nhân viên của

Doanh nghiệp sẽ rút tiền mặt tại quầy ở bất kỳ chi nhánh nào của NAVIBANK

 Sản phẩm thu chi hộ tiền mặt

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thu/chi tiền mặt tại một địa điểm xác định

có thể liên hệ với NAVIBANK để được cung cấp dịch vụ

3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Tính đến ngày 29 tháng 2 năm 2008 vốn điều lệ của Nam Việt đạt 1000

tỷ đồng, chiếm 11.37% tổng tài sản của Ngân hàng Nguồn vốn huy động của

Trang 23

Ngân hàng tính đến tháng 2 năm 2008 đạt 7,465,543,000,000 và tổng tài sảncủa Ngân hàng là 8,789,453,000,000 Cả năm 2007 Nam Việt chỉ lãi 8 tỷđồng nhưng trong 2 tháng đầu năm 2008 số lãi đã là 29,445,000,000 đồng.Đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế nền kinh tế mà đặc biệt là lĩnh vựcNgân hàng đang gặp những khó khăn nhất định.

4 Mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chính thức áp dụng mô hình giaodịch một cửa vào tháng 11 năm 2005, tính đến nay mô hình đã đi vào hoạt động hơn

2 năm

4.1 Giải thích từ ngữ

Trong quy trình này, trừ khi ngữ cảnh có yêu câu khác, các thuật ngữ sau đâyđược hiểu như sau:

luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng

Tổng Giám đốc, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của đơn vịthành viên

 Đơn vị thành viên bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh của Ngân hàng

hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viên của Ngân hàng

và nhận kết quả từ giao dịch viên đó

với khách hàng, chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các nhu cầu của khách hàngtheo thẩm quyền trong việc lập, kiểm soát và phê duyệt chứng từ giao dịch

hiện việc kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch trong phạm vi trách nhiệm

Trang 24

được phân công Kiểm soát viên có thể là trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ hoặcngười có đủ năng lực được phân công làm nhiệm vụ này.

gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội, kể cả các đơn vị, phòng ban/hoặc phân hệnghiệp vụ khác trong nội bộ Ngân hàng

giao dịch do các giao dịch viên thực hiện

phần mềm và phần cứng, mạng phục vụ cho công tác giao dịch, quản lý nghiệp vụngân hàng của Ngân hàng

hàng Quỹ chính có nhiệm vụ giao nhận tiền mặt (hoặc giấy tờ có giá, tài sản khác)với các quỹ phụ và các giao dịch viên vào đầu ngày, cuối ngày hoặc khi có yêu cầu từcác quỹ phụ và giao dịch viên; thực hiện các giao dịch thu chi bằng tiền mặt kháctheo quy định

vụ nhận tiền mặt từ quỹ chính để giao cho các giao dịch viên, hoặc nhận tiền mặt từcác giao dịch viên để giao lại cho quỹ chính vào cuối ngày hoặc khi có yêu cầu từ cácgiao dịch viên Quỹ phụ có thể thực hiện các giao dịch khác như một giao dịch viênbình thường

phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của Kiểm soát viên Mỗi loại giao dịch cócác hạn mức khác nhau

thiểu Định mức tồn quỹ tối đa (thiểu) là số dư tiền mặt tối đa (thiểu) mà giao dịchviên, quỹ phụ hoặc quỹ chính được phép giữ tại những thời điểm khác nhau trongngày giao dịch

Trang 25

Pháp luật có nghĩa là tất cả các luật, pháp lệnh, nghị định, quy định, thông tư,

quyết định và các văn bản pháp luật khác được các cơ quan Nhà nước Việt Nam banhành theo từng thời kỳ liên quan đến các hoạt động Ngân hàng

4.2 Quyền hạn và trách nhiệm các bộ phận khi tham gia

4.2.1 Giao dịch viên

 Giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn, giải đáp, tiếp nhận và xử lýnhu cầu của khách hàng theo thẩm quyền của mình trong việc lập, kiểm soát, phêduyệt (ký) chứng từ

 Thực hiện các giao dịch trong phạm vi hạn mức được uỷ quyền

 Nhận tiền đầu ngày từ quỹ phụ hoặc quỹ chính để giao dịch với khách hàng,cuối ngày có trách nhiệm chuyển toàn bộ tiền mặt tồn quỹ về quỹ phụ hoặc quỹchính Tùy theo nội dung giao dịch Giao dịch viên có thể thu, chi tiền mặt trực tiếpvới khách hàng

 Nhập các số liệu trên chứng từ giao dịch vào Hệ thống điện toán

 Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xác củanội dung các giao dịch do mình thực hiện, phân biệt tiền thật, tiền giả, đảm bảo thu,chi chính xác

 In báo cáo cuối ngày, kiểm tra, xử lý các sai lệch và ký vào báo cáo

 Kiểm tra, sắp xếp, đối chiếu giữa chứng từ giao dịch với số liệu trên Hệ thốngđiện toán của tất cả các giao dịch do mình thực hiện bảo đảm tính chính xác, đầy đũ

và hợp pháp

 Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan

 Bảo mật các mật khẩu truy cập trương trình được giao, chịu hoàn toàn tráchnhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản

4.2.2 Kiểm soát viên

 Kiểm tra, phê duyệt trực tiếp trên Hệ thống điện toán các giao dịch do cácGiao dịch viên thực hiện theo hạn mức, thẩm quyền được ủy quyền và theo mật khẩutruy cập được cấp

Trang 26

 Kiểm tra, ký xác nhận trên báo cáo giao dịch của giao dịch viên trong ngày.

 Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các giao dịch liên quan đếnnghiệp vụ được phân công phụ trách

 Giám sát các hoạt động của giao dịch viên để bảo đảm an toàn đối với cácgiao dịch

 Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan

 Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn toàn tráchnhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản

4.2.3 Kế toán tổng hợp

 Kiểm tra, đối chiếu chứng từ giao dịch với báo cáo của các phân hệ nghiệp vụ

và báo cáo kế toán tổng hợp, nếu có sai sót báo cáo cho Trưởng bộ phận kế toán tổnghợp, phối hợp với giao dịch viên và các bộ phận có liên quan tìm rõ nguyên nhân, đềxuất biện pháp xử lý

 Hạch toán kế toán các giao dịch thu chi nội bộ

 Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan

 Bảo mật các mật khẩu truy cập trương trình được giao, chịu hoàn toàn tráchnhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản

4.2.4 Quỹ chính

 Giao và nhận tiền mặt giữa Ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước và các ngânhàng khác có quan hệ giao dịch

 Giao và nhận tiền với các quỹ phụ và giao dịch viên trong Ngân hàng

 Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt vượt hạn mức giao dịch của quỹ phụ

và giao dịch viên, và các giao dịch thu chi khác theo nhiệm vụ được phân công (thuchi nội bộ…)

 In báo cáo cuối ngày, kiểm tra, xử lý các sai lệch và ký vào báo cáo

 Kiểm tra đối chiếu số tiền tồn quỹ thực tế với số tiền trên sổ sách (trên Hệthống điện toán), tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày phải đảm bảo số tiền trên sổsách và số tiền thực tế tại quỹ của mình khớp đúng

Trang 27

 Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan.

 Bảo mật các mật khẩu truy cập trương trình được giao, chịu hoàn toàn tráchnhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản

4.2.5 Quỹ phụ

 Giao và nhận tiền với quỹ chính và các giao dịch viên

 Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt vượt hạn mức giao dịch của các giaodịch viên

 In báo cáo cuối ngày, kiểm tra, xử lý các sai lệch và ký vào báo cáo

 Kiểm tra đối chiếu số tiền tồn quỹ thực tế với số tiền trên sổ sách (trên Hệthống điện toán), tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày phải đảm bảo số tiền trên sổsách và số tiền thực tế tại quỹ của mình khớp đúng

 Cuối ngày chuyển toàn bộ tiền mặt tồn quỹ về quỹ chính

 Tuân thủ các quy định của các quy trình nghiệp vụ có liên quan

 Bảo mật các mật khẩu truy cập trương trình được giao, chịu hoàn toàn tráchnhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản

4.3 Quy định chung về mô hình giao dịch một cửa

4.3.1 Mô hình giao nhận tiền mặt nội bộ

(1)

(2)(3)

Quỹ chính

Khách hàng

Quỹ phụ Quỹ phụ

Giao dịch viên Giao dịch viên

Giao dịch viên Giao dịch viên

Khách hàng

Trang 28

4.3.1.1 Phương thức giao nhận tiền mặt qua quỹ chính, quỹ phụ và các giao dịch viên.

 Trong phương thức này, quy trình giao nhận tiền mặt được thực hiện tuần tựqua quỹ chính, quỹ phụ, các giao dịch viên

 Đầu ngày, quỹ chính giao tiền mặt cho quỹ phụ, quỹ phụ giao tiền mặt cho cácgiao dịch viên, quỹ phụ cũng có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng như các giaodịch viên

 Cuối ngày khi kết thúc giao dịch với khách hàng, các giao dịch viên nộp hếttiền mặt về cho quỹ phụ, quỹ phụ nộp hết tiền mặt về cho quỹ chính

 Trong quá trình giao dịch với khách hàng nếu giao dịch viên hoặc quỹ phụnào thừa hoặc thiếu tiền mặt thì cũng tiến hành việc giao và nhận tiền như quá trìnhgiao nhận tiền đầu và cuối ngày nói trên

 Nghiêm cấm quỹ phụ và giao dịch viên có tồn quỹ tiền mặt vào cuối ngày

4.3.1.2 Phương thức giao nhận tiền mặt giữa quỹ chính và các giao dịch viên.

 Trong phương thức này, quy trình giao nhận tiền mặt được thực hiện trực tiếp

từ quỹ chính đến các giao dịch viên

 Đầu ngày, quỹ chính giao tiền mặt trực tiếp cho các giao dịch viên

 Cuối ngày khi kết thúc giao dịch với khách hàng, các giao dịch viên nộp hếttiền mặt về cho quỹ chính

 Trong quá trình giao dịch với khách hàng nếu giao dịch viên hoặc quỹ phụnào thừa hoặc thiếu tiền mặt thì cũng tiến hành việc giao và nhận tiền như quá trìnhgiao nhận tiền đầu và cuối ngày nói trên

 Nghiêm cấm giao dịch viên có tồn quỹ tiền mặt vào cuối ngày

4.3.1.3 Phương thức quỹ chính giao dịch trực tiếp với khách hàng.

 Trong phương thức này, Quỹ chính thực hiện giao dịch trực tiếp với kháchhàng

Trang 29

 Quỹ chính thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt vượt hạn mức giao dịchcủa quỹ phụ và giao dịch viên, và các giao dịch thu chi khác theo nhiệm vụ đượcphân công (thu chi nội bộ…).

4.3.2 Hạn mức giao dịch với khách hàng

4.3.2.1 Giao dịch viên

 Mỗi giao dịch viên được ủy quyền thực hiện giao dịch với một hạn mức nhấtđịnh theo sự phê duyệt của Tổng Giám đốc/Giám đốc và tuân thủ theo các quy trìnhgiao dịch liên quan tới nghiệp vụ của giao dịch viên

 Nếu số tiền trong từng giao dịch của giao dịch viên nhỏ hơn hoặc bằng hạnmức được uỷ quyền thì trên chứng từ sẽ không cần chữ ký của kiểm soát viên, chỉcần chữ ký của giao dịch viên Nếu số tiền của từng giao dịch vượt quá hạn mứcđược uỷ quyền thì trên chứng từ yêu cầu có cả chữ ký của kiểm soát viên và giaodịch viên

4.3.2.2 Kiểm soát viên

 Mỗi kiểm soát viên được quyền phê duyệt giao dịch của giao dịch viên vớimột hạn mức nhất định

 Khi số tiền giao dịch của giao dịch viên vượt quá hạn mức phê duyệt của kiểmsoát viên thì chuyển giao dịch đó sang cho kiểm soát viên khác có hạn mức thẩmquyền cao hơn

4.3.2.3 Quỹ chính, quỹ phụ

Hạn mức trong giao dịch của quỹ chính và quỹ phụ tuân theo quy định như đốivới các giao dịch viên

4.3.2.4 Phân quyền giao dịch

Việc phân quyền hạn mức, định mức cho các giao dịch viên, kiểm soát viên,quỹ chính, quỹ phụ do Tổng Giám đốc/Giám đốc phê duyệt trên cơ sở đề xuất củaTrưởng các Bộ phận giao dịch, Bộ phận điện toán, Bộ phận nhân sự

Trang 30

4.4 Nội dung quy trình

4.4.1 Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Người thực hiện: Giao dịch viên

 Mở tài khoản của khách hàng, thực hiện theo quy định mở tài khoản kháchhàng

 Thanh toán qua tài khoản thanh toán, phát hành séc của Ngân hàng, thực hiệntheo quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn

 Huy động vốn: nhận tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…, thực hiện theo quy trìnhnghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn

 Chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch…, thực hiện theo quy trìnhnghiệp vụ thanh toán

 Phát vay, thu nợ,…của nghiệp vụ tín dụng, thực hiện theo quy trình cho vay

 Thu, chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng cho các nghiệp vụ trên

 Các giao dịch bằng tiền mặt và chuyển khoản khác

4.4.2 Kiểm tra chứng từ của khách hàng

Người thực hiện: Giao dịch viên

 Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ do khách hàng xuấttrình theo đúng hướng dẫn đối với từng loại nghiệp vụ

 Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ghi

bổ sung hoặc hướng dẫn khách lập lại chứng từ

 Nếu chấp nhận chứng từ và yêu cầu giao dịch của khách hàng, chuyển thựchiện bước 3

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán còn thấp. - Hoàn thiện  mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân
m ô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán còn thấp (Trang 5)
4.3 Quy định chung về mô hình giao dịch một cửa - Hoàn thiện  mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 302 Trần Khát Chân
4.3 Quy định chung về mô hình giao dịch một cửa (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w