®aÞ häc th¸i nguyªn Tr−êng ®¹i häc n«ng l©m ………. ………. LƯU THỊ TRANG Tªn ®Ò tµi: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ TRUNG HỘI – HUYỆN ĐỊNH HÓA – TỈNH THÁI NGUYÊN Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc HÖ ®µo t¹o : ChÝnh quy Chuyªn ngµnh : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tÕ & PTNT Líp : K42 - PTNT Kho¸ : 2010 - 2014 Gi¸o viªn h−íng dÉn : ThS. Trần Thị Ngọc Th¸i Nguyªn, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và các thầy cô giáo giảng dạy trong Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S Trần Thị Ngọc đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các hộ gia đình trong xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như hạn chế về mặt thời gian, cho nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lưu Thị Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Trung Hội giai đoạn năm 2011- 2013 29 Bảng 3.2. Tình hình lao động của xã Trung Hội giai đoạn 2011-2013 31 Bảng 3.3. Phân loại kinh tế hộ của xã giai đoạn 2011-2013 34 Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của xã trung Hội giai đoạn 2011-2013 35 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã giai đoạn 2011-2013 37 Bảng 3.6. Diện tích một số cây trồng chính của xã năm 2013 38 Bảng 3.7. Thu nhập từ ngành trồng trọt của xã Trung Hội giai đoạn 2011-2013 39 Bảng 3.8. Tình hình chăn nuôi của xã Trung Hội giai đoạn 2011-2013 40 Bảng 3.9. Diện tích đất lâm nghiệp của xã Trung Hội giai đoạn năm 2011-2013 43 Bảng 3.10. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra năm 2013 45 Bảng 3.11. Tình hình về nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ năm 2013 47 Bảng 3.12. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ gia đình trong xã năm 2013 48 Bảng 3.13. Chi phí bình quân về trồng trọt của các nhóm hộ năm 2013 50 Bảng 3.14. Tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình năm 2013 52 Bảng 3.15. Chi phí bình quân của các nhóm hộ về ngành chăn nuôi. 53 Bảng 3.16. Chi phí sản xuất ngành nghề và dịch vụ của các nhóm hộ năm 2013 54 Bảng 3.17. Thu nhập từ trồng trọt của các nhóm hộ năm 2013 55 Bảng 3.18. Thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ năm 2013 57 Bảng 3.19. Thu nhập từ cây lâm nghiệp của các nhóm hộ năm 2013 59 Bảng 3.20. Thu nhập từ nghề phụ của các nhóm hộ năm 2013 59 Bảng 3.21. Tổng thu nhập của các nhóm hộ năm 2013 60 Bảng 3.22. Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất bình quân của các nhóm hộ năm 2013 62 Bảng 3.23. Tình hình sử dụng vốn của các nhóm hộ năm 2013 63 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Cơ cấu thu nhập của ngành chăn nuôi năm 2013 41 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BQĐN Bình quân đầu người BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CPSX Chi phí sản xuất CN Cận nghèo DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GĐ Gia đình GO Giá trị sản xuất GTSX Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian KHKT Khoa học kỹ thuật KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động UBND Uỷ ban nhân dân TLXC Trọng lượng xuất chuồng TLBQ Trọng lượng bình quân TSCĐ Tài sản cố định TB Trung bình Th.S Thạc sỹ TTCN Tiểu thủ công nghiệp SXBQ Sản xuất bình quân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Ý nghĩa của đề tài 3 CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái quát chung về kinh tế hộ 5 1.1.2. vai trò của kinh tế hộ trong nông nghiệp và nông thôn. 7 1.1.3. Phân loại nông hộ. 8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế hộ. 10 1.1.5. Một số mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ tại một số nước trên thế giới 15 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ tại Việt Nam 16 1.2.3. Một số mô hình kinh tế hộ tiêu biểu 19 CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 25 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 26 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu và sử lý thông tin 26 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26 CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trung Hội 28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng. 32 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ của xã Trung Hội giai đoạn năm 2011-2013. 34 3.2.1. Thực trạng phát triển chung 34 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế tai địa phương 37 3.3. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ tại địa phương 44 3.3.1. Chương trình 135 44 3.3.2. Chương trình nông thôn mới 44 3.3.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo 44 3.4. kết quả đánh giá tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình của các hộ trong xã. 45 3.4.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 45 3.4.2. Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ gia đình 46 3.4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của các hộ trong xã 48 3.4.4. Tình hình về chi phí sản xuất của các nhóm hộ 49 3.4.5. Tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình 52 3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra 55 3.5.1. Trồng trọt 55 3.5.2. Chăn nuôi 57 3.5.3. Thu nhập từ lâm nghiệp 58 3.5.4. Thu nhập từ nghề phụ khác 59 3.5.5. Tổng hợp thu nhập của các nhóm hộ 60 3.5.6. Hiện trạng về tư liệu sản xuất của các hộ gia đình 61 3.6. Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế hộ gia đình của xã Trung Hội 63 CHƯƠNG 4 . CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 65 4.1. Nhóm giải pháp chung 65 4.1.1. Về chính sách 65 4.1.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân 66 4.1.3.Đối với ngành nông nghiệp 67 4.1.4. Đối với ngành lâm nghiệp 67 4.2. Nhóm giải pháp riêng. 67 4.2.1. Đối với nhóm hộ khá 67 4.2.2. Đối với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ cận nghèo 68 4.2.3. Đối với nhóm hộ nghèo 68 4.3. Kiến nghị 69 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Đối với một nước có xuất phát điểm là nông nghiệp như Việt Nam dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 70% thì kinh tế nông nghiệp góp phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiện nay kinh tế nông nghiệp vẫn còn tình trạng sản xuất theo hướng tự cung tự cấp mà chủ yếu là các hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số dẫn tới tình trạng nghèo đói. Sau những năm đổi mới nền nông nghiệp của nước ta đã có sự đổi đáng kể. Các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã chú trọng hơn vào nông nghiệp do đó mà từ một nước thiếu ăn mà nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Để đạt được những thành quả ấy thì không thể không nói đến vai trò của kinh tế hộ gia đình, kinh tế hộ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị của một quốc gia. Kinh tế hộ phát triển giúp nâng cao đời sống người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Các hộ gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đợn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội vì vậy mà phát triển kinh tế hộ là một điều kiện tất yếu phải thực hiện. Đặc biệt khi đất nước ta bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, một nhu cầu tất yếu đặt ra cho kinh tế nông nghiệp là xóa bỏ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có các mô hình sản xuất mới hợp lý hơn để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Trước yêu cầu đó kinh tế hộ nông dân đã và đang tồn tại, phát triển ngày càng nhanh trên mọi vùng, mọi khu vực trên cả nước. Kinh tế hộ nông dân của nước ta ngày càng khẳng định rõ vai trò tự chủ của mình trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân có những bước thay đổi đáng kể. Trong một số khu vực nông thôn thì sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chưa thật sự phát triển dẫn tới có sự chênh lệch giàu nghèo giữa khu 2 vực nông thôn và đô thị ngày càng lớn. (9,2 lần năm 2010 lên 9,4 lần năm 2012). Với mức thu nhập thấp, đời sống người dân ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thì cũng đã có hiện tượng một bộ phận không nhỏ người dân ở khu vực nông thôn đi ra thành phố để kiếm việc làm dẫn tới tình trạng mất cân bằng ở khu vực nông thôn và đô thị. Bộ phận di cư ra đô thị chủ yếu là tầng lớp thanh niên và những người có khả năng lao động ở các khu công nghiệp vì vậy mà dẫn tới tình trạng già hóa ở nông thôn do bộ phận lao động trẻ đã tìm kiếm việc làm ở đô thị. Ngày nay thì kinh tế hộ không còn gì xa lạ đối với các nước trên thế giới và việc phát triển kinh tế hộ thì ngày càng được chú trọng, đầu tư. Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh như hiện nay thì đòi hỏi người lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, cập nhật thông tin về thị trường nhanh chóng. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì người dân trong xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên cũng đã hòa chung trong sự phát triển đó và có các điều kiện, cơ sở cho sự phát triển đó là sự phát triển của kinh tế hộ. Tuy nhiên xã Trung Hội là một xã miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi và có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tại xã thì người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất chưa theo hướng tập chung mà còn nhỏ lẻ, manh mún vì vậy mà chưa chuyên môn hóa, chưa tập chung được sản xuất, các ngành nghề dịch vụ chưa thật sự phát triển nên thu nhập của người dân chưa cao, thu nhập chủ yếu vẫn từ nông nghiệp, trình độ dân trí của người dân không đồng đều. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi đề xuất đề tài. “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân cho xã Trung Hội. [...]... Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Trung Hội giai đoạn năm 2011-2013 - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế hộ tại xã - Nghiên cứu tác động của các chính sách có tới phát triển kinh tế hộ tại xã - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống cho người dân xã Trung Hội Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và trong... + Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Trung Hội giai đoạn năm 2011-2013 + Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế hộ tại xã + Nghiên cứu các tác động của các chính sách có tác động tới phát triển kinh tế hộ tại xã + Đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nhằm nâng cao đời sống cho người dân xã Trung Hội 2.2 Phương pháp nghiên... nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình, hộ khá 26 3 xóm có tổng số hộ là 303 hộ trong đó có 32 hộ khá, 184 hộ trung bình, 41 hộ cận nghèo, 46 hộ nghèo Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên lập mỗi nhóm hộ một danh sách đánh số thứ tự cứ cách 5 hộ chọn 1 hộ để điều tra Từ đó chọn ra được hộ khá là 6 hộ, hộ trung bình 37 hộ, hộ cận nghèo 8 hộ, hộ nghèo 9 hộ - Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn cán bộ xã về... cơ hội của địa phương từ đó khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm phát triển kinh tế hộ 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận Kinh tế hộ là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới Sự tồn tại của hình thức sản xuất này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh. .. NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Người dân, các hộ gia đình trong xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Các vấn đề về kinh tế, xã hội của Xã Trung Hội 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu về không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu về thời gian Thu thập số liệu thứ cấp từ năm... xuất kinh doanh Phân tích tài liệu Phương pháp so sánh Dùng để so sánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã từ năm 2011 đến 2013 và kinh tế hộ của các nhóm hộ với nhau Làm rõ được các cách thức phát triển kinh tế của các hộ được điều tra So sánh phương thức sản xuất và điều kiện phát triển kinh tế của các nhóm hộ với nhau 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu về điều kiện phát triển kinh. .. nối liền các tỉnh nội địa và nối liền với cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy Nhờ đó mà mô hình kinh tế hộ nông dân được chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế nơi đây Với lợi thế của mình những năm qua, Bắc Quang đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế, lấy kinh tế hộ nông dân làm mũi nhọn, làm ra phong trào 18 làm kinh tế hộ nông dân vừa và nhỏ theo định hướng hàng hóa Những mô hình kinh tế hộ đã trở thành... tư vào tài sản cố định - Một số chỉ tiêu bình quân: + Giá trị gia tăng bình quân một đồng chi phí, một nhân khẩu, một công lao động (VA/IC) + Thu nhập bình quân trên một khẩu, một hộ, một nhóm 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trung Hội 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 vị trí địa lý Trung Hội là xã miền núi, nằm ở phía nam huyện Đinh Hóa, tỉnh. .. huyện Đinh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, các trung tâm huyện 05 km theo đường quốc lộ 268 Ranh giới hành chính xã Trung Hội các phía giáp: + Phía Đông giáp: xã Phượng Tiến – Định Hóa và xã Yên Trạch - Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp: xã Trung Lương - Định Hóa + Phía Nam giáp: xã Bộc Nhiêu và xã Phú Tiến – Định Hóa + Phía Bắc giáp: xã Đồng Thịnh và Bảo Cường – Định Hóa Xã Trung Hội được chia làm 17... nhất là các tỉnh Trung Du, miền núi Xu hướng phát triển kinh tế hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đình hoặc DN tư nhân Đồng thời có quy mô và có vốn lớn, các hộ này còn kinh doanh phân bón, vật liệu xây dựng hoặc thu gom, chế biến sản phẩm.[8] 15 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ tại một số nước trên thế giới Kinh tế nông hộ xuất hiện lần đầu tiên ở một số nước Tây . Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân cho xã Trung Hội. . không đồng đều. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi đề xuất đề tài. “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Trung Hội, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Mục đích nghiên. ………. ………. LƯU THỊ TRANG Tªn ®Ò tµi: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ TRUNG HỘI – HUYỆN ĐỊNH HÓA – TỈNH THÁI NGUYÊN Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc