1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

77 458 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 575,7 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MẠC MA YÊN Tên đề tài: T THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH QUANG HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MẠC MA YÊN Tên đề tài: T THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH QUANG HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Lớp : 42 - Khuyến nông Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Tống Thị Thùy Dung Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường và sau hơn 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT; Các phòng ban cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Tống Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 09 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Mạc Ma Yên DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CĐ-ĐH : Cao đẳng - đại học CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân ILO : Tổ chức lao động quốc tế KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ-TB & XH : Lao động thương binh và xã hội NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTKT-XH : Phát triển kinh tế xã hội PTSX : Phương tiện sản xuất Tr.đ : Triệu đồng UBND : Ủy ban nhân dân GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HDI : Chỉ số phát triển con người FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc T.W MTTQ : Trung ương mặt trận tổ quốc USD : Đô la Mỹ WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo HS – SV : Học sinh – Sinh viên ĐTCĐ : Điện thoại cố định ĐTDĐ : Điện thoại di động NN : Nông nghiệp CN : Công nghiêp DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 3.1. Số hộ điều tra ở các xóm 26 Bảng 3.2. Tiêu chí phân loại hộ năm 2013 27 Bảng 4.1. Tình hình dân số xã Vĩnh Quang năm 2013 31 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Quang từ năm 2011 - 2013. 34 Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã năm 2013 39 Bảng 4.4: Tình hình trồng trọt và chăn nuôi của xã Vĩnh Quang từ năm 2011 - 2013 39 Bảng 4.5: Tỷ trọng các ngành kinh tế của xã Vĩnh Quang từ năm 2011 - 2013 40 Bảng 4.6: Tình hình nghèo trên địa bàn xã Vĩnh Quang giai đoạn năm 2011 - 2013. 42 Bảng 4.7. Tổng số hộ nghèo tại các bản của xã Vĩnh Quang năm 2013 43 Bảng 4.8: Đặc điểm chung của các hộ điều tra 44 Bảng 4.9: Tỷ lệ người sống phụ thuộc phân theo thu nhập tại các hộ điều tra 47 Bảng 4.10: Thực trạng việc làm của các hộ điều tra. 48 Bảng 4.11: Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người dân ở các xóm điều tra. 49 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ trình độ học vấn của người dân ở các xóm điều tra. 50 Bảng 4.12. Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra (60 hộ) 51 Bảng 4.13: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại các hộ điều tra tại các hộ điều tra 52 Bảng 4.14: Tình hình thu nhập tại các hộ điều tra 53 Bảng 4.15: Chi phí sinh hoạt tại các hộ điều tra 53 Bảng 4.17. Nguyên nhân gây ra đói nghèo tại các hộ điều tra. 55 MỤC LỤC Trang PHẦN 1 . MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tế 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về nghèo và giảm nghèo 4 2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 9 2.2.1. Hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới 9 2.2.2. Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Vĩnh Quang 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 31 4.2. Thực trạng giảm nghèo của xã Vĩnh Quang từ năm 2011 - 2013 41 4.1.1. Thực trạng nghèo tại xã Vĩnh Quang 41 4.2.2. Thực trạng nghèo ở các hộ điều tra 44 4.3. Nguyên nhân nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu 55 4.3.1. Những nguyên nhân 55 4.3.2.Những vấn đề cần giải quyết 59 4.4. Giải pháp nhằm XĐGN tại xã Vĩnh Quang 60 4.4.1. Giải pháp chung 61 4.4.2. Giải pháp cụ thể 64 PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 67 5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước 67 5.2.2. Đối với cấp huyện 68 5.2.3. Đối với xã Vĩnh Quang, các đoàn thể, các tổ chức cộng đồng 68 5.2.4. Đối với hộ nông dân nghèo 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đối với tất cả các nước trên thế giới, nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Mức độ nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. XĐGN cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng dắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xoá nghèo. Vĩnh Quang là một xã vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, nằm ở phía Đông Bắc của hụyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cách trung tâm huyện lị 28 km, có tổng diện tích tự nhiên là 5675,86 ha với diện tích đất nông nghiệp là 1156,59 ha chiếm 20,37% còn lại là các loại đất khác. Tổng số hộ trong xã là 880 hộ với 4928 nhân khẩu. Trong đó gồm các dân tộc Tày, Nùng,Mông, Dao, Kinh [9]. Từ xa xưa, Vĩnh Quang là một địa bàn chủ yếu là 2 đồng bào dân tộc Tày, Mông, Nùng, Dao sinh sống, mấy năm trước đây cuộc sống của người dân trong xã phần đa là du canh, du cư, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, không có cơ hội tiếp cận thông tin, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Nơi đây trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu chủ yếu là phá nương làm rẫy và trồng lúa nước, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng tình hình phát triển chung của toàn xã. Năm 2013, toàn xã có 422 hộ nghèo chiếm 47,95%, 93 hộ cận nghèo chiếm 10,57% tổng số hộ trong xã [9]. Do vậy, XĐGN của xã Vĩnh Quang là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũng như Trung ương phải sớm tìm ra những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”. Xuất phát từ những lý do trên và qua quá trình học tập tại trường với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Tống Thị Thùy Dung tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng” đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo ở xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam trong những năm gần đây như một ví dụ điển hình cho nghèo ở vùng núi nói chung, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các chính sách XĐGN cho vùng núi của Nhà nước để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các chính sách có ý nghĩa thiết thực này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá thực trạng giảm nghèo tại xã Vĩnh Quang để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước đưa xã thoát nghèo một cách bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng nghèo ở xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. - Nghiên cứu những nguyên nhân và nhân tố chính gây nên nghèo trong xã Vĩnh Quang. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo cho xã Vĩnh Quang trong những năm tiếp theo. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tế - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng và giải pháp của nghèo trên địa bàn xã. Ngoài ra từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu, có thể cho địa phương nơi đây có một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng và nguyên nhân qua đó phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những phương hướng chỉ đạo sát đúng để có những giải pháp phù hợp nhằm giảm nghèo trên địa bàn xã. - Xác định được thực trạng và nguyên nhân của nghèo tứ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để góp phần thúc đẩy giảm nghèo trên địa bàn xã. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên của các lớp khóa sau. [...]... nghiên cứu Thực trạng nghèo tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng trong ba năm 2011 - 1213 Xác định và phân tích các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân tại xã Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho xã Vĩnh Quang 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a) Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu Xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng.. . Những hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng 3.1.2.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng nghèo của người dân trên địa bàn xã Vĩnh Quang Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 - 2013 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung... tế xã hội, số liệu đánh giá nghèo đói của HĐND-UBND xã Vĩnh Quang Tôi sử dụng phương pháp này để có được số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng Thông qua việc tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội của xã giúp cho người nghiên cứu hình dung được tình hình nghèo đói, những vấn đề thuận lợi, khó khăn của người dân. .. Bằng cách trung tâm huyện lị 28 km Với tổng diện tích đất tự nhiên 5676 ha, phía Đông giáp với xã Hồng Trị của huyện Bảo Lạc, phía Bắc giáp với xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phía Tây giáp với xã Vĩnh Phong, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, phía Nam giáp với xã Vĩnh Phong, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Xã Vĩnh Quang được chia thành 22 xóm: Ắc È, Bản Cài, Đông Kẹn, Khau Cưởm, Nà Luông, Khuổi Náy, Khuổi... trọng và nặng nề của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia Trong một vài thập kỷ gần đây, công tác xóa đói giảm nghèo trên thế giới và một số quốc gia đã đạt được một số kết qủa nhất định Các kết quả này được tổng kết và đúc rút thành kinh nghiệm để cho các nước khác tham khảo và học tập Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là một nước có số dân đông nhất thế giới và cũng là nước có số dân nghèo. .. bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng các dân tộc và các nhóm dân cư Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo toàn tỉnh tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2010 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản... phản ánh thực trạng nghèo đói Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã Thu nhập của hộ Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ, được sử dụng để chi cho đời sống và tích luỹ Để phản ánh chính xác được mức độ đói nghèo và thực trạng đời sống của hộ, tôi nghiên cứu chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người theo tháng Hệ thống các chỉ số - Chỉ số phát triển con người: Human... giai đoạn 2011-2020 cho rằng, Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững; đặc biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo của người dân Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 lần... năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể đến hết năm 2013, toàn tỉnh còn 29.122 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,20 % Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm nhanh, cụ thể: Huyện Bảo Lâm giảm từ 61,42% xuống còn 45,40%; Bảo Lạc giảm từ 63,41% xuống... cận nghèo nhiều, khả năng tái nghèo lớn Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, hạn chế, tỉnh đã đề ra mục tiêu và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đến năm 2015, trong đó: Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo so với bình quân chung của cả nước; cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân . Thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo ở xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. MA YÊN Tên đề tài: T THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH QUANG HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC . MA YÊN Tên đề tài: T THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH QUANG HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w