Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
560,78 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA MÔI TRƯỜNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN Xà TIÊN HỘI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, 2014 Lời cảm ơn Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên tại các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết giúp cho sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi cho sinh viên tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự phát tiển của nước nhà. Xuất phát từ cơ sở đó, là một sinh viên của khoa Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau thời gian học tập trau dồi kiến thức tại trường, em đã tiến hành chuyên đề ”Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban chủ nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan; các cô chú trong UBND xã Tiên Hội và gia đình người thân, bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Cơ sở thực tiễn 5 2.3. Cơ sở pháp lý 7 2.4 Các loại ô nhiễm nước 9 2.5 Nguyên nhân ô nhiễm nước 11 2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên 11 2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo 11 2.6. Vài nét về tài nguyên nước 13 2.6.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới 13 2.6.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam 13 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 20 3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 21 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn 21 3.4.3.Phương pháp khảo sát thực tế 21 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu 21 3.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25 4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 30 4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 30 4.2.2. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 31 4.2.3. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt 38 4.3. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 40 4.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - tuyên truyền một cách thường xuyên và rộng rãi 40 4.3.2. Biện pháp kinh tế 41 4.3.3. Biện pháp kĩ thuật – công nghệ 41 4.3.4. Giải pháp chính sách – pháp luật 49 4.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5. 1 Kết luận 51 5.2 Kiến nghị 51 THAM KHẢO TÀI LIỆU 53 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả giáo dục trên địa bàn xã Tiên Hội năm 2013 27 Bảng 4.2. Số lượng các loại hình cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 31 Bảng 4.3. Các địa điểm lấy mẫu nước 31 Bảng 4.4. Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại xã Tiên Hội. 34 Bảng 4.5. Các nguồn cấp nước sinh hoạt 39 Bảng 4.6. Mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ phạm vi hành chính xã Tiên Hội 23 Hình 4.1. Biểu đồ độ cứng 35 Hình 4.2. Biểu đồ clorua 35 Hình 4.3 Biểu đồ COD trong nước 36 Hình 4.4 Biểu đồ Fe trong nước 37 Hình 4.5. Mô hình giếng đào 43 Hình 4.6. Mô hình giếng khoan bơm tay. 44 Hình 4.7 Đầu lọc và ống lắng sử dụng cho giếng khoan 44 Hình 4. 8. Mô hình làm thoáng và lọc nhanh nước ngầm 45 Hình 4.9. Mô hình giàn phun mưa và bể lọc chậm. 47 Hình 4.10. Mặt cắt bể lọc nước hộ gia đình 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ĐKTN – KTXH : Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT : Thể dục thể thao TNN : Tài nguyên nước TTCN-XD : Tiểu thủ công nghiệp xây dựng. UBND : Uỷ ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cũng giống như đất và không khí nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật trên trái đất. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. Tài nguyên nước rất phong phú và đa dạng, nước có trữ lượng lớn trên toàn thế giới với ¾ diện tích bề mặt trái đất là các đại dương nhưng tồn tại chủ yếu ở dạng rắn và lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt lại khá hạn chế. Con người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn, chính vì thế đã sử dụng nước một cách lãng phí, thiếu hiệu quả. Không những vậy cùng với sự phát triển của xã hội con người sử dụng nước ngày càng nhiều. Tuy nước là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng với mức độ sử dụng như hiện nay đã đưa nhiều quốc gia vào tình trạng thiếu nước. Vì vậy, để có thể đảm bảo nguồn tài nguyên nước phục vụ cho các hoạt động của con người và để bảo vệ nguồn nước khỏi bị suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các địa phương, khu vực, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt đối với nguồn tài nguyên quan trọng này. Tiên Hội là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy trong thời gian qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trường trên địa bàn xã đang bộc lộ nhiều bất cập. Môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước đang dần bị ô nhiễm kéo theo đó là ô nhiễm nước sinh hoạt. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt tại xã Tiên Hội chủ yếu là nước giếng. Trên địa bàn có sông Công chảy qua, là 2 một thủy vực rất quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên do các hoạt đông phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất gạch trái phép… bên cạnh đó là một xã thuần nông chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV, cùng với chất thải chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Lan - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2 Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương. 3 1.2.2.Yêu cầu của đề tài - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu. - Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác. - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập: Rèn luyện cho bản thân đức tính tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu thực tiễn. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ kết luận của đề tài giúp ta thấy được hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại địa phương. [...]... tại tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2014 – tháng 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội 3.3.2 Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Nguồn nước tại xã Tiên Hội... tỉnh Thái Nguyên - Nguồn nước tại xã Tiên Hội - Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội - Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Tiên Hội 3.3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.3.4 Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.4 Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1 Phương pháp thu... trình nước sạch của Chính phủ 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại tại xã. .. trùng * Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người * Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt * Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh. .. đạt Tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch, bao gồm: + Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng nước thường xuyên + Nước sạch quy ước: 5 • Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm nước • Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định • Nước mưa hứng và trữ sạch • Nước mặt (nước sông, suối, rạch, ao) có... thoái chất lượng nước toàn cầu - Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm… nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…[12] 2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước Có thể xếp thành các nguyên nhân sau: * Do các chất thải từ sinh hoạt, ... gia về chất lượng nước ngầm) nhằm đánh giá nồng độ chất ô nhiễm trong nước giếng 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1 1 Vị trí địa lý - Phạm vi ranh giới: Tiên Hội là một xã nằm phía Tây Bắc của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 2km có địa giới hành chính được xác định như sau + Phía Bắc giáp xã Bản Ngoại và xã Tân... của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt. .. nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh [12] 11 2.5 Nguyên nhân ô nhiễm nước 2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều... Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó * Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh * Phát triển tài nguyên nước: là biện . - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái. tế - xã hội của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 20 3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.3.3. Đánh giá hiện. trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20 3.4.