Biện pháp kĩ thuật – công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

Cần lựa chọn kỹ thuật công nghệ cấp nước cho phù hợp và đảm bảo nguyên tắc đa dạng hóa các giải pháp kỹ thuật, trên cơ sở phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Có biện pháp cải tạo các giếng khơi do hầu hết các giếng được sử dụng

đều chưa đạt tiêu chuẩn do vậy cần nâng cấp các giếng này.

- Nước giếng đào: Là giếng khai thác nước ngầm ở tầng nông nằm dưới mặt đất từ 3 – 20 m, đường kính trung bình khoảng 0,8 – 2m, nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng dễ bị ô nhiễm bởi nước mặt và các yếu tố bên ngoài.

+ Ưu điểm; Phù hợp cho các hộ gia đình, chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, sử dụng vật dụng và sức lao động ở địa phương, dễ sử dụng có thể gắn các thiết bị lấy nước như bơm tay, bơm điện.

+ Nhược điểm: Không phù hợp với vùng có lũ, dễ bị ô nhiễm do các tác

động bên ngoài, không đủ nước vào mùa khô, hay khó tìm nguồn nước tốt ở

một số vùng.

+ Giếng đào có một số yêu cầu kỹ thuật như sau:

• Thành giếng: xây bằng gạch hoặc ống bê tông đúc sẵn để giếng không bị sụt nở và nâng cao chất lượng nước trong giếng, chiều cao tối thiểu là 0,8 m so với mặt đất.

• Nền giếng bằng bê tông, gạch đảm bảo thuận lợi khi bơm nước đồng thời ngăn chặn nước bẩn chảy trực tiếp xuống giếng. Nền phải có rãnh để dẫn nước thải ra xa.

• Dụng cụ lấy nước là gầu, bơm tay hoặc bơm điện

Hình 4.5 : Mô hình giếng đào

+ Đối với các hộ gia đình đã có giếng đào cần tham khảo để nâng cấp sao cho đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật và khắc phục sự cố nếu có.

- Nước giếng khoan: Là giếng được khoan xuống đất để lấy nước từ

nguồn nước ngầm. Được khai thác ở tầng nông khoảng 40 – 60 m, tầng sâu khoảng 250 m. Nguồn nước này ít bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh nhưng hay bị

chi phối bởi các cấu trúc địa tầng, khoáng sản.

+ Ưu điểm: ít ô nhiễm, chiếm ít diện tích, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp, đủ nước quanh năm, phù hợp với mọi hộ gia đình.

+ Nhược điểm: Chi phí cao, cần chuyên gia kỹ thuật, chất lượng tùy thuộc vào từng vùng, nước chứa nhiều ion sắt, mangan, canxi, magie...

+ Giếng khoan gồm những bộ phận chính như:

Hình 4.6: Mô hình giếng khoan bơm tay.

• Ống lọc: Là nhựa PVC được nối với ống vách, đặt trực tiếp trong lớp

đất đá để thu nước vào giếng và chống bùn tràn vào trong giếng. Chiều dài

ống lọc phụ thuộc vào chiều dày của tầng chứa nước và lượng nước cần sử

dụng.

• Là ống nhựa PVC được nối với ống lọc để giữ lại cặn cát lọt qua ống lọc vào giếng. Chiều dài ống lắng khoảng 1 – 1,5 m.

→ Với cả giếng khoan và giếng đào cần lưu ý: Giếng phải có nắp đậy. Vị trí giếng nên gần nhà nhưng phải cách xa chuồng gia súc và nhà vệ sinh tối thiểu 10 m.

- Đối với nguồn nước cấp từ trung tâm huyện cần thường xuyên được bảo dưỡng hệ thống và kiểm định chất lượng nước.

Áp dụng các công nghệ thích hợp trên cơ sở ưu tiên các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong việc cấp nước. Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung trong điều kiện kỹ thuật cho phép và mở rộng tối đa cấp nước

đến từng hộ gia đình.

Áp dụng các mô hình xử lý nước hiện đang được áp dụng tại nhiều địa phương như:

1. Mô hình làm thoáng và lọc nhanh nước ngầm

Sơđồ xử lý như sau:

Nguồn nước → Làm thoáng → Bể lọc → Bể chứa → Phân phối

Làm thoáng (giàn phun mưa) Khi nước được bơm qua giàn phun mưa sẽ bị xé thành dòng nhỏ tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với oxy trong không khí nhiều hơn, thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa.

Làm thoáng có thể làm bay hơi các loại khí gây mùi cho nước và đồng thời oxy hóa các chất có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ gây mùi. Làm thoáng giúp tạo kết tủa một số kim loại trong nước như sắt, asen…khi tiếp xúc với oxy không khí.

Vật liệu lọc:

+ Cát vàng (có thể dung cát thạch anh) kích thước hạt từ 0,15 - 0.2 mm. Cát phải sạch, không có các hợp chất hữu cơ.

+ Sỏi lọc: Kích thước hạt từ 5 – 10 mm được xếp lớn dần từ trên xuống dưới và cần rửa sạch trước khi đưa vào bể.

+ Ngoài ra còn có than hoạt tính, xỉ than, sơ dừa…

Các lớp vật liệu lọc được xếp chồng lên nhau những vật liệu lọc này

đơn giản, dễ kiếm, dẻ tiền và có hiệu quả lọc cao (cát, sỏi, than hoạt tính, xỉ

than, xơ dừa,… )

Trong quá trình lọc, các tạp chất bẩn trong nước bị giữ lại và tích tụ trên bề mặt và trong các lỗ, khe của vật liệu lọc. Dần dần chúng tích tụ trở thành lực cản cho quá trình lọc và làm hiệu suất lọc giảm dần. Do vậy sau một thời gian sử dụng người ta phải vệ sinh, thay rửa vật liệu lọc.

2. Mô hình bể lọc chậm

Giàn phun mưa có vai trò xé nhỏ dòng nước và khử mùi hôi, tăng khả

năng tiếp xúc với oxy không khí để oxy hóa sắt II thành sắt III dưới dạng hydroxit sắt không tan bao quanh các hạt cát.

Lớp vật liệu lọc gồm: cát mịn, sỏi, cát thô hoặc đá nhỏ, than hoạt tính xếp chồng lên nhau

Kích thước lớp vật liệu lọc:

+ Cát mịn: Chiều dày lớp cát : 30 – 40 cm Kích thước hạt : 0,5 – 1 mm

+ Sỏi : Chiều dày lớp sỏi : 50 cm Kích thước hạt : 0,5 1 cm

+ Cát thô hoặc đá nhỏ: Chiều dày lớp cát : 50 cm Kích thước hạt : 0,2 – 2 cm + Lớp than hoạt tính : 30 cm

* Lớp vật liệu lọc

+ Than hoạt tính ngoài khả năng khử mùi còn là lớp vật liệu lọc rất tốt, giữ lại các vi khuẩn có trong nước và các chất hữu cơ gây đục cho nước.

+ Lớp cát có nhiệm vụ giữ lại các hạt lơ lửng, các hydroxit sắt không tan, hấp thụ asen trên bề mặt lớp vỏ hydroxit sắt không tan bao quanh các hạt cát.

Hình 4.9 Mô hình giàn phun mưa và bể lọc chậm.

Bể lọc chậm có vận tốc khoảng 0,05 – 0,5 m/h dùng để xử lý nước không dùng phèn, không tốn hao máy móc phức tạp và quản lý tương đối dễ

chậm phát triển. Tuy nhiên bể lọc chậm tốc độ lọc còn nhỏ, ngoài ra chúng ta cần có giàn che nắng, che mưa nhằm ngăn cản sự phát triển của rong tảo.

3. Bể lọc nước hộ gia đình

Các hộ gia đình khi lấy nước từ các nguồn khác nhau cũng cần qua một bể lọc để làm sạch nước. Đối với một nông hộ có thể xây một bể nước đơn giản có dung tích khoảng 6 – 8 m³, bể hình vuông. Ngoài ra còn có các vật liệu lọc gồm: đá dăm, cát, sỏi, than hoạt tính khoảng 50 – 60 kg, kết cấu bể lọc như sau:

Hình 4.10: Mặt cắt bể lọc nước hộ gia đình

» Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình và chất lượng nguồn nước sinh hoạt của từng gia đình mà ta lựa chọn phương án xử lý nước cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)