Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

4.2.2.1 Lựa chọn địa điểm lấy mẫu

Tại xã Tiên Hội các xóm có tính điển hình giống nhau về địa lý, địa chất, thủy văn và các vấn đề dân sinh xã hội. Chia các xóm thành 3 cụm

Cụm Phố Điệp gồm các xóm: Thắng Lợi, Đại Quyết, Phúc Lẩm, Đồng Chung.

Cụm xóm Gò gồm các xóm: Tiên Trường, Trung La, Đồng Mạc, Lập Mỹ.

Cụm Soi Chè gồm các xóm: Phố Dầu, , Bãi Cải, Soi Chè.

Bảng 4.3: Các địa điểm lấy mẫu nước

STT Tên mẫu Đơn vị/gia đình lấy mẫu Địa chỉ

1 Mẫu 1 Đàm Văn Văn Xóm Đại Quyết 2 Mẫu 2 Nghiêm Văn Vịnh Xóm Đại Quyết 3 Mẫu 3 Phan Văn Báo Xóm Phúc Lẩm 4 Mẫu 4 Trần Thị Lý Xóm Trung La 5 Mẫu 5 Trần Văn Quân Xóm Trung La 6 Mẫu 6 Nguyễn Văn Báu Xóm Bãi Cải 7 Mẫu 7 Lý Thị Phương Thảo Xóm Phố Dầu 8 Mẫu 8 Nguyễn Thị Loan Xóm Phố Dầu 9 Mẫu 9 Nguyễn Thị Khuyến Xóm Phố Dầu

Mẫu được lấy dàn trải trên đị bàn toàn xã, chất lượng mẫu nước phản ánh chung tình hình sử dụng nước sinh hoạt toàn xã.

4.2.2.2 Phân tích mẫu nước

- Đơn vị phân tích. Phòng thí nghiệm TN&MT khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Lấy 9 mẫu phân tích các chỉ tiêu : mùi vị, độ cứng, pH, DO, BOD, COD, Fe2+ , Cl-

- Thiết bị: Thiết bị dùng chứa mẫu là lọ bằng PE. Nếu chất lượng sinh học của nước ngầm gây ra những thay đổi về thành phần lý hóa học của nước thì dùng các bình cản ánh sáng.

Thiết bị lấy mẫu: Lấy mẫu bằng bơm. * Yêu cầu vô trùng của thiết bị :

+ Các mẫu phân tích hóa học: Bình chứa được nạp đầy axit clohidric hoặc axit nitric 1mol/l và ngâm trong một ngày sau đó tráng lại bằng nước cất.

+ Thời gian lấy mẫu: Lấy vào buổi sáng. + Mỗi mẫu lấy làm 1 lọ PE có thể tích 1,5 lít.

+ Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu được bảo vệ và bịt kín để

không bị hư hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển, tránh cho bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn.

• Vận chuyển bằng phương tiện phù hợp, kịp thời không quá hạn phân tích.

• Không làm hư hỏng mẫu để mẫu không hư hỏng khi di chuyển. • Phương tiện chở mẫu đảm bảo sạch và không bị nhiễm bẩn. * Cách bảo quản và xử lý mẫu.

+ Để riêng từng loại, từng nhóm mẫu đã được đánh dấu.

+ Mẫu được bảo vệ trong môi trường thích hợp. Với các chỉ tiêu vi sinh và các chất bị phân hủy bởi ánh sáng nên để trong vật chứa tối màu.

+ Đảm bảo về thời gian thích hợp theo yêu cầu phân tích. - Lấy mẫu:

+ Lấy mẫu theo TCVN 6000 : 1995 – Tiêu chuẩn lấy mẫu nước ngầm. + Quá trình lấy mẫu được sự nhất trí của của địa phương. Vị trí lấy mẫu là vùng đại diện, tập trung nhiều dân cư sinh sống hoặc nghi ngờ ô nhiễm.

- Lựa chọn chỉ tiêu phân tích.

+ Dựa vào điều kiện thực tế của địa phương để xem xét các chỉ tiêu nào có khả năng xuất hiện trong nguồn nước cao nhất.

4.2.2.3 Kết quả phân tích mẫu nước

Dưới đây là kết quả phân tích một số chỉ tiêu tại 9 địa điểm lấy mẫu khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại xã Tiên Hội.

STT Chỉ tiêu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 QCVN

02:2009/BYT

QCVN

09:2008/BTNMT 1 Mùi vị Không Không Không Không Không Không Không Không Không - -

2 Độ cứng 110 69 160 420 86 208 90 90 104 350 mg/l 500 mg/l 3 pH 6,48 7,09 7,86 6,64 8,09 7,63 7,38 8,12 7,52 6 – 8,5 5,5 – 8,5 4 DO 5,34 5,1 5,25 4,69 6,04 5,84 6,38 5,29 4,84 - - 5 BOD 3,53 2,14 3,68 0,98 0,8 2,06 0,97 0,67 1,3 - - 6 COD 4,41 2,68 4,6 1,22 1,06 2,58 1,21 0,84 1,62 - 4 mg/l 7 Cl- 26,23 78 70,19 12,7 60 8,6 344 364 2,41 300 mg/l 250 mg/l 8 Fe2+ KPH KPH 0,002 0,005 0,001 KPH KPH KPH KPH 0,5 mg/l 5 mg/l

Theo kết quả phân tích trên cả 9 mẫu nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội đều có pH nằm trong khoảng TCCP. Không thấy có mùi vị lạ khi lấy mẫu

Độ cứng 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9

Độ cứng

Hình 4.1. Biểu đồ độ cứng

* Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ độ cứng cho thấy, ở hầu hết các mẫu nước giếng đào và giếng khoan đều có độ cứng nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm) và các mẫu nước cấp (mẫu 7, 8) độ cứng cũng nằm trong TCCP theo QCVN 02:2009/BYT (Tiêu chuẩn nước sinh hoat). Như vậy nguồn nước này không bị ô nhiễm bởi hàm lượng độ cứng. Clorua 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9

Cl-

* Nhận xét:

Hầu hết các mẫu hàm lượng clorua đều không đáng kể vì chủ yếu là giếng đào và giếng khoan. Tuy nhiên có 2 mẫu là mẫu 7 và mẫu 8 là 2 mẫu nước máy có hàm lượng clorua vượt quá tiêu chuẩn cho phép gần 1 lần theo QCVN 02:2009/BYT.

Đối với nước cấp clo được sử dụng để khử trùng với nước cấp tùy thời

điểm sử dụng nước trong ngày mà hàm lượng clo trong nước sẽ khác nhau. Ví dụ

vào buổi sáng sớm hoặc buổi xế chiều, nước máy chúng ta sử dụng sẽ nhanh, mạnh và nhiều hơn các thời điểm khác trong ngày, điều này đồng nghĩa với việc lượng clo chứa trong nước vào các thời điểm này cũng sẽ cao hơn những lúc khác. Có thể thấy chất lượng nước cấp ởđịa phương vẫn chưa được đảm bảo. Do

đó đểđảm bảo chất lượng nước dùng cho sinh hoạt thì địa phương cần áp dụng những phương pháp thay thế hoặc giảm tối đa lượng clo để khử trùng cho nước cấp. COD 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9

COD

* Nhận xét:

Qua biểu đồ ta thấy do khai thác ở tầng nông nên nước ngầm ở Tiên Hội bị nhiễm các chất hữu cơ khá nhiều. Có mẫu 1 và mẫu 3 có hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép gần 1 lần (QCVN 08:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm) các mẫu còn lại đều có hiện tượng nhiễm chất hữu cơ nhưng hàm lượng là không đáng kể.

Nguyên nhân gây ô nhiễm chất hữu cơ là do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp, sử dụng quá nhiều các nông dược hiện đại (đa số là các chất hữu cơ tổng hợp) gây ô nhiễm nước mặt, nước nước ngầm. Sử dụng nông dược đem lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng để lại hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.

Fe 0 0,001 0,002 0,003 0,004 0,005 0,006

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9

Fe

Hình 4.4 Biểu đồ Fe trong nước

* Nhận xét:

Trong tất cả các mẫu phân tích có 3 mẫu có hiện tượng nhiễm Fe Tuy chưa vượt TCCP nhưng cũng gây ảnh hưởng đến cảm quan của người sử

dụng. Sắt hòa tan làm nước có mùi kim loại. Khi sắt kết hợp với trà, cà phê và

Nếu các loại rau xanh được chế biến bằng nước nhiễm sắt sẽ làm mất đi màu sắc hấp dẫn vốn có của nó.

» Từ những kết quả trên cho thấy để đảm bảo nước dùng cho sinh hoạt thì địa phương phải áp dụng những phương pháp thay thế hoặc giảm tối đa lượng clo để khử trùng cho nước cấp. Cùng với đó là hạn chế tối đa sự xuất hiện của sắt trong nước vì đây là nguyên tố mà dù ở liều lượng nhỏ cũng gây

độc cho người.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)