Đỗ Đức Hiểu với bài viết "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" đã đánh giá cao cuốn tiểu thuyết về ngôn từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhân vật: "Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một giấc mơ
Trang 1mới Trong rất nhiều tên tuổi ấy, Bảo Ninh được đánh giá là "cây bút quan trọng góp phần làm nên cuộc cách mạng nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam" [5,
tr 238] Ông được xem là một tài năng lớn của nền Văn học Việt Nam hiện
đại Nhà văn cho ra đời hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như Thời của xe máy; Bi kịch con khỉ hay trước nữa; Không đâu vào đâu; hay đó là tập truyện Chuyện xưa kết đi, được chưa? Nổi bật hơn cả là sự ra đời của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (ban đầu có tên gọi là Thân phận tình yêu) Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận
đặc biệt Xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên Nhà
xuất bản Hội nhà văn lựa chọn trao giải- Thân phận tình yêu Một năm sau
đó, cuốn sách đã được tái bản lại với tiêu đề của chính tác giả-Nỗi buồn chiến tranh và được trao giải thưởng của Hội nhà văn Nhưng sau đó 10 năm, tác
Trang 2phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm Mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam cuốn sách vẫn rất được yêu thích Đến năm
2006, tác phẩm đã được xuất bản lại với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh và đã trở thành "hiện tượng" văn học
1.2 Nỗi buồn chiến tranh có số phận "chìm nổi" nhưng đến nay đã
khẳng định được vị trí trên văn đàn Tác phẩm ra đời đã gây một cú sốc lớn, làm thay đổi lối tiếp nhận của công chúng yêu văn học bấy lâu Tác phẩm thể hiện những đổi mới cả về nội dung cũng như tư tưởng nghệ thuật Tác phẩm
đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của nhà văn Bảo Ninh và vượt lên trên tất cả những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975 Tác phẩm
đặt ra nhiều vấn đề về đời sống xã hội và con người thời hậu chiến Nhà văn nhìn cuộc chiến từ mặt sau của tấm huân chương, nhìn sâu vào những đau
thương, mất mát của hiện thực lịch sử Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh là
nỗi đau, nỗi mất mát, nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính về sự tàn khốc của chiến tranh Lớn hơn nỗi đau thể xác, đó là nỗi đau tinh thần, điều chúng
ta gọi là "Hội chứng chiến tranh" Tác phẩm hiện diện như một bể chứa ngầm
trong lòng đất khiến cho độc giả muốn khám phá, đào sâu và tìm tòi những
điều mới mẻ, đặc sắc mà tác phẩm đem lại Chính vì thế, tác phẩm đã dịch ra
nhiều thứ tiếng với nhan đề The Sorrow of War và được công bố trên toàn thế
giới
1.3 ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả cũng như
tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận
xét sâu sắc về tác phẩm Một nhà phê bình Mỹ viết trên tờ Philadelphia
Inquirer rằng cuốn tiểu thuyết "đã làm cho những người lính Bắc Việt thành ra con người" vì nó "rốt cục đã đặt một bộ mặt người khả dĩ chấp nhận được lên một nhóm người lâu nay không có mặt"[38] Một nhà phê bình khác táo bạo hơn lại cho rằng Nỗi buồn chiến tranh "vượt lên trên tất cả những tác phẩm văn xuôi của Mĩ đã viết về cuộc chiến Việt Nam"[38]
Trang 3Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh đã
nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: "Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mĩ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Êrích Maria Rơmáccơ [ ] Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn một thành quả lao động tuyệt đẹp"[38]
Nhận xét của Dennis Mansker, thành viên của Hội cựu chiến binh Việt
Nam chống chiến tranh: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi
đau mang tính phổ quát của những người lính ở mọi bên xung đột"[38]
Hay đó là nhận xét của nhà báo Anh The Guardian: "Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống Bất kỳ nhà chính trị nào hoặc nhà hoạch định cuộc sống nào của Mĩ cũng cần nên đọc cuốn sách này Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng đã không được Nó quá hấp dẫn để xứng đáng được thế
Trang 4nó là một mô hình tiết kiệm Mỗi dòng của cuốn tiểu thuyết tương đối ngắn này chất chứa vẻ đẹp thẩm mĩ và chiều sâu tinh thần Cuốn sách tràn đầy những suy tư thấu suốt về Việt Nam cũng như tâm hồn con người Đây là một trải nghiệm đọc không thể bỏ qua"[38] Còn rất nhiều ý kiến khác nữa của
những nhà nghiên cứu, phê bình cũng như độc giả nước ngoài: Tim O'Brien,
Susan,… Nhìn chung, tất cả những ý kiến đều đánh giá cao tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
ở trong nước, ngay từ khi được nhận giải thưởng của Hội nhà văn vào
năm 1991, với nhan đề là Thân phận tình yêu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá khác nhau về tác phẩm, tạo nên những "cơn sốt" trên văn đàn Tác phẩm được coi là cuốn tiểu thuyết "khác thường" của văn chương Việt Nam lúc bấy giờ Vào thời điểm đó, tuần báo Văn nghệ tổ chức một cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu đưa ra rất nhiều ý
kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học có uy tín như: Trần Đình Sử, Nguyễn Phan Hách, Cao Tiến Lê, Vũ Quần Phương, Nguyên Ngọc,… Sau đó,
các ý kiến này được đăng tải trên báo Văn nghệ số 37 năm 1991 Sự đánh giá
về tác phẩm lại xoay quanh hai trạng thái đối lập nhau: Người khen hết mức,
người chê hết lời Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Tác giả đã trừu tượng bớt
đi cái phần mục đích, chiến công, nhân tố thắng lợi để chỉ kể lại cuộc chiến tranh với tất cả tính chất… chiến tranh của nó… Có thể nói tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta nhìn vào cái phía trong bị che khuất lấp một chỗ trống chưa được lấp" [56] Còn Ngô Văn Phú thì khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết được giải thưởng là cái được lớn của văn chương Đây đích thực là văn chương" [56] Nhà văn Nguyên Ngọc thì nhận xét: "Đây là một cuốn sách nghiền ngẫm về hiện thực… tác giả với tư cách là người trong cuộc, không
đứng ngoài, đứng trên, nhìn ngắm, mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy cuộc chiến tranh" [56] Nguyễn Phan Hách thì lại không tiếc lời khen ngợi: "Nỗi
Trang 5buồn chiến tranh là một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực
đẹp lắm, chi tiết tuyệt vời gây ấn tượng không thể nào quên Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn" [56]
Tác giả Lê Quang Trang lại khẳng định: "Tác giả cố gắng là người không chịu đi trên lối mòn Có sử dụng kết hợp giữa tính huyền thoại và chân thực Thi pháp đồng hiện sử dụng có hiệu quả nối liền hiện thực và quá khứ;
kí ức xa và gần; ý thức và vô thức Tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật" [56]
Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao thành tựu của tác phẩm, trong phạm vi cuộc tranh luận này cũng còn rất nhiều ý kiến chưa tán đồng hoặc
phủ nhận giá trị của tác phẩm Từ Sơn cho rằng: "Âm hưởng của tác phẩm còn
đậm chất bi, âm hưởng hùng còn bị chìm lấp đâu đó, chưa tạo nên đầy đủ nét
bi hùng của một thời đại đã qua"[56] Còn Vũ Quần Phương lại viết: "Anh
đánh mất hào khí rất đẹp của những năm tháng ấy" và "có cảm giác tác giả
có điều gì đó không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan Đọc những chi tiết khủng khiếp, đay nghiến, ta thấy tác giả ác"[56] Nhà văn Hồ Phương vừa khẳng định "đây là một cuốn sách viết về chiến tranh", nhưng cũng lại cho rằng: "càng đọc về cuối càng có cảm giác cộm lên: tác giả đã dần đánh mất khá nhiều sự chân thật, trong suốt, hết sức tự nhiên của mình Bàn tay tác giả mỗi lúc một lộ ra trong mọi việc, mọi người Sự cường điệu cũng lộ ra càng đậm nét", còn cái nhìn của nhà văn về chiến tranh "Sao khá tối tăm thê thảm Dường như chỉ thấy có chết chóc và khổ cực Dường như chỉ thấy có mất mát và tan hoang, ghê rợn… Cũng chính vì thế, ở đây lí tưởng của cuộc chiến, cuộc sống đã không được chú ý tới một cách đúng mức"[56]
Còn nhiều ý kiến phủ nhận giá trị của tác phẩm liên tục được đăng tải trên báo
Văn nghệ số 43, 44, 47 năm 1991 Với Nguyễn Khắc Phê có bài "Đôi điều quanh ba cuốn tiểu thuyết vừa được giải thưởng" Đặc biệt, với bài "Nghĩ gì
Trang 6khi đọc Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" của Tiến sĩ Mĩ học Đỗ Văn Khang trên Báo Văn Nghệ, số 43, ngày 26 tháng 10 năm 1991, ông đã phủ
nhận không thương tiếc giá trị của tác phẩm Ông coi cuốn tiểu thuyết của Bảo
Ninh là "điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hoá hiện thực”, “bôi nhọ quân đội”, xem tác phẩm là một "tiểu thuyết đen về chiến tranh bấn loạn đầy những hình ảnh kinh hoàng về chiến tranh giải phóng dân tộc và những mảnh đời chiến bại của những cựu chiến binh trong những năm tháng hậu chiến"[56] Và một làn
sóng phủ nhận giá trị đích thực của tác phẩm đã nổi lên Tác phẩm rơi vào sự
im lặng và lãng quên Cuốn sách hầu như vắng bóng trong các công trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kì đổi mới Nhưng ngay sau đó, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, tác phẩm đã nhanh chóng quay lại với bạn đọc, khẳng định được giá trị đích thực của mình Cuốn tiểu thuyết đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật từ phía những nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả
GS Đỗ Đức Hiểu với bài viết "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" đã
đánh giá cao cuốn tiểu thuyết về ngôn từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhân
vật: "Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời
đại,… Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh là một hiện tượng ngôn
từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối thoại, là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới" [24, tr.267- 271]
Với bài: "Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh", PGS TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: "Bảo Ninh không chỉ chú ý
đến chuyện mà ông rất quan tâm đến kĩ thuật dựng truyện… ở Việt Nam cũng từng có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của các nhân vật một cách khá tinh tế như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,… Nhưng với những cây bút này, kĩ thuật dòng ý thức chỉ tồn tại như một thủ pháp nghệ thuật có tính cục
bộ Phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng
Trang 7triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm" [48, tr.401]
Đặc biệt phải kể đến nhận xét của Nguyễn Quang Thiều về tác phẩm:
“Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạn đọc nhiều nước trên thế giới trước hết vì Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại- đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh, chỉ có những tác phẩm như vậy mới thực sự được đón nhận và chia sẻ”(TT và VH số ra ngày 28-10-2006) Về mặt nghệ thuật, Nguyên Ngọc nhận xét: "đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới" [5, tr.177] Hay đó
là bài viết của T.S Nguyễn Thị Mai Liên về “Hình tượng con người- nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh", trong cuốn Văn học Việt Nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Trong bài viết này, cùng với nhân vật Điểu trong tác phẩm Một nỗi đau riêng của Y.Kaoabata thì Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh dị
dạng nhân tình, tha hóa nhân tính và nhân tình, đặc biệt đó còn là những khắc
khoải về một xứ sở bình yên nhưng không trốn chạy thực tại
Bên cạnh đó, ý kiến của Th.S Phạm Xuân Thạch trong bài viết “Nỗi buồn chiến tranh- viết về chiến tranh thời hậu chiến- Từ chủ nghĩa anh hùng
đến nhu cầu đổi mới bút pháp”, nhấn mạnh: "Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng nghệ thuật của nhân vật đi trước đến một chiều kích mới Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống (theo kiểu tiểu thuyết- kí sự như Đất Trắng) để theo đuổi tiểu thuyết tâm lí Anh đưa vào những chiều kích hiện thực chưa từng có trong tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trước: yếu tố tình dục, những "hình ảnh đen" về chiến tranh,… Nhưng
đồng thời, anh sáng tạo nên một sắc thái anh hùng mới của văn học viết về chiến tranh"[5, tr.250]
Trang 8Còn Thuỵ Khuê trên "Sóng từ trường- Nỗi buồn chiến tranh" (www Google.com 2007) dứt khoát bênh vực Bảo Ninh: "chiến tranh với sức công phá mãnh liệt và huỷ diệt tất cả, nhưng chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu, thái độ lạc quan đến tuyệt diệu ấy của tác phẩm, mấy ai đạt được" [30]
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đánh giá cao tác giả cũng như tác
phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như ý kiến của Trần Huyền Sâm,
Đào Duy Hiệp, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Ngọc Hiến,
Nhìn lại chặng đường hai muơi năm qua, chúng ta thấy có rất nhiều ý
kiến bàn luận về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Cho dù có nhiều ý kiến
khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận vị trí quan trọng của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung cũng như trong hệ thống những tác phẩm viết về chiến tranh sau năm 1975 nói riêng Những bài viết, bài báo, những ý kiến đánh giá, nhận xét tuy nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và đánh giá
đúng nhất về những cách tân đổi mới tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh cũng như xác định lại có hay không yếu tố tự truyện trong tác phẩm này
Vì vậy, việc nghiên cứu Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh giúp chúng ta học tập, nghiên cứu,
giảng dạy các tác phẩm trong nhà trường một cách sâu sắc, toàn diện hơn Hơn nữa, giúp người đọc nhìn nhận tác phẩm không phải là một cuốn tự truyện thông thường của nhà văn như nhiều người lầm tưởng mà đó là sự sáng
tạo nghệ thuật với kĩ thuật độc đáo của tác giả
2 Mục đích nghiên cứu:
2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh 2.2 Khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả
Trang 93 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong công trình này, chúng tôi cố gắng vận dụng lý thuyết về tự sự và
đặc biệt là thể loại tiểu thuyết trên cơ sở các tài liệu đã xuất bản để chỉ rõ
những cách tân đổi mới cũng như khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh không phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả
Trên cơ sở đó, Luận văn của chúng tôi tiến hành phân tích, khái quát,
đánh giá cả những thành công và hạn chế trong tác phẩm của Bảo Ninh Qua
đó thấy rõ hơn những đóng góp của ông đối với nền Văn học Việt Nam hiện
đại viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (In lần đầu tiên năm 1987 lấy tên là Thân phận tình yêu, năm 1991 đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh, và đến năm 2006 được tái bản với nhan đề trở thành nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh)
Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi có liên hệ với các sáng tác khác của nhà văn Bảo Ninh và một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng thời để làm rõ mục tiêu nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh
4.2.2 Khẳng định tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh không
phải là một cuốn tự truyện mà là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả
Trang 10Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể chia đối tượng ra làm nhiều yếu tố để xem xét Những yếu tố đó có cùng một trình độ, có chức năng
và nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ và
ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống
5.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này, người viết đặt tiểu thuyết viết về chiến tranh
giai đoạn sau, tiêu biểu là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong
sự so sánh với tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn trước, từ đó nhận ra những cách tân của nhà văn qua một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết
5.3 Phương pháp tổng hợp
Sử dụng phương pháp này, người viết luận văn có cái nhìn toàn diện về
đề tài và thể loại văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu Qua đó, chúng ta thấy được nét mới mẻ, độc đáo của tác giả Bảo Ninh
5.4 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Vận dụng lý thuyết thi pháp học nghệ thuật để làm nổi bật yếu tố không
gian, thời gian trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và xác định lại có hay không yếu tố tự truyện trong cuốn tiểu thuyết
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng kết hợp liên hệ với nhà văn
để có thêm nguồn tư liệu, làm sáng tỏ một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của
Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và khẳng định lại một lần nữa
tác phẩm không phải là một cuốn tự truyện như nhiều người lầm tưởng mà là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả
6 Đóng góp của đề tài:
6.1 Luận văn nghiên cứu về Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của một
tác giả lớn trong nền Văn học Việt Nam hiện đại viết về đề tài chiến tranh giai
đoạn sau năm 1975 Luận văn chỉ ra một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của
Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nhằm xem xét lại các quan
điểm trước đó cho rằng tác phẩm là một cuốn tự truyện của nhà văn và khẳng
Trang 11định Nỗi buồn chiến tranh không phải là một cuốn tự truyện Từ đó chỉ ra
những đóng góp mới mẻ của Bảo Ninh trong đề tài hậu chiến
6.2 Nghiên cứu Một số đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh,
chúng tôi sẽ góp thêm một cách nhìn mới về chân dung những người lính thời hậu chiến và qua đó thấy được tài năng của Bảo Ninh
6.3 Đề tài của chúng tôi cũng là gợi ý cho những hướng nghiên cứu
tiếp theo về một tác phẩm có số phận “chìm nổi” này
Trang 12của dân tộc Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng như Phố,
Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu,… nổi bật trong số đó
là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Tác phẩm đem đến cho
bạn đọc cái nhìn mới về người lính thời hậu chiến Đằng sau tấm huân chương còn là những dằn vặt, đau khổ người lính phải chịu đựng khi chiến tranh qua
đi Trong Nỗi buồn chiến tranh, người lính không được nhìn nhận như những
vĩ nhân mà văn học giai đoạn trước năm 1975 đã thể hiện, ở đây, người lính mang đặc điểm của con người thực Đây là điểm khác biệt và tiến bộ của tiểu thuyết trước và sau năm 1975
Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh trước và sau năm 1975 giúp chúng ta thấy được sự chuyển mình của nền văn học Việt Nam
nói chung và thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nói riêng
Trang 131.1 Tiểu thuyết viết về chiến tranh trước năm 1975
Dân tộc ta luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành lại nền hoà bình, độc lập, chính vì thế, chiến tranh và người lính là đề tài muôn thủa trong văn học Việt Nam Đặc biệt, từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1975, cả dân tộc phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc là chống Pháp và chống Mĩ Văn học phải gánh vác một trọng trách nặng nề mà cả dân tộc giao phó: tuyên truyền, cổ vũ cho chiến đấu Nhà văn nguyện làm người thư ký trung thành của thời đại, bao quát và tái hiện một bức tranh hiện thực rộng lớn Nếu như văn học giai đoạn 1930- 1945 là mảng hiện thực gắn liền với những mảnh đời bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những mộng tưởng cá nhân thì văn học giai đoạn sau là hiện thực chiến trường kéo dài từ Bắc tới Nam Mỗi miền quê, mỗi cánh rừng, mỗi triền sông,… đều được miêu tả như
một trận tuyến đánh quân thù với khí thế sục sôi, đó là cảnh "những buổi vui sao cả nước lên đường" Hầu hết các tiểu thuyết thời kỳ này đều mang cảm
hứng sử thi, miêu tả những gì hoành tráng, liên quan đến số phận của đất
nước Nhân vật trong tiểu thuyết mang "gương mặt" quần chúng Tính cách và
số phận của cá nhân chưa phải là điều nhà văn quan tâm làm nổi bật, hay nói cách khác, số phận và con đường đi của mỗi cá nhân thường được thể hiện thống nhất với vận mệnh của giai cấp, của dân tộc
Các văn nghệ sĩ nguyện đem hết tài năng, trí tuệ và cuộc đời mình để phục vụ chiến đấu, tất cả cho tiền tuyến Cảm hứng chủ đạo là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do độc lập, là niềm tự hào về sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam anh hùng Thời kỳ này ra đời nhiều tiểu thuyết hay như
Hòn đất của Anh Đức, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, Đất Quảng của Nguyên Ngọc, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Vùng trời của Hữu Mai, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, ở đây, các
tiểu thuyết gia đã khám phá, lý giải về cuộc chiến đấu một cách rõ nhất Nhân vật trung tâm là người lính- những con người tiêu biểu cho khát vọng và ý chí
Trang 14chiến đấu, quyết thắng của dân tộc Sứ mệnh "phục vụ kháng chiến" đã hướng
các nhà văn tập trung thể hiện con người quần chúng, những người thuộc ba thành phần cơ bản: công- nông- binh Nhân vật mang phẩm chất của nhân vật
sử thi: là đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng, tầm vóc của núi sông, của lịch
sử, luôn luôn chiến thắng hoàn cảnh Các nhà văn trở thành người chép sử của thế hệ mình, thời đại mình với thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ Những người lính
trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đã ý thức sâu
sắc về cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước và trách nhiệm cao cả của mình
Còn Thiêm trong Mẫn và tôi của Phan Tứ lại hiểu rằng loài người đang đánh
lấn đế quốc từng bụi tre, những lời đẹp nhất dành cho người anh hùng có
những chiến công oanh liệt Họ là "thứ thép được luyện lửa nhiều rồi, đem đúc súng hay rèn lưỡi cày đều ăn chịu cả" [81, tr 647] Đông, Quỳnh- những
chiến sĩ lái máy bay đẹp đẽ, trẻ trung đã xông lên bầu trời đối mặt với kẻ thù
và chiến đấu với sức mạnh của toàn dân tộc trong Vùng trời của Hữu Mai Họ
ra trận chiến đấu với tinh thần anh dũng, quyết chiến quyết thắng Dù bị kẻ
thù treo lơ lửng trên cây dừa, chị Sứ vẫn tự nhủ: "Bữa nay, có lẽ mình chết Những chỉ thấy tiếc chớ không ân hận mắc mớ gì cả… Tới phút này đối với
Đảng, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như Võ Thị Sáu… nên từ phút này trở đi, mình cũng phải giữ được như vậy…" [63, tr 166] Cuộc chiến đã
đánh thức tất cả mọi người ý thức được khẳng định mình trong hành động xả thân vì nước, mỗi người dân đều là những anh hùng trong chiến đấu và trong lao động sản xuất Vì vậy, các nhân vật thường được lý tưởng hoá một chiều Người đọc ít gặp những trăn trở đời thường trong tâm hồn họ, họ rất ít khi buồn, không biết đến cô đơn, vì mọi cảm xúc đều gắn với vận mệnh của dân tộc Những chiều kích mới của con người luôn luôn được phát hiện trong những hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh Con người tượng trưng cho đất nước, mang vóc dáng đất nước đã trở thành hình tượng nghệ thuật phổ biến trong các sáng tác văn học Con người trong tiểu thuyết thời kỳ này là con
Trang 15người của ý chí, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhiều tác phẩm đã đặt con người trước sự lựa chọn nghiệt ngã của sự sống và cái chết để khẳng định
ý nghĩa cao cả của sự hy sinh Có những tiểu thuyết mà ngay cả tiêu đề cũng
mang ý nghĩa biểu tượng như: Hòn đất, Đất Quảng, Rừng U Minh, Dấu chân người lính,… Những con người đại diện cho một vùng đất, vùng trời, mang
sức mạnh của cội nguồn quê hương, được hun đúc qua khói lửa chiến tranh, qua truyền thống bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Mỗi vùng đất đều xây dựng những hình tượng biểu trưng riêng Chị Sứ là đại diện tiêu biểu cho người con gái xứ Hòn bởi mái tóc dài óng ả có mùi bưởi quen thuộc, có ánh trăng mát rượi gợi nhớ những kỉ niệm bình yên, nơi đó có bàn tay dịu dàng của má Sáu vuốt ve… dường như quê hương đã hoá thân vào chị thành người con gái trẻ trung, bất khuất, dịu dàng mà kiêu hãnh khiến kẻ thù
phải khiếp sợ Còn Thiêm trong Mẫn và tôi của Phan Tứ lại mang vẻ đẹp của
người con gái miền Trung: bền bỉ, dẻo dai, chịu thương chịu khó, đằm thắm dịu hiền Và tình yêu trong chiến tranh cũng đẹp hơn bao giờ hết, dường như gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc Đó là mối tình thuỷ chung của người con gái xứ Hòn với người con trai tập kết ra Bắc: chị Sứ- anh Sang Hay là mối tình thuỷ chung của những con người đang kề vai sát cánh bên
nhau cùng chiến đấu giải phóng quê hương: Ngạn- Quyên trong Hòn đất của Anh Đức; là Mẫn- Thiêm trong Mẫn và tôi của Phan Tứ,… Hơn nữa, tình cảm
riêng tư của con người luôn hoà nhập với tình cảm chung của đất nước, của dân tộc Một bức thư ngắn ngủi mà người vợ giử cho chồng ở tiền tuyến cũng
vẫn không quên thông báo: "ở nhà mọi người đều bình yên và đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiền tuyến chống Mĩ cứu nước" [61, tr 346] Khi gặp con trai ngoài mặt trận, ông bố nói ngay: "Chốc nữa anh hãy báo cáo với tôi công việc anh đã làm từ ngày đi bộ đội Quyết tâm thư khi đi chiến trường anh viết ra sao?" [61, tr.67] Rõ ràng, màu sắc sử thi đã khiến cho tiểu thuyết
chiến tranh có ánh hào quang mới Những con người, những tình yêu, những
Trang 16chiến công và cả thiên nhiên nữa, đẹp như trong huyền thoại, bất chấp khói lửa
đạn bom của cuộc chiến tranh Cảnh ra trận trong nhiều trang viết thấm đẫm
chất thơ và chất lãng mạn Anh Phi trong Vùng trời của Hữu Mai ngồi trong
máy bay mà vẫn nhận thấy thiên nhiên thật huyền diệu, bởi trên đầu anh có một trời sao và dưới chân anh cũng là một trời sao của đất nước Còn nhân vật
Thiêm trong Mẫn và tôi của Phan Tứ thì lại thổ lộ: "Bỗng dưng tôi bắt gặp một bông hoa vui đang nở ngập ngừng trong tôi, toả hương quen xông đầu tôi lịm dần Tôi nhận ra rồi Nó là niềm vui được đánh giặc" [81, tr 93] Con
người gắn liền cái riêng với cái chung, hoà mình vào cái chung của dân tộc
Khi cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc bằng thắng lợi rực rỡ Dư âm còn vang mãi cho tới nhiều năm sau và cho đến hôm nay Tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn trước năm 1975, đã phản ánh kịp thời, nhanh nhạy, động viên cuộc chiến đấu của dân tộc Các tiểu thuyết gia đã tái hiện bức tranh hiện thực một cách sâu sắc, từ đó người đọc hình dung cuộc kháng chiến vừa gay
go, vừa quyết liệt của dân tộc Con người được khám phá không phải từ khía cạnh cá nhân mà là con người tập thể, con người anh hùng với những chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa Tiểu thuyết giai đoạn này đã làm tròn nhiệm
vụ của mình, góp phần to lớn vào chiến lược xây dựng con người mới và tăng sức mạnh tinh thần động viên cổ vũ dân tộc suốt chặng đường chống giặc ngoại xâm Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ giai đoạn sáng tác này là cảm hứng sử thi, là âm hưởng hào hùng, ngợi ca Đó là những thành tựu quan trọng mà tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn này đã đạt được Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều vấn đề hết sức quan trọng đang là những chỗ yếu của tiểu thuyết Vì một nền văn học, nhất là thể loại tiểu thuyết vốn được xem
là "bách khoa toàn thư" của cuộc sống phát triển trong điều kiện chiến tranh
ác liệt kéo dài sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế tất yếu Nhận định của
Đảng trong thư giử Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ tư (1968) đã đánh giá chính xác tình hình sáng tác lúc đó và đúng cả với thời điểm sau của cuộc
Trang 17kháng chiến: "Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng anh dũng và phong phú, nhưng việc phản ánh cuộc sống đó vào văn học nghệ thuật của ta còn sơ lược" Đặc trưng nổi bật của giai đoạn văn học 1945- 1975 đã được nhận định như sau: "Trước 1945, mỗi thể loại có thể chứa đựng ở bên trong rất nhiều nội dung thể loại Sau 1945, tất cả mọi thể loại văn học đều tập trung thể hiện một loại hình nội dung cơ bản, ấy là trạng thái sử thi của thế giới" [16, tr 211] Chất sử thi đã thấm sâu vào thể loại tiểu thuyết "Dưới dạng tổng quát nhất, chúng ta có thể nêu ra một sơ đồ mô hình cấu trúc- thể loại tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945- 1975: cấu trúc lịch sử- sự kiện" [16, tr 227] Như
vậy, có thể thấy rằng, để đáp ứng yêu cầu của lịch sử, các tiểu thuyết đã thiên
về ca ngợi cái đẹp, ca ngợi chiến công, né tránh mất mát, đau thương,… Cả chất trữ tình trong sáng trong tiểu thuyết nhiều khi cũng được lý tưởng hoá Bởi vì, chiến tranh được miêu tả chủ yếu qua cái nhìn khẳng định chính nghĩa, khẳng định chiến thắng của toàn dân tộc Chính điều đó đã làm hạn chế khả năng sáng tạo của các nhà văn Các nhà văn chưa tập trung xây dựng số phận mỗi con người, chưa khai thác hết bộ mặt tàn khốc đáng lên án của chiến tranh Hơn nữa, mặt trái của cuộc chiến tranh vẫn chưa được đề cập Hay nói một cách khác, văn học giai đoạn này chỉ tập trung khai thác những gì liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước; chưa quan tâm đến khía cạnh cá nhân, số phận con người Những hạn chế đó sẽ được nền văn học hậu chiến khắc phục và tạo nên một bước tiến vượt bậc trong nền văn học Việt Nam
1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975
Sau năm 1975, đất nước giành được độc lập, nền hoà bình được lập lại, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới Đặc biệt, sau năm 1986 với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cả nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực Cùng với sự phát triển của đất nước,
Trang 18nền văn học Việt Nam cũng có một hướng đi mới, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh Các nhà văn có cái nhìn khách quan, sâu sắc hơn về hiện thực cuộc chiến tranh đã qua và cách thể hiện con người cũng khác Tại Hội thảo 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám khi
trình bày "Mấy suy nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách mạng", Xuân Thiều đã nhận định: "Sự quan tâm của phần lớn các nhà văn viết về chiến tranh là âm vang chiến tranh, nghĩa là viết về số phận con người thời kỳ hậu chiến mà chiến tranh dù đã qua đi vẫn để lại những dấu ấn khó quên, chiến tranh đã đưa đẩy họ tới những nẻo đường bất ngờ, ở đấy có niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương và lòng căm thù, có lòng dũng cảm và tính đớn hèn,
có lòng trung thành và những phút giây dao động" [16, tr 140] Cũng trong Hội thảo này, Xuân Thiều đã đưa ra nhận xét: "đã có nét mới trong cách nhìn nhận đánh giá hiện thực trong chiến tranh trung thực hơn, mạnh dạn hơn"
[16, tr 145] Cùng quan điểm đó, Hồ Phương cũng nhận định rằng nhiều tác
giả hôm nay: "không né tránh tất cả sự tàn khốc của chiến tranh Viết về những nội dung tàn khốc ấy, các tác giả có ước muốn qua đó có thể làm rõ hơn, sống động hơn sức chịu đựng, lòng hy sinh của con người, cũng như làm cho cái giá và ý nghĩa của chiến thắng được thấy rõ hơn (…) Viết về sự tàn khốc của chiến tranh là điều cần phải làm, nhưng viết như thế nào để không làm mờ mất tính chất của cuộc kháng chiến ấy, để cuối cùng người đọc có thể chỉ thấy toàn chuyện chết chóc, ghê sợ và muốn chối bỏ" [16, tr 153] Nếu
như tiểu thuyết giai đoạn trước chỉ tập trung miêu tả những gì liên quan đến vận mệnh của dân tộc, mang đậm cảm hứng sử thi thì ở giai đoạn sau đã có sự thay đổi rõ ràng Tiểu thuyết đi từ chủ nghĩa thực dân đậm đà chất lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo, người lính
được phản ánh từ nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ của đời sống Khía
cạnh đời tư cá nhân được đề cập đến: "Từ sau năm 1975, nhất là từ sau 1986,
Trang 19bắt đầu thời kỳ đổi mới, tính sử thi nhạt dần, nội dung thế sự và đời tư dần dần nổi lên, có xu thế lấn át Tác phẩm mang nội dung thể loại sử thi vẫn còn, song không còn gây được chú ý như trước, hoặc nếu viết về đề tài chiến tranh, thì góc độ đời tư và thế sự lại nổi lên, làm thay đổi diện mạo văn học" [7, tr
149] Những tiểu thuyết ra đời thời kỳ đầu ngay sau năm 1975, đã tái hiện hiện thực cuộc chiến tranh rộng lớn, khốc liệt, gian nan, trường kỳ, qua từng thời điểm cho tới đích cuối cùng, chiến thắng được các nhà văn mô tả khá
chân thực và sắc nét như Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người
đi từ trong rừng ra của Nguyễn Minh Châu; Năm 75 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân; Mở rừng của Lê Lựu; Nắng đồng bằng của Chu Lai; Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh; Sao đổi ngôi của Chu Văn;… Tuy âm hưởng
chung của các tiểu thuyết này chủ yếu là âm hưởng sử thi - vốn là một đặc
điểm nổi bật, một khuynh hướng bao trùm của văn học giai đoạn trước, nhưng
đâu đó nó đã phát ra những tín hiệu đổi mới, tiêu biểu ở tiểu thuyết Đất trắng
của Nguyễn Trọng Oánh, ra mắt năm 1979 Lần đầu tiên, người đọc thấy hiện thực cuộc chiến tranh hiện lên khốc liệt, đau thương và bi thảm như vậy Hơn nữa, người đọc thấy được sự tha hoá trong hình ảnh những con người lý tưởng Nhà văn đã cố gắng tiếp cận cuộc chiến tranh bằng cái nhìn trực diện, bằng thái độ dũng cảm trước sự thật, nhấn mạnh cái giá phải trả cho chiến thắng
Nhà văn lựa chọn điểm nhìn từ những chiến hào: "Những tác phẩm này thường lựa chọn điểm nhìn từ những chiến hào mà không có ý định mô tả toàn cục chiến trường hay bức tranh toàn cảnh của cuộc chiến tranh, mặc dù không gian của tác phẩm có lúc được mở rộng" [33, tr 125] Sự mở rộng bối
cảnh hiện thực khốc liệt, gay cấn của cuộc chiến đấu chính là một cố gắng để nắm bắt những diễn biến tâm lý sâu xa trong con người một cách toàn diện,
thấu đáo và triệt để hơn Đến tiểu thuyết Sao đổi ngôi, Chu Văn đã đặt ra
hàng loạt các vấn đề sau chiến tranh, đó là những tệ nạn xã hội mới nảy sinh: tham ô, ngoắc ngoặc, chè chén, thoái hoá biến chất, quan liêu, những hủ tục
Trang 20lạc hậu, thật giả lẫn lộn, những hợp tác xã "chia quyền chức như chia thịt",…
và cuộc chiến tranh của người lính thời hậu chiến mới là cuộc chiến tranh âm thầm, dai dẳng, khắc nghiệt nhất Hơn nữa, nhà văn còn quan tâm đến số phận của nữ chiến sĩ- Liễu là nữ công binh xinh đẹp và anh hùng Chiến tranh qua
đi, tuổi xuân và nhan sắc đã giử lại nơi chiến trường, trở về bơ vơ, lạc lõng và kiệt quệ giữa đời thường Nếu như trong chiến tranh Liễu đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình một cách nhẹ nhàng, thanh thản bao nhiêu thì trong thời bình, cô trở nên hoài nghi, chán nản, bất lực bấy nhiêu Phải chăng, chiến tranh đã khiến cho con người mất khả năng hoà nhập với cuộc sống đời thường? Hay cuộc sống thời hậu chiến qua nhiều phức tạp và nan giải khiến con người không thích nghi kịp? Và Liễu là nhân vật mở đầu cho kiểu nhân vật lạc thời trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Đây là điểm mới so với các tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ trước năm 1975 Khía cạnh cá nhân con người
được đề cập mạnh mẽ hơn bao giờ hết Sự đổi mới thực sự diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc kể từ năm 1986, với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa các văn nghệ sĩ nhìn nhận lại, đánh giá một cách khách quan cuộc chiến tranh đã đi qua Khi chiến tranh đã lùi về quá khứ, cuộc sống trở lại với những quy luật bình thường, con người trở về với muôn mặt đời thường, biết bao vấn đề mới nảy sinh và ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ Văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng sẽ có nhiều đề tài, chủ đề mới Cảm hứng thế sự sẽ thay dần cảm hứng sử thi Đối với văn học thời kỳ đổi mới, một mặt con người vẫn
được nhìn nhận như những chủ thể chủ động trong công cuộc cách mạng của
đất nước Mặt khác, ở con người nói chung, người lính nói riêng còn là những trăn trở, giằng xé, đối thoại với chính mình và lịch sử Đó là sự đấu tranh với cái xấu, hướng tới một cơ chế hợp lý hơn; là những xung đột, mâu thuẫn giữa
ý thức về nhiệm vụ cách mạng và những giá trị nhân tính diễn ra bên trong những con người hết lòng vì Tổ quốc; là những người lính dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, những vị tướng lẫy lừng trở nên lúng túng, vụng về như
Trang 21những "binh nhì" giữa đời thường Đặc biệt, mỗi cá nhân lại có quan điểm
sống, cách sống khác nhau Sự mâu thuẫn giữa cá nhân với cộng đồng nhiều khi trở thành bi kịch Nhà văn đã tìm thấy những miền khuất lấp của chiến
tranh, của tâm hồn con người Trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu,
nhân vật chính Giang Minh Sài là con người có trình độ văn hoá, có tâm hồn
mà không thể có hạnh phúc chỉ vì nửa đời phải sống hộ ý định của người
khác: "Giá như ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người, chứ không phải cho hạnh phúc của mình" [77, tr 331] Để rồi cuối cùng, Sài phải ân hận, nuối tiếc cho quãng
đời đã qua của mình, sống cuộc sống không có hạnh phúc: "Nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ mới biết mình là thế nào thì lại…" [77, tr 331- 332] Bởi vì lớp lớp những
ràng buộc, những trách nhiệm, những bổn phận đối với dòng họ, cộng đồng và bởi sự bất lực của bản thân Sau chiến tranh, người lính trở nên cô đơn, lạc
lõng giữa đời thường Trở về sau 30 năm cầm súng, Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng tự cho phép mình được nghỉ ngơi, đứng ngoài
những biến động của cuộc sống cơm áo thường tình Những năm tháng chiến
đấu gian khổ, Đông luôn là niềm tự hào của mọi người Còn trong thời bình,
Đông trở thành một ông cán bộ về hưu lười nhác, tự thoả mãn về mình Tư tưởng hưởng thụ của Đông cũng là tư tưởng hưởng thụ của một bộ phận không nhỏ những người lính vừa mới rút mình ra khỏi chốn bom đạn sinh tử khó
lường Có thể thấy điều này trong phát ngôn của Ba Thành: "Đạo là tạm, đời mới là muôn Cái Tạm đó tao đã sống hết mình, tao không nuối tiếc, bây giờ còn mười năm ở đời, tao phải lo sống cho cái Muôn" [72, tr 125] Đông đã tự
đặt mình ra khỏi những biến động của cuộc sống đời thường, tách biệt, xa vời với cuộc sống hôm nay Đó là bi kịch của con người thời hậu chiến
Trang 22Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, khảo sát văn học các nước tham chiến, các nhà nghiên cứu nhận xét rằng, con người trong văn học Nga đi ra từ chiến tranh mà phơi phới niềm vui chiến thắng, con người trong văn học Đức thì tràn ngập tội lỗi, còn con người trong văn học Phương Tây thì mang những chấn thương nặng nề về mặt tinh thần, trở thành một thế hệ bị
huỷ hoại, một thế hệ "vứt đi"… Tất cả được xây dựng trên quan điểm khẳng
định chiến tranh chính nghĩa, phê phán chiến tranh phi nghĩa và văn học Việt Nam cũng vậy Những tiểu thuyết viết về chiến tranh trong suốt hơn nửa thế
kỷ qua đã góp phần to lớn cổ vũ cho cuộc chiến tranh của dân tộc Sự hiện diện của chiến tranh ở bề mặt khốc liệt nhất đã lùi xa, nhưng lại trở nên âm thầm, giằng xé hơn ở nơi thẳm sâu nhất của lòng người Chiến tranh không bao giờ mất đi trong kí ức dân tộc mặc dù chúng ta đang sống trong những ngày tháng rực rỡ ánh sáng hoà bình Sự thật về chiến tranh đã được nhìn nhận lại là một sự thật trải qua những năm tháng day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn, hơn thế, nó thực sự là những nếm trải của người trong cuộc Tiểu thuyết chiến tranh dần đi tới một quan niệm toàn vẹn, sâu sắc hơn về con người và hiện thực chiến tranh Nếu như tiểu thuyết giai đoạn trước chỉ tập trung miêu tả những gì hoành tráng, liên quan tới số phận của đất nước, của dân tộc mà không chú ý tới khía cạnh cá nhân thì đến tiểu thuyết giai đoạn sau này, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, con người được nhìn nhận ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, con người với phong tục, con người với thiên nhiên và với chính mình Con người được soi chiếu và khám phá ở nhiều tầng bậc, nhiều mức độ khác nhau, thể hiện được tính chất muôn màu, muôn vẻ của vũ trụ, của thế giới bao quanh con người và ngay trong nội tâm con người Vì vậy, có
nhiều tác phẩm đi sâu khám phá "con người bên trong con người" như Ăn mày
dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần của Chu Lai; Chim én bay của Nguyễn Trí
Trang 23Huân; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh;…
Tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân được viết năm 1989, là
sự hồi tưởng lại quá khứ chiến tranh thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật nữ chính trong tác phẩm Tuổi trẻ của Quy đầy nước mắt Quy chứng kiến hành động phản phúc của Giám Tuân gây nên cái chết thảm khốc của anh, chị và cha, Quy không quên đôi mắt vô hồn và khuôn mặt méo xệch vì
Quy-đau đớn của cha Năm Quy mười một tuổi đã đến với đội quân diệt ác mang
tên Chim én Đội quân gồm những đứa trẻ có gia đình bị những tên ác ôn hãm
hại Nhiệm vụ đầu tiên Quy không hoàn thành, chị để sổng kẻ giết người thân của mình Lẽ ra Quy không được yếu đuối, không được run tay khi giết kẻ thù nhưng Quy không thể gây nguy hiểm cho đứa trẻ mà Giám Tuân đang bế trên tay Những biến cố tiếp theo: Quy bị bắt, bị hãm hiếp, đội du kích bị phản bội, người chỉ huy đội bị mất tích,… buộc Quy phải đổi thay, phải chấp nhận sự thực khiến chị trưởng thành dần và đứng vững trước mọi khó khăn, thách thức Sau chiến tranh, Quy được phong anh hùng, được bầu làm đại biểu Quốc hội, phụ trách công tác phụ nữ ở huyện nhà Quy thành đạt nhưng không cảm thấy hạnh phúc vì cuộc chiến đã tước đi tuổi trẻ, cơ hội được làm vợ, làm mẹ Ban ngày, chị cố lao vào công việc để quên đi nỗi cô đơn nhưng đêm đến nỗi cô
đơn lại hành hạ chị, trở thành nỗi trăn trở thường trực trong con người chị: "Có thể nói không quá rằng, chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì cần thiết nhất cho một đời sống bình thường của chị Lẽ ra chị có thể hoàn toàn thanh thản trước quá khứ Nhưng không hiểu sao chị lại trăn trở, bức xúc muốn tìm lại những thằng ác ôn bị chị giết hơn mười năm trước? Mặc dù ngay lúc này
đây, nếu phải sống lại những năm tháng cũ, chắc chắn chị vẫn sống như thế Chị không thể làm khác vì đó là sinh mệnh, là sự mất còn của quê hương chị" [66, tr 28] "Chị đã giết những tên ác ôn khét tiếng nhất bởi cách mạng đòi hỏi chị làm như vậy Vậy mà, bây giờ không hiểu sao, chị cứ thấy lòng mình
Trang 24không yên… Có một cái gì đó ngoài lý trí cứ bắt chị phải suy nghĩ, trăn trở Cái gì? " [66, tr 128] Từ cuộc sống của chính bản thân mình, chị thường
xuyên nghĩ đến những đứa trẻ mồi côi khác, trong đó có cả những đứa trẻ mà cha chúng do chính tay chị giết… Chị luôn luôn phải trăn trở, suy nghĩ, dằn vặt bởi quá khứ hiện ra thường ngày trong tâm trí của chị Tác giả đã thể hiện
được "bản chất Người": Sự đấu tranh giữa lý trí và bản năng, những mâu thuẫn
giữa hành động và suy nghĩ, khẳng định vẻ đẹp nhân tính của người chiến sĩ, Thông qua nhân vật Quy, tác giả giúp người đọc nhớ đến chị với cái vẻ thanh thản vừa nhai trầu, vừa chèo thuyền giết giặc Chị trở về sau trận đánh trong tiếng ríu rít của đàn con, một niềm vui kỳ lạ, không thấy sự trăn trở của con người vừa đi qua trận chiến ở Quy có đủ những trạng thái tình cảm của con người bình thường Đây chính là sự khác biệt trong việc xây dựng nhân vật trước và sau chiến tranh
Những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống thời hậu chiến được các tiểu thuyết gia đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm Chu Lai đã cho ra mắt hàng
loạt các tiểu thuyết, tạo thành "dòng tiểu thuyết về chiến tranh và người lính của Chu Lai" Trong tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, Huấn là một người lính
dũng cảm, thẳng thắn, có cá tính, có năng lực trong chiến tranh Sau chiến tranh, Huấn trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ, tàn bạo, say mê quyền lực, sẵn sàng trà đạp lên tất cả những gì cản trở hắn, kể cả đồng đội đã vào sinh ra tử
cùng hắn Còn trong Ăn mày dĩ vãng, sau nhiều năm hoà bình những vết
thương chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong lòng người, một cuộc chiến mở ra âm thầm mà quyết liệt với những nhân vật như Ba Sương, Hai Hùng Họ là những
người đã từng đi qua chiến tranh, mang đậm "chất lính" và trở về đối mặt với
cuộc sống đời thường Chu Lai đã tập trung khai thác khía cạnh bên trong tâm
hồn người lính trở về sau cuộc chiến Đến với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh- cuốn tiểu thuyết viết về "Nỗi buồn chiến tranh" chứ không phải là khúc khải hoàn chiến thắng Nguyên Ngọc trong bài "Tiểu thuyết về một cuốn tiểu
Trang 25thuyết", Tạp chí Cửa Việt, Hội văn học nghệ thuật Quảng Trị, số 7, đã nhận xét: "Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của con người đi tìm lẽ sống hôm nay Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình Cuốn sách này không mô tả chiến tranh Nó mô tả một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm Trách nhiệm lương tâm Cuốn sách nặng nề này không bi quan Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy vọng" [43, tr 68- 72] Tác phẩm xoay quanh nhân vật trung tâm Kiên- một nhà văn "của phường" vốn là lính đã từng chiến đấu trong những giai đoạn ác
liệt của cuộc chiến tranh, Kiên cố gắng trình bày những cảm nhận của mình bằng một cuốn tiểu thuyết Kiên luôn trong trạng thái tinh thần rối bời, bấn loạn, kí ức luôn hiện lên trong tâm hồn Kiên Đó là kí ức về Phương, về gia
đình và những đồng đội của anh Lần theo dòng kí ức đó, người đọc hình dung
ra tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh: "các đại đội đã tan tác đang cố co cụm lại đánh tan tác Tất cả bị napan tróc khỏi công sự, hoá cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới lửa dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn Máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét (…), thân thể dập vỡ tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng" [80, tr.6- 7] Hay đó là "mái nhà lợp bằng thây người" [80, tr.103] Chiến
tranh hiện lên với bộ mặt gớm ghiếc, bạo tàn, bi thảm và quan trọng hơn, tác giả đã cho người đọc thấy cuộc chiến tranh trong mỗi con người sau khi chiến tranh kết thúc còn đáng sợ hơn Đáng lý, hoà bình những người như Kiên phải
được sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc nhưng ngược lại, họ đã để lại tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc nơi chiến trường Họ sống cuộc sống hiện tại với những day dứt, dằn vặt khôn nguôi Quá khứ đau thương cứ ám ảnh họ
Trang 26mãi Kiên hiện lên với những mảnh vỡ trong tâm hồn mà cuộc sống hiện tại không thể bù đắp được Kiên trở nên lạc thời, cô đơn trong cuộc đời hiện tại
Bảo Ninh đã khám phá "con người bên trong con người" rất thành công, để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc Tác phẩm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam viết về đề tài người lính Bảo Ninh đã
đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc chiến tranh và người lính trong văn học Việt Nam sau năm 1975 nói chung và thể loại tiểu thuyết nói
riêng Giáo Sư Trần Đình Sử trong cuộc thảo luận về "Thân phận tình yêu"
do Báo Văn nghệ tổ chức ngày 24/8/1991, cho rằng Bảo Ninh "đã lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta được nhìn vào cái phía trong bị che khuất" [56]
Đúng vậy, chiến tranh không chỉ có chiến thắng, có niềm vui, hạnh phúc mà còn có những đau thương, mất mát, có tâm tư, tình cảm của mỗi người lính khi
ra chiến trường và khi hoà bình lập lại, tất cả họ đều bị ám ảnh bởi chiến tranh, bởi quá khứ đau thương của dân tộc và của chính mình Mọi người gọi
đó là "Hội chứng chiến tranh"
Như vậy, đề tài chiến tranh- người lính được nhìn nhận không chỉ bằng nhãn quan lịch sử- dân tộc mà còn nhìn từ số phận của mỗi cá nhân, trong mối quan hệ nhiều chiều thời gian, nhiều phạm vi cuộc sống khác nhau Văn học viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau năm 1975 đã bộc lộ thành khuynh
hướng phản sử thi, từ ý thức tự "cởi trói" để hoà nhập với dòng chảy chung
của nhân loại
Kết luận chương 1: Trước năm 1975, tiểu thuyết về chiến tranh thường mô tả hiện thực chiến tranh hào hùng, hoành tráng mang âm hưởng "sử thi"
Con người trong chiến tranh được tô luyện, trưởng thành Tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh luôn có sự phân biệt rõ ràng giữa hai phe: ta thắng- địch thua Còn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn sau 1975, chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự Cuộc chiến tranh được nhìn nhận từ nhiều phía, từ phía kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược Các nhà văn đã nhìn
Trang 27nhận cuộc chiến tranh từ mặt sau của tấm huân chương Hiện thực cuộc chiến hiện lên chân thực, con người được khai thác, thể hiện một cách toàn diện nhất trong tính đa chiều của nó Điều đó thể hiện những cách tân của nền văn học Việt Nam
Trang 28Chương 2
Yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật
trong tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh
Trong tiểu thuyết, hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật cùng tồn tại với sự vận động và phát triển của cốt truyện, đường đời nhân vật Hơn nữa, không gian và thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vì thế, việc nghiên
cứu yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là một yêu cầu cần thiết, góp phần thể hiện những cách tân trong
tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh
2.1 Yếu tố không gian nghệ thuật trong tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh
2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật
Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách khái quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng hơn về đời sống xã hội Vì vậy, không gian và thời gian là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Có những tác phẩm chỉ cần đọc lên người
đọc đã nhận ra sự khác biệt giữa các nhà văn này đối với nhà văn khác cùng thời hoặc khác thời nhờ một phần vào sự độc đáo, mới mẻ, đặc sắc trong kết cấu thời gian và không gian nghệ thuật
Trong tiểu thuyết, hình tượng không gian và thời gian cùng tồn tại với
sự vận động của cốt truyện và đường đời nhân vật Có không gian rộng, không
Trang 29gian hẹp, không gian tầm thấp và không gian tầm cao,… Chính vì sự đa dạng,
độc đáo ấy của không gian nghệ thuật, cho đến nay có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đưa ra những định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau:
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử cho rằng: "Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng Nó
có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như tôn giáo, xã hội, đạo đức,…" [8, tr.108] Như vậy, không gian mang tính chủ quan và
có tính chất tượng trưng
Khái niệm "không gian nghệ thuật" trong Từ điển thuật ngữ văn học của tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi khẳng định: "Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định,… Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan" [3, tr
160] ở đây, không gian mang tính chủ quan của nhà văn
Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân thì: "Không gian nghệ thuật là định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu tác phẩm" [1, tr
316] Như thế, không gian nghệ thuật là một khía cạnh quan trọng góp phần tổ chức nên kết cấu tác phẩm
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật, tất cả đều khẳng định không gian nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học ở từng thời kỳ khác nhau, mỗi tác phẩm được thể hiện với một không gian nghệ thuật khác nhau Nếu như không gian nghệ thuật trong những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn trước năm 1975 là không gian sử thi hoành tráng, mang đậm chất sử thi thì không gian trong đề tài hậu
chiến lại gắn với tâm tưởng, dòng hồi ức của nhân vật Tác phẩm Nỗi buồn
Trang 30chiến tranh của Bảo Ninh, Phố của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu, Chim
én bay của Nguyễn Trí Huân,… đã làm nên diện mạo văn học thời hậu chiến
2.1.2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Không gian nghệ thuật là một trong những đặc trưng cơ bản trong tiểu thuyết Hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết đều tập trung miêu tả không gian theo một chiều kích nào đó, có thể là không gian gần hay xa, không gian động hay tĩnh, không gian rộng hay hẹp, không gian đóng hay mở, không gian vật
thể hay không gian tâm tưởng, Từ một "vùng quê yên tĩnh" đến một "khu đô thị ồn ào", từ một cảnh rừng mưa tuôn thác xối và bom đạn ngút trời đến một
"dòng sông phẳng lặng", từ một con đường tấp nập đến một căn phòng lẻ
loi,… Tất cả hiện lên trong tác phẩm như là môi trường bao bọc xung quanh
đời sống nhân vật, nơi lưu giữ những quãng đời, kí ức, hoài niệm, khát vọng,
đam mê, lầm lỗi,… của nhân vật Hơn nữa, trong tiểu thuyết thì phạm trù không gian và thời gian luôn gắn bó mật thiết với nhau
Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có một không gian riêng, mỗi nhà văn lại có một kiểu không gian ưa thích và mỗi thời kỳ văn học cũng luôn tồn tại những mẫu không gian đặc trưng vốn tạo thành nét riêng cho thời kỳ văn
học đó Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: "Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học" [3, tr 235]
Trong tiểu thuyết Giã từ vũ khí của Hêmingwây thì đó là không gian u
ám và khốc liệt của chiến trường, liên quan tới sự kiện gây đổ vỡ trong cuộc sống của nhân loại đầu thế kỷ XX- Đại chiến thế giới lần thứ nhất Tất cả được hiện lên qua việc kể lại của nhân vật chính trong tác phẩm, qua câu chuyện tình yêu của họ Hay đó là không gian rộng lớn trong bộ tiểu thuyết đồ sộ
Chiến tranh và hoà bình của L I Tônxtôi, không gian chiến trường với
những hình ảnh của cuộc chiến đấu Hay đó là không gian hẹp trong gia đình
Trang 31công tước Bôncônxki, gia đình công tước Rôxtốp,… Tất cả đều là không gian
được hồi tưởng lại dưới con mắt của các tác giả chủ nghĩa hiện thực Còn trong các sáng tác của Haruki Murakami thì không gian lại được hiện lên gắn với tâm tưởng, dòng suy nghĩ của nhân vật và đâu đó xuất hiện yếu tố huyền
ảo như tác phẩm Kafka bên bờ biển; Rừng Nauy; Phía Nam bên giới, phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik,… Chính vì thế, tác phẩm của ông xuất hiện
nhiều mảng không gian khác nhau, gắn với yếu tố hậu hiện đại
ở Việt Nam, tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn trước năm
1975 đều gắn liền với cảm hứng chung là ngợi ca cuộc chiến đấu của dân tộc Vì thế, không gian trong tác phẩm thời kỳ này là không gian chiến trường, không gian cộng đồng gắn liền với cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta
"Con người đã làm thay đổi không gian, thời gian của văn học Không gian gia đình, mái nhà, bếp lửa tỏ ra qua nhỏ hẹp với con người này Cả nhà Phó
Ba (của Xuân Thu) đều sinh hoạt đoàn thể, luôn đi vắng nhà Ông Hai (của Kim Lân) hầu như chỉ sống với tin tức chiến sự ở phòng thông tin Không gian sống của con người kháng chiến là con đường, cơ quan, trận địa, nơi hội họp" [49, tr 235] Đó là không gian chiến trường trong tác phẩm Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu với những nhân vật như Kinh, Lữ, Khuê, Cận, Lượng,… Hay đó là không gian trong tác phẩm Mẫn và Tôi của Phan Tứ cũng
vậy,… Tất cả đều hiện lên trước mắt bạn đọc với không gian của cuộc chiến
đấu khốc liệt, đầy gian nan và vất vả của dân tộc ta Đó là không gian chung của hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ này
Nếu như giai đoạn trước không gian tiểu thuyết là không gian của chiến trường, không gian của cuộc chiến tranh thì từ sau năm 1975 và nhất là từ sau năm 1986, chiến tranh kết thúc, non sông thu về một mối Cả nước đang bước vào thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cuộc sống của nhân dân
đã thay đổi Đứng trước tình hình đó, các nhà văn đã có cái nhìn khác về chiến tranh và người lính thời bình Vì vậy, khi miêu tả không gian nghệ thuật trong
Trang 32tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ này cũng có sự khác biệt so với không gian nghệ thuật giai đoạn văn học trước năm 1975 Đó không phải là không gian chiến trường ác liệt như giai đoạn văn học trước mà không gian được nhìn nhận dưới con mắt của người lính đã ra khỏi cuộc chiến Mỗi nhà văn đều xây dựng trong tác phẩm của mình một không gian riêng biệt Càng về sau các nhà văn càng cắt nhỏ không gian, soi chiêú một cách trực diện, tỉ mỉ hơn tạo ra những mảng đời sống khác nhau, nó hiện lên dưới nhiều hình vẻ và màu sắc Trong một tiểu thuyết có thể có nhiều loại không gian lồng ghép, chồng chéo lên nhau Là môi trường sống của con người trong hiện thực, là môi trường tồn tại trong tác phẩm - không gian có quan hệ mật thiết với con người Để sử dụng
có hiệu quả yếu tố không gian nghệ thuật, các nhà tiểu thuyết có khi còn vận
dụng cả "kỹ xảo điện ảnh" vào việc sáng tạo ra đứa con tinh thần của mình Vì
vậy, tiểu thuyết giai đoạn này xuất hiện nhiều kiểu không gian khác nhau
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh tiêu biểu cho loại
không gian tâm lý đi về giữa quá khứ và hiện tại, giữa mảng hiện thực chiến tranh và hiện thực đời thường Tác giả đưa người đọc đi từ không gian này đến
không gian khác, vừa từ một trận chiến "giáp lá cà kinh khủng dưới chân Ngọc Bơ Rây" nào đó lại trở về căn phòng nhỏ của Kiên giữa lòng Hà Nội, rồi
lại truông Gọi Hồn, ga Thanh Hoá, Nhã Nam, Sài Gòn, Tây Nguyên, sông Sa Thầy… Hay mới trong khách sạn vừa uống bia vừa đổ, đã lại bị vùi dưới hầm
bí mật, bom đạn cày xới trên đầu, cái chết chụp xuống lúc nào không hay
trong Ăn mày dĩ vãng Những mạch không gian tưởng như rời rạc đó thực
chất lại có mối quan hệ gắn bó với nhân vật và sự kiện trong tác phẩm
Trong tác phẩm Phố của Chu Lai, người đọc nhận thấy những khoảng
không gian luôn gắn liền với số phận của nhân vật Xuất hiện trong tác phẩm
là không gian khu phố Nhà Binh với những chi tiết khó quên: "Phố chạy thẳng, không có ngã tư ngã năm, số nhà bên trái gấp đôi số nhà bên phải, vỉa
hè lát gạch rộng rãi, mùa đông kín gió, mùa hạ lá cành giao tán trên cao tạo
Trang 33thành một hành lang rượi mát, rất mê hoặc những bước chân, những vành xe
đạp, xe máy làm bụi từ mọi vùng nắng nóng lảng vào…" [75, tr 8] Hay là
không gian trong căn nhà cũ kỹ của vợ chồng Nam Thảo- tiêu biểu cho một gia đình trí thức trong phố Nhà Binh thời đó Hơn nữa, người đọc phải kể đến không gian u ám, tàn lụi của những con người trong vùng đất gọi là kiếm tìm
sự sống của những người lính thời hậu chiến,… Tất cả hiện lên rất sinh động trong tác phẩm của Chu Lai Trong tác phẩm không hề xuất hiện không gian thực của cuộc chiến tranh nhưng bạn đọc nhận ra sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh vẫn rơi rớt lại trong những con người đã từng một thời làm lính Trong
Bến không chồng của Dương Hướng, làng Đông hiện ra đẹp đẽ và hư ảo với
cầu Đá Bạc, sông Đình, cống Linh, hồ Mắt Tiên,… gắn chặt với những huyền thoại của dân làng và với cuộc đời, với số phận của những nhân vật chính như Vạn, Hạnh, Nghĩa,…
Hơn nữa, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ này còn xuất hiện yếu tố huyền thoại Đây là sự cách tân mới mẻ mà các tác phẩm tiểu
thuyết trước đó không có được Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một ví
dụ tiêu biểu, với những núi rừng mờ mịt lam chướng, những hồn tử sĩ ca hát
đêm đêm, những tiếng chim chóc khóc than như người,… Sử dụng không gian huyền thoại là một cách để thể hiện thế giới tâm linh của con người, thể hiện cái khoảng giao nhau giữa ý thức và tiềm thức, kết hợp giữa cảm nhận hiện thực và tưởng tượng… Liên kết hai khoảng không gian huyền thoại và
đời thường, chuyển yếu tố huyền thoại vào cuộc sống hàng ngày là cách để soi sáng, lý giải hiện thực
Bên cạnh đó, không gian đời tư còn có ở hầu hết các tiểu thuyết như
Sao đổi ngôi của Chu Văn, Phố của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu,…
Khoảng không gian đời tư cho phép các nhân vật sống cuộc sống riêng tư của mình, bộc lộ con người khi đối diện với chính bản thân, tách nó ra khỏi đám
Trang 342.1.3 Không gian nghệ thuật trong tư duy tiểu thuyết của Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
2.1.3.1 Không gian phố phường
Đây là mảng không gian gắn với thời hiện tại, là khoảng không gian chứa hình ảnh cuộc sống thời hậu chiến Không gian này được tái hiện trong
sự tương phản khép, mở hai chiều giữa thời hiện tại và quá khứ Trước và sau
chiến tranh cũng vậy, "Anh gắn bó với đường phố chủ yếu là nhờ những kỉ niệm" [80, tr 184] Trong Nỗi buồn chiến tranh, trước hết là không gian phố
phường Hà Nội trước chiến tranh, Hà Nội của tình yêu, của tuổi mười bảy đẹp
nhất trong đời dịu dàng, mê đắm: "Hai đứa lẩn ra phía sau nhà bát giác ẩn vào lùm cây sát mép Hồ Tây Đằng xa, đường Cổ Ngư đỏ ánh chiều và rực rỡ màu phượng vĩ Ve sầu râm ran, khi hoàng hôn xuống, cảm thấy gió hồ thổi lộng, cảm thấy sóng vỗ mạn thuyền… " [80, tr 141] Kiên gọi đó là "khúc sông đời thanh lặng, êm ả cuối cùng" [80, tr 142] Không gian đó gắn với
hình ảnh Phương, với những kỉ niệm tuổi học trò đầy vui vẻ, hạnh phúc của
cuộc đời Kiên Một Hà Nội bình yên, thơ mộng và đẹp đẽ biết bao! Bởi "Kiên mơ thấy Hà Nội mùa đông những đêm tối trời, suốt đêm gió thổi, mưa rơi, lá rụng" [80, tr 78] Khoảng không gian ấy nhanh chóng qua đi bởi chiến tranh,
Trang 35chiến tranh đã làm thay đổi tất cả Mấy năm sau một chiều nọ, Kiên đang trên
đường từ biên giới về Hà Nội, anh bắt gặp không khí "Gió lướt dài mát rượi Hai bên đường từ các khe ngòi um tùm hơi đất mềm mại lan ra, toàn bộ không gian đất trời tĩnh lặng một khối lam chiều hoang vắng" [80, tr 63] Và khi
cuộc sống hoà bình trở lại, mọi vật đều thay đổi, phố phường Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó Ngày đầu khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở về
Hà Nội thấy "Phố phường im ắng Anh bước vào trong sân Ngôi nhà tối sẫm Các gia đình có lẽ đã ngủ cả nhưng cánh cửa đầu cầu thang không hiểu sao hôm ấy không cài then, như để hé chờ anh về" [80, tr 92] Hơn nữa, không
gian còn góp phần tô đậm ấn tượng về sự tàn khốc, phi lý, bất trắc và bất ổn của đời sống sau chiến tranh: một anh hàng xóm say rượu định đánh vợ nhưng trông gà hoá cuốc, một ông đại uý quân nhu tự tử hai lần vì cuộc sống cùng quẫn, một bà mẹ liệt sĩ bị ông cháu làm cán bộ lập mưu cướp nhà rồi đẩy vào
sở điên Trâu Quỳ,… Con người đã thay đổi theo chiều tha hoá Cái nếp sống chật hẹp, bức bối thời hậu chiến được hiện lên bằng hàng loạt những bất lực của con người trước thúc ép của mưu sinh Và không gian Hà Nội về khuya
không nhộn nhịp, vui vẻ như ngày nào mà thấm đẫm cô đơn: "Hà Nội của anh mỗi giờ mỗi vẻ mỗi khác nhau nhưng Hà Nội nhất vẫn là Hà Nội về khuya,
Hà Nội mưa rơi, Hà Nội như chính lúc này đây khi mà các đường phố trở nên gần như hoang vu ướt át và cô quạnh, lạnh lẽo, da diết buồn" [80, tr 78]
Kiên nhớ một mùa xuân giả ở Hà Nội, với không gian thoáng đãng, không còn
vẻ tiêu điều: "Ban ngày trời nắng hửng trời quang, không gian thoáng đãng êm
ả tựa như đã là trời của tháng Tư, tháng Năm rồi vậy Các hàng cây trơ trụi mùa đông đã xanh rì lá mới, không còn chút vẻ tiêu điều" [80, tr 78] Quang
cảnh Hà Nội gợi cho Kiên nhớ đến căn gác xép nhỏ, nơi cha Kiên ôm mộng
ước lớn và nỗi đau lớn mà chết Cha Kiên đã từng: "Sử dụng tầng áp mái của chung cư làm xưởng hoạ và hầu như giam mình trong đó, âm thầm độc thoại
và âm thầm vẽ Trong khí ẩm Bụi bặm Những con dơi loạng choạng bay như
Trang 36trong hang núi" [80, tr 149] Đến lượt Kiên trở về sau chiến tranh, một lần
nữa Kiên gắn chặt mình với căn gác nhỏ cùng bốn bức tường chật chội luôn cháy đèn mỗi đêm Không gian căn phòng vắng vẻ là nơi nhân vật trút bỏ mọi trách nhiệm, địa vị xã hội bên ngoài để sống với tận cùng số phận và đối diện với chính mình Cái không gian tù đọng, chật chội, không gian của đêm lẻ gặp
đêm, thời khắc lẽ ra của những hội tụ, êm ấm tạo ra sự nghịch lý, bi kịch của cảnh ngộ, là không gian của căn phòng, mái nhà Nhưng éo le thay, đây không
hề là không gian của gia đình, của mái ấm Nó luôn bị thiếu hụt Thiếu mẹ, thiếu Phương, hai cha con Kiên chỉ còn là cái bóng, mỗi người một cách, người trước, người sau vật vã trong nỗi cô đơn tận cùng Căn phòng của Quy
trong Năm 75 họ đã sống như thế cũng là tột đỉnh của sự cô đơn, nhiều lúc phải chạy trốn không gian như chạy trốn cảnh ngộ của chính mình: "Căn phòng của chị, đêm xuống lại càng thêm vắng vẻ Nhiều đêm chị phải khoá cửa phòng, đi lang thang trên đường phố Đôi khi, chị đến rất gần ngôi nhà ba gian, xây sát mép bờ sông Kim Sơn của anh Cường Lúc ấy sao chị mong được gặp anh, nhìn thấy anh đến thế" [67, tr 179] Là không gian cô đơn, thiếu hụt,
con người trong không gian này luôn có cảm giác mắc kẹt, khao khát bứt phá
để giải thoát Quy hướng đến không gian của Cường Kiên hướng sang căn phòng Phương- căn phòng luôn luôn thiếu vắng hình bóng của Phương Kiên
còn nhận thấy "ở khúc đường vòng Hàng Gai- Hàng Đào, một cái tàu điện chạy nhô ra, bánh nghiến kèn kẹt, ầm ầm rung rít, và đập loảng xoảng như một cái bao chứa đầy sắt vụn, đổ chuông trước khi vào bến đỗ ở ven hồ Lửa toé rèn rẹt trên dây Ngọn đèn màu vàng ủng như gắn ở ngay bụng người lái tàu gài vận áo bông Chiếc tàu thảm hại, hôi nồng, sặc mùi rỉ sắt" [80, tr
195] Thêm vào đó, là không gian sống của nhà văn Phường thời hậu chiến,
Hà Nội về đêm, quán cà phê, căn phòng nhỏ,… không gian ấy dù rộng lớn hay chật hẹp, tù túng đều có một đặc điểm chung là chủ yếu được miêu tả vào
đêm, "bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường", "đêm kỳ ảo", "đêm thác loạn",…
Trang 37Kiên như người mộng du lang thang suốt đêm "suốt dọc phố hầu như không còn một khuôn cửa sáng đèn, không một bóng xe cộ, cũng không tịnh một bóng bộ hành" [80, tr 73] Rồi anh trở về "ngọn hải đăng Hale", "giữa mớ đồ
đạc và bàn ghế tồi tàn, giữa bốn bức tường tróc lở… chiếc giường xiêu vẹo bừa bãi chăn màn xơ xác" [80, tr 91] viết "những trang văn mất ngủ"[80,
tr.91] Chính trong không gian ấy, Kiên cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước hiện tại Anh sống với sự hoài niệm về quá khứ Và cũng từ đây, Kiên nhớ đến hiện thực chiến trường khốc liệt, hiện thực ấy đã ám ảnh Kiên suốt chặng đường
đời còn lại Mảng không gian này là "động lực" giúp Kiên nhớ lại những năm
tháng chiến đấu ác liệt cùng đồng đội Mặc dù không gian phố phường được tái tạo qua trí nhớ của nhân vật nhưng đã đem đến cho bạn đọc một Hà Nội
đẹp, một Hà Nội thơ mộng trong hoà bình và anh hùng trong chiến đấu
2.1.3.2 Không gian chiến trường
Sau năm 1975, các nhà văn viết về chiến tranh vẫn tiếp tục lấy hiện thực chiến tranh làm đối tượng khám phá, miêu tả nhưng mạch cảm hứng dường như rẽ sang một hướng khác Âm hưởng lãng mạn một thời vẫn hiện diện trong một số tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai,… bên cạnh đó đã có sự góp mặt của nỗi buồn đau, bi kịch Vì thế, hiện thực chiến tranh đã được miêu tả bằng những nét cận cảnh chân thực, cụ thể gắn với nhiều hiểm nguy, khắc nghiệt Các nhà văn nhìn thấy ở những nẻo
đường hành quân gian lao sự nghiệt ngã của khí hậu, địa hình, nỗi thiếu thốn thuốc men, lương thực… trở thành hiểm hoạ luôn rình rập cướp đi sinh mạng của con người bất kì lúc nào Bảo Ninh đã đem thực tế cùng cực, nghiệt ngã ấy
vào trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Nhà văn đưa vào tác phẩm nhiều
chiều kích không gian khác so với những tiểu thuyết cùng thời Hiện thực
trong cuốn tiểu thuyết không được miêu tả bằng cái nhìn "sử thi" truyền thống
mà tồn tại đến chân thực trần trụi như nó vốn có Tác giả miêu tả không gian chiến trận thấm đẫm đau thương, mất mát Trong kí ức của Kiên, chiến tranh
Trang 38với tất cả sự khốc liệt, tàn bạo bắt đầu từ chuyến tàu trở anh và Phương vào ga
Thanh Hoá Ngay lúc đó với Kiên "chiến tranh trong phút chốc không còn như là anh vẫn tưởng", "nhà ga Thanh Hoá ngày ấy sau trận mưa bom, đang cuồn cuộn cháy Tất cả những gì cháy được và không cháy được đều ngụt cháy" [80, tr 142] Chiến tranh hiện lên dưới con mắt của Kiên với tất cả những gì khốc liệt, tàn bạo nhất Thế mà "cả thế hệ anh đã vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người Hàng
đọi máu, sông máu" [80, tr 142] Những người lính phải sống cuộc sống dậy mùi ẩm mốc, bế tắc: "Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì quần áo bục nát tả tơi và vì những lở loét cũng như người phong hủi, cả trung
đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát nữa" [80, tr 19] Hơn nữa,
người đọc nhận ra một không gian bao trùm xứ sở với những màn mưa giăng
kín trời, mưa trở thành biểu tượng khủng khiếp của chiến tranh "mưa rơi",
"mưa nhỏ", "mưa đêm", "mưa ngút trời",… Không gian càng mù mịt hơn khi
"Thời tiết bấp bênh Ngày nắng Đêm mưa Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa… Mưa… Núi non nhạt nhoà, những nẻo xa mờ mịt Cây rừng ướt át Cảnh rừng lặng lẽ Tối ngày đất rừng ngun ngút bốc hơi" [80, tr 5] và "Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối như bưng và mịt mùng hơi ẩm" [80, tr 6] Cuộc chiến như vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt mưa: "Bốn bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu lòng, một màu núi rừng ảm đạm và đói khổ Khắp Tây Nguyên, từ miền non cao Cánh Bắc tới Cánh Trung, Cánh Nam thảo nguyên bao la vô định nơi thì rền vang tiếng súng" [80, tr 17] "Trông trời thì cứ mưa, ngày này qua ngày khác" [80, tr 17] Tiếng mưa và tiếng súng như hoà làm
một gieo rắc nỗi buồn ở khắp nơi, đặc biệt là trong lòng người Không gian bốn bề mưa giăng như một tấm lưới khổng lồ mà con người không thoát ra
được Con người vẫn ngày đêm lao vào trận chiến, thách thức với tử thần để rồi bỏ mạng nơi chiến trường, vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường Không gian
Trang 39chiến trận cuối mùa khô năm 1969 được miêu tả rất sinh động và dữ dội, với
"Một trận đánh ghê rợn, độc ác, tàn bạo…" [80, tr 6] Để rồi "Những ngày sau đó quạ bay rợp trời, và sau khi bọn Mỹ rút thì mưa mùa ập xuống, lụt rừng Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng
đỏ lòm, lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối" [80, tr 7] Không gian trong đoạn văn được tái hiện bằng cả thị giác và
thính giác gợi cho người đọc cảm giác ghê rợn và tang thương Cuộc chiến không kể ngày tháng ấy đã biến mặt đất thành bãi đầm lầy, ngổn ngang những xác người và muông thú Không gian chiến trường trở thành không gian nghĩa
địa Sau trận mùa khô năm 69 là trận giáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp năm
1972 "những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau suốt một đêm B52 liên tục chần
Có thể tận mắt ngắm suối đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây người" [80, tr 103] Và "những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng" [80, tr 53] luôn luôn xảy ra với Kiên,
đồng đội của anh Vì thế, tuy sống trong hoà bình nhưng Kiên luôn bị ám ảnh
bởi kí ức chiến tranh "Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải đưa tay lên bịt mũi như kẻ hoá rồ trước mắt người qua đường Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hoá thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang Thót người lại trên giường tôi nín thở đợi một trái hoả tiễn từ tàu rà phụt xuống… Chéo- éo- éo… Đoành" [80, tr 53] Cả một không khí ủ
dột và u ám bao trùm khắp chiến trường Chiến tranh kéo dài khiến cho cuộc sống của người lính khắp chiến trường đau buồn, tàn lụi niềm tin và hiếm hoi hạnh phúc Tất cả như muốn đẩy họ tới ngõ cụt không lối thoát là cái chết Chính tình thế cùng quẫn, bế tắc, vô vọng đó buộc con người phải dựng nên
Trang 40những hy vọng bằng ảo ảnh của khói hồng ma để "quên đi mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai" [80, tr 14] Những ảo
mộng mà hồng ma mang lại thực tế đã nâng đỡ con người qua được mọi chết chóc, đau buồn của những tháng ngày thống khổ này
Đặc biệt, trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là hiện thực cuộc
chiến tranh khốc liệt, tàn bạo ấy lại gắn với yếu tố hoang đường, kì ảo Nếu
như các tác phẩm tiểu thuyết viết về chiến tranh ra đời trước Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hầu như không có yếu tố hoang đường, kì ảo hoặc xuất hiện rất ít thì đến tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, yếu tố hoang đường xuất
hiện dày đặc Đây chính là những cách tân mới mẻ trong sáng tác của Bảo Ninh so với các nhà văn khác Sự xuất hiện của yếu tố này làm cho các sự kiện, hành động diễn ra trong tác phẩm thêm phần huyền bí và phần nào khắc hoạ hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh mà cả dân tộc đã đi qua Cuộc chiến tranh kéo dài, người lính không nhìn thấy tương lai khiến cho họ tin vào điều
hoang tưởng, không có thực trong hiện thực Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh có nhiều lớp không gian được phủ lớp sương huyền ảo
Trước hết, đó là không gian tồn tại qua những lời đồn đại, tiếng sấm truyền và
tiên tri- không gian truông Gọi Hồn Theo lời đồn, "vào những kỳ lạt nào đó của giới các âm hồn, các toán quân đã chết của tiểu đoàn lại tụ họp trên trảng như là để điểm danh Tiếng suối chảy, tiếng gió núi hú lên chính là tiếng nói của những hồn hoang binh lính mà người cõi dương ta thường nghe thấy
và có thể thấu hiểu" [80, tr.8] ở đó, "chim chóc khóc than như người" và "tìm khắp Tây Nguyên cũng không thể thấy ở đâu như ở đây các loại măng lại nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ au như những tảng thịt ròng ròng máu Còn đom đóm thì to kinh dị Đã có người nom thấy những quầng sáng đom
đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn" [80, tr.8] Vùng rừng núi này chứa đựng
những huyền thoại rùng rợn, những truyền thuyết man rợn, nguyên thuỷ nhất