Qua nhiều lần đổi tên cho phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, đến ngày 13/04/1997 Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương ra đời với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
Trang 1em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ công nhân viên của quý công ty
đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên chúng em tham quan các nhà máy, tạo tiền đề để chúng em có thể hiểu rõ công việc của ngành nghề mình đang theo học, góp phần định hướng tương lai sau này cho bản thân và hơn hết chúng em đã vận dụng, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học lý thuyết mà chúng
em đã và đang được học ở trên ghế nhà trường
Chúng em cũng vô cùng biết ơn Thầy Nguyễn Phan Khánh Thịnh và cô Trần Thị Vân Trinh là hai giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt chuyến tham quan Với tinh thần vui vẻ kết hợp cùng sự ân cần chu đáo và lòng nhiệt huyết của mình thầy cô đã tiếp cho chúng em nguồn động lực to lớn cùng với những lời khuyên chân thành, bổ sung những phần kiến thức chúng em bị hỏng trong chuyến tham quan thực tế này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, may mắn và thành công hơn
Trang 2HÀ THIỆN TÂM 2
Lớp: 01ĐH-KTMT01
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THAM QUAN
Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÁO CÁO 1 Nội dung và kết quả tham quan thực tế
2 Bố cục và hình thức trình bày báo cáo
Trang 3
HÀ THIỆN TÂM 3
Lớp: 01ĐH-KTMT01
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THAM QUAN 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÁO CÁO 2
TÓM TẮT 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY BIWASE 6
1.1 Lịch sử phát triển công ty 6
1.1.1 Giai đoạn 1975 - 1991 6
1.1.2 Giai đoạn 1991 - 2005 6
1.1.3 Giai đoạn 2005 đến nay 6
1.2 Lĩnh vực hoạt động 6
1.3 Sơ đồ tổ chức 7
1.3.1 Mạng lưới các đơn vị trực thuộc 7
1.3.2 Bộ máy lãnh đạo của công ty 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THAM QUAN 9
2.1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương 9
2.1.1 Khu xử lý nước thải rỉ rác 9
2.1.1.1 Giới thiệu 9
2.1.1.2 Sơ đồ vận hành công nghệ 10
2.1.1.3 Vận hành 11
2.1.1.4 Kết quả thu được sau quá trình xử lý 16
2.1.2 Khu xử lý chất thải sinh hoạt làm phân compost 16
2.1.2.1 Giới thiệu 16
2.1.2.2 Sơ đồ công nghệ 17
2.1.2.3 Sơ đồ vận hành công nghệ 18
2.1.2.4 Vận hành 19
2.1.2.5 Kết quả thu được sau quá trình xử lý 24
Trang 4HÀ THIỆN TÂM 4
Lớp: 01ĐH-KTMT01
2.1.3 Khu xử lý rác thải y tế 26
2.1.3.1 Giới thiệu 26
2.1.3.2 Sơ đồ công nghệ 26
2.1.3.3 Sơ đồ vận hành công nghệ 27
2.1.3.4 Vận hành 28
2.2 Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một 30
2.2.1 Giới thiệu 30
2.2.2 Sơ đồ vận hành công nghệ 31
2.2.3 Vận hành 31
2.2.4 Kết quả thu được sau quá trình xử lý 35
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 36
3.1 Kết luận 36
3.2 Kiến nghị 36
3.2.1 Ý kiến đề nghị của sinh viên với các đơn vị 36
3.2.2 Ý kiến đề nghị với Khoa về chuyến tham quan thực tế 36
LỜI KẾT 37
Trang 61.1.2 Giai đoạn 1991 - 2005
Ngày 15/10/1991 “Xí nghiệp Cấp thoát nước Sông Bé” quyết định xin thành lập doanh nghiệp Nhà nước với nhiệm vụ là sản xuất, phân phối nước và kinh doanh lắp đặt đường ống cho khách hàng và đã được UBND tỉnh Sông Bé ký quyết định Doanh nghiệp cho hạch toán độc lập, có dấu riêng dưới sự chỉ đạo của UBND
Ngày 01/01/1997 tỉnh Bình Dương được tái lập (từ Sông Bé cũ tách ra làm 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước) Qua nhiều lần đổi tên cho phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, đến ngày 13/04/1997 Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương ra đời với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích Công ty chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương trực thuộc Sở Xây Dựng quản lý Nhà nước theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật
1.1.3 Giai đoạn 2005 đến nay
Kết quả của những nỗ lực của toàn tỉnh trong thời gian qua là tỉnh Bình Dương được đánh giá là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước Tỉ trọng các ngành trong GDP: công nghiệp 65,90%, dịch vụ 23,88%, nông nghiệp 10,22%, tăng trưởng năm 2005 là 15,4% Chính sự phát triển đầu tư đó sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng sử dụng nước cũng như các dịch vụ khác khá lớn của công ty
Ngày 21/12/2005 UBND tỉnh Bình Dương có quyết định chuyển Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương thành Công ty TNHH 1 Thành Viên Cấp Thoát Nước
- Môi Trường Bình Dương với tên giao dịch: BIWASE
1.2 Lĩnh vực hoạt động
o Đầu tư khai thác xử lý, cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, đầu tư quản lý hệ thống thoát nước, xử lý thu gom chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
Trang 7HÀ THIỆN TÂM 7
Lớp: 01ĐH-KTMT01
độc hại Sản xuất phân Compost, cho thuê nhà xưởng, sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước đá tinh khiết
o Thiết kế, thi công, sửa chữa, quản lý khai thác các công trình thủy lợi
o Mua bán vật tư và làm dịch vụ chuyên ngành nước, tái chế, sản xuất, mua bán phế liệu, các sản phẩm từ nguồn rác, thiết bị, vật tư, dụng cụ
1.3 Sơ đồ tổ chức
1.3.1 Mạng lưới các đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 1: Công ty BIWASE và các đơn vị trực thuộc
XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC KHU LIÊN HỢP
XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC THỦ DẦU MỘT
XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC TÂN UYÊN NHÀ MÁY NƯỚC DẦU TIẾNG
NHÀ MÁY NƯỚC PHƯỚC VĨNH
XÍ NGHIỆP XỬ LÝ CHẤT THẢI
XÍ NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦ DẦU MỘT
XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY LỢI
XÍ NGHIỆP TƯ VẤN CẤP THOÁT NƯỚC
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP
XÍ NGHIỆP DỊCH VU ĐÔ THỊ
XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC DĨ AN
Trang 8HÀ THIỆN TÂM 8
Lớp: 01ĐH-KTMT01
1.3.2 Bộ máy lãnh đạo của công ty
Sơ đồ 2: Bộ máy lãnh đạo công ty BIWASE
Trang 9HÀ THIỆN TÂM 9
Lớp: 01ĐH-KTMT01
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THAM QUAN
2.1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
2.1.1 Khu xử lý nước thải rỉ rác
2.1.1.1 Giới thiệu
Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp có nồng độ chất ô nhiễm cao, có mùi chua nồng,
nếu không được lưu trữ và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô
nhiễm đất cho các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống gần
bãi chôn lấp Đây là vấn đề nan giải của các bãi rác không có trạm xử lý nước rò rỉ
hiện nay
So với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thì thành phần nước rỉ
rác rất phức tạp, phụ thuộc vào tuổi của bãi chôn lấp, loại rác, khí hậu, Thành
phần và tính chất nước rỉ rác còn phụ thuộc vào các phản ứng lý, hóa, sinh xảy ra
trong bãi chôn lấp Trong bãi chôn lấp mới, thông thường pH dao động thấp từ 4,5 –
5,5; các thành phần khác như COD lên đến 50.000 – 70.000mg/l; tổng nitơ khoảng
1.200 – 2.000 mg/l; Clorua (Cl-) 1.200 – 2.300 mg/l; độ màu 2.600 – 5.300 Pt/Co;
hàm lượng kim loại nặng và SS cũng rất cao Khi các quá trình sinh học trong bãi
chôn lấp đã chuyển sang giai đoạn mêtan hóa thì pH sẽ cao hơn từ 7,4 – 8,3; đồng
thời các chỉ tiêu khác cũng thấp đi như COD từ 1.200 – 2.000mg/l; tổng nitơ
khoảng 450 – 680mg/l Hàm lượng kim loại nặng giảm xuống vì khi pH tăng thì
hầu hết các kim loại ở trạng thái kém hòa tan
Do thành phần tính chất nước rỉ rác diễn biến phức tạp và khả năng gây ô nhiễm
cao Để đáp ứng được nhu cầu xử lý Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình
Dương đã tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn được công nghệ xử lý phù
hợp kết hợp nhiều khâu xử lý bao gồm xử lý sơ bộ, tháp Stripping, xử lý sinh học,
xử lý hoá lý kết hợp xử lý hoá học để đạt được quy chuẩn xả ra môi trường loại A
theo QCVN 25:2009/BTNMT đồng thời thoả mãn được các vấn đề kỹ thuật phức
tạp Từ đó Nhà máy xử lý nước rỉ rác được thành lập ( Hình 1 )
Hình 1 : Nhà máy xử lý nước rỉ rác
Trang 10HÀ THIỆN TÂM 10 Lớp: 01ĐH-KTMT01
2.1.1.2 Sơ đồ vận hành công nghệ
Sơ đồ 3: Sơ đồ vận hành công nghệ nhà máy xử lý nước rỉ rác
Trang 11Hình 2: Bãi chôn lấp
Máy bơm sẽ bơm trực tiếp nước vào 3 hồ (bể) kị khí (Hình 3), tại đây sẽ xảy
ra quá trình thủy phân, hàm lượng chất ô nhiễm ví dụ như nitơ hữu cơ sẽ thành amoni do quá trình amoni hóa để có thể dễ xử lý hơn trong các công đoạn tiếp theo
Trang 12HÀ THIỆN TÂM 12
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Hình 4: Giàn mưa và Bể làm thoáng
Hình 5: Bể điều hòa nâng pH
Công trình bể lắng vôi (Hình 6)có nhiệm vụ lắng cặn vôi có trong nước, nước trong sau khi lắng được sẽ lên tháp stripping (Hình 7) với nguyên lý hoạt động nước từ trên xuống, khí từ dưới thổi lên, 2 tháp hoạt động liên tiếp sẽ tăng hiệu suất
xử lý, khử phần lớn amoni có trong nước cụ thể là hơn 90% amoni ( từ >1000 mg/l xuống 10 mg/l) Tại đây nước thải được bổ sung thêm hóa chất là dung dịch NaOH
để duy trì giá trị pH =10-11 cho quá trình xử lý tại tháp Stripping bằng bơm định lượng hóa chất Quá trình châm NaOH trên đường ống bơm lên tháp Stripping được điều khiển tự động qua thiết bị đo pH được lắp trên đường ống Nước thải trong bể
sẽ được bơm tự động lên tháp Stripping theo mực nước đo được trong bể Các thiết
bị tháp Stripping được hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước từ bể thu nước Khí được cấp cho 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp:Nước thải sau tháp Stripping 1 sẽ được thu vào hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp stripping 2 quá trình hoạt động như tháp Stripping 1
Trang 13bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học
Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được bơm sang bể xử lý hóa lý để loại bỏ các cặn lơ lửng trong nước rỉ rác và 1 phần màu của nước Lưu lượng nước thải bơm lên bể xử lý hóa lý được điều khiển tự động nhờ thiết bị đo lưu lượng lắp trên đường ống Bể xử lý hóa lý gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm thiết bị keo tụ + tao bông + lắng Tại ngăn đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bông, dung dịch phèn FeCl3 và H2SO4 được châm vào ngăn này Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước
to hơn và dễ lắng hơn trước khi chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng Quá trình keo tụ, tạo bông với phèn Fe2+ diễn ra ở khoảng pH=2,8
Trang 14HÀ THIỆN TÂM 14
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Sau quá trình xử lý hóa lý nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý fenton 2 bậc
để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả ngăn phân hủy sinh học trong nước
rỉ rác Tại cụm oxy hóa fenton 2 bậc hóa chất Fe2+, H2O2 và H2SO4 được châm vào các ngăn fenton bậc 1 và fenton bậc 2.Hệ tác nhân fenton là 1 hỗn hợp gồm các ion
Fe2+ và H2O2 chúng tác dụng với nhau tạo thành các gốc tự do hydroxyl *OH, còn ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ Chính các gốc *OH sinh ra trong quá trình phản ứng sẽ phản ứng với các gốc hữu cơ mang màu theo phản ứng
PTPỨ: *OH + RH –> R* + H2O
Các gốc hữu cơ sau quá trình phản ứng sẽ trở nên linh động và dễ dàng tạo thành các phản ứng mà sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O Phản ứng fenton đối với nước rỉ rác diễn ra mạnh ở giá trị pH thích hợp Sau quá trình phản ứng fenton 2 bậc, dung dịch NaOH được châm vào bể nhằm nâng pH =7-8 để khử sắt và hàm lượng H2O2 dư Quá trình sau khi phản ứng nước được bơm lên thiết bị lắng gồm 3 ngăn Tại đây hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm liên kết tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và NaOCl sẽ được châm vào ngăn 2 để tăng cường quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm còn lại trong nước rác Sau đó tại ngăn lắng bùn được lắng xuống đáy, nước trong chảy qua máng tràn vào bể lọc cát nhanh (Hình 8)
Trang 15Hình 10: Hồ ổn định II
Bùn lắng từ các bể: bể lắng vôi, bể xử lý Canxi và bùn sinh học dư được xả về
bể nén bùn (Hình 11), tại đây đã được lắp đạt hệ thống phân phối khí để cấp khí trong quá trình phân hủy bùn (bùn sinh học) Trong bể phân hủy bùn duy trì bùn ở trạng thái thiếu khí để làm tăng quá trình phân hủy VSV và tránh các mùi hôi thối sinh ra nếu để bùn ở trạng thái yếm khí Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, bùn sinh học được tự động thu gom về bể chứa bùn.Bùn từ bể chứa sẽ được xe bồn hút thu gom
và vận chuyển để làm gạchvà các công trình khác
Trang 16HÀ THIỆN TÂM 16
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Hình 11: Bể chứa bùn 2.1.1.4 Kết quả thu được sau quá trình xử lý
Sau quá trình xử lý, nước rỉ rác có màu sậm và mùi hôi sẽ trở nên trong suốt
và không mùi, đạt được quy chuẩn xả ra môi trường loại A theo QCVN
Hình 12: Nước rỉ rác qua các quá trình xử lý tại nhà máy
2.1.2 Khu xử lý chất thải sinh hoạt làm phân compost
2.1.2.1 Giới thiệu
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Môi trường Bình Dương, mỗi ngày toàn tỉnh có trên dưới 400 tấn rác thải rắn thải ra, trong đó chỉ có khoảng 60% – 70% rác thải rắn được tận dụng tái chế, khoảng từ 40 – 60 tấn rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý Trung bình cứ sau 1 năm lượng rác trên lại tăng trên dưới 20% ứng với nó là lượng rác thải chưa được kiểm soát cũng tăng Một thực tế nữa là một bộ phận người dân có ý thức phân loại rác tại nguồn chưa cao, thậm chí rác thải công nghiệp trộn lẫn với rác thải sinh hoạt gây khó khăn trong quá trình xử lý.Hiện nay, Khu liên hợp Xử lý Chất thải rắn Nam Bình Dương tiếp nhận mỗi ngày khoảng 920 tấn rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp
Trang 17HÀ THIỆN TÂM 17
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Nhà máy sản xuất phân compost nằm trong chuỗi hệ thống các dự án xử lý rác thải khép kín tại Khu liên hợp xử lý Chất thải rắn Nam Bình Dương có nguồn vốn tài trợ là 6,7 triệu Euro, công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 420 tấn/ngày, sự
ra đời của nhà máy là rất quan trọng cho phân lọai rác thải để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu rác (rác thải sinh hoạt) góp phần tạo ra giá trị kinh tế, đồng thời giảm thiểu việc chôn lấp chất thải theo công nghệ thủ công, chiếm nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm lâu dài trong lòng đất
Hiện phân compost do Xí nghiệp xử lý chất thải trực thuộc Biwase sản xuất được phân phối trên thị trường với nhãn hiệu “Con Voi” Loại phân compost này được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhận khảo nghiệm, kết quả so sánh với các sản phâm phân cùng loại có hiệu quả tương đương, phù hợp bón cho các loại cây cao su, tiêu, điều,
2.1.2.2 Sơ đồ công nghệ
Sơ đồ 4: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
Trang 18HÀ THIỆN TÂM 18
Lớp: 01ĐH-KTMT01
2.1.2.3 Sơ đồ vận hành công nghệ
Sơ đồ 5: Sơ đồ vận hành công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
NGUYÊN LIỆU TINH CHẾ MÙN COMPOST
PHỄU NẠP NHIÊN LIỆU
SÀNG THÙNG QUAY
MÙN COMPOST THÔ
PHÂN HỮU CƠ
MÙN COMPOST TINH
MÁY ĐÓNG BAO
THIẾT BỊ PHỐI TRỘN,
PHỤ GIA (N,P,K, )
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Trang 19HÀ THIỆN TÂM 19
Lớp: 01ĐH-KTMT01
2.1.2.4 Vận hành
Rác thải sinh hoạt sau khi được tập trung thì sẽ được vận chuyển về đây bằng
xe chuyên dụng (Hình 13) sau đó đổ vào 2 hố thu gom Rác thải được phun nước giúp tăng độ ẩm (Hình 14), 2 trục allu gấp rác (Hình 15) bỏ vào phễu rác Tại phễu rác, rác sẽ được tách sơ bộ (Hình 16) giúp cho các công đoạn sau phân loại tốt hơn
có khả năng tái chế và rác hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân compost
Hình 17: Băng chuyền Hình 18: Khu vực sàn quay