Từ bảng cân đối kế toán và bảng xác định kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4
SỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SINH LỜI CỦA VỐN CỐ ĐỊNH. VỐN CỐ ĐỊNH.
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch Số tuyệt đối Số
tương đối (%)
1. Mức doanh thu thuần 2.142.482.867 3.969.197.825 1.826.714.958 85,32. Lợi nhuận từ hoạt động 2. Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
15.371.041 24.757.378 9.386.337 61,1
3. Vốn cố định bình quân 858.678.449 1.140.471.950 281.793.501 32,824. Sức sản xuất kinh doanh 4. Sức sản xuất kinh doanh
của VCĐ
2,5 3,5 1 40
5. Hệ số sinh lời của vốn cố định định
0,018 0,02 0,002 11,1
6. Hệ số hàm lượng vốn cố định định
0,4 0,29 -0,11 -27,5
Bảng số liệu thể hiện mức vốn cố định năm 2006 tăng 281.793.501 đồng với tỷ lệ tăng 32,82%. Đây là kết quả của chiến lược đầu tư vào tài sản cố định, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Do đó, sau một năm sản xuất kinh doanh năm 2005 ta thấy rõ sức sản xuất kinh doanh và sức sinh lời của vốn cố định tăng lên so với năm 2005 nhưng hàm lượng của vốn cố định trong một đồng doanh thu thuần giảm 27,5%, cụ thể 1 đồng doanh thu
thuần năm 2005 thì có 0,4 đồng vốn cố định nhưng năm 2003 thì lại giảm 0,11 đồng trên một đồng doanh thu thuần.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất kinh doanh và sinh lời của vốn cố định thì còn một chỉ tiêu nữa cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, đó là hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2006 = 3,07 lần
Vậy cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định trong năm 2005 thì tạo ra 2,34 đồng doanh thu thuần, còn năm 2006 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định thì tạo ra 3,074 đồng doanh thu thuần. Vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,73 lần điều này có lợi cho Công ty, doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng phục vụ của tài sản cố định cả về kỹ thuật và phương thức sử dụng tài sản cố định đúng quy định, đúng mục đích, chức năng công dụng.
Tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả Công ty không chỉ cần quan tâm đến vốn cố định mà còn tiến hành quản lý và sử dụng vốn lưu động một bộ phận thứ hai trong vốn kinh doanh.
2.2.2.2. Đối với vốn lưu động.
2.2.2.2.1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. TSLĐ có 2 loại. TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy, có thể nói VLĐ của doanh nghiệp là vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động sản xuất vaTSLDD lưu thông trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình sản xuất đựơc tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng
vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho việc chuyển hoá hình của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Nếu doanh nghiệp nào bị thiếu vốn thì việc chuyển hình thái sẽ gặp khó khăn, vốn lưu động không luân chuyển được và quá trình sản xuất cũng bị gián đoạn. Trong các doanh nghiệp, sự vận động của vốn lưu động phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hoá dự trữ trong các khâu nhiều hay ít. Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý VLĐ không chỉ đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm hợp lý mà còn có ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh thúc đẩy thanh toán các khoản nợ một cách kịp thời. Để đánh giá đúng đắn sự biến động của vốn lưu động ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về vốn lưu động của công ty trog 2 năm 2005 - 2006.
Bảng 5
BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN LƯU ĐỘNG ĐỘNG
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Vốn bằng tiền 156.164.498,5 185.492.374,5 29.327.876 18,8 2. Các khoản phải thu 173.626.616,5 305.236.250 131.609.633,5 75,8 3. Hàng tồn kho (NVL, CCDC) 118.333.478,5 57.431.418,5 -60.902.060 -51,5
4. Vốn lưu động khác - 5.648.459 5.648.459 100%