2. Bố cục và hình thức trình bày báo cáo
2.2. Xí nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một
2.2.1. Giới thiệu
Dự án Cải thiện Môi trường nước Nam Bình Dương có tổng mức đầu tư 1.984 tỷ đồng, tương đương 9,8 tỷ Yên Nhật (hoặc 107 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản l (80%) còn lại vốn đối ứng. Đây là dự án đầu tiên của tỉnh Bình Dương thực hiện chức năng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
Dự án Cải thiện Môi trường nước Nam Bình Dương được khởi công xây dựng từ tháng 3/2011 và đã hoàn thành sau 20 tháng thi công, sớm hơn tiến độ 7 tháng.
Xây dựng mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt cho khu vực trung tâm của thành phố Thủ Dầu Một với tổng chiều dài 170km sử dụng vật liệu uPVC, HDPE và gang tráng PE. Công trình bao gồm tuyến ống chính cấp I (D = 560 – 1200mm), tuyến ống nhánh cấp II (D = 200 – 400mm), tuyến ống thu gom cấp 3 (D = 110 – 160mm) và ống áp lực (D = 250 và 500mm). Cùng 11 trạm bơm để vận chuyển nước thải về nhà máy xử lý với công suất 17.650 m3/ngày.đêm sử dụng công nghệ ASBR.
Dự án áp dụng phương án thu gom hiện đại bằng cách xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tách biệt với nước mưa và sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến nhất hiện nay nhằm đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 14/2008/BT NMT, cột A.
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 31
Lớp: 01ĐH-KTMT01
2.2.2. Sơ đồ vận hành công nghệ
Sơ đồ 8: Nhà máy Xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một 2.2.3. Vận hành
Nước thải sinh hoạt đước thu gom từ các khu dân cư sẽ được tập hợp đến 11 trạm bơm để vận chuyển nước thải về nhà máy với công suất giai đoạn 1 là 17.650 m3/ng.đêm (nhưng công suất hiện nay chỉ tầm 7000 - 8000 m3/ng.đêm). Sau đó nước thải sẽ tới Bể Tiếp Nhận, ở đây những song chắn rác (Hình 35) sẽ chắn lại những rác thải có kích thước lớn. Hình 35: Song chắn rác thô Bể tiếp nhận/ Song chắn rác Bể lắng cát thổi khí Tách nước Thiết bị rửa và nén rác Nhà khử mùi Bể phản ứng theo mẻ ASBR Bể khử trùng UV Hồ hoàn thiện Bể cô đặc bùn Nhà tách bùn NƯỚC THẢI Khu liên hợp XLCT Rác Rác Khí Bùn Bùn Cát Cát Khí Khí Khu liên hợp XLCT Sông Sài Gòn
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 32
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Tiếp tục nước chuyển qua bể tiếp nhận (Hình 36) sẽ được đưa đến bể lắng cát và thổi khí, ở đây bằng việc sục khí, những ván dầu, mỡ sẽ được đánh tan trước khi vào Bể xử lý sinh học tuần hoàn dạng mẻ ASBR. Những thông số như pH, độ dầu, mỡ được đo bằng máy online, rất chính xác và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nước sau khi sử dụng ở quá rình: rữa và nén rác, tách cát và quá trình tách bùn sẽ đước đưa trờ lại Bể tiếp nhận để xử lý lại.
Hình 36: Bể tiếp nhận
Sau khi tách dầu mỡ nước thải tiếp tục được xử lý sinh học bằng hệ thống bể ASBR (Hình 37) tuần hoàn dạng mẻ (gồm 4 bể độc lập) chu kỳ là 288 phút/ bể với 3 giai đoạn: xử lý, lắng, thu và không có giai đoạn làm đầy. Bể ASBR là dạng bể sinh hiếu khí có kích thước bể: Rộng 18,5m; Dài 32,5 m; Sâu 6,5m, gồm 1 bể chính và 1 bể tiền phản ứng. Bể tiền phản ứng có tác dụng ổn định dòng nước đầu vào từ bể tiếp nhận, tránh hiện tượng gây xáo trộn ở bể chính. Trên vách ngăn giữa bể tiền phản ứng và bể chính có các ô nhỏ giúp nước lưu thông giữa 2 bể.
Ở bể chính mỗi bể đều sử dụng hệ thống đĩa thổi khí giúp tăng nồng độ oxy trong nước và 1 cánh khuấy với công suất lớn đặt ở góc bể, giúp khuấy trộn và hòa tan oxy trong bể tốt hơn. Cánh khuấy có đường kính khoảng 1,2m được đặt cách đáy bể từ 1 – 1,2m.
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 33
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Các chỉ số trong bể xử lý đều được hệ thống máy tính theo dõi (Hình 38) , giúp cho bể đạt hiệu quả xử lý tốt nhất.
Hình 38: Máy theo dõi
Khi đã đủ thời gian lưu nước và xử lý trong bể nước sẽ được thu thông qua máng thu nước tự động (Hình39 ) có thể nâng lên cao và hạ xuống thấp.
Hình 39: Máng thu nước
Nước sau khi được xử lý ở bể ASBR sẻ được đưa đến nhà khử trùng UV (Hình 40), việc sử dụng tia cực tím (Hình 41) sẽ có hiệu quả và công suất cao hơn việc dung nước Javen hay Clo.
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 34
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Hình 40: Trạm khử trùng Hình 41: Đèn tia UV
Nước sau khi được xử lý bằng tia UV sẽ được đưa ra bể lưu nước đầu ra (Hình 42) trước khi được chuyển ra hồ ổn định (Hình 43). Hệ thống dùng cá chép làm sinh vật chỉ thị nguồn nước đầu ra. Nước từ hồ này sẽ được thải ra sông Sài Gòn hoặc đưa vào việc tái sử dụng.
Hình 42: Bể lưu nước đầu ra Hình 43: Hồ ổn định
Bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải sẽ được chuyển đến khu nén bùn (Hình 44), nước cũng được tách ra khỏi bùn nhờ các máy ly tâm (Hình 45). Chất lượng bùn sau vắt sẽ có độ ẩm từ 40% - 50%. Bùn sau khi vắt sẽ được vận chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải để tái chế thành gạch hay phân conpost. Phần nước tách được sẽ được chuyển lại bể ASBR.
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 35
Lớp: 01ĐH-KTMT01
Trong quá trình xử lý nước thải sẽ tạo ra mùi khó chịu, các khí này sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường thông qua 2 hệ thống xử lý, mỗi hệ thống có 2 tháp đệm cao 6m (Hình 46) với vật liệu đệm để tăng khả năng hấp thụ được sử dụng luân phiên.
Tháp đệm 1: Sử dụng dung môi H2SO4 dùng để khử khí amoni. Tháp đệm 2: Sử dụng hoá chất NaOH và NaClO dùng để khử H2S, CH3SH.
Khí sau khi xử lý được đưa ra môi trường thông qua ống khói cao 33 m (Hình 47).
Hình 46: Tháp khử mùi Hình 47: Ống thải khí 2.2.4. Kết quả thu được sau quá trình xử lý
Nước đầu ra rất trong và đạt chuẩn nước xả thải loại A, mùi được xử lý triệt để, bùn được tận thu để tiếp tục xử lý ở bậc sau.
BẢNG 1:
Kết quả chất lượng nước thải sau xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên & Môi trường bình Dương – ngày 17/05/2013)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 14:2008/ BTNMT (Cột A) 1 pH - 6 5-9 2 SS mg/l 7 50 3 Dầu mỡ mg/l KHP 10 4 BOD5 mg/l 8 30 5 Ntổng mg/l 9,6 - 6 Ptổng mg/l 0,64 - 7 Coliform MPN/100ml 60 3.000
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 36
Lớp: 01ĐH-KTMT01
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Qua chuyến tham quan công ty BIWASE, chúng em nhận thấy được vai trò to lớn trong cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp cho chúng em có được cái nhìn khái quát và hiểu được cơ bản quy trình xử lý nước rỉ rác, quy trình xử lý chất thải sinh hoạt làm phân compost, quy trình xử lý rác thải y tế bằng phương pháp đốt, quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể ASBR. Tạo điều kiện để chúng em cọ xát nhiều hơn với môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại ứng dụng công nghệ xử lý khép kín thuộc hàng tiên tiến trên Thế giới; đồng thời chuyến đi cũng giúp cho em hiểu thêm rằng: ngoài những kiến thức về ngành nghề mình đã chọn, cần nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng tư duy sáng tạo, quan sát, khả năng làm việc nhóm, có tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên và đặc biệt là phải có tâm, có ý chí và động lực và đam mê mới hoàn thành tốt công việc được giao. Theo chúng em đánh giá, chuyến đi đã thành công rất tốt đẹp.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Ý kiến đề nghị của sinh viên với các đơn vị
Kính mong các cơ quan, công ty khác xem xét, tổ chức cho sinh viên chúng em có điều kiện đi tham quan thực tế nhiều lần hơn nữa, các buổi ngoại khóa đã tạo tiền đề cho những sinh viên còn non trẻ như chúng em có điều kiện để giao lưu, học hỏi, chia sẽ những kinh nghiệm mà bản thân có được, và đặc biệt là cho sinh viên có cơ hội được thực tập ở công ty để tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. Tuy nhiên em cũng nhận thấy đại bộ phận công nhân viên công ty BIWASE chưa có nhận thức đầy đủ về sức khỏe của bản thân như chưa trang bị đầy đủ cho mình đồ bảo hộ lao động mặc dù ở mỗi khâu chúng em được tham quan đều được quy định các công cụ bảo hộ lao động cho công nhân rõ ràng và rất chi tiết.
3.2.2. Ý kiến đề nghị với Khoa về chuyến tham quan thực tế
Chuyến tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015 dành cho sinh viên khóa 01, hệ Đại học, chuyên ngành Kỹ thuật môi trường đã gặt hái được những thành công nhất định. Đó là nhờ phần công sức không nhỏ mà Khoa Môi trường đã tạo điều kiện cho chúng em được hoàn thành tốt chuyến đi. Tuy nhiên chúng em cũng có một đề nghị nho nhỏ mong Khoa xem xét đó là tập tin hướng dẫn làm bài báo cáo đến với chúng em quá trễ, cụ thể 07/07/2015 nộp báo cáo nhưng 06/07/2015 chúng em mới nhận được tập tin hướng dẫn. Kính mong quý thầy cô xem xét vấn đề trên và phát huy những thành quả mà mình đạt được để những chuyến đi sau của các khóa sẽ được thành công rực rỡ.
Báo cáo tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015
HÀ THIỆN TÂM 37
Lớp: 01ĐH-KTMT01
LỜI KẾT
Bài báo cáo của sinh viên HÀ THIỆN TÂM, lớp 01ĐH-KTMT01 về chuyến đi tham quan thực tế tại Bình Dương năm 2015, đến đây là kết thúc. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, bài Báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để những bài báo cáo sau này của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác của mình.