1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon

356 8,1K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 356
Dung lượng 30,08 MB

Nội dung

Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon Khóa chuyên đề luyện thi đại học môn văn moon

Giai đoạn 1930-1945 Kịch - Nghị luận - Văn chính luận Một thời đại trong thi ca Tuyên Ngôn Độc Lập Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Giai đoạn 1930-1945 Thơ Cách mạng Lai Tân Ho Chi Minh Mộ (Chiều tối) Từ ấy Giai đoạn 1930-1945 Thơ Lãng mạn Đây Thôn Vỹ Dạ Tràng Giang Tràng Giang Vội Vàng Giai đoạn 1930-1945 Truyện ngắn Chí Phèo Chữ Người Tử Tù Đời Thừa Hai Đứa Trẻ Hạnh Phúc Của Một Tang Gia Giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX Kí - Kịch Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Người Lái Đò Sông Đà Giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX Thơ Đàn Ghi ta Của Lorca Đất nước Sóng Tây Tiến Tiếng Hát Con Tàu Việt Bắc Giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX Truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa Một Người Hà Nội Những Đứa Con Trong Gia Đình Rừng Xà Nu Vợ Chồng A Phủ Vợ Nhặt Mục Lục MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 Lời vào bài: Có thể trước khi đến với bài học ngày hôm nay, cái tên Hoài Thanh đối với nhiều em đã rất quen thuộc. Học văn, có lẽ ai cũng có trong hành trang của mình những lời bình duyên dáng của ông. Ví như với câu thơ của Xuân Diệu: Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang, nắng trở chiều ông viết: “ cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Câu thơ chỉ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng ”. Khó có thể kể hết được những lời bình hay của Hoài Thanh mà chúng ta đã được thưởng thức trong hành trình đi tìm kiếm vẻ đẹp của văn chương. Trong khuôn khổ giờ học hôm nay, chúng ta cùng đến với một tiểu luận của ông. Từ đó, các em có thể hình dung phần nào diện mạo, dáng hình của nhà phê bình nổi tiếng này. Tiểu luận có nhan đề là: Một thời đại trong thi ca (Trích) Hoài Thanh Có những nhà văn đa tài, sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng với Hoài Thanh, trước sau ông chỉ đi về trên một thể loại: phê bình văn học. Mà chức năng của văn phê bình là thẩm bình, đánh giá và lý giải về các hiện tượng văn học. Đặc điểm cơ bản nhất: là một dạng văn nghị luận, đối tượng là sản phẩm nghệ thuật. Do đó, văn phê bình vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Đọc – hiểu một tác phẩm phê bình, chúng ta phải rất chú ý đến đặc điểm này. I. Tìm hiểu chung 1) Tác giả (1909 -1982) - Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Cả cuộc đời ông là chuỗi dài những cuộc tìm kiếm đầy thích thú, mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn, yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp cát bụi của thời gian hay trong các mạch chìm nổi của cuộc đời. - Sự nghiệp phê bình của ông khá đồ sộ, nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến là công trình Tuyển tập đầu tiên về Thơ mới: cuốn Thi nhân Việt Nam (1942). Cho đến nay, công trình này vẫn khẳng định được tác động sâu rộng của nó với đời sống văn học. Từ trước tới nay, ít có công trình nghị luận văn chương nào được tái bản nhiều lần như vậy (Tính đến năm 2008, nó đã được in lại tới 34 lần). - Ông là người ý thức sâu sắc về công việc của nhà phê bình. Ông đã từng phát biểu:“Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” và chọn cho mình lối phê bình “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. - Ông đã in dấu được phong cách riêng của mình trên từng trang viết. Đó là lối phê bình thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng, với giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế mà tài hoa, hóm hỉnh. Điều đó có lẽ được thể hiện đầy đủ và sinh động hơn cả trong “áng văn phê bình bất hủ” (Nguyễn Đăng Mạnh) mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây. 2) Đoạn trích a) Xuất xứ và vị trí MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA - HOÀI THANH (tiết 1) MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 - Bài tiểu luận thuộc phần đầu của tuyển thơ Thi nhân Việt Nam, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho độc giả đón nhận tuyển thơ này. - Đoạn trích thuộc phần cuối bài tiểu luận. Nó đã thâu tóm vấn đề cốt tuỷ nhất là Tinh thần thơ mới và kết tinh tất cả những tinh hoa của ngòi bút phê bình này. b) Nội dung và bố cục - Nội dung: Vấn đề “Tinh thần thơ mới”. - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Nguyên tắc để xác định Tinh thần thơ mới + Phần 2: Thâu tóm Tinh thần thơ mới trong khuôn khổ “chữ tôi” và sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó Có thể nói, thơ mới là một hiện tượng hấp dẫn nhưng phức tạp. Đánh giá về nó đã có bao công trình đồ sộ, công phu, nhưng cho đến nay chưa có ai vượt được Hoài Thanh về sự khúc chiết, giản dị mà tinh tế, tài hoa. Để hiểu rõ hơn, chúng ta đi vào đọc hiểu văn bản cụ thể . II. Đọc – hiểu văn bản: Đứng trước một văn bản nghị luận nói chung, chúng ta có thể tìm hiểu theo hai cách: + Theo mạch lập luận của tác giả (lối cắt ngang) + Theo đặc trưng của thể loại văn nghị luận: cách lập luận, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng (lối bổ dọc). Ở đây, chúng ta chọn cách tìm hiểu theo mạch lập luận của tác giả để dễ theo dõi. 1. Nguyên tắc để xác định Tinh thần thơ mới - Mục đích của việc nêu lên nguyên tắc này là Để giới hạn và thống nhất về đối tượng phê bình. - Việc này rất cần thiết. Nếu không giới hạn và thống nhất được đối tượng phê bình, có thể sẽ có hiện tượng: + Người bênh thơ cũ: chỉ đề cập đến tinh hoa của mấy nghìn năm văn học + Người bênh thơ mới: chỉ nhắc đến những bài thơ Đường luật vô vị, nhạt nhẽo, “những cặn bã của một lối thơ đã đến lúc tàn”. * Như thế, cuộc tranh luận sẽ thiếu tính khoa học và không đi đến đâu cả. Vậy đây là công việc rất cần thiết và quan trọng, là nền tảng khoa học cho tác phẩm. Nhà phê bình không nêu lên nguyên tắc ngay. Ông đã trình bày theo trật tự: - Bắt đầu từ việc trích dẫn thơ. + Hai câu của Xuân Diệu: nặng tính ước lệ, cổ điển + Hai câu của một nhà thơ cũ nổi tiếng: giọng điệu trẻ trung, hiện đại. - Tiếp theo là quá trình lập luận: + Mỗi nhà thơ nổi danh đều có thể có những câu thơ hay nhưng không tiêu biểu + Mỗi thời đại đều có những bài thơ dở, những tác giả kém cỏi, bất tài + Đã không tiêu biểu thì không thể đại diện cho thời đại, đã tầm thường, lố lăng thì không có tinh thần để mà tìm hiểu - Cuối cùng: Nêu lên hai nguyên tắc cần triệt để tuân theo về đối tượng phê bình + Căn cứ vào cái hay + Căn cứ vào đại thể - Nhận xét về cách lập luận của tác giả: + Nhà phê bình không áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình. Ông đã chọn cách lập luận theo lối quy nạp để thuyết phục người đọc bằng luận chứng tiêu biểu, luận cứ xác đáng và luận điểm rõ ràng. Do đó, vấn đề được trình bày giản dị, sinh động mà biện chứng, khách quan. 2. Tinh thần thơ mới: cái tôi MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 - Nhận xét về cách dùng từ “Tinh thần thơ mới”. Thực chất của việc xác định tinh thần thơ mới là gì? Tinh thần (hay linh hồn) cùng với hình xác là hai phương diện trong sự tồn tại của một cá thể. Để nhận biết và đánh giá, người ta có thể căn cứ vào hình xác bên ngoài, nhưng có thể căn cứ vào tinh thần bên trong của nó. Cách dùng từ này cho thấy quan niệm biện chứng của tác giả về đối tượng, lối nói gợi cảm mà chính xác của ông. Thực chất, việc xác định tinh thần thơ mới là xác định bản chất, đặc trưng của nó. Việc xác định đặc trưng của thơ mới – “một thời đại trong thơ ca”, “một cuộc cách mạng trong thơ ca” - là công việc lớn lao, phức tạp, khó khăn. Một thời đại kéo dài 10 năm, hàng nghìn bài thơ, hàng trăm tác giả, phân hoá theo hàng chục trường phái khác nhau. Vấn đề Tinh thần, bản chất mang tính trừu tượng, khó hình dung. Nó ngang tầm với một đề tài khoa học lớn. Vấn đề lớn lao, phức tạp ấy đã được tác giả thâu tóm bằng cách đối sánh thơ mới và thơ cũ ở phương diện chủ thể sáng tạo. Cách nói: Vừa hàm súc, vừa ấn tượng, vừa lạ lại vừa hay. Lạ vì từ xưa tới nay chưa ai thâu tóm vấn đề ngắn gọn mà giản đơn như thế. Hay vì nó đã bắt trúng mạch hai dòng chảy thi ca của hai thời đại này. - Cách khẳng định vấn đề: hai cách: Hoặc là chứng minh cái tôi chỉ có ở thơ nay. Hoặc chứng minh cái tôi không có ở thơ xưa. Tác giả đã chọn cách thứ hai. + Trên đại thể: Xã hội Việt Nam xưa không có cái tôi. Cá nhân, bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. Cách nói giàu hình ảnh, giúp người đọc hình dung ý thức cá nhân trong thơ xưa mờ nhạt như thế nào. + Cá biệt: Vẫn có những bậc kỳ tài ghi hình ảnh của họ vào trong thơ. Nhưng đó không phải là cái tôi với ý nghĩa tuyệt đối của nó. - Giọng điệu tranh biện như đang đối thoại cùng người đọc, lôi kéo sự nhập cuộc của họ. Cách dùng từ xưng hô đặc biệt: dùng từ “họ” để chỉ những bậc kỳ tài của thơ cũ. Từ họ được lặp lại với mật độ dày đặc (10 lần trên 9 dòng văn) không chỉ là đại từ thay thế, tạo tính liên kết mà còn phản ánh sự khác biệt cũng như khoảng cách giữa người thời đại sau (nhà phê bình) với người thời đại trước (các thi nhân thơ cũ). Hệ thống ngôn từ có tính chất biểu cảm, chứa đựng một cách nhìn chưa từng có về những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Cũng như hầu hết mọi người, nhà phê bình nhìn về họ với đôi mắt kính nể (vì tài năng của họ), nhưng khác mọi người, ông còn nhìn họ với đôi mắt thương cảm (vì sự nhút nhát của họ). Đây không phải là thái độ phạm thượng, vì bao bọc câu chữ là niềm cảm thông sâu xa với những bậc kỳ tài đã nhìn thấy giới hạn của thời đại, đã cố gắng vượt qua nhưng không thể có sự vươn mình trọn vẹn. Nhận xét: Với lập luận chặt chẽ, sắc sảo, cách nói giàu hình ảnh, cảm xúc, giọng điệu tranh biện sôi nổi mà tha thiết, ngôn từ gần với cách nói hàng ngày, giản dị, hóm hỉnh mà chứa đựng một trí tuệ sáng suốt, một học vấn uyên bác, một tâm hồn giàu rung cảm, đây là áng văn vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Phẩm chất khoa học bộc lộ ở những luận điểm mới mẻ, sâu sắc, phản ánh được bản chất của sự vật, được luận giải một cách chặt chẽ khúc chiết, có tính thuyết phục cao. Còn phẩm chất nghệ thuật được bộc lộ ở những cảm xúc thẩm mĩ tinh tế, hoá thân thành giọng điệu riêng của tác giả, thành hình ảnh diễn đạt, thành lối dẫn dắt, thành thứ ngôn ngữ vừa chính xác, hàm súc vừa uyển chuyển gợi cảm. Cả hai bình diện khoa học và nghệ thuật cùng hoà hợp với nhau nhuần nhuyễn và sống động. Không phải ngòi bút phê bình nào cũng đạt được sự nhuần nhuyễn như vậy. MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới - sự xuất hiện của cái Tôi và phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó. Vậy, cái tôi ấy có đặc điểm như thế nào? Bi kịch của nó ra sao? Giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nội dung này trên cơ sở tiếp nối hệ thống kiến thức của giờ học trước: I. Tìm hiểu chung II. Đọc hiểu văn bản 1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới. 2. Tinh thần thơ mới: cái tôi- Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó 2.1. Tinh thần thơ mới: cái Tôi (so sánh với cái Ta) + Nội dung của chữ "Tôi" là ý thức cá nhân cá thể trong đời sống tinh thần con người. + Nội dung của chữ "Ta" là phần ý thức cộng đồng (chữ dùng của Hoài Thanh là "đoàn thể") trong đời sống tinh thần của con người - Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại trong mỗi người. Ở thời trước, cái Ta lấn át hoàn toàn, cái Tôi không có cơ hội để nảy nở. Còn thời đại này, cái Tôi trỗi dậy giành quyền sống. Phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của cái Tôi đó. Tác giả nhìn nhận, đánh giá đối tượng không phải bằng con mắt giản đơn, tĩnh tại, ở đây, nhà phê bình đã giúp ta chú ý đến sự xuất hiện làm xôn xao dư luận của chữ tôi cá nhân, khắc hoạ sự vận động của một sinh thể đẹp đẽ nhưng rất mong manh trên hành trình chiếm lĩnh vị trí của nó trong đời sống văn học. 2.2. Sự vận động của cái tôi thơ mới + Ban đầu: “Ngày thứ nhất”: Xuất hiện với vẻ ngoài khác lạ, dáng điệu bỡ ngỡ. Mọi người đón nhận với thái độ khó chịu, xét nét đầy ác cảm. Ta có thể liên tưởng đến tình cảnh của một người khách không mời, có người cho rằng đó là cảnh ngộ của một cô dâu mới. Lại có ý kiến cho rằng đó là tình cảnh của kẻ ngụ cư. + Về sau: “Ngày một ngày hai”, cái tôi đã được quen dần. Mọi người có một thái độ khác: nhìn bằng đôi mắt thương cảm và có sự đồng cảm. Nhà phê bình đã giúp chúng ta hình dung về chữ tôi trong thơ mới như bằng lối nói hình tượng đặc sắc: chữ tôi như một con người có diện mạo, cảnh ngộ, số phận, cũng phải chịu áp lực của dư luận như một con người. Nhưng bi kịch của nó không chỉ là thế. Thậm chí, ngay cả khi thái độ của mọi người đã thân thiện hơn, bi kịch của nó cũng không vì thế mà giảm bớt. 2.3. Bi kịch của cái tôi: đáng thương, tội nghiệp. - Đáng thương vì nó nhỏ bé và cô đơn. Tội nghiệp vì nó mang thể trạng yếu đuối và có cuộc sống bế tắc. Những câu văn sau đây có thể giúp ta hình dung về điều đó: - Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Chữ ta với họ to rộng quá. So sánh mang tính hình tượng, trong sự đối lập chữ tôi với chữ ta để thấy vóc hình nhỏ bé, lại bị ràng buộc chật chội nên tù túng, bế tắc. Phải chăng, đó cũng là một thứ giường chiếu hẹp của những cuộc đời con mà ta được gợi liên tưởng từ đoạn thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA - HOÀI THANH (tiết 2) MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn ” - Vẻ tội nghiệp của cái tôi còn được gợi ra qua so sánh: cùng viết về cái nghèo, nếu Nguyễn Công Trứ cười cợt với cảnh nghèo, Xuân Diệu lại rên rỉ khóc than. Qua đó, có thể thấy thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cốt cách hiên ngang thuở trước; họ yếu đuối đến khổ sở, thảm hại. Đến đây, ta chợt nhớ đến những lời tự bạch, tự thương của những cái tôi trong thơ mới: họ thấy mình như con nai bị chiều đánh lưới, không biết đi đâu đứng sầu bóng tối; họ thấy mình như ở giữa tinh cầu giá lạnh; một vì sao trơ trọi cuối trời xa; thấy mình là hoa trong rừng thẳm nở trong vô tình; mình khờ khạo lắm ngu ngơ quá…Rõ ràng, so với những vần thơ khí cốt cách của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, cái tôi thơ mới tội nghiệp hơn hẳn. Có ý kiến cho rằng: trích thơ Nguyễn Công Trứ ở đây không thật hợp, vì cảnh nghèo của Nguyễn Công Trứ là cái nghèo có phần nhếch nhác, tiếng cười ở đây mang sắc thái chua chát. Nên trích thơ Nguyễn Khuyến, vì cảnh nghèo trong thơ ông đẹp và sang, tiếng cười của ông hóm nhẹ, thanh thản. Nhưng thực ra, không phải bao giờ Nguyễn Khuyến cũng có thể vui trước cảnh nghèo như vậy. Một số bài cũng cay đắng và chua chát không kém. - Trở lại với sự so sánh Nguyễn Công Trứ với Xuân Diệu, như thế không phải Hoài Thanh hạ thấp thơ mới, mà là một cách bênh vực có tình của tác giả. Bởi lẽ con người ấy là sản phẩm của thời đại, là tiếng nói của thời đại. Ta có thể nhận thấy rất rõ điều này qua cách xưng hô của tác giả ở phần tiếp theo, nói về các hướng lớn của Thơ mới khi đào sâu vào cái Tôi (hay là những biểu hiện của cái tôi thơ mới: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận ” + Từ “ta” ở đây không giống với từ “ta” khi nói về tinh thần thơ cũ. Cách xưng hô của tác giả đã thay đổi: từ TA và HỌ sang CHÚNG TA, TA. Chữ “HỌ” hoàn toàn biến mất, ở đây là chữ TA nặng trĩu ý thức cá nhân của các nhà thơ mới, trong đó có tác giả. Dường như khoảng cách giữa nhà phê bình với các thi nhân thơ mới đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Từ việc lấy hồn ta để hiểu hồn người, nhà phê bình đã đồng cảm, hoá thân vào người, nói về nỗi niềm, tình cảnh của người cũng là của chính mình. “Nếu các nhà thơ trong phong trào Thơ mới là Bá Nha thì họ đã có một Tử Kỳ chính là Hoài Thanh” (Ngô Văn Phú). Là con đẻ của một thời đại trong thi ca, sống hết mình với lịch sử dân tộc, ông không thể bặm miệng (lời Hoài Thanh) mà không trải hết mọi vui buồn trên trang giấy. Điều đó làm nên một hình tượng cái tôi khá hấp dẫn trong những trang văn. Nhận xét về đoạn văn: - Đặc sắc của đoạn này là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được viết bằng một lối văn giàu nhịp điệu khiến cho văn phê bình mang đậm chất thơ. + Về ý tứ: chủ đề bao trùm là nỗ lực đào sâu vào ý thức cá nhân của Thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là, khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa cá nhân điển hình của Thơ mới để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân. + Về văn phong: có dạng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng) dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. + Cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 + Đặc biệt, nhịp điệu của đoạn văn hết sức dồi dào. Những câu văn dài, gồm nhiều vế nhịp nhàng, có sự đắp đổi luân phiên về bằng trắc, tạo giọng điệu du dương, tha thiết như tác giả đang nói về chính mình. Hệ thống các vế câu có cùng cấu trúc ngữ pháp, với chủ thể được lặp lại liên tiếp, kết hợp hệ thống cụm từ chỉ cảm xúc, cảm giác, tâm trạng , diễn tả sự khao khát, đắm say dạt dào của chủ thể sáng tạo trong nỗ lực tự giải thoát và của nhà phê bình trong sự nhập cuộc. Hệ thống từ ngữ giàu hình ảnh, kết hợp với một loạt tên tuổi các thi nhân thơ mới đã diễn tả hàm súc, chính xác sự phân hoá của thơ mới gắn với những phong cách và tên tuổi tiêu biểu. Nhà nghiên cứu phê bình Lê Bá Hán có nhận xét : “Anh có thể nắm bắt bén nhạy cái “thần” của một tác giả, khái quát được khá tập trung phần tinh túy nhất của một hồn thơ. Có khi, chỉ với vài từ hoặc một câu ngắn gọn, Hoài Thanh đã diễn đạt được cái cốt cách của một “nhà”. - Đây quả là những câu văn đầy chất trí tuệ và cảm xúc. Nhạc tính của nó không chỉ ở sự du dương trầm bổng của âm điệu mà còn ở sự sôi nổi tha thiết của tâm hồn. Những câu văn được chia thành nhiều vế đối thanh, đối ý, đối lời, đối nhịp, tạo nên tầng tầng lớp lớp những hình ảnh “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Cảm xúc cứ căng tràn để rồi lại chùng xuống thẫn thờ ở câu cuối đoạn. Đây là đoạn văn thể hiện rõ nhất chất thơ trong văn phê bình của Hoài Thanh. Nó đã giúp người đọc cùng đồng cảm, thương cảm cho bi kịch của cái Tôi thơ mới. - Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra điểm thiếu hụt trong ý thức của cái Tôi. “Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều : một điều cần hơn trăm nghìn điều khác : một lòng tin đầy đủ”. Bằng sự giản dị và cô đọng trong bút pháp mà vẫn không làm mất đi sự mềm mại, quyến rũ của nghệ thuật văn chương với những câu văn thật trang nhã, đầy chất thơ, tác giả cũng chỉ ra điểm thiếu hụt trong ý thức của cái Tôi một cách nghệ thuật. - Tuy nhiên cái tôi thơ mới không chỉ tội nghiệp, đáng thương, nhà phê bình không chỉ nhìn nó không chỉ với đôi mắt tràn đầy thương cảm. Nhan đề “Một thời đại trong thi ca” đã phần nào hé mở cho chúng ta câu trả lời cho giải pháp của bi kịch. 2.4. Giải pháp cho bi kịch: dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt Trên cơ sở giá trị truyện Kiều, tác giả đã khái quát về vấn đề dân tộc. Theo tác giả, khi gửi tình yêu nước vào tình yêu tiếng Việt thì trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng, thấy tinh thần nói giống chỉ có biến thiên chứ không thay đổi. Dân tộc, ngôn ngữ không bị mất đi. Tìm về tiếng Việt, họ vin vào những gì bất diệt, cần tìm về dĩ vãng đủ để đảm bảo cho ngày mai. Lòng yêu nước có thể biểu hiện phong phú đa dạng, trong lao động, trong chiến đấu, yêu giang san, tự hào trước nền văn hóa dân tộc. Ở đây, lòng yêu nước biểu hiện qua tình yêu ngôn ngữ Nhìn chung, lòng yêu nước trong văn học lãng mạn được thể hiện gián tiếp, thầm kín, không trực tiếp, sôi nổi, mạnh mẽ như trong văn học cách mạng. 3. Những thành công về nghệ thuật của bài tiểu luận 3.1. Kết cấu chặt chẽ, lập luận khoa học. 3.2. Trình tự lập luận: nêu những biểu hiện khái quát, sau đó, đi vào những dẫn chứng cụ thể. Ví dụ, đoạn văn nhận định về sự bế tắc của cái tôi. Đời chúng ta khái quát, sau đó chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng nhà thơ, làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng ngay trong nhận định về từng nhà thơ cũng khái quát 3.3. Sự cảm nhận tinh tế bằng văn chương giàu chất nghệ thuật, giàu chất thơ + Lời văn giàu cảm xúc, viết văn nghị luận bằng giọng của người trong cuộc, chia sẻ, đồng cảm. Lấy hồn tôi để hiểu hồn người. MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 + Lời văn giàu hình ảnh: những khái niệm được diễn đạt bằng hình ảnh dễ hiểu. Ở người nghệ sĩ Hoài Thanh, sự tinh tế, sâu sắc trong phong cách phê bình lại được chắp cánh bởi tư duy hình tượng, bởi những liên tưởng sinh động. Có cảm giác trong tay ông, cây đũa thần – phê bình chạm tới đâu là ở đấy tất cả sống dậy, có hồn, khơi gợi tưởng tượng và cảm xúc. Một khái niệm trừu tượng như thơ ca, dưới ngòi bút Hoài Thanh cũng trở nên sống động: “thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao”. + Lời văn giàu nhịp điệu, cách ngắt nhịp câu tạo nên sự cân xứng, nhịp nhàng. III. Kết luận - “Một thời đại trong thi ca” là cuốn sách góp phần quyết định tạo nên tên tuổi Hoài Thanh. Nếu những bài thẩm bình của Hoài Thanh với từng nhà thơ được coi là những bài thơ thì bài tổng kết phong trào Thơ Mới mang tên Một thời đại trong thi ca thực sự là một bản trường ca, “khúc tuyệt xướng” về Thơ Mới. “Đọc Thi nhân Việt Nam, trước hết ta gặp một nhà thơ ở giữa các nhà thơ” (Hoàng Trinh). Hoài Thanh đã xây nên “lâu đài kiến trúc hài hòa, đầy chất thơ” (Đỗ Đức Hiểu). Thi nhân Việt Nam là “một công trình của thế kỉ” (Nguyễn Văn Hạnh). “Rồi người đời sẽ quên dần và quên hết các chức tước, các trọng trách mà ông giữ, để chỉ còn và còn mãi mãi tác giả Thi nhân Việt Nam (Phong Lê). Vâng, chỉ qua phần hướng dẫn đọc hiểu phần cuối bài tiểu luận này thôi, phần nào ta đã thấy được quan niệm đúng đắn của tác giả trong việc định nghĩa Thơ mới xung quanh vấn đề cốt yếu là tinh thần Thơ mới, cách luận giải sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh, đầy sức thuyết phục của tác giả. MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 Nhà văn Nga K.Pautôpxki có câu nói nổi tiếng : “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường vào xứ sở của cái đẹp” – Với bài tiểu luận này, phải chăng Hoài Thanh cũng đã dẫn ta trở về với vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của tâm hồn, cái đẹp trong nội dung miêu tả, cái đẹp ở phương thức biểu hiện của những tác phẩm đã làm nên Một thời đại trong thi ca. Để khắc sâu kiến thức trọng tâm này, chúng ta hãy cùng thực hiện một số bài luyện tập: Câu hỏi 1. Vẻ đẹp của văn nghị luận trước hết ở hệ thống lập luận. Anh/chị hãy xác định luận điểm, luận cứ và cách thức lập luận của văn bản, cách dẫn dắt mạch văn của tác giả? - Luận điểm bao trùm cả đoạn trích này là vấn đề Tinh thần Thơ mới. Nó được triển khai thành ba luận cứ: 1 - Giới thuyết nguyên tắc để xác định tinh thần của hai thời đại thơ : + không căn cứ vào cục bộ và cái dở + mà phải căn cứ vào đại thể và vào cái hay. 2 - Xác định tinh thần Thơ mới là chữ "Tôi", tinh thần thơ xưa là chữ "Ta" : + giới thuyết chung về điểm giống và khác của chữ "Ta" và chữ "Tôi" + Xác định bản chất Ta là ý thức đoàn thể, Tôi là ý thức cá nhân. + Điểm qua về sự xuất hiện của chữ Tôi và phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó. 3- Nhìn nhận sự vận động của Thơ mới xung quanh cái Tôi và bi kịch của nó : + Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái Tôi trong thời đại mình. + Các hướng lớn của Thơ mới đào sâu vào cái Tôi. + Điểm thiếu hụt trong ý thức của cái Tôi. + Bi kịch thời đại cái Tôi và giải pháp cho bi kịch bằng lòng yêu Tiếng Việt. - Cách thức lập luận: từ cụ thể đến khái quát (phần 1); từ những biểu hiện khái quát, đi vào những dẫn chứng cụ thể (phần 2). - Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên, linh hoạt và độc đáo. Tác giả không dùng lý để dẫn dắt ý, mà dùng tình để dẫn dắt ý. Mạch văn dược dẫn dắt không phải bằng ngôn ngữ khái niệm với những phương tiện liên kết của lôgic hình thức, nặng tính tư biện ta vẫn quen gặp trong các bài phê bình văn học nghiêng về khoa học thuần tuý. Trái lại, ông dẫn dắt ý chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ. Có thể tìm hiểu cách chuyển từ những ý lớn sang ý lớn, và từ những ý nhỏ sang ý nhỏ, với hệ thống các phương tiện liên kết biến hoá mà tự nhiên như thế nào. - Diễn đạt bằng hình ảnh, bằng thứ ngôn ngữ ít mang tính khái niệm, bằng ấn tượng với cảm giác, cảm xúc rất tinh tế uyển chuyển. Câu hỏi 2. Tinh thần Thơ mới là chữ "Tôi", tinh thần thơ xưa là chữ "Ta". Vậy, nội dung của chữ Tôi và chữ Ta là gì? - Nội dung của chữ "Tôi" là ý thức cá nhân cá thể trong đời sống tinh thần con người. - Nội dung của chữ "Ta" là phần ý thức cộng đồng (chữ dùng của Hoài Thanh là "đoàn thể") trong đời sống tinh thần của con người MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA - HOÀI THANH (tiết 3) MOON.VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 - Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại trong mỗi người. Ở thời trước, cái Ta lấn át hoàn toàn, cái Tôi không có cơ để nảy nở. Còn thời đại này, cái Tôi trỗi dậy giành quyền sống. Phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của cái Tôi đó. Câu hỏi 3. Hãy phân tích để làm nổi bật những đặc sắc trong đoạn văn: "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" . - Đặc sắc của đoạn này là những khái quát chính xác, súc tích, lại được viết bằng một lối văn giàu nhịp điệu khiến cho văn phê bình mang đậm chất thơ. - Có thể phân tích trên hai bình diện : + Về ý tứ: chủ đề bao trùm là nỗ lực đào sâu vào ý thức cá nhân của Thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là, khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa cá nhân điển hình của Thơ mới để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân. + Về văn phong: chú ý đến dạng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng) dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Chú ý đến cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. Đặc biệt chú ý đến nhịp điệu hết sức dồi dào của đoạn thơ này. Câu hỏi 4. Lòng yêu nước của các nhà Thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt nam thể hiện tập trung nhất ở điểm nào ? - Lòng yêu tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao đông sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hoá, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hoá. - Lòng yêu nước của các nhà Thơ mới nghiêng về dạng thứ ba. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nên thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hoá, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, càng ngày càng trường tồn bất diệt. Đó cũng là một lòng yêu nước rất đáng trân trọng và ghi nhận. Câu hỏi 5. So sánh văn phong của Hoài Thanh trong đoạn trích trên đây với văn phong của Thế Lữ trong bài "Tựa" viết cho tập Thơ thơ của Xuân Diệu. - Mục đích: bài tập này giúp cho những bạn yêu văn chương có dịp tìm hiểu sâu sắc những vẻ đẹp thật phong phú và độc đáo của mỗi dạng văn phê bình văn học khác nhau, đồng thời giúp ta rèn luyện kĩ năng so sánh trong nghiên cứu văn học. - Nội dung: trên cơ sở nhận ra những điểm gần gũi (về thể phê bình văn học, đối tượng chung đều là thơ, lối viết đều nghiêng về ấn tượng, cảm xúc, đậm chất nghệ sĩ…), cần tìm ra những điểm khác biệt, độc đáo của mỗi lối viết ( một đằng là công trình tổng kết cả một phong trào, một đằng là bài tựa cho một tập thơ của một tác giả ; một đằng nghiêng về những khái quát, lý giải, một đằng nghiêng về những cảm thụ, thưởng ngoạn, dựng chân dung v.v ) Câu hỏi 6: “Người ta phân biệt thơ mới, thơ cũ không ở phần xác mà ở phần hồn. Đó là sự xuất hiện của cái tôi cá nhân thể hiện rất phong phú trên thi đàn, nhưng chung quy lại, ấy là cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non và cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời” (Sgk Ngữ văn 11, chương trình Nâng cao) Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số bài thơ mới đã học, hãy làm rõ nhận định trên. 1. Giải thích nhận định: [...]... tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thi n niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI Đề 2- (câu 5/10 điểm dành cho đề thi Đại học hoặc 12/20 điểm- dành cho đề thi học sinh giỏi) - "Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi... câu văn khẳng định lòng yêu nước giống như một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Đặt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập là đỉnh cao của văn học yêu nước Từ “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo” đến Tuyên ngôn độc lập là những chặng đường khác nhau của cùng một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH... thế giới Chỉ trong một câu văn ngắn gọn, ta vẫn nhận ra một Hồ Chí Minh như nguời giương cao bó đuốc sáng ngời của tư tưởng giải phóng dân tộc @ Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn vừa nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH... nghệ sỹ trong xã hội cũ? Những vấn đề nào đã được đặt ra qua tấn bi kịch của họ? Gợi ý về đáp án: Nội dung Điểm I Yêu cầu chung: nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học (dạng đề đối sánh) Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo Diễn đạt, hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng 0.5đ II Định hướng làm bài và biểu điểm 1 Giới thi u khái quát vấn đề: Kịch Vũ Như Tô được viết năm 1941... vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ 2 Tác phẩm “Vũ Như Tô” 2.1 Vị trí: Vũ Như Tô (1941), tác phẩm đầu tay của một nhà văn chưa đầy 30 tuổi- một tác phẩm lớn của văn học nước nhà, có chiều sâu nội dung tầng tầng lớp lớp và sự hoàn chỉnh về hình thức nghệ thuật 2.2 Thể loại http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI - Có... sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân Vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thi n niên kỉ mới vẫn còn nguyên giá trị MO O N.VN http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI - NGUYỄN HUY TƯỞNG (TIẾT 1) Bi kịch, thể loại lớn của văn học và sân khấu, bao giờ cũng đặt độc giả và khán giả trước những câu... Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc Đồng thời, nhà văn khẳng định: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thi m”, tức là vì cảm phục “tài trời”, nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt MO O N.VN http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI - NGUYỄN HUY TƯỞNG (TIẾT 3) LUYỆN TẬP Đề 1 Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ... lời văn tình cảm thi t tha Về điều này Chế Lan Viên đã nhận xét thật chính xác: “Vì nói với đồng bào lời văn của bản Tuyên ngôn xiết bao xúc động…sau 13 chữ “quyền” là 14 câu, câu nào cũng có chữ “chúng” mở đầu nặng như búa tạ: “Chúng tuyệt đối không cho”, “chúng thi hành những luật pháp dã man”, “chúng cuớp không ruộng đất” và mỗi chữ chúng ấy http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ... Khi khẳng định độc lập, tự do thì lời văn trang trọng thi ng liêng “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố” - Khi tố cáo tội ác kẻ thù thì giọng văn bi thi t - Khi nêu cao truyền thống yêu nuớc thì giọng văn hào hùng sảng khoái 2.3 Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, truyền cảm Vì là văn kiện chính trị nên mỗi chữ mỗi lời cần phải chính xác tuyệt đối Vì là tác phẩm văn học nên mỗi chữ mỗi lời lại có sức mạnh... hiện đại bằng tiếng Pháp, chất cổ điển hài hòa với tinh thần hiện đại của HCM qua Nhật kí trong tù bằng chữ Hán, thì đến với Tuyên ngôn độc lập, ta còn biết đến một áng văn chính luận mẫu mực giàu tính luận chiến của nhà Cách mạng HCM Đây cũng là tác phẩm mà HCM cảm thấy hài lòng nhất trong cuộc đời viết văn, làm báo dày dạn kinh nghiệm của mình MO O N.VN http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN . THỜI ĐẠI TRONG THI CA - HOÀI THANH (tiết 1) MOON. VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98 - Bài tiểu luận thuộc phần đầu của tuyển thơ Thi. mỗi dạng văn phê bình văn học khác nhau, đồng thời giúp ta rèn luyện kĩ năng so sánh trong nghiên cứu văn học. - Nội dung: trên cơ sở nhận ra những điểm gần gũi (về thể phê bình văn học, đối. của tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. MOON. VN KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI http:/ /moon. vn - hotline: 04.32.99.98.98

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w