1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY MINH CƯỜNG

21 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 511,96 KB

Nội dung

3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU MINH CƯỜNG .... Hoạt động vận tải nội bộ của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường ...

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU MINH CƯỜNG 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh Cường: 5

1.2 Bộ máy hoạt động của công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh Cường: 6

1.2.1 Chức năng 6

1.2.2 Nhiệm vụ 6

1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 7

1.2.4 Năng lực sản xuất 8

1.3 Sản phẩm và thị trường của công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh Cường: 9

1.3.1 Sản phẩm 9

1.3.2 Thị trường 10

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY MINH CƯỜNG 13

2.1 Hoạt động vận tải nội bộ của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường 13

2.2 Hoạt động vận tải của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường thông qua Forwarder 14

2.2.1 Yêu cầu booking: 14

2.2.2 Duyệt lệnh lấy cont rỗng (tùy line) 14

2.2.3 Gởi chi tiết làm bill cho Forwarder: 15

2.2.4 Confirm bill 15

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU MINH CƯỜNG 17

Trang 2

3.1 Đánh giá tổng quan về hoạt động vận tải tại công ty chế biến thủy sản Minh Cường 17 3.1.1 Ưu điểm 17 3.1.2 Nhược điểm 17 3.2 Một số giải pháp giúp cải thiện hoạt động vận tải của công ty Minh Cường 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC 21

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cuối năm 2015 đầu năm 2016 cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức hoạt động mạnh mẽ hơn, bên cạnh đó còn những hiện định song phương Việt Nam đã ký kết với Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ những hiệp định đó đều hướng tháo gỡ rảo cản thuế quan , các hoạt động kinh tế sẽ trở nên mạnh mẽ không chỉ trong nước với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào

mà còn cả sự cạnh tranh về hàng hóa xuất khẩu đi quốc tế Khi những hàng rào

về thuế quan được gỡ bỏ, thị trường gần như hoạt động trong một thế giới phẳng: từ thông tin, hàng hóa tất cả mọi thứ khi một đất nước này có thì nước láng giếng hay xa hơn cả nửa vòng trái đất cũng có, điều quan trọng bước đầu là nơi nào nắm thông tin nhanh hơn, nắm bắt thị trường nhanh hơn thì người đó sẽ thắng lợi trước, trước khi thị trường bão hoài lại

Một điều đóng góp không nhỏ để một công ty có thể nhanh hơn các đối thủ của mình đó là sự vận tải, logistics của công ty đó hoạt động như thế nào để giúp hàng hóa của công ty mình nhanh đến khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh của mình

Thực tại hiện hay của Việt Nam cũng thấy rất rõ, là cơ sở hạ tầng về vận chuyển của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều từ đường xá, phương tiện vận chuyển để vận chuyển nội địa cũng chưa được cải thiện, đến vận tải đường biển thì không có một hãng tàu nào đủ lớn để có thể cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài

Việc bất lợi này tác động rất lớn đến những hoạt động công ty dù là công ty lớn hay nhỏ, đặc biệt ở Việt Nam chủ yếu là công ty vừa và nhỏ, trong đó cũng

có công ty chế biến thủy sản Minh Cường

Việc hội nhập đã ảnh hướng rất lớn đến công ty Minh Cường, chỉ là một công ty nhỏ lại nằm ở miền Tây sản xuất mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh xuất khẩu, khu vực mà chưa có cảng nào có việc xuất hàng thì việc xuất hàng của công ty lại càng vất vả, từ khâu vận chuyển, bảo quản hàng đến một kho tập kết trên thành phố Hồ Chí Minh để có thể vận chuyển hàng ra cảng để có thể

Trang 4

giao cho khách hàng của của công ty, không chỉ là nước kế bên như Đài Loan, Trung Quốc mà còn những nước xa hơn nữa như EU, Austrailia thì việc có được một lô hàng xuất đi không phải là chuyện đơn giản

Để tìm hiều sâu hơn quá trình hoạt vận tải của một công ty vừa và nhỏ như công ty chế biến thủy sản Minh Cường để có thể xuất hàng đi như thế nào và hoạt động vận tải của công ty đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như thế nào thì sẽ theo dõi phần tiếp theo của nội dung bài nhóm 14 với sự hỗ trợ của

Giáo viên hướng dẫn: Th.S: TRẦN NGUYỄN THU PHƯƠNG để biết rõ hơn

nhé!

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU MINH

Cty CP chế biến thủy sản XNK Minh Cường được thành lập vào ngày 04/01/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6102000091 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp ngày 01 tháng 01 năm 2007

Xuất phát từ một doanh nghiệp nhỏ chuyên thu gom hàng thủy sản và bán lại cho công ty đông lạnh Sau 15 năm trong nghề và với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về ngành thủy sản, Chúng tôi đã phát triễn thành một Công ty chuyên cung cấp nguyên liệu tôm sú cho các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Sau một thời gian phát triễn, chúng tôi đã mở rộng thành nhà máy chế biến

và Xuất khẩu tôm đông lạnh Công ty Minh Cường chính thức được thành lập vào ngày 08/08/2008 MC chính thức xuất khẩu vào tháng 04/2010 với nhãn hiệu hàng hóa là MCSea Tuy mới hoạt động một thời gian ngắn, nhưng MC đã được trở thành thành viên của tập đoàn Phú Cường, một tập đoàn có uy tín và tầm cỡ trong ngành thủy sản, và dần dần có được tiếng tăm và vị trí trên thị trường Quốc tế

Tên giao dịch của công ty: Công ty cổ phần chế biến thủy sản XNK Minh Cường;

Tên đối ngoại: MC Seafood Imort – export Processing Jointstock Company;

Trang 6

Tên viết tắt: MC Seafood;

Trụ sở giao dịch: Số 254 Ấp 3, Xã Tắc Vân, Thành Phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau;

Chủ tịch: Nguyễn Việt Cường

Giám Đốc: Nguyễn Văn Hiển

1.2 Bộ máy hoạt động của công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh

1.2.2 Nhiệm vụ

Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tạo

nguồn vốn đầu tư tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho ngư dân

Quản lý sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật

và lao động, tự tạo ra các quy trình sản xuất kinh doanh tự hoàn vốn và bảo toàn vốn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước theo quy định

Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các biện pháp đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty

Trang 7

1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty có đội xe riêng nên sẽ vận chuyển hàng lên kho tập kết bằng se chuyên dụng của công ty gồm: 4 xe tải với trọng tải là 14 tấn

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

LÝ CHẤT LƯỢNG

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG

KỶ THUẬT

BAN ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT

PHÒNG

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

TỔ CHẾ BIẾN

TỔ PHÂN

CỞ KIỂM

CỞ

TỔ XẾP HỘP

TỔ CẤP ĐÔNG

TỔ PHỤC

VỤ

Trang 8

1.2.4 Năng lực sản xuất

Công ty thủy sản Minh Cường có trên 300 tấn thành phẩm mỗi tháng,

Minh Cường luôn luôn mở rộng thị trường, duy trì hệ thống máy và thiết bị Minh Cường có khu vực nhà máy và các thiết bị như sau:

Diện tích nhà máy:

• Tổng diện tích: 20.000 mét vuông

• Diện tích nhà máy: 5.000 mét vuông Bao gồm:

 Khu vực tiếp nhận: 200 mét vuông

 Khu vực sơ bộ: 300 mét vuông

 Khu vực chế biến: 1.400 mét vuông

 Khu vực đông lạnh: 350 mét vuông

 Khu vực lưu trữ: 700 mét vuông

 Khu vực khác: 2050 mét vuông

Thiết bị:

 03 Máy làm đông lạnh - 1200kgs / 2 giờ,

 01 I.Q.F - 750kgs/giờ

 2 máy nước đá vảy SX

 2 máy quấn thu nhỏ

 1 máy đóng gói chân không

 1 máy rửa nguyên liệu thô

 Các thiết bị khác

Trang 9

1.3 Sản phẩm và thị trường của công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh Cường:

1.3.1 Sản phẩm

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm về tôm đông lạnh, Năng suất: 4,000 tấn/năm

Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty, hiện nay xuất với sản lượng lớn

Back Tiger Head On Shell On Back Tiger Peeled Deveined Tail On

Raw Head On Shell On Butterfly Black Tiger

Back Tiger Peeled Deveined Tail Off

Back Tiger Butter Fly Pto

Trang 10

Sản phẩm của công ty luôn luôn phát triển mở rộng năng lực sản xuất và thị trường để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn

Không những sản phẩm hiện có của công ty, công ty hiện tại còn nhận đặt hành theo mô tả của khách hàng, với sự mở của của Việt Nam thì việc mở của thị trường là rất lớn, rào cản thuế quan cũng từng bước được gỡ bỏ nên việt phát triển những sản phẩm về tôm của công ty là rất phát triển, đặc biệt sản xuất những sản phẩm có GTGT cao sẽ đem lại lợi nhuận rất cao cho công ty

CHÍNH SÁCH CHẤT LƢỢNG CỦA CHÚNG TÔI: "Chất lƣợng là yếu tố

đầu tiên cho thành công của chúng tôi"

1.3.2 Thị trường

Thị trường chủ yếu của công ty là EU, Austrailia, Trung Quốc

Ngoài ra còn 1 số thị trường khác như : Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Dưới đây là số thông kê về tổng xuất khẩu của công ty Minh Cường trong năm 2014 và thông kê 1 vài thị trường của công ty chế biến thủy sản Xuất Nhập Khẩu Minh Cường

Trang 11

TOTAL EXPORT SALES NĂM 2014 ĐV: USD

THÁNG

SẢN LƢỢNG (KG)

KIM NGẠCH (USD)

Trang 12

Biểu đồ 1: Tổng sản lượng xuất một số thị trường

Từ những điều kiện và thực tế hiện tại của công ty, công ty hiện có 4 xe tải

14 tấn để có thể vận chuyển hàng hóa, nên việc vận chuyển hàng hóa nội địa công ty lên kho hàng tập kết sẽ do công ty vận chuyển cùng với sự bảo quan của công ty theo đủ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm, và theo đúng tiến đó giao hàng tại kho tập kết

Việc thực hiện giao hàng công ty sẽ thông qua Forwader, từ khâu đưa hàng

ra cảng, đến thủ tục hải quan

Trang 13

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY MINH CƯỜNG

Do hàng của công ty đều được xuất khẩu theo hình thức FOB Nên công tác vận tải sẽ thông qua người vận tải được chỉ thị của consignee

2.1 Hoạt động vận tải nội bộ của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường

Hàng hóa sản xuất được lưu tạm tại kho của nhà máy, khi đủ số lượng 1 xe tải thì sẽ dụng xe tải chuyên chở hàng lạnh để vận chuyển đến kho tập kết

Kho tập kết là kho có diện tích lớn, chuyên trữ hàng đông lạnh, vị trí của kho tập kết sẽ là quận Bình Tân TP.HCM

Tại kho tập kết sẽ có nhân viên quản lý kho chuyên nghiệphàng được nhập vào hay lấy ra đều được kiểm tra giám sát trên máy tính và sổ sách của nơi quản

lý kho tập kết

Sau khi hàng hóa tập kết đủ tại kho, chủ hàng sẽ tiếp tục thủ tục báo với forwarder để đóng hàng vào cont rỗng và sắp xếp kho ngày đóng hàng Hàng hóa xuất tại kho theo quy trình như sau

 Chủ hàng hóa ( người thuê kho ) làm phiếu đề nghị xuất hàng cho kho,

bộ phận kế toán kho tại kho sẽ in phiếu xuất hàng để nhân viên kho chuẩn bị hàng tại kho, hàng hóa được đóng với sự giám sát bởi người đại diện chủ hàng, nhân viên kho và một nhân viên của forwarder

Hàng hóa sau khi đóng vào trong cont sẽ được bảo quản với nhiệt độ 18oC, chủ hàng niêm seal chì, và xe kéo cont sẽ kéo ra cảng để nhân viên thủ tục hải quan làm thủ tục thanh lý hàng hóa tại cảng xếp hàng

Trang 14

-2.2 Hoạt động vận tải của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường thông qua Forwarder

2.2.1 Yêu cầu booking:

Khi nhận được thông báo kế hoạch xuất hàng, nhân viên kinh doanh sẽ liên

hệ với Forwarder yêu cầu forwarder gởi lịch tàu Lựa chọn lịch tàu phù hợp với

kế hoạch xuất hàng của công ty

Sau khi chọn được lịch tàu thích hợp, yêu cầu forwarder tiến hành book chỗ với hãng tàu

Nội dung yêu cầu booking bao gồm:

ETD; Commodity; Volume; Weight; POL/POD, Stuff cargo at: wh/cy; Request Pick up empty container; Request Laden drop off, set temperature of container…

Thường những lô hàng của công ty sẽ lấy cont lạnh, với kích thước 20’ và 40’ và yêu cầu nhiệt độ được cài đặt là 180 C Cont được cấp phải là cont sạch, tốt…

Ngoài ra, cần yêu cầu sale forwarder thỏa thuận với bên hãng tàu để được thêm free phí cắm điện, freetime tại cảng

Trường hợp nếu công ty đóng hàng không kịp so với booking, nhân viên sale của công ty sẽ liên hệ với forwarder nhờ chuyển booking sang ngày khác để kịp đóng hàng và hạ bãi trước closing time

2.2.2 Duyệt lệnh lấy cont rỗng (tùy line)

Sau khi nhận được booking từ forwarder, nhân viên giao nhận sẽ cầm booking đến hãng tàu đóng tiền cược cont và lấy lệnh cấp container Tùy vào từng line mà có thể có 2 loại lệnh cấp cont như sau:

+ Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh (còn gọi là chỉnh định số): là lệnh

mà trên đó người ta yêu cầu cấp đích danh container có số hiệu nào đó

+ Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh; là lệnh trên đó người ta không yêu cầu cấp các container có số hiệu cụ thể Trên lệnh này, người ta chỉ yêu cầu

số lượng, loại container (20’ hay 40’, thông gió toàn phần hay thông gió một

Trang 15

phần, loại thuần chủng hay Leasing…), chủ khai thác của container Sau khi cấp đúng chủng loại container theo yêu cầu, số hiệu cụ thể của container đã cấp sẽ được ghi vào ô để trống trên lệnh và cập nhật vào mạng vi tính

Ra bãi lấy cont và đóng phí nâng hạ ở bãi

Kéo cont rỗng về kho đóng hàng

2.2.3 Gởi chi tiết làm bill cho Forwarder:

Hàng hóa phải được đóng chính xác số lượng, loại hàng như trong packing list, sau khi kiểm đếm đủ số lượng thì niêm phong kẹp chì, kéo cont ra CY, hạ bãi và vô sổ tàu trước closing time

Bên cạnh đó, nhân viên chứng từ sẽ chuẩn bị shipping instruction (SI) gởi cho Forwarder làm bill và khai hải quan

Nội dung trong SI gởi Forwarder bao gồm một số nội dung chính như sau: + Số booking

+ Thông tin Shipper, consignee, notify party

+ POL, POD, tên tàu, số chuyến

+ Số cont, số seal

+ Mô tả hàng hóa: Tên hàng, quy cách đóng gói, net weight, gross weight, thể tích, HS code

+ Vì là hàng FOB nên cước sẽ trả sau (Freigh collect)

+ Ngày tàu chạy

+ Ghi rõ yêu cầu loại bill: gốc, surrender, sea way bill… và một số ghi chú khác nếu có

2.2.4 Confirm bill

Khi nhận được bill nháp từ Forwarder, bộ phận chứng từ của công ty sẽ kiểm tra thông tin trên vận đơn xem đã đúng như trong Shipping Instruction đã

gởi và gởi bản bill nháp cho consignee kiểm tra và xác nhận

Trong trường hợp consignee muốn sửa thông tin, bộ phận chứng từ sẽ yêu cầu nhân viên chứng từ của công ty Forwarder chỉnh sửa

Trang 16

Sau khi chỉnh sửa, kiểm tra thông tin hoàn toàn phù hợp, nhân viên chứng

từ sẽ gởi mail xác nhận bill nháp và đề nghi bên forwarder in bill gốc

Bên cạnh đó, đối với một số lô hàng công ty yêu cầu forwarder phát hành bill Surrender, sau khi xác nhận bill nháp, công ty sẽ yêu cầu forwarder giữ (hold) hàng cho tới khi công ty nhận được tiền hàng từ consignee

2.2.5 Thanh toán local charge

Sau khi hàng đã được bốc lên tàu, công ty yêu cầu forwarder phát hành giấy báo nợ (debit note) Bộ phận kế toán của công ty sẽ kiểm tra thông tin về các khoản phí dựa trên những thông tin mà bộ phận xuất nhập khẩu cung cấp Nếu những khoản phí này là hợp lý, bộ phận kế toán gởi xác nhận cho forwarder

và yêu cầu kế toán của công ty forwarder xuất hóa đơn chuyển khoản

Những phí local charge đối với những lô hàng của công ty thường phải thanh toán bao gồm: phí làm chứng từ, phí niêm chì, phí khai hải quan, phí xếp

dỡ hàng ở cảng, phí điện giao hàng (đối với trường hợp công ty yêu cầu lấy bill Surrender), phí an ninh ở cảng, phí cắm điện …

2.2.6 Nhận bill từ forwarder và gởi cho consignee:

Khi nhận được thông báo đã hoàn tất thanh toán local charge từ bộ phận kế toán:

- Đối với trường hợp công ty lấy bill gốc:

Nhân viên giao nhận của công ty sẽ tới văn phòng của forwarder lấy housebill gồm: 3 bản gốc và 4 bản coppy Khi nhận được tiền hàng từ consignee, công ty sẽ gởi chuyển phát nhanh bộ bill gốc và bộ chứng từ cần thiết cho consignee

- Đối với trường hợp công ty lấy bill Surrender:

Sau khi nhận được tiền hàng từ consignee, công ty sẽ yêu cầu forwarder làm điện giao hàng và phát hành bill surrender Khi nhận được xác nhận hàng đã được giải phóng từ forwarder, bộ phận chứng từ sẽ gởi thông báo cho consignee mang giấy giới thiệu đến văn phòng đại lý của forwarder ở nước người mua để nhận lệnh giao hàng

Ngày đăng: 21/07/2015, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w