1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà (trên cứ liệu tác phẩm Vùng lõm và Con nợ)

124 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 866,54 KB

Nội dung

Các tác phẩm: Chim én bay Nguyễn Trí Huân, Nước mắt đỏ Trần Huy Quang, Không phải trò đùa Khuất Quang Thụy, Đại tá không biết đùa Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh, Vòng tròn bội bạc

Trang 1

PHẠM THỊ THU YÊN

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN QUANG HÀ

(TRÊN CỨ LIỆU TÁC PHẨM VÙNG LÕM VÀ CON NỢ)

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH TÚ

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

Thanh Tú - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Trường Trung học phổ thông Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc và người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Yên

Trang 3

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi c ng xin cam đoan rằng m i sự gi p đ cho việc thực hiện luận văn này đ đ c cảm n và các

thông tin trích dẫn trong luận văn đ đ c chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Yên

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do ch n đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối t ng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận văn 5

6 Ph ng pháp nghiên cứu 6

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 7

1 1 Khái quát nhân vật văn h c 7

1 1 1 Một số quan niệm về nhân vật văn h c 7

1 1 2 Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật 8

1 1 3 Nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI về đề tài chiến tranh - một vài nhận định 10

1 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà 11

1.2.1 Các loại nhân vật 11

1.2.1.1 Nhân vật hoạt động cách mạng 11

1.2.1.2 Nhân vật kẻ thù 15

1.2.1.3 Nhân vật phản bội 16

1.2.1.4 Nhân vật “phía bên kia” 17

1 2 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 18

1.2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, chân dung nhân vật 18

1.2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động 22

1.2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ 29

Chương 2 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 49

2 1 Khái quát không gian nghệ thuật 49

Trang 5

thế kỉ XXI về đề tài chiến tranh 50

2 2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà 55

2 2 1 Không gian chiến tr ờng 55

2.2.2 Không gian tình yêu 62

2.2.3 Không gian tâm linh 71

Chương 3 ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 77

3 1 Điểm nhìn trần thuật 77

3 1 1 Khái quát điểm nhìn trần thuật 77

3.1.1.1 Một số quan niệm về điểm nhìn trần thuật 77

3.1.1.2 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI về đề tài chiến tranh - những nét mới 78

3 1 2 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà 80

3.1.2.1 Sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác 81 3.1.2.2 Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong 89

3 2 Gi ng điệu trần thuật 94

3 2 1 Khái quát gi ng điệu trần thuật 94

3.2.1.1 Một số quan niệm về giọng điệu trần thuật 94

3.2.1.2 Sơ lược giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI về đề tài chiến tranh 96

3 2 2 Gi ng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà 97

3.2.2.1 Giọng điệu dân dã, đời thường 97

3.2.2.2 Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm 101

3.2.2.3 Giọng điệu trữ tình 106

3.2.2.4 Giọng điệu tâm tình, chia sẻ 109

PHẦN KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 6

hình thức nghệ thuật Các tác phẩm: Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang), Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Đại tá không biết đùa (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ba lần và một lần (Chu Lai), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh)… và nhiều tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI đạt đ c các giải th ởng văn h c nh : Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy), Đất không đổi màu (Nguyễn Quốc Trung), Thượng Đức (Nguyễn Bảo Tr ờng Giang), Sóng chìm (Đình Kính), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung), Ngày rất dài (Nam Hà), Mùa hè giá buốt (Văn Lê), Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình T )… đ cho thấy sự đổi

mới về nghệ thuật trên nhiều ph ng diện: nghệ thuật xây dựng nhân vật (nhân vật dòng ý thức và nhân vật phân mảnh), tổ chức kết cấu theo lối đồng hiện và lắp ghép, sử dụng yếu tố huyền thoại, đa dạng hóa ph ng thức trần thuật… Nh vậy, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh vẫn tiếp tục vận động, phát triển không ngừng và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

1 2 Trong số các nhà văn đ ng đại viết về đề tài này, Nguyễn Quang

Hà là một cây b t có nhiều tâm huyết B ớc ra từ cuộc kháng chiến chống

Mỹ, với gần m ời năm lăn lộn trong m a bom b o đạn, cảm nhận sâu sắc về

Trang 7

sự hi sinh lớn lao và nghĩa tình của đồng bào, đồng chí, ng ời thầy - ng ời lính Nguyễn Mạnh Tràng đ cầm b t với ý nguyện ghi lại những “dữ kiện, t liệu” của một thời đ qua, để lại cho đời và cho mai sau Xuyên suốt gần nửa thế kỉ sáng tác, nhà văn ấy vẫn luôn tâm niệm, đau đáu “viết để trả n đồng đội, trả n nhân dân” Với 10 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký;

2 tập th cùng với hàng trăm bài báo… và các giải th ởng của Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ…, có lẽ ngòi b t ấy phần nào đ thỏa đ c “món n gánh trên vai” Gần đây nhất, hai tác phẩm Vùng lõm và Con nợ là những tiểu

thuyết đ c đánh giá cao Đặc biệt là Vùng lõm, tác phẩm đạt giải th ởng

Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn Việt Nam (2006 - 2009), đ tạo đ c sự ch ý trên văn đàn và đ c nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu

Tính đến thời điểm này, việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Quang

Hà nói chung và hai tiểu thuyết vừa nêu chỉ dừng lại ở mức độ s l c

Về tác phẩm Vùng lõm, bên cạnh các ý kiến trong cuộc t a đàm do Hội

Nhà văn Việt Nam tổ chức là một số bài viết Cuộc t a đàm với gần hai m i nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà th tham dự đ ghi nhận những thành

công của cuốn tiểu thuyết này Đa số ý kiến đều cho rằng, Vùng lõm là cuốn

tiểu thuyết “có bố cục chặt chẽ đầu - cuối, diễn biến nhân vật theo tuyến tính thời gian Tác giả đ đi sâu vào hiện thực chiến tranh và thành công trong việc xây dựng lý t ởng, mang đậm chất sử thi Cuốn sách viết về cuộc chiến đặc biệt, chiến tranh của ngày hôm nay khi m i thứ đ bình tĩnh, đ có độ lùi nhất định và tác giả đ khẳng định một lần nữa bản chất của kẻ thù, của lý t ởng, của cuộc chiến tranh…” [29] Bên cạnh đó là những mặt “ch a đ c”: còn đậm chất ký, một số chi tiết, lời thoại còn ch a phù h p với bối cảnh lịch sử… Trong cuộc t a đàm, tham luận “Hiện thực chiến tranh trong “Vùng lõm” của Nguyễn Quang Hà” của nhà văn Đỗ Ng c Yên đ nhìn nhận tác phẩm từ ph ng diện phản ánh hiện thực chiến tranh Ở khía cạnh hiện thực

Trang 8

chiến tranh nhìn từ phía ng ời lính, nhà văn khẳng định: ““Vùng lõm” rất giàu chất liệu hiện thực đời sống nh h y còn t i rói của cuộc chiến ở vào giai đoạn cam go nhất” [52] Qua việc soi chiếu nhân vật trong tình yêu đất

n ớc, dân tộc hay tình yêu lứa đôi, sự cảm hóa những ng ời đ lầm đ ờng lạc lối của những ng ời Cộng sản, hoặc chỉ ra sự khác biệt trong cách hành xử giữa con ng ời với con ng ời cùng chung dòng máu Việt Nam nh ng lại ở hai bên chiến tuyến , ng ời viết đ làm sáng tỏ hiện thực chiến tranh nhìn từ

phía con ng ời C ng bàn về tác phẩm Vùng lõm là bài viết “Biện chứng

chiến tranh nhìn từ “Vùng lõm” của Nguyễn Quang Hà” của Ngô H ng Giang Từ góc độ biện chứng của những xung đột lý t ởng, ng ời viết đ lí giải những thắng l i của cuộc chiến là bởi “lập tr ờng dân tộc”, “lý t ởng vì con ng ời” và chỉ ra “cái nhìn chiến tranh bằng con mắt nhân bản” của những

ng ời chiến sĩ cách mạng, “cái nhìn v ng từ phía bên kia của cái ác”, “nhìn

chiến tranh bằng con mắt nhân văn” của nhà văn, đồng thời khẳng định “chiến tranh là tấm g ng để soi chiếu hình ảnh dân tộc và nhân bản trong mỗi cá nhân tham chiến, thức tỉnh và đ a h từ ảo ảnh trở về hiện thực” Từ góc độ biện chứng của những xung đột thẩm mỹ, tác giả nhận định “chiến tranh c ng

là tấm g ng phản chiếu sức mạnh tinh thần tiềm ẩn của con ng ời và ca tụng cho sự thăng hoa của tình yêu chân chính; khi những con ng ời trong cuộc

chiến ấy biết lấy gian khổ làm tr ờng tôi luyện cho lý chí và làm giàu trái tim

mình” Cuối cùng bài viết nhấn mạnh: tác phẩm “ca ng i cho giá trị nhân văn, nhân bản của con ng ời trong chiến đấu” [17] Trong bài viết “Vùng lõm, bản tình ca thế trận lòng dân”, qua những cảm nhận về tác phẩm, tác giả Trần Hiệp khẳng định “Nhà văn Nguyễn Quang Hà đ “bài binh”, “bố trận” khá h p lí đến độ thuần thục b t pháp trần thuật làm cho câu chuyện toát lên tính nhân văn khá sâu sắc và hấp dẫn” và tác phẩm “đặt ra nhiều vấn đề của chiến tranh nhân dân và thời cuộc” [21] Nh vậy, những bài viết, ý kiến vừa nêu đều xem

Trang 9

xét, khám phá tiểu thuyết Vùng lõm từ một góc nhìn, một ph ng diện cụ thể,

ch a mang tính hệ thống và ch a phân tích, bàn luận sâu về vấn đề nghệ thuật

Về tác phẩm Con nợ, các bài viết ““Con n ” Nguyễn Quang Hà trả nghĩa đời” của Đạo Thành, “Con nợ, thêm một nỗi đau” của Nhụy Nguyên và

“Con nợ - cuốn tiểu thuyết của một ng ời thầy Đức Thắng” của Trần Thanh

mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát về tiểu thuyết này Tác giả Trần Thanh nhận xét: nhà văn “đ khắc h a thành công những phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Hà Thị Dung trong cả hai thời kỳ cách mạng Đồng thời tác phẩm c ng phê phán một số cán bộ thoái hóa, biến chất đ tự biến mình thành

Thành đ nêu lên những cảm nhận về tiểu thuyết Con nợ từ hiện thực chiến

tranh đ c phản ánh và hình t ng ng ời nữ chiến sĩ cộng sản năm x a “Một

ng ời con gái “có cha, cha chết; có chồng, chồng chết; có con, con chết” nh Dung Một ng ời từng sống đi chết lại trong chiến tranh (bị đá vào thai non)

và sống đi chết lại trong hòa bình (l c những tên ăn hớt của dân đánh bởi làm

đ n tố cáo ch ng) Giá nh những cán bộ của làng Lai Hạ sống trên x ng máu của bao con em đ ng xuống biết mang n, trả n cho không nhiều

ng ời có c may sống qua chiến tranh nghiệt ng , để không trở thành con n của cuộc đoàn viên ” [28] là những lời tổng kết cho những dòng cảm nhận chung về tác phẩm của ngòi b t Nhụy Nguyên

Những bài viết vừa nêu ch a thực sự quan tâm thỏa đáng đến giá trị nghệ thuật của hai tiểu thuyết Từ đó, ch ng tôi lựa ch n đi sâu nghiên cứu về nghệ

thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà qua hai tiểu thuyết Vùng lõm và Con nợ

Với đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà (Trên cứ liệu tác phẩm Vùng lõm và Con nợ), ng ời viết luận văn muốn góp thêm một tiếng

nói khẳng định giá trị nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà c ng nh năng lực sáng tạo của nhà văn

Trang 10

2 Mục đích nghiên cứu

Ch n đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà (Trên cứ liệu tác phẩm Vùng lõm và Con nợ) nhằm làm nổi bật những giá trị nghệ thuật của hai

tiểu thuyết, từ đó, ch ng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Nguyễn

Quang Hà trong mảng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu những vấn đề lí luận c bản về nghệ thuật tiểu thuyết nh : nhân vật, không gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật, gi ng điệu trần thuật đồng thời triển khai những vấn đề này vào các tr ờng h p cụ thể ở hai tiểu thuyết

Xác định một số đặc điểm nghệ thuật đáng ch ý đ c Nguyễn Quang

Hà thể hiện trong tác phẩm: nhân vật, không gian, điểm nhìn, gi ng điệu, …

Đánh giá thành công và năng lực, đóng góp của ngòi b t tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của

hai tiểu thuyết Vùng lõm và Con nợ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Vùng lõm và Con nợ của

Nguyễn Quang Hà

5 Đóng góp của luận văn

Với luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà (Trên cứ liệu tác phẩm Vùng lõm và Con nợ), ch ng tôi mong muốn khẳng định những giá

trị nghệ thuật trong hai tiểu thuyết nói riêng, tiểu thuyết của Nguyễn Quang

Hà nói chung và những đóng góp của nhà văn đối với sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng nhiều ph ng pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu

sử dụng các ph ng pháp nghiên cứu sau:

- Ph ng pháp thống kê

- Ph ng pháp phân tích, tổng h p

- Ph ng pháp hệ thống

- Ph ng pháp tiếp cận thi pháp h c

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

1.1 Khái quát nhân vật văn học

1.1.1 Một số quan niệm về nhân vật văn học

Về ph ng diện thuật ngữ, trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đ c là

persona) l c đầu mang ý nghĩa "chiếc mặt nạ" - một dụng cụ biểu diễn của

diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, từ này đ c dùng phổ biến h n và trở thành thuật ngữ chỉ nhân vật văn h c Cho đến nay, có thể khẳng định “nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong ph , đủ khả năng khái quát những hiện

t ng phổ biến của tác phẩm văn h c ở m i bình diện, m i cấp độ

Đ có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau trong quan niệm về nhân vật văn h c Trong khuôn khổ của luận văn, ch ng tôi khảo sát một số quan niệm

về nhân vật của các nhà nghiên cứu, phê bình trong n ớc

Theo các nhà biên soạn Từ điển Văn học (bộ mới), “Nhân vật là yếu tố

c bản nhất trong tác phẩm văn h c, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, t t ởng chủ

đề và đến l t mình nó lại đ c các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc h a Nhân vật, do đó, là n i tập trung giá trị t t ởng - nghệ thuật của tác phẩm văn h c” [6, tr.86] Với định nghĩa này, các tác giả từ điển đ nhìn nhận nhân vật trên ph ng diện vai trò, chức năng đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nhân vật với các yếu tố hình thức tác phẩm Có thể khẳng định đây là quan niệm t ng đối toàn diện về nhân vật văn h c

Các tác giả của cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật

có phần thu hẹp, cụ thể h n: Nhân vật văn h c là “con ng ời cụ thể đ c miêu tả trong tác phẩm văn h c Nhân vật văn h c có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…), c ng có thể không có tên riêng (…) Khái niệm

Trang 13

nhân vật văn h c có khi đ c sử dụng nh một ẩn dụ, không chỉ một con

ng ời cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện t ng nổi bật nào đó trong tác phẩm (…) Nhân vật văn h c là một đ n vị nghệ thuật đầy tính ớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ng ời có thật trong đời sống” [20, tr.235]

Với tác giả Lại Nguyên Ân, nhân vật đ c đặt trong mối t ng quan với

cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, khuynh h ớng, tr ờng phái văn h c:

“nhân vật văn h c là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh h ớng, tr ờng phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn h c là hình t ng nghệ thuật về con ng ời, một trong những dấu hiệu

về sự tồn tại toàn vẹn của con ng ời trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con

ng ời, nhân vật văn h c có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đ ờng đ c gán cho những đặc điểm giống con ng ời” [2, tr.241]

Tóm lại, mặc dù khái niệm nhân vật đ c nhìn nhận, soi chiếu ở nhiều

ph ng diện khác nhau nh ng tựu trung, những quan niệm vừa nêu vẫn có sự gặp g nhau ở một số điểm nhất định nh : nhân vật là đối t ng mà văn h c miêu tả, đ c xây dựng bằng những ph ng tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống hiện thực; là yếu tố c bản nhất của tác phẩm, mang tính ớc lệ và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn

Nh vậy, nhân vật là một trong những ph ng diện quan tr ng bậc nhất, là thành tố quan tr ng quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm văn h c Nghiên cứu văn ch ng từ góc độ này sẽ làm sáng

tỏ những vấn đề về thể loại, trào l u, quan niệm văn h c, phong cách sáng tạo

1.1.2 Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật đ c hiểu là việc nhà văn

sử dụng những ph ng diện nào của hình thức vào việc xây dựng nhân vật Các nhà nghiên cứu, lí luận văn h c đ khái quát nghệ thuật xây dựng nhân

vật đ c biểu hiện ở một số ph ng diện chính sau:

Trang 14

Một là nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện qua kết cấu Cụ thể: Kết cấu đặt nhân vật trong một tác phẩm bên cạnh nhau, gắn kết các nhân vật với nhau tạo thành một hệ thống theo những mối quan hệ qua lại với nhau nhằm tạo nên bản chất x hội và phẩm chất thẩm mỹ của các nhân vật; đặt nhân vật vào hoàn cảnh và môi tr ờng, tình huống và chuỗi các tình huống qua đó nhân vật bộc lộ mặt mạnh, yếu c ng nh những đặc điểm về tính cách; gắn kết các sự kiện với nhau để liên kết toàn bộ tác phẩm thành một mạch thống nhất tạo nên chiều h ớng con đ ờng đời của các nhân vật

Hai là các biện pháp thể hiện nhân vật Nhân vật văn h c chỉ xuất hiện qua ph ng diện nghệ thuật Để xây dựng đ c nhân vật trong tác phẩm văn

h c một cách sinh động, hấp dẫn, nhà văn phải sử dụng các biện pháp thể hiện nghệ thuật một cách phong ph nhằm thể hiện nhân vật càng cụ thể, sinh động, hiện lên qua càng nhiều giác quan càng tốt Hệ thống những biện pháp thể hiện nghệ thuật bao gồm: biện pháp tả, biện pháp kể, biện pháp để nhân vật đối thoại, biện pháp để nhân vật độc thoại, biện pháp để nhân vật tâm tình, biện pháp bàn luận - triết lí, biện pháp để nhân vật vào các xung đột - kịch tính Ở mỗi tác phẩm khác nhau, sự thể hiện đậm nhạt của từng yếu tố c ng là khác nhau

Ba là lời văn nghệ thuật Lời văn nghệ thuật bao gồm hai thành phần chính là lời gián tiếp của ng ời kể chuyện và lời trực tiếp của nhân vật Lời

ng ời kể chuyện (ở đây là lời tác giả hay nhân vật kể) là ph ng tiện c bản

để bộc lộ chủ đề t t ởng của tác phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật Nó tạo nên ở bạn đ c một thái độ nhất định đối với vấn đề đ c nói tới Lời trực tiếp của nhân vật (lời nhân vật đối thoại hay độc thoại) phản ánh diễn biến của

sự việc, thể hiện vị trí x hội, nghề nghiệp tính tình, t cách… của nhân vật

Trang 15

1.1.3 Nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI về đề tài chiến tranh - một vài nhận định

Tiểu thuyết hôm nay về đề tài chiến tranh đ có những thay đổi về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện, đặc biệt là ở góc độ xây dựng nhân vật

Đó là một sự thay đổi tất yếu khi tinh thần của thời đại đ thay đổi, khi cảm hứng sử thi đ đ c thay thế bằng tinh thần nhân bản, sự thức tỉnh ý thức cá

nhân và khi ng ời nghệ sĩ ý thức đ c “không thể viết nh c ”

Nhìn một cách khái quát, nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975 th ờng có ba kiểu nhân vật chính: nhân vật tập thể, nhân vật anh hùng và nhân vật kẻ thù Trong đó, kiểu nhân vật tập thể và nhân vật anh hùng th ờng đ c xem là nhân vật chính diện, đại diện cho cái cao cả, mang theo lý t ởng của thời đại, còn nhân vật kẻ thù đ c đồng nhất với cái xấu xa, cái thấp hèn, đ c coi là nhân vật phản diện

Vẫn là những kiểu nhân vật chủ yếu đó, tiểu thuyết hôm nay về chiến tranh đ có những đổi thay trong việc khắc h a các kiểu nhân vật này

Ở kiểu nhân vật anh hùng, bên cạnh những phẩm chất ngời sáng, những

vẻ đẹp của ph ng diện con ng ời lí t ởng, kiểu nhân vật này c ng có những

“nét lấm láp”, đời th ờng Khắc h a nhân vật anh hùng trong nhiều ph ng diện khác nhau cho thấy một cái nhìn chân thực h n về chiến tranh, kéo gần

“khoảng cách” giữa văn h c và đời sống

Ở kiểu nhân vật tập thể, nếu nh trong văn h c tr ớc đây, nhân vật tập thể th ờng đ c xem nh nhân vật chính diện, hiện thân cho vẻ đẹp hoàn hảo

về nhân cách thì nay, bên cạnh những vẻ đẹp ấy là hình ảnh những con ng ời với những khiếm khuyết, hạn chế và cả những thói tật Có thể nói, với cách nhìn mới, tiểu thuyết chiến tranh hôm nay không chỉ soi chiếu về một thời đ qua mà còn gi p ng ời đ c nhận ra mối liên hệ với hiện tại

Trang 16

Ở kiểu nhân vật kẻ thù, có một thời, tồn tại quan niệm đ là kẻ thù thì

từ ngoại hình đến phẩm chất đều luôn xấu xa, độc ác, bạo tàn Các nhà văn chủ yếu nhìn từ xa, phác vẽ nhiều h n là miêu tả từ bên trong và đ tạo nên những nhân vật kẻ thù còn giản đ n, s l c Những hạn chế đó đ đ c khắc phục khi các cây b t tiểu thuyết hôm nay viết về chiến tranh đ khắc h a những nhân vật kẻ thù đa diện, sinh động, có cả mặt th tính và khía cạnh nhân tính; có ác, có thiện; có mặt tốt, mặt xấu…

Những vấn đề vừa nêu là điểm tựa chung để ng ời viết triển khai những nội dung tiếp sau về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà

1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà

Với ng ời tiếp nhận, khi nghiên cứu tìm hiểu giá trị của một tác phẩm văn h c, yếu tố nhân vật đ c coi là yếu tố chính Với nhà văn, việc xây dựng nhân vật trở thành công việc đặc biệt quan tr ng, đòi hỏi sự sáng tạo và dành nhiều tâm huyết của mỗi tác giả Những trang tiểu thuyết này của Nguyễn Quang Hà đ cho thấy những thành công, những đổi mới nhất định trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.2.1 Các loại nhân vật

Qua các tác phẩm khảo sát, căn cứ vào một số đặc điểm về cấu tr c, tính cách, số phận, vai trò của nhân vật, chúng tôi b ớc đầu hệ thống thành một số kiểu nhân vật c bản sau:

1 2 1 1 Nhân vật hoạt động cách mạng

* Nhân vật ng ời chiến sĩ cách mạng:

Viết về chiến tranh cách mạng, một đề tài trải dài gần một thế kỉ văn

h c, Nguyễn Quang Hà đ khắc h a nhân vật trung tâm trong những thiên tiểu thuyết này là những ng ời chiến sĩ cách mạng Và chính những nhân vật

ấy đ để lại ấn t ng đậm nét trong lòng ng ời đ c, ghi dấu sự thành công của nhà văn gần nửa thế kỉ cầm b t trên văn đàn

Trang 17

Không phải chỉ là một hay một vài ng ời chiến sĩ cách mạng mà những nhân vật này hiện diện trong các trang văn là một dòng chảy nối tiếp từ quá

khứ đến hiện tại và t ng lai Ở Vùng lõm, những ng ời chiến sĩ từng hoạt

động cách mạng trong quá khứ là những du kích thời kháng chiến chống Pháp

nh ba Hoài, chú Luân, dì Hới, chồng của dì Thảo… Thế hệ hiện tại là những nhân vật nh : Thành đội tr ởng; Tham m u tr ởng Lê Tỵ; Huyện đội tr ởng Ngô Văn Sích; Đại đội tr ởng đại đội trinh sát Nguyễn Văn D ; Đình Đán, Công Luận, Hữu Viết trong tổ trinh sát thành đội; Trần Thị Thu Hoài; Đề, Xuân, Cam, Chanh, Khôi, Đ i… trong đội du kích x … Thế hệ của những

ng ời chiến sĩ cách mạng t ng lai là Cừ - em trai Hoài, là Th y… Trong

Con nợ, dễ dàng nhận thấy sự nối tiếp của lớp lớp những ng ời chiến sĩ đ

sống và chiến đấu hết mình Đó là Nguyễn Văn Huyền, Hà Thụy Sông; là Bá, Dung, D ng Thụy Thùy, Đen, Lành… Và có lẽ, chỉ riêng tuyến nhân vật này c ng đ gi p ng ời đ c phần nào nhận thấy sức mạnh của dân tộc, của chính nghĩa trong suốt hai cuộc kháng chiến tr ờng kỳ Bên cạnh đó chính hệ thống nhân vật này đ tạo nên độ mở, chiều sâu cho các tác phẩm

Nguyễn Văn D là ng ời chiến sĩ cách mạng tiêu biểu Anh đ lập

đ c nhiều chiến công: đánh thắng cao điểm 300; đánh thắng đồn Lồ Ô; tổ chức cho ng ời dân Hiền Mai biểu tình, đòi bồi th ờng sinh mạng; lên kế hoạch, chỉ huy trận đánh ở Cồn Mồ Đặc biệt, nhờ có ph ng án tấn công bằng hỏa lực của D mà sân bay I - ri - na bị phá tan, đánh gục chiến thuật

“trực thăng vồ mồi” của kẻ thù… Những chiến công ấy có đ c là bởi sự nhạy bén, tính toán kĩ l ng, kinh nghiệm trận mạc của một tài năng quân sự Trong suốt thời gian chiến đấu ở Mai Trung, bằng lòng nhân ái bao dung và chính nghĩa của cách mạng, D không chỉ giác ngộ nhân dân mà còn có đ c cảm tình từ các gia đình có con đi lính cho giặc, kể cả gia đình trung úy Phan Lộc thuộc trung đoàn Trâu Điên, đ a đ c cả tiểu đội dân vệ làng Hiền Mai

Trang 18

về với cách mạng, tranh thủ đ c sự gi p đ của giáo s Nguyễn Bản

Ng ời dân làng Hiền Mai không chỉ cảm phục mà còn làm “tai mắt” cho D , đứng hẳn về với chính nghĩa D đ xây dựng đ c thế trận lòng dân bao vây xung quanh sân bay I - ri - na mà quân địch không thể phát hiện đ c Trong tình yêu, D c ng là một ng ời có trách nhiệm, hết lòng vì ng ời mình yêu

th ng, một tình yêu sáng trong, vẹn tròn Ng ời anh hùng Nguyễn Văn D tỏa sáng rực r cuối tác phẩm khi anh hiên ngang ra trình diện, sẵn sàng đón nhận cái chết để cứu dân làng Hiền Mai

Tiếp đến là cô giao liên Thu Hoài, một nữ sinh tr ờng Đồng Khánh, tham gia hoạt động cách mạng không phải chỉ bởi nỗi đau mất mát ng ời thân

do chiến tranh mà còn là vì nguyện ớc để xác nhận thành tích cho ng ời dì từng nhận nhiệm vụ lấy lính ngụy làm chồng để đ a về với cách mạng Hoài

là một đội phó giao liên huyện có trách nhiệm Điều đó không chỉ đ c thể hiện ở nỗi lo khi mình nhận nhiệm vụ mới thì ai sẽ là ng ời chăm sóc tinh thần cho chị em trong đội mà còn đ c thể hiện trong chuyến đ a D an toàn

về Mai Trung, bởi “cô giao liên từng trải và rành rẽ đ ờng đi lối lại này” [18,

tr.41] đ ch n một lối đi tắt riêng Chuyến đi đó c ng thắp lên tình cảm ng t

ngào giữa D và Hoài nh một mối duyên tiền định Trong tình yêu với D , Hoài là một ng ời con gái có tình cảm chân thành, trong sáng, tha thiết C ng chính Hoài là ng ời đ gi p đ D rất nhiều trong suốt thời gian ng ời yêu thực hiện nhiệm vụ ở Mai Trung Hoài phải chịu nỗi đau về thể xác và tinh thần khi bị Tô c ng đoạt và cô đ d ng cảm đ a m i chuyện ra ánh sáng để vạch trần bản chất của kẻ hèn mạt

cuộc kháng chiến và sau này vẫn d ng cảm đ ng đầu với những ngang trái, bất công Ba và em trai chết vì bom đạn kẻ thù, mất con, mất chồng, nỗi đau chồng chất nỗi đau nh ng Dung vẫn ngoan c ờng v t lên số phận Ng ời

Trang 19

đảng viên ấy đ hi sinh đến tận cùng cho cách mạng khi nhận nhiệm vụ lấy

th ng sĩ cảnh sát Nghiêm Xuân D ng để đ a về với cách mạng Và Dung đ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi thuyết phục đ c chồng mình trở thành

ng ời đồng chí…

Xây dựng những nhân vật anh hùng, nhà văn Nguyễn Quang Hà đ góp phần đậm tô bức t ng đài bất tử về những anh hùng dân tộc, những ng ời làm nên huyền thoại lịch sử cho Tổ quốc Ánh lên sau mỗi trang văn ấy là niềm kiêu h nh, tự hào sâu sắc của tác giả nói riêng và của m i ng ời dân Việt Nam yêu n ớc nói chung

Trong Vùng lõm là tập thể ng ời dân làng Hiền Mai Đây là hình ảnh

dân làng Hiền Mai đi biểu tình đòi bồi th ờng nhân mạng “Đoàn ng ời mặc

áo tang dài dằng dặc” [18, tr 212] Đây là những hình ảnh cảm động khi dân làng lo ma chay cho ng ời chiến sĩ hi sinh vì mảnh đất này: “bà con trong xóm mang chiếu và đồ liệm ra Mấy ông già trải chiếu ngay bên thi thể Sự, khiêng anh nằm ngay ngắn Đặt thau n ớc kề bên, các cụ dùng khăn ớt lau khắp ng ời sạch sẽ (…) các cụ trải vải trắng, tẩn mẩn, tỉ mỉ mặc áo quần mới, quấn vải liệm cho Sự Mấy cụ già ngồi bên gạt n ớc mắt” [18, tr.248-249]… Không chỉ che chở, nuôi d ng du kích, dân làng Hiền Mai còn vô cùng ngoan c ờng trong cuộc đối đầu trực diện với kẻ thù Những ông già, bà lão đều bị trói giật cánh khuỷu, bị xâu thành những hàng dài, phải hứng chịu những trận đòn roi quất xuống nh m a, không đ c ăn uống suốt mấy ngày, rồi sự tra tấn d man của kẻ thù dẫn đến cái chết của anh Tứ, chị Thân… Dù

Trang 20

bị tra khảo, đánh đập và cả giết hại nh ng không một ai nao n ng, không một

ai khai báo điều gì, h quyết bảo vệ những chiến sĩ cách mạng đến cùng Bên cạnh đó, phải kể đến những con ng ời tiêu biểu của tập thể đó nh : thầy Nguyễn Bản, mẹ Hoài, mẹ Phan Lộc, anh Tứ, chị Thân…

Trong Con nợ là ng ời dân làng Lai Hạ, một làng mà “Ngụy g i là làng

cộng sản” [19, tr 72] Ngay từ kháng chiến chống Pháp, “cả làng ghé tai thì thầm với nhau: Muốn đánh Pháp thắng l i thì ch ng ta phải nuôi bộ đội” [19,

tr 9] và mỗi nhà trong làng đều có h gạo tiết kiệm để góp phần nuôi quân Trong một lần tố cộng, sau sự hi sinh của ông Huyền, ông Sông, khi Dung bị tên Đại y đá mạnh vào bụng đang mang bầu sáu tháng thì “Hầu nh l c ấy không còn ai nhớ những h ng s ng đang kề bên hông mình nữa, tất cả ào lên” [19, tr 79] và bà con Lai Hạ x m quanh cáng đ a Dung đi, phá tan cuộc tố cộng ở sân đình Sau đó, cả làng tổ chức tang lễ, xây dựng bia mộ cho ba liệt

sĩ vừa hi sinh là ông Huyền, ông Sông và bé Thanh Tâm Khi nghe tin Dung tỉnh lại, “dân Lai Hạ l l t từng tốp hai ba bốn ng ời qua thầy Võ Dinh thăm Dung” [19, tr 83], mừng Dung đ sống lại… Ng ời dân Lai Hạ quả là đ đùm

Dù không đ c tập trung đặc tả đậm nét nh ng trong hai tác phẩm,

hình ảnh những nhân vật kẻ thù c ng hiện diện khá rõ Đó là Lý Quảng (Con nợ), vốn là một tên Việt gian thân Pháp, giờ đây hắn trung thành hết lòng với

“chính thể cộng hòa” Hắn đ a ra những chính sách kìm kẹp ng ời dân nh thành lập trung đội dân vệ, tổ liên gia, tổ chức tố cộng, bắt lính, diệt nòng cốt

Trang 21

cách mạng, thành lập ấp chiến l c để ngăn chặn quân Giải phóng về làng… Bên cạnh đó là hình ảnh tên Lý tr ởng Lê Do n Huy, viên quận tr ởng, quận

phó, viên đại y trong lần tố cộng… Ở Vùng lõm là tên th ng sĩ trong lần

đ c điệp ngầm chỉ điểm về lật hầm D , tên sĩ quan ngụy trong trận đàn áp

ng ời dân Hiền Mai sau khi sân bay I - ri - na bị bắn cháy…

Xây dựng kiểu nhân vật kẻ thù với bộ mặt độc ác, gian trá, nhà văn đ

gi p ng ời đ c hình dung phần nào về cuộc chiến cam go, khốc liệt và những

nỗi đau th ng mà nhân dân phải hứng chịu d ới bàn tay kẻ thù

1.2.1.3 Nhân vật phản bội

Trong các tiểu thuyết khảo sát, tr ớc hết kiểu nhân vật này đ c g i lên qua hình ảnh nhân vật Hoàng Ng c Phủ Vốn là bí th đảng ủy x , “chỉ vì kèn cựa địa vị, nhảy theo giặc để lấy công”, ông ta đ “khai hết những c sở trong vùng, hầm chỗ nào, kho gạo chôn ở chỗ nào” [18, tr.65]

Đặc biệt là nhân vật x đội tr ởng Huỳnh Thế Tô Đ lập đ c chiến công trong quá khứ nh ng Tô hiện lên đậm nét qua các trang văn là một con

ng ời toan tính, ích kỉ, tham lam, thiếu trách nhiệm trong công việc và còn kéo bè kéo cánh, gây mất đoàn kết trong đội du kích Yêu Hoài, tìm m i cách

để kéo Hoài về với mình nh ng khi biết rằng không có đ c tình yêu thì anh

ta đ c ng đoạt Hoài Và một điều tất yếu là Tô chiêu hồi Điều tàn nhẫn, đáng s h n cả của kẻ phản bội là chính Tô đ tự tay bắn chết D ng, ng ời

em h , kẻ thân cận nhất trong đội du kích tr ớc kia Sau tất cả những điều đ làm, cuối cùng Tô c ng phải đền tội bằng cái chết

Trong Vùng lõm còn có sự hiện diện của “điệp ngầm” với những thông

tin mật báo cho địch về hoạt động của du kích

Kiểu nhân vật phản bội cho thấy một cái nhìn đa diện h n, sâu sắc h n

về những ng ời đứng trong hàng ng chiến sĩ cách mạng

Trang 22

1.2.1.4 Nhân vật “phía bên kia”

Vốn là th ng sĩ cảnh sát ngụy quyền nh ng sau khi lấy Dung, D ng

đ đến với cách mạng, đóng góp nhiều công sức trong việc giữ gìn cuộc sống cho dân Lai Hạ Nhờ có D ng mà lính Ngụy ít về Lai Hạ sục sạo h n, không

có thêm một ng ời nào bị bắt, dân đ c làm ăn yên ổn D ng còn cung cấp những thông tin mật về ngày quân Ngụy về bắt lính hay kế hoạch phục kích của lính Mỹ, Ngụy… Khi bị lộ, D ng đ tự sát để giữ bí mật tuyệt đối

trung y cộng hòa Phan Lộc, là Sỏi (ng ời lính trong đồn Lồ Ô), là Lộ, Tuế,

Du, Hiệp và những ng ời khác trong tiểu đội dân vệ làng Hiền Mai Ông Dung, một trung sĩ cảnh sát ngụy, qua sự thuyết phục của v - một chiến sĩ cách mạng - ông đ về với cách mạng Đến khi bị lộ, ông đ tự sát Còn với Phan Lộc, đại đội tr ởng của trung đoàn Trâu Điên khét tiếng, sau khi c biết D cùng du kích x đ tổ chức tang lễ cho cha và các em, chăm sóc cho

mẹ mình và qua việc gặp mặt trực tiếp, đối thoại thẳng thắn với D … d ờng

nh anh đ hiểu h n về những ng ời du kích Và chính việc mẹ Phan Lộc báo tin kế hoạch về càn x Mai Trung gi p du kích tránh đ c tổn thất, hi sinh là minh chứng cho điều đó Quả đ ng là “Phan Lộc đ là một phần của ch ng ta rồi” [18, tr.255] Hay Sỏi, vốn là một lính cộng hòa nh ng từ khi gặp D , Sỏi

đ hiểu h n về những ng ời chiến sĩ cách mạng trong cuộc sống, trong chiến đấu và cả sự khác biệt giữa h với lính cộng hòa C ng chính Sỏi là ng ời có công đầu trong trận đánh đồn Lồ Ô khi anh vẽ cặn kẽ s đồ đồn Lồ Ô cho D Bên cạnh đó là sự góp sức của những ng ời trong tiểu đội dân vệ Hiền Mai với những bức th mật báo cung cấp thông tin hàng ngày về tình hình địch cho du kích…

Bằng việc xây dựng kiểu nhân vật “phía bên kia”, nhà văn đ phần nào cho bạn đ c thấy một cái nhìn công bằng h n về ng ời phía bên kia chiến tuyến

Trang 23

Chiến tranh đ lùi xa gần nửa thế kỉ nh ng đến với mỗi trang văn của Nguyễn Quang Hà, ng ời đ c vẫn có thể hình dung vẹn nguyên về một thời đạn bom hào hùng nhờ một thế giới nhân vật phong ph , sinh động

1.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trên c sở những ph ng diện chủ yếu của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn h c nói chung, hai tiểu thuyết khảo sát nổi bật lên những yếu tố nghệ thuật trong khắc h a nhân vật nh sau:

1 2 2 1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, chân dung nhân vật

Trong tác phẩm văn h c, nhà văn th ờng xây dựng cho nhân vật của mình một ngoại hình, diện mạo nhất định Ngoại hình nhân vật là yếu tố quan

tr ng bởi nó phần nào cho thấy tính cách c ng nh thế giới nội tâm sâu kín bên trong của nhân vật đồng thời ngoại hình c ng góp phần cá tính hóa nhân vật Ngoại hình nhân vật có khi đ c khắc h a thông qua lời miêu tả trực tiếp của tác giả, có khi thông qua lời kể của các nhân vật khác

Nét nổi bật ở ph ng diện này là ngoại hình của những nhân vật phụ nữ

Đặc biệt là vẻ đẹp của các nhân vật nữ, từ những nhân vật chính nh

Hà Thị Dung, Thu Hoài cho đến những nhân vật nữ chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nh dì Hới, hay Cam, Chanh…

Trang 24

Đây là hình ảnh Hoài th ớt tha, duyên dáng khi là cô nữ sinh tr ờng Đồng Khánh “mặc bộ đồ trắng, đội nón trắng tay trái cắp nách chiếc cặp đen, tay phải giữ mép áo dài cho gió khỏi thổi tung lên, chân đi guốc cao gót, mỗi

b ớc Hoài đi dịu dàng nh một nhịp m a ” [18, tr 132] Còn đây là cô giao liên Thu Hoài: “Chân đi dép nhựa trắng, quần xắn cao quá đầu gối, để lộ cặp chân trắng thon dài Hoài ăn mặc rất giản dị, quần đen, áo nâu cổ hình tim, đầu đội m tai bèo L ng ong (…) Hoài có đôi mắt lá dăm đen lấp lánh (…)

Sống m i d c dừa Đôi môi không hề son phấn mà đỏ” [18, tr.34] Đặc biệt là

nhà văn tập trung miêu tả cặp mắt của Hoài, một đôi mắt lá dăm Mắt lá dăm

là đôi mắt đăm đắm, man mác yêu th ng, đ ng lại những nỗi niềm thiết tha, sâu lắng Tác giả g i tả đôi mắt Hoài khi thì “đôi mắt lá dăm đen lấp lánh”,

l c là “đôi mắt lá dăm l ng liếng c ời”, hay “đôi mắt lá dăm đen nhánh”…

Nh thế, Hoài đẹp từ dáng ng ời đến g ng mặt Đó là một vẻ đẹp thanh thoát, tự nhiên, trong sáng, thanh cao cùng cặp mắt làm mê đắm lòng ng ời

Vẻ đẹp và đôi mắt sâu thẳm ấy khiến cho Tô “mỗi lần nhìn là một lần đắm đuối”, còn D thì bị vấp, suýt ng trong lần đầu tiên mải ngắm, nghĩ về Hoài Quả đ ng là “Những ng ời con mắt lá dăm - Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền” (Ca dao)

Nhân vật Dung lại mang một vẻ đẹp đằm thắm, quyến r với cặp mắt khá đặc biệt Ngay lần gặp đầu tiên, ngắm nhìn Dung “Hai mắt bồ câu đa tình lấp lánh Lông mi cong, lông mày dài Da mịn nh thoa phấn Môi đỏ nh son Hai cặp má Dung đỏ dựng lên Tóc Dung đen cắt theo kiểu tóc thề buông xõa sau l ng…” [19, tr.13] là Bá đ ao ớc lấy đ c ng ời con gái ấy làm v Hình ảnh Dung “Mặt trái xoan, tóc dài quá l ng, m t mà, đôi mắt lá dăm đen láy,

m i thẳng, miệng rất xinh t i…” [19, tr 139] đ hớp hồn D ng, khiến anh

“đứng sững sờ”, “ng ngẩn cả ng ời”, “đôi mắt nh đóng đinh vào Dung”

Trang 25

Đây là hình ảnh cô du kích Cam: “Đôi má Cam chín đỏ Cặp mắt bồ câu trong vắt (…) cặp môi đỏ m ng”; Chanh: “…chân dài, mông tròn, bụng thon, ngực nở…” hay dì Hới “đẹp ng ời đẹp nết” [18, tr.79, tr.279, tr.333-334]…

Những nhân vật nữ trên, mỗi ng ời mang một dáng vẻ, nét đẹp, sức cuốn h t riêng nh ng điểm chung ở h là đều có vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung, dịu dàng, hiền hậu Và phía sau những vẻ đẹp ngoại hình ấy là vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, tính cách H g i lên hình bóng những ng ời phụ nữ Việt Nam từ muôn đời nay vừa đẹp ng ời vừa đẹp nết

Với văn h c viết về chiến tranh giai đoạn tr ớc, có lẽ ng ời đ c từng

h n một lần bắt gặp hình ảnh những cô thanh niên xung phong trên đ ờng ra trận “nh đ c bao b c trong một bầu không khí vô trùng” (N.I.Niculin) với

“đôi gót chân bóng hồng” hay “đôi dép cao su sạch sẽ”… (Nguyễn Minh Châu - Mảnh trăng cuối rừng) Giờ đây, đến với những trang văn của Nguyễn

Quang Hà, dáng vẻ ngoại hình những nhân vật nữ đ c khắc h a không phải

là vẻ đẹp đ c lý t ởng hóa mà là một vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, gần g i, rất mực đời th ờng

Đ từng có thời ng ời ta cho rằng hình bóng của những “dáng kiều

th m” trong văn ch ng là buồn rớt, mộng rớt, là l ng mạn tiểu t sản

Nh ng sau đó, cách nhìn đ ng đắn về hình ảnh những ng ời phụ nữ trong văn th đ đ c trả lại Trong những trang văn viết về đề tài chiến tranh, một đề tài mà chỉ nhắc đến tên g i đ g i liên t ởng đến máu lửa, đạn bom

n i chiến trận thì việc nhà văn dụng công khắc h a hình ảnh, vẻ đẹp của những nhân vật nữ đ cho thấy nét riêng của ngòi b t tiểu thuyết này Đây

c ng là tiếng nói một lần nữa khẳng định những ng ời mẹ, những ng ời phụ

nữ luôn là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao để những ng ời chiến sĩ chiến đấu và chiến thắng

Trang 26

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến ngoại hình của những ng ời chiến sĩ cách mạng khác Xuân với “n ớc da đen, mắt to, có hình dáng đậm đạp,…” [18, tr.122], hay hình ảnh D khi anh b ớc ra trình diện: “Dáng anh cao dong dỏng (…) Mắt sáng quắc…” [18, tr.449] và Bá: “Các c bắp tay chân của Bá

nở nang khỏe mạnh, vậy mà nét mặt thì th sinh” [19, tr.14]… Tất cả g i hình dung về những con ng ời khỏe khoắn, ngay thẳng, chính trực Đó là những nét phác vẽ, g i tả thoáng qua về ngoại hình những nhân vật ấy Nh thế, khắc h a những ng ời chiến sĩ cách mạng này, nhà văn không đi sâu miêu tả cặn kẽ từng g ng mặt hay dáng vẻ ngoại hình cụ thể D ờng nh ở đó là ý

đồ nghệ thuật của nhà văn Bởi lẽ, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc đ

có biết bao những con ng ời không một g ng mặt, không một dáng hình l u danh nh ng h đ sống, chiến đấu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc để “làm nên Đất N ớc muôn đời”, nh ý th ng i ca về h trong th Nguyễn Khoa Điềm: “H đ sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/

Nh ng h đ làm ra Đất N ớc” (Đất Nước)

Bên cạnh đó là ngoại hình, chân dung của kiểu nhân vật phản bội: Tô

“rất đẹp trai, cao ráo, nở nang, mặt vuông, trán vuông, m i thẳng, môi g n gàng, thanh thoát, có đ ờng nét trông giống nh một tài tử điện ảnh” [18,

tr 186] Nh ng một điều đáng l u ý ở g ng mặt ấy là “đôi mắt sáng, nh ng nhìn kỹ thoáng một nét mờ” và “đôi lông mày mỏng tang, chỉ có lông t ” [18, tr 127, tr 186]… Vẻ đẹp trai và vóc dáng cao ráo của Tô không che lấp

đi đ c những “nét phá t ớng” trên khuôn mặt ấy Có thể nói, ngoại hình nhân vật nh một chiếc chìa khóa để giải m bản chất, tính cách nhân vật đó

Và với Tô, chính đôi mắt đ hé lộ sự không đáng tin cậy ở con ng ời này Còn đây là những lời văn g i tả về ngoại hình, chân dung của kiểu nhân vật

“phía bên kia”: D ng, ngoài vẻ “cao, to, đẹp trai” là “đôi mắt đen láy tỏ ra là một ng ời trung thực” [19, tr.134] và Phan Lộc “cao ráo, đẹp trai” [18, tr.260]… Tất cả đều g i lên thiện cảm trong lòng ng ời đ c

Trang 27

Nếu ở các tiểu thuyết chiến tranh cùng thời khác, nhân vật ng ời chiến sĩ cách mạng đ c khắc h a trong một dáng vẻ ngoại hình đến cặn kẽ và “phi sử

thi” nh : Hai Lù - thủ tr ởng đoàn 33 (Rừng thiêng nước trong - Trần Văn

Tuấn) “có bàn chân đen đ a, thô kệch đầy những nốt sần và sẹo”, “bàn tay bé nhỏ, dài nhẳng” và ngoại hình “nhỏ con, ốm nhom ốm nhách chỉ h n 40 ký”; hay H ớng với “một ngoại hình đen đ a, gầy gò, khẳng khiu”, “điếc lòi tai”

[39, tr.92]; hoặc Phạm Đ t (Bến đò xưa lặng lẽ - Xuân Đức)… thì ở đây,

Nguyễn Quang Hà chỉ g i tả thấp thoáng ngoại hình của những ng ời chiến sĩ

ấy và đ ng lại nhiều h n là ấn t ng về vẻ đẹp của những ng ời phụ nữ Để rồi lắng sâu n i ng ời đ c là một cảm nhận khẽ khàng, bình dị về những con

ng ời ấy Có lẽ, đó c ng là nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và c ng là sức hấp dẫn riêng của những trang tiểu thuyết này

Tóm lại, với khả năng quan sát tinh tế, năng lực lựa ch n chi tiết, hình ảnh tiêu biểu cùng nghệ thuật sử dụng từ ngữ ch n l c, nhà văn đ khắc h a thành công ngoại hình, chân dung các nhân vật làm nên một thế giới nhân vật sống động, phong ph Mặc dù ngoại hình không thể hiện toàn diện con ng ời của nhân vật nào nh ng thông qua một số nét phác thảo có ch n lựa kĩ càng, tác giả đ gi p ng ời đ c có đ c những cảm nhận và nhận định ban đầu về những nhân vật đó

1 2 2 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động

“Đánh giá con ng ời là ở hành động”, điều này không những đ ng đắn trong cuộc sống mà còn đ c minh chứng ở các nhân vật văn h c Trong những trang tiểu thuyết này, bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, chân dung nhân vật, nhà văn còn chú ý khắc h a những hành động, việc làm cụ thể của h

Xây dựng kiểu nhân vật ng ời chiến sĩ cách mạng, Nguyễn Quang Hà thể hiện h trong sự nối tiếp các hành động Điểm chung trong hành động của các nhân vật ấy là đều phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của ng ời chiến

sĩ hết lòng vì nhiệm vụ và c ng là những con ng ời chan chứa yêu th ng

Trang 28

D hiện diện ngay phần đầu Vùng lõm với bao chiến công đ có qua

ng i khen của thành đội tr ởng: “…đ tham dự cả trăm trận đánh Nào là đánh tập kích đoàn xe quân sự chở s ng đạn lên A L ới, nào là dẫn trung đoàn bộ giữa đêm v t qua vòng vây của trung đoàn liên quân Mỹ - ngụy, nào là tập kích vào căn cứ Tân Ba… Nh ng trận D đánh vào cao điểm 300 thì hầu nh ng ời lính nào ở Thừa Thiên c ng biết” [18, tr.13]… Tất cả cho thấy phần nào sự gan góc, kiên c ờng và bản lĩnh chiến đấu ở D

Có thể nói, xuyên suốt bốn trăm năm m i bốn trang sách là sự kế tiếp những hành động, việc làm của D để mở phong trào cho “vùng sâu”

Tr ớc nhiệm vụ đ c cấp trên giao phó, việc làm đầu tiên của D là bí mật về khảo sát để nắm chắc tình hình địa bàn c ng là để đánh giá một làng quê trong vùng địch tạm chiếm D đến với gia đình Hoài, nhà dì Hới - một

c sở đặc biệt của Hoài, tiếp x c với gia đình có con đi lính Ngụy, đến nhà thầy Bản, trinh sát sân bay I - ri - na, quan sát quân địch khống chế bà con… Những việc làm đó không chỉ cho thấy trách nhiệm rất cao của D tr ớc công việc mà còn thể hiện t t ởng sâu sắc của một ng ời chỉ huy ở anh là phải luôn “đi sâu, đi sát”, nắm vững thực tế Để rồi ngay sau chuyến đi ấy, D đ hình thành ngay kế hoạch mở vùng lõm và đ c cấp trên đồng ý Điều này ở

D khiến ng ời đ c liên t ởng đến nhân vật San (Xiêng Khoảng mù sương -

Bùi Bình Thi) Bởi San c ng là ng ời chỉ huy luôn gần g i với anh em chiến

sĩ, bám sát thực tế, anh đ “đi xuống tất cả các đ n vị những chỗ khó khăn nhất, phỉ nhiều nhất nh muỗi mùa m a, làm việc chẳng kể ngày đêm không quản khó nh c”

Đánh đồn Lồ Ô, để có đ c “cái l i”, D đ gặp g , thuyết phục để Sỏi trở thành lính Giải phóng và có đ c s đồ đồn Lồ Ô từ Sỏi Tiếp đó, D

đi khảo sát trận địa, tìm địa điểm đặt năm khẩu B40 mà theo tính toán của anh

là sẽ tập kích thành công Sau khi đi thị sát trận địa về, “D bận t i bụi Vừa

Trang 29

lên sa bàn trận đánh cho tiểu đội tuyên truyền v trang vừa kiểm lại từng khẩu

s ng, từng viên đạn B40, đồng thời một lần chót anh kiểm tra từng xạ thủ…” [18, tr.163], rồi chuẩn bị công sự để lui quân Ngày tập kích, D cẩn thận kiểm tra lại lần cuối cùng vị trí đặt năm khẩu B40 rồi hạ lệnh “Bắn!” để cả năm khẩu B40 cùng phun lửa phá tan đồn Lồ Ô Cho anh em r t quân về khe

n ớc để tr ẩn, D là ng ời chạy sau cùng để kiểm tra quân số Sau khi địch phản pháo xong, anh mới cho anh em r t lui, trở lại Mai Trung Nhà văn đ khắc h a liên tiếp những việc làm của nhân vật, D không chỉ tính toán, lên

kế hoạch mà còn là ng ời trực tiếp tổ chức, chỉ huy trong trận đánh này Một trận tập kích thành công vang dội bởi sự chuẩn bị kĩ l ng, bài bản của một

ng ời chỉ huy dạn dày kinh nghiệm

Trong sự việc pháo bắn vào nhà Phan Lộc, D nhanh chóng đ a ra quyết định tổ chức để dân đ a quan tài lên quận đấu tranh đồng thời phân công du kích đi vận động từng nhà để dân cử ng ời tham gia biểu tình Bên cạnh việc chuẩn bị khẩu hiệu, bố trí ng ời khiêng quan tài… thì việc quan

tr ng nhất là tìm một ng ời đủ sức để đối thoại với nhân viên quận D đ đến và khéo léo thuyết phục để thầy Bản đồng ý Dù không đ c trực tiếp tham gia vào đoàn ng ời biểu tình nh ng D đ là ng ời tổ chức cuộc biểu tình này Có thể ví anh nh một ng ời soạn nhạc đ dồn bao công sức, tâm huyết cho mỗi dòng nhạc đ c viết nên Và sự kiện ng ời dân Hiền Mai biểu tình thắng l i đ trở thành kh c nhạc trầm hùng, hào sảng nhất trong qu ng thời gian D sống và chiến đấu ở đây Nh thế, tr ớc một sự kiện hoàn toàn bất ngờ là địch bắn pháo vào nhà dân, D đ vô cùng nhạy bén, linh hoạt để

tổ chức biểu tình cho bà con, chuyển bại thành thắng, biến đau th ng thành sức mạnh chiến đấu Những điều đó cho thấy tài năng của ng ời chỉ huy linh hoạt, m u trí Nguyễn Văn D

Trang 30

Những lần tránh càn là hình ảnh D “Suốt đêm D không hề ch p mắt Anh đi thăm hết công sự bố phòng của mỗi tổ du kích” [18, tr 259]; hay trận tập kích ở Cồn Mồ, không chỉ là ng ời lên kế hoạch, bố trí để du kích mai phục mà anh còn “trực tiếp chỉ huy khẩu B40 để không l ng phí một viên đạn (…) tự tay chôn cài hết sức tính toán kỹ càng là trận địa mìn (…) tự tay bấm kìm bóp kíp” [18, tr 403]; hoặc để có đ c kế hoạch tiêu diệt sân bay I - ri -

na, D đ nhiều lần trực tiếp thực hiện những lần trinh sát đầy nguy hiểm Đặc biệt là hành động D ra trình diện Nếu nh tr ớc đây, chàng sinh viên năm thứ hai sẵn sàng gác lại việc h c tập, viết đ n bằng máu xin đi B để đ c vào quân ng thì nay, quyết định ra trình diện có nghĩa là anh đ hi sinh tất cả: hi sinh t ng lai, hi sinh tình yêu, hi sinh sự nghiệp, hi sinh cả điều quý giá nhất - sự sống… Đó là là hành động vô cùng cao cả, đáng ng ng mộ,

ng i ca Sống giữa thời chiến, lựa ch n cho mình một con đ ờng đi đ ng đắn

đ là khó, biết sống và chiến đấu hết mình cho lý t ởng mà mình đ ch n lại càng khó h n, bởi trong thực tế đ có bao kẻ phản bội lại lý t ởng, phản bội lại đồng đội, bán rẻ nhân phẩm, danh dự của mình Với D , anh đ sống và chiến đấu hết mình cho lý t ởng mà anh đ ch n lựa

Tình yêu ng t ngào, sáng trong của D và Hoài nh một chất men dẫn dắt câu chuyện làm say lòng ng ời đ c Dù ở ph ng diện này nhà văn không khắc h a nhiều hành động của D nh ng ít nhiều vẫn cho thấy một D chân thành, đằm thắm trong tình yêu Những nụ hôn say đắm vẫn luôn là thứ gia vị quyến r , ng t ngào trong tình yêu D c ng đ trao cho Hoài những nụ hôn nồng thắm, khi thì “D từ từ đặt môi mình lên môi Hoài, hôn thắm thiết,

t ởng chừng nh không thể dứt ra đ c” [18, tr 53]; l c lại “D ôm lấy Hoài,

nh hai nhánh thừng bện vào nhau thật chặt D cảm thấy h i nóng từ c thể Hoài đang truyền qua mình Không dừng đ c nữa, anh hôn Hoài da diết” [18, tr 54]; hay “D đ a tay Hoài lên môi hôn” [18, tr 209]; l c khác là “Hai

Trang 31

tay D nâng đầu Hoài, cho hai mặt nhìn rõ nhau rồi từ từ anh áp môi mình vào môi Hoài hôn thắm thiết, nóng bỏng” [18, tr 322]… Những nụ hôn ấy hé

mở phần khát khao, sâu lắng trong tâm hồn của một chàng trai đang yêu n i

D Và l c Hoài đau đớn cả thể xác và tinh thần sau khi bị Tô c ng đoạt, lúc Hoài cần D nhất, D đ ở bên Hoài Chỉ một hành động nhỏ của D l c này

“D kéo Hoài ôm g n trong vòng tay” [18, tr 319] và an ủi, động viên, lắng nghe những chia sẻ của Hoài đ cho thấy sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu đến tận đáy lòng nỗi đau mà ng ời mình yêu th ng đang phải gánh chịu Có thể nói trong văn h c viết về chiến tranh tr ớc đây, thật hiếm gặp hình ảnh anh giải phóng quân với những hành động nh thế Khắc h a những hành động này của D , nhà văn đ cho thấy phần con ng ời bình dị với những khao khát, yêu th ng ở D đồng thời qua đó ng ời đ c c ng nhận thấy tinh thần nhân văn sâu sắc của ngòi b t Nguyễn Quang Hà

Nh vậy, qua những hành động cụ thể, nhân vật D dần dần đ c hiện lên là một ng ời chỉ huy quyết đoán, tự tin, bản lĩnh trong công việc và là một con ng ời đời th ờng trong tình yêu

Còn nhân vật Dung (Con nợ), tham gia hoạt động cách mạng từ rất

sớm, Dung không chỉ gùi gạo lên chiến khu cho bộ đội, đào hầm trong nhà nuôi giấu cán bộ cách mạng, chấp nhận bị địch đánh đập, tra tấn… mà đặc biệt Dung còn nhận lệnh cấp trên, đồng ý lấy D ng để giữ bình yên cho dân làng Lai Hạ Đó là một hành động vô cùng ý nghĩa, Dung đ hi sinh l i ích cá nhân vì sự nghiệp chung, vì l i ích chung của dân làng và cuộc chiến đấu Sau này, khi hòa bình, Dung còn d ng cảm đấu tranh vì lẽ phải, công lý khi ph i bày tội ăn cắp của ba anh em nhà h Lê… Ở Bá là những việc làm mà ngay cả khi anh ch a đến Lai Hạ, m i ng ời đ biết đến anh và c ng chính vì cảm kích tr ớc những việc làm ấy mà Dung đ thầm yêu anh Đó là việc chiến sĩ

an ninh ấy đóng giả thành một cô gái đẹp, vờ đến mua l a để tiêu diệt tên Việt

Trang 32

gian khét tiếng - Lý Huy - ngay giữa nhà hắn Một hành động đầy m u trí, anh d ng

C ng qua những hành động, việc làm cụ thể, kiểu nhân vật phản bội

đ c khắc h a rõ nét Ở Tô, nếu những việc làm cho cách mạng chỉ trong quá khứ thì hiện tại, những hành động của Tô không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm, bất h p tác mà còn phản chiếu phần con ng ời vô cùng xấu xa, đê tiện

ở nhân vật này

Những việc Tô làm để trở thành x đội tr ởng đ c g i tả: giật mìn hất tung xe chở lính bảo an về Hiền Mai, chính Tô tiêu diệt tên ấp tr ởng ác ôn làng Mít hay khi bị lộ, tổ du kích của Tô đ chiến đấu kiên c ờng, diệt bảy tên cảnh sát Tuy nhiên những điều đó chỉ diễn ra trong quá khứ Còn ở hiện tại là những hành động hoàn toàn khác tr ớc của nhân vật này Sau lần đầu không thành, Tô đ tính toán kĩ và quyết định theo dõi Hoài từ trong làng “Tô nép vào bóng cây, thận tr ng mon men đến nhà Hoài (…) ch n một góc v ờn kín theo dõi Hoài không bỏ một chi tiết (…) Tô bí mật theo cô, không rời một

b ớc (…) Hoài đi thẳng l ng, Tô theo sau, đi gù, rất thấp”, “Tô h ớng mắt vừa nhìn Hoài đăm đăm vừa bò phía sau l ng Hoài rất nhẹ nhàng” [18, tr.313-315] Liên tiếp những hành động lén l t, đầy mờ ám để Tô thực hiện ý đồ của mình Đ bỏ ra bao công sức để theo dõi Hoài và cuối cùng: “Tô cầm khăn cuộn tròn trong tay, bất thình lình t ng thẳng vào miệng Hoài, và cùng l c đó tay kia đấm một đấm mạnh vào gáy Hoài Hoài mềm nh n, ng gục không nói nổi một lời Nhanh thoăn thoắt, Tô xé áo, xé quần Hoài, cởi hết quần áo mình thực hiện một cuộc hành xác đầy th tính, chiếm đoạt” [18, tr 317] Vậy là Tô

đ chuẩn bị vô cùng kỹ l ng để chiếm đoạt ng ời con gái đ từ chối tình cảm của mình Tô đ b ớc qua danh dự để thỏa m n dục v ng, th tính Và tất cả

c ng cho thấy sự bất lực, thất bại trong tình yêu của nhân vật này Trong tất cả hành động của các nhân vật trong tác phẩm, hành động c ng đoạt Hoài là

Trang 33

hành động nhẫn tâm, mất hết nhân tính, đáng lên án nhất và c ng là hành động cho thấy rõ ràng nhất bộ mặt bỉ ổi của Tô

C ng ngay trong đêm đó, Tô đi thẳng lên thị trấn và ra trình diện Vậy

là, Tô đ bán rẻ nhân phẩm, phản bội đồng đội, phản bội Tổ quốc để chạy theo kẻ địch

Không chỉ có thế, dẫn cảnh sát về làng, Tô chỉ điểm để phá tung kho gạo của du kích, đ a b n ch ng đến nhà chị Thân, anh Tứ, mẹ Hoài để đánh

ng ời, đập phá đồ đạc Tô còn dẫn cảnh sát đi xăm hầm Đến hầm thứ m ời mới có ng ời, ng ời đó là D ng Tr ớc lời cầu cứu khẩn thiết của ng ời em

h , kẻ thân cận nhất tr ớc kia, Tô không ngần ngại, gi s ng lên bắn chết

D ng để chứng tỏ “lòng trung thành” với chính phủ cộng hòa

Mỗi việc Tô làm nh mỗi bậc thang mà từng b ớc chân đặt xuống đó, anh ta nh càng gần đến đáy của hang sâu quỷ dữ Cuối cùng bộ mặt tàn nhẫn, phi nhân tính của một kẻ phản bội đ đ c ph i bày tr n vẹn

Với nhân vật “phía bên kia”, phẩm chất và tính cách của kiểu nhân vật này c ng đ c đậm tô qua những hành động Tiêu biểu là th ng sĩ cảnh sát Nghiêm Xuân D ng Những việc làm của D ng: ngày nào c ng về làng, thăm hỏi các gia đình, gia đình nào có ng ời đau ốm là D ng mua quà tới thăm; thấy cảnh gia đình ông Hòe - ng ời từng mua gạo cho bộ đội - nheo nhóc,

D ng lên quận trình bày, xin bảo l nh để ông Hòe đ c ra tù; những dịp lễ Tết, D ng đều có quà cho ông Tùy; ngày giỗ ba Dung, D ng mang hoa quả đến thắp h ng… đều cho thấy sự mềm mỏng, khéo léo, biết dựa vào lòng dân của D ng, “ng ời dân Lai Hạ khen D ng có lòng th ng ng ời” Sau khi lấy Dung, D ng còn gi p dân làng và du kích nhiều việc khác: cứu bà Xuân, báo ngày quân Ngụy về bắt lính để thanh niên trong làng đi trốn và báo tin lính Mỹ, Ngụy về phục kích ở đầu làng Đồng Lâm để du kích mai phục tiêu diệt cả tiểu đội tăng c ờng Đ ng là D ng đ trở thành ng ời của Lai Hạ

Trang 34

Đến khi một tiểu đội cảnh sát bất ngờ ập đến nhà, biết mình bị lộ, D ng đ kéo chốt quả lựu đạn, D ng chết kéo theo bốn cảnh sát nữa chết theo D ng

đ ch n cái chết để cho v , con, những ng ời du kích, ng ời dân Lai Hạ đ c sống Bên cạnh đó, D ng còn là một con ng ời của tình yêu th ng bởi những hành động thể hiện tình cảm, sự chăm sóc Dung ân cần và nhất là để chuẩn bị cho đứa con ra đời, “D ng tìm khắp các hàng quần áo, mua cho con

đủ t , đủ áo quần cho đến khi nó lên năm tuổi” [19, tr 166]… Nh thế, dù là

ng ời của phía bên kia chiến tuyến nh ng những hành động của D ng đ cho thấy một tấm lòng dành cho cách mạng và là một ng ời chồng, ng ời cha hết mực yêu th ng v con

Tóm lại, qua các hành động, việc làm cụ thể, phẩm chất, tính cách các nhân vật đ c hiện lên đầy đủ, rõ ràng Bằng việc ch n lựa, chắt l c những hành động tiêu biểu, ý nghĩa của nhân vật, nhà văn Nguyễn Quang Hà đ khắc

h a các nhân vật trong sự sinh động, cụ thể, riêng biệt qua mỗi trang văn

1 2 2 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ

Cùng với việc xây dựng nhân vật qua ngoại hình, chân dung và hành động, ngòi b t Nguyễn Quang Hà còn tập trung thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ Có thể khẳng định, sự kết h p khéo léo giữa ngôn ngữ ng ời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đ góp phần quan tr ng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

và tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà

Thứ nhất, nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện Trong tiểu thuyết Vùng lõm, qua lời ng ời kể chuyện giấu mặt, phẩm

chất, tính cách, suy nghĩ của các nhân vật đ c tô đậm

Không ít lần, ng ời đ c lắng sâu trong những nghĩ suy của D về Hoài,

về tình yêu qua lời ng ời dẫn chuyện Lần đầu đi bên cạnh, mải ngắm Hoài,

D vấp phải rễ cây, loạng choạng, suýt ng Sau lời ứng xử thông minh, hóm hỉnh của Hoài “Đá rừng, rễ cây rừng thấy mấy anh đẹp trai là ch ng hay trêu

Trang 35

lắm đấy” là cảm nhận của D qua lời ng ời kể chuyện: “D không ngờ Hoài phá cái tích tắc bối rối giỏi thế Mấy đầu ngón chân bỗng hết tê D nhìn Hoài cảm phục về sự tinh tế trong ứng xử Không có h c, không thông minh, không tế nhị thì không thể có cách làm dịu lòng ng ời kiểu ấy” [18, tr.35] Một tình huống bất ngờ, thoáng ch t ng ng ngập của D và cách xử trí khéo léo của Hoài đ khiến D cảm phục Nh thế, qua lời ng ời kể chuyện, ng ời

đ c cảm nhận đ c sự tinh tế trong từng lời nói, từng nghĩ suy của cả hai nhân vật Và rồi tình yêu tự nhiên, ng t ngào thấm dần vào tâm hồn D từ l c nào, anh không hay biết: “Anh không ngờ tình yêu đến với mình nhanh thế Không biết đó có phải tiếng sét ái tình nh đời hay nói? Với anh, có lẽ không phải vậy X a nay anh đâu phải ng ời dễ ng lòng tr ớc sắc đẹp (…) Anh tự hứa với lòng mình rằng: Sẽ nâng niu mối tình này cho thật đẹp” [18, tr.56]

Ng ngàng bởi tình yêu ào đến với mình nh một c n gió, D băn khoăn, đặt

ra câu hỏi về “n i tình yêu bắt đầu” và anh cắt nghĩa vì hai ng ời nặng tình với nhau từ kiếp tr ớc H n hết cả là một lời tự hứa sâu sắc trong tim rằng sẽ trân tr ng, nâng niu, gìn giữ tình yêu này Một lời tự hứa chứa đựng bao yêu

th ng, trân tr ng ng ời mình yêu và với tình yêu Hay khi khác là yêu

th ng trào dâng trong lòng: “D cảm thấy th ng Hoài vô hạn” [18, tr.68]…

Con ng ời chân thành, sống tình cảm, gắn bó với m i ng ời ở D đ c

g i tả: “Với đội du kích Mai Trung, D thân thiết với m i ng ời nh ruột thịt Dần dần anh đ hiểu tính cách, tình cảm từng ng ời” [18, tr.418]

Bên cạnh đó là lời ng ời kể chuyện về những ý nghĩ, suy t của D trong công việc

Với lời nửa trực tiếp, suy nghĩ của anh tr ớc nhiệm vụ về Mai Trung

đ c g i lên: “D không hề băn khoăn gì về việc mình đang là một đại đội

tr ởng, bỗng bị điều về x làm một anh du kích quèn Anh hoàn toàn chấp nhận, thời chiến, đ là ng ời lính thì cấp trên tha hồ điều động, và ở bất cứ

c ng vị nào anh c ng phải hoàn thành nhiệm vụ” [18, tr.18] Không hề băn

Trang 36

khoăn hay tính toán, so bì thiệt h n, luôn toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ đ c giao là điều ng ời đ c dễ dàng nhận thấy n i ng ời chiến sĩ này

Đây là nỗi lòng D trong suốt ngày dài ng ời dân Hiền Mai đi biểu tình: “D rất lo Nếu cuộc biểu tình hôm nay mà thất bại, không phải ai khác

mà chính là thất bại của anh Vì anh đứng ra trực tiếp tổ chức cuộc biểu tình này Nếu bị đàn áp, thầy Nguyễn Bản liệu có hề hấn gì không? Những xác chết ch ng để yên hay phi tang? Nếu thắng l i là một thắng l i lớn, không chỉ của Hiền Mai mà của tất cả m i ng ời…” [18, tr.221] Những trăn trở về sự thành công hay thất bại của cuộc biểu tình - một cuộc hiệu triệu lòng dân mà anh đ dồn rất nhiều tâm huyết, nỗi lo cho sự an nguy của thầy Bản - ng ời thầy mà anh rất mực kính yêu, nỗi xót xa, lo lắng cho thi thể sáu cha con ông Lộc, và nếu thắng l i thì là thắng l i “của tất cả m i ng ời” còn nếu thất bại thì là thất bại của riêng mình… Ẩn sau những dòng nghĩ suy này là trách nhiệm của một ng ời luôn biết nghĩ vì ng ời khác, luôn lo nghĩ cho nhiệm vụ chiến đấu

Trận đánh ở Cồn Mồ căng thẳng nhất khi một khẩu đại liên từ một ngôi

mộ xây bắn trả quyết liệt, ý nghĩ của D đ c g i tả: “D còn chần chừ ở chỗ, nếu quả B40 nổ sẽ phá v một góc mộ Đụng vào sự linh thiêng này liệu

có mất lòng dân Bắn vào mộ không khác gì bắn vào nhà ở” [18, tr.404] “Đến

l c không thể đừng”, D mới hạ lệnh bắn Những nghĩ suy, trăn trở, những băn khoăn, l ng lự của anh trong tình huống này cho thấy sự trân tr ng

ng ời dân và thấu hiểu thắng l i của cuộc chiến là nhờ dân, vì dân Qua lời

ng ời dẫn chuyện, D hiện lên sâu sắc biết nh ờng nào Hay khi khác là nỗi

lo canh cánh, khôn nguôi của D về điệp ngầm: “D đứng sững ng ời Vì đó

c ng chính là nỗi lo canh cánh của anh Nỗi lo những điệp ngầm trong x Mai Trung này đang giấu mặt Anh đ từng đi tổ chức nội công, nên anh rất hiểu nội công nguy hiểm nh thế nào ” [18, tr.269] Còn đây, dù không trực tiếp

Trang 37

chiến đấu nh ng D c ng là ng ời góp công sức không nhỏ vào trận đánh sân bay I - ri - na, lời ng ời kể chuyện về nỗi niềm của anh: “lòng D nóng nh lửa đốt Đêm nào lên hầm anh c ng ngồi lặng lắng nghe xem liệu đêm nay pháo của ta có phát hỏa không ” [18, tr.419]…

Với Tô, đ bao lần ngậm đắng nuốt cay khi thấy D và Hoài bên nhau, khi thì: “Anh cảm thấy miệng đắng nh ngậm bồ hòn” [18, tr 132]; l c là “Tô cầm lòng không nổi Anh cảm thấy nh có cái gai trong ngực mình, đau nhói

mà không thể nói lên lời” [18, tr 138] Hay lời ng ời dẫn chuyện đ cụ thể hóa những cảm giác, nghĩ suy của Tô sau lời nhận khuyết điểm: “Tô vừa nói vừa nuốt cái cục gì chẹn n i cuống h ng Tô tự nhận cho mình một bàn thua Đám du kích chả ngại, Tô đau khổ vì Hoài ngồi ngay tr ớc mặt thấy cái thất thế của mình Tô muốn chứng minh cho Hoài biết mình là kẻ anh hùng, thực

tế lại trả lời Tô là một tiểu nhân” [18, tr 178]… Phải nhận lỗi sai tr ớc anh em

du kích, danh dự bản thân bị ảnh h ởng chỉ là nỗi đau một phần còn để Hoài thấy sự thất thế của mình là nỗi đau khổ gấp bội phần trong Tô Hoặc, tuy không miêu tả trực tiếp nh ng việc Tô làm đ c nói lên cặn kẽ qua lời ng ời

kể chuyện: “Việc mà Tô đang nóng ruột muốn biết tin càng sớm càng tốt là lá

th Tô viết cho huyện đội, nội dung th tố cáo Nguyễn Văn D bắt tay với trung y ngụy Phan Lộc không biết ông Sích đ nhận đ c ch a, và ông ấy sẽ

xử lý nh thế nào Chỉ cần một ch t manh mối D hai lòng chắc chắn D sẽ

bị điều đi, một c đá mà đạt hai kết quả, D đi và Hoài sẽ tách khỏi D Trong đầu Tô l c này những suy nghĩ cứ bộn bề, ngổn ngang” [18, tr.307] Với lời văn nửa trực tiếp, những mong mỏi, toan tính của Tô đ c hiển hiện Vậy là, ngoài mặt, Tô vẫn thể hiện một thái độ bình th ờng với D còn sau

l ng thì Tô đ làm những việc mà ít ai ngờ tới: tố cáo với cấp trên việc D

“bắt tay” với Phan Lộc Tô đ rắp tâm h m hại D vì đó là một m i tên tr ng

Trang 38

hai đích: đẩy D đi và có đ c Hoài Những điều này cho thấy anh ta là một

kẻ tráo trở, nham hiểm vô cùng

Ngoài ra còn là lời ng ời kể chuyện về Xuân, về Hoài,…

Trong Con nợ, c ng qua lời ng ời kể chuyện, ng ời đ c biết thêm

những khía cạnh khác trong con ng ời Dung Một Dung với ớc mong bình

dị về hạnh ph c là v chồng th ng yêu, chăm sóc và đ c sống bên nhau:

“Một nụ c ời của chồng thôi, một bàn tay vỗ về của chồng nh thế này thôi,

đủ để Dung cảm nhận thế nào là hạnh ph c trên đời” [19, tr.8-9] Một Dung trong nỗi nhớ chồng đến nao lòng: “…nhớ chồng quay quắt Dung lấy tay mình xoa bụng mình để nhớ bàn tay vuốt ve chiều chuộng của chồng khi Bá nựng đứa con Thanh Tâm đang còn nằm trong bụng mẹ” [19, tr 63] Một Dung ngoan c ờng trong lần tố cộng “Dung không khóc, không rên la, đứng

nh trời trồng…” [19, tr 79] Và c ng là một Dung câm lặng nuốt nỗi đau vào trong khi không đ c xác nhận thành tích với cách mạng “…thấy đau trong lòng (…) cảm thấy mình bị làm nhục” [19, tr 198]; “…buồn thiu, hai mắt

n ớc mắt r ng r ng, chảy xuống từng gi t Nh vậy tờ báo này đ quyết định khai tử cho đề nghị khen th ởng” [19, tr 233]…

Nhân vật kẻ thù c ng đ c g i tả chủ yếu qua lời ng ời kể chuyện Vốn là tay chân c của Pháp, giờ đây Lý Quảng lại đ c dùng để làm lý

tr ởng Lai Hạ Hắn vô cùng cẩn tr ng, khôn ngoan trong việc bảo vệ tính mạng của mình: “Một b ớc Lý Quảng đi, có cả trung đội dân vệ bảo vệ Lý Quảng tới đâu, có lính gác đó Nhà Lý Quảng nh một lô cốt kiên cố, đ c canh phòng cẩn mật Đêm Lý Quảng không ở làng mà lên Huế ngủ” [19,

tr 115] H y nghe lời tổng h p những tội lỗi của hắn: “Từ khi Quảng làm lý

tr ởng, thôi thì Lai Hạ bị kìm kẹp đủ cách Từ việc lập ấp chiến l c, đến thành lập dân vệ để kiểm soát chặt chẽ dân Lai Hạ, từ tổ chức tố cộng đến thành lập liên gia để khống chế những ng ời dân nay có quan hệ với cách

Trang 39

mạng,… mới đây nhất là bắt lính và diệt nòng cốt cách mạng” [19, tr.115] Lời ng ời kể chuyện tuy ngắn g n, s c tích nh ng những hình ảnh về tội ác nối tiếp, chồng chất của Lý Quảng vẫn hiện lên rõ ràng Ng ời đ c có thể hình dung đằng sau đó là bao đau đớn, khổ sở, bao mồ hôi, n ớc mắt và cả máu x ng của những ng ời dân lành Nh thế, dù không có một dáng vẻ bề ngoài hay hành động đ c khắc h a cụ thể nh ng bộ mặt của kẻ thù - Lý Quảng, một tên phản động - vẫn hiển hiện

Nh vậy, có thể khẳng định, qua lời ng ời kể chuyện đầy hứng th và sáng tạo, nhà văn Nguyễn Quang Hà đ khắc h a hiệu quả các nhân vật trong sáng tác của mình

Thứ hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những ph ng diện quan tr ng đ c nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật Ngôn ngữ nhân vật đ c hiểu là lời nói của các nhân vật, gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại Những trang tiểu thuyết này thể hiện sự hài hòa cả hai loại ngôn ngữ đó trong việc khắc h a nhân vật

Một là, nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

Qua lời đối thoại của D với hầu hết các nhân vật khác trong tác phẩm,

ng ời đ c cảm nhận sâu sắc h n về anh

Không chỉ có h c, có hiểu biết, D còn có ph ng châm, quan niệm sống đầy đủ, rõ ràng, đ ng đắn: “năm chữ: HIẾU, CHÍ, LỄ, DŨNG, TÍN luôn luôn là ph ng châm sống của em trong cuộc đời này” [18, tr.87]; “Tài của

ng ời con trai, theo anh trong chiến đấu phải m u mẹo, can tr ờng, trong đời sống không đ c buông thả, mà phải sống cho ý chí và trong tình yêu là phải chân thật hết lòng” [18, tr 386]… Có thể nói, trong D là sự hòa quyện hài hòa, sâu sắc quan điểm sống x a và nay Bởi, năm chữ vàng theo lời cha là lời

Trang 40

răn dạy từ nghìn đời còn lời D chia sẻ với Xuân là sự vận dụng linh hoạt, là quan điểm sống riêng, sâu sắc, cụ thể của D trong thời chiến

Là một ng ời chỉ huy, điều mà D luôn tâm niệm là phải giữ tròn tính mạng cho đồng đội và bảo toàn lực l ng sau mỗi trận đánh nh lời anh từng chia sẻ: “để mỗi ng ời lính chết uổng, tôi tự thấy mình có tội với các bậc cha mẹ” [18, tr.9]; “Điều đáng mừng là ch ng ta đ chiến thắng một cách rực r , bảo toàn đ c lực l ng” [18, tr 170]… Nh thế, một ng ời chỉ huy giỏi, không phải chỉ biết đến chiến thắng mà còn phải biết nghĩ đến và quý tr ng

x ng máu, tính mạng của đồng đội Với vẻ đẹp này trong phẩm chất của D ,

có thể nói nhà văn đ bổ sung thêm quan niệm về ng ời chỉ huy giỏi trong

chiến trận Đến với nhân vật Hùng Phong (Những bức tường lửa - Khuất

Quang Thụy) ng ời đ c c ng nhận thấy sự ý thức về trách nhiệm của ng ời chỉ huy “d ờng nh mình có trách nhiệm rất nặng nề tr ớc sự hi sinh của đồng đội” và nỗi xót xa của anh khi phải nhìn thấy đội ng của mình v i đi một nửa

D ý thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong cuộc chiến này: “…xin anh chị em nhớ cho rằng chiến tranh của ch ng ta là chiến tranh nhân dân (…), nghĩa là: lấy ít địch nhiều, lấy quần ch ng nhân dân làm quân chủ lực” [18, tr.193]; “…ch ng em chỉ có một việc là chiến đấu cho độc lập - thống nhất đất n ớc (…) Việc của ch ng em, nếu không có toàn dân tr sức sẽ không làm nổi” [18, tr.90-91]; “Lấy nhân dân, Tổ quốc làm mục đích hành động chung Anh tin là đất n ớc này sẽ vẻ vang biết bao” [18, tr.304]… Những lời chia sẻ với anh em trong đội du kích, với thầy Bản, với Xuân là sự thấm nhuần t t ởng, tinh thần của cuộc chiến ở D Và thực tế, trong việc thực hiện nhiệm vụ ở Mai Trung này, D cùng với anh em trong đội du kích

đ xây dựng thành công thế trận lòng dân và chính bức t ờng thành là niềm tin, sự ủng hộ, che chở của nhân dân đ giúp các anh làm nên những thắng

Ngày đăng: 21/07/2015, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Thị Kiều Anh (2012), Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX (Chuyên luận), Nxb Công an nhân dân, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX (Chuyên luận)
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2012
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại h c Quốc gia, H [3] M.B.Bakhtin (Phạm Vĩnh C dịch) (2003), Lí luận và thi pháp tiểuthuyết, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học", Nxb Đại h c Quốc gia, H [3] M.B.Bakhtin (Phạm Vĩnh C dịch) (2003), "Lí luận và thi pháp tiểu "thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại h c Quốc gia, H [3] M.B.Bakhtin (Phạm Vĩnh C dịch)
Nhà XB: Nxb Đại h c Quốc gia
Năm: 2003
[4] M.B.Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, V ng Trí Nhàn dịch) (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: M.B.Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, V ng Trí Nhàn dịch)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[5] Ngô Minh Bắc (2011), “Một tâm hồn sông Th ng n i xứ Huế”, http://tapchisongthuong.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tâm hồn sông Th ng n i xứ Huế”
Tác giả: Ngô Minh Bắc
Năm: 2011
[6] Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (2005), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế Giới, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học (bộ mới)
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2005
[7] Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa h c x hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa h c x hội
Năm: 2004
[8] Tr ng Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa h c x hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Tr ng Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa h c x hội
Năm: 1998
[9] Tr ng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa h c x hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Tr ng Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa h c x hội
Năm: 2004
[10] Nguyễn Thị Duyên (2009), Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Việt Nam 2004-2008, Luận văn thạc sĩ, Đại h c s phạm Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Việt Nam 2004-2008
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2009
[11] Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn h c, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn h c
Năm: 2002
[12] Nguyễn Đăng Điệp (tuyển ch n) (2005), Trần Đình Sử Tuyển tập, Tập 1, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử Tuyển tập, Tập 1
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (tuyển ch n)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
[13] Nguyễn Đăng Điệp (tuyển ch n) (2005), Trần Đình Sử Tuyển tập, Tập 2, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử Tuyển tập, Tập 2
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (tuyển ch n)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
[14] Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng (tuyển ch n và biên soạn) (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng (tuyển ch n và biên soạn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[15] Hà Minh Đức (Chủ biên) (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[16] Nguyễn Bảo Tr ờng Giang (2005), Thượng Đức, Nxb Quân đội nhân dân, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thượng Đức
Tác giả: Nguyễn Bảo Tr ờng Giang
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2005
[17] Ngô H ng Giang (10/2011), “Biện chứng chiến tranh nhìn từ “Vùng lõm” của Nguyễn Quang Hà”, http://tapchinhavan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện chứng chiến tranh nhìn từ “Vùng lõm” của Nguyễn Quang Hà”
[18] Nguyễn Quang Hà (2008), Vùng lõm, Nxb Quân đội nhân dân, H [19] Nguyễn Quang Hà (2011), Con nợ, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng lõm", Nxb Quân đội nhân dân, H [19] Nguyễn Quang Hà (2011)," Con nợ
Tác giả: Nguyễn Quang Hà (2008), Vùng lõm, Nxb Quân đội nhân dân, H [19] Nguyễn Quang Hà
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2011
[20] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
[21] Trần Hiệp (3/2011), “Vùng lõm, bản tình ca thế trận lòng dân”, http://www.tapchisonghuong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng lõm, bản tình ca thế trận lòng dân”
[22] Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w