1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Kiểm Soát Bón ở Người Lớn - Managing Constipation in Adults

2 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vietnamese - Number 68l Nutrition Series - July 2013 Kiểm Soát Bón ở Người Lớn Managing Constipation in Adults Bón là gì? Bón là khi quý vị khó đại tiện (đi cầu) hoặc không đi được đều đặn như bình thường đối với quý vị. Quý vị có thể cảm thấy muốn đi cầu nhưng lại không đi được. Bón có thể làm đau bụng dưới và đầy bụng (đầy hơi) và làm quý vị cảm thấy khó chịu không khỏe. Đi cầu bình thường thì phân mềm và tuôn ra dễ dàng. Tôi có cần phải đi cầu mỗi ngày hay không? Không. Không phải người nào cũng cần phải đi cầu hàng ngày. Một số người có thể đi cầu 3 lần mỗi ngày. Những người khác có thể đi cầu 2 tới 3 lần mỗi tuần. Mỗi người đều có thói quen đi cầu riêng của họ. Nguyên nhân nào gây ra bón? Có nhiều nguyên nhân gây bón, gồm: • ăn ít chất sợi; • uống không đủ chất lỏng; • ít vận động cơ thể; • dùng quá nhiều thuốc nhuận trường (thuốc làm mềm phân); • không đi cầu khi cảm thấy muốn đi; • căng thẳng; • thai nghén; • thay đổi sinh hoạt thường nhật hoặc du lịch; • một số loại thuốc nào đó, chẳng hạn như antacids có chất nhôm hoặc chất vôi, thuốc trị buồn chán, antihistamines, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, và một số thuốc tim; • một số thuốc bổ như thuốc tăng cường chất sắt và chất vôi; và • các tình trạng sức khỏe như hội chứng đau bụng dưới (irritable bowel syndrome), ung thư ruột già, các chứng rối loạn ăn uống, giảm hoạt động tuyến giáp, tiểu đường, bệnh Parkinson’s, đa xơ, bệnh ruột celiac, và trầm cảm. Khi nào tôi nên đến chuyên viên chăm sóc sức khỏe? Quý vị nên đến chuyên viên chăm sóc sức khỏe nếu quý vị: • có thay đổi đột ngột về đại tiện dù không có thay đổi gì trong sinh hoạt thường nhật; • đã bị bón trong nhiều ngày và các thay đổi về ăn uống không giúp được gì; • bị đau bụng hoặc đau hậu môn dữ dội; • đi cầu có lẫn máu trong phân; • xuống cân mà không biết lý do; hoặc • luân phiên bị bón và tiêu chảy. Có thể có các biến chứng gì? Bón có thể gây ra các biến chứng sau đây: • trĩ; • hậu môn bị đứt hoặc rách da; • các bắp thịt và dây chằng tại hậu môn bị yếu đi; • phân nghẽn trong ruột già; và • rách ruột già. Ăn uống có thể giúp như thế nào để đỡ bị bón? Không có loại thức ăn nhất định nào gây ra bón, hoặc làm bón thêm. Có thể giúp cho đỡ bón bằng cách ăn uống có nhiều chất sợi và uống nhiều chất lỏng. Chất sợi giúp cho phân phồng to để giữ nước giúp cho phân mềm. Chất sợi và chất lỏng cũng kết hợp với nhau để giúp quý vị đi cầu đều đặn. Quý vị nên uống từ 2 đến 2.5 lít (8 đến 10 cups) chất lỏng mỗi ngày. Từ từ tăng dần lượng chất sợi trong vấn đề ăn uống. Thình lình tăng thêm nhiều chất sợi có thể làm đau bụng và đầy hơi. Các loại thực phẩm nào có chất sợi? Nên ăn thường những loại thực phẩm có nhiều chất sợi. Chất sợi có trong hầu hết các loại thực vật. Các loại này gồm: • các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất và lúa mì nguyên chất, chẳng hạn như bánh mì, cereals, pasta, gạo lứt, yến mạch, cám yến mạch, lúa mạch và diêm mạch (quinoa); • các loại đậu như đậu khô, đậu dài, và đậu lăng nấu chín; • các loại hạnh; • các loại hạt, như hạt chia, và hạt lanh (flax) xay; • các loại rau; và • các loại trái cây, kể cả trái cây khô. Cả trái có nhiều chất sợi hơn nước trái cây có xác. Quý vị cũng có thể tăng thêm chất sợi trong thức ăn mình làm bằng cách rắc hoặc trộn 15 đến 30 mL (1 đến 2 muỗng canh) các loại thực phẩm có nhiều chất sợi như hạt chia, hạt lanh xay, lúa mì, cám gạo và yến mạch vào cereal nóng, thịt dồn khuôn, casseroles, hoặc vào các loại bánh nướng. Muốn biết một loại thực phẩm nào đó có bao nhiêu chất sợi, hãy đọc Bảng Ghi Các Sự Kiện Dinh Dưỡng trên bao đựng. Hãy tìm loại thực phẩm nào có từ 4 grams chất sợi trở lên trong mỗi khẩu phần. Muốn biết thêm chi tiết về chất sợi và vấn đề ăn uống của quý vị, hãy đọc HealthLinkBC File #68h Chất Sợi và Sức Khỏe Của Quý Vị. Ăn mận khô hoặc uống nước mận có giúp trị bón hay không? Mận khô và nước mận có chất sorbitol, một nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp đỡ bón. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên thỉnh thoảng mới dùng mận khô và nước mận. Muốn đỡ bón, quý vị nên ăn thêm chất sợi và uống thêm chất lỏng trong vấn đề ăn uống của mình. Tôi có thể dùng thuốc nhuận trường để trị bón hay không? Thuốc nhuận trường là những chất có thể giúp hết bón. Tuy nhiên dùng thuốc nhuận trường lâu dài có thể làm cho cơ thể quý vị lệ thuộc vào thuốc. Thử thay đổi cách ăn uống và lối sống của quý vị trước. Nếu quý vị vẫn không bớt bón, hãy nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe về cách kiểm soát tình trạng bón cho an toàn. Nếu quý vị có thai, điều quan trọng là luôn luôn nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe trước khi dùng thuốc nào mới, kể cả các loại thuốc nhuận trường. Muốn biết thêm chi tiết về dinh dưỡng, hãy gọi số 8-1-1 để nói chuyện với một chuyên viên ăn uống có ghi danh. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . Vietnamese - Number 68l Nutrition Series - July 2013 Kiểm Soát Bón ở Người Lớn Managing Constipation in Adults Bón là gì? Bón là khi quý vị khó đại tiện (đi cầu). Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1 -1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1 -1 tại B.C. Có. biết thêm chi tiết về dinh dưỡng, hãy gọi số 8-1 -1 để nói chuyện với một chuyên viên ăn uống có ghi danh. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc

Ngày đăng: 20/07/2015, 23:47

Xem thêm: Kiểm Soát Bón ở Người Lớn - Managing Constipation in Adults

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w