1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thiết kế trồng rừng sản xuất theo lô đến hộ gia đình

17 2,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 488,5 KB

Nội dung

A/ THÔNG TIN HỒ SƠ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG - Tên công trình: Thiết kế trồng rừng sản xuất theo lô đến hộ gia đình - Hộ trồng rừng: Võ Lâm - Hiện ở tại: thôn Hộ, xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế - Địa điểm: Tiểu khu 168, 165 - Diện tích trồng: 1ha - Loài cây trồng: Keo lai và Keo Tai Tượng B / NỘI DUNG Phần thứ nhất KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN LÔ TRỒNG RỪNG I. Vị trí Thửa đất thuộc tiểu khu 168, 165, thôn Hộ, xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. II. Địa hình địa thế Thửa đất thuộc vùng đồi thấp, có Độ cao trung bình tuyệt đối: 50 - 170 m Độ cao tương đối: 10 - 30m Độ dốc trung bình: 15 - 22 0 III. Thực bì Thực bì chủ yếu là cỏ.Thảm tươi chủ yếu là cây bụi rải rác, cỏ, chiều cao bình quân 0,5 - 3m, sinh trưởng trung bình, phân bố đồng đều, với độ che phủ trung bình 20 - 30%. Thực bì được xếp cấp II - III. IV. Thổ nhưỡng Qua điều tra, khảo sát thực tế và dựa trên tài liệu khảo sát đất đai của báo cáo Quy hoạch tổng thể vùng trồng rừng cấp xã. Đất đai lô thiết kế là loại đất Feralit vàng đỏ, đá mẹ là phiến thạch sét, có độ dày tầng đất trung bình 40 - 60cm, thành phần cơ giới chủ yếu là đất sét nhẹ, đất có hàm lượng mùn trung bình. Đất được xếp cấp III. V. Các yếu tố kinh tế xã hội: Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng hiện nay tương đối ổn định. Các nhà máy chế biến dăm gỗ và nhiều cơ sở chế biến gỗ khác trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận có nhu cầu rất lớn về gỗ nguyên liệu gỗ rừng trồng để phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Do đó, rừng trồng cần được đầu tư theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng rừng, cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phần thứ hai THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG I. Mục đích - Làm cơ sở cho các hộ vay vốn trồng rừng dựa trên diện tích, loài cây trồng và các chỉ tiêu kỹ thuật theo đúng quy định. - Hướng dẫn để người dân nắm được những nội dung cơ bản của công tác trồng rừng nhằm đảm bảo diện tích đưa vào trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. II. Nội dung 1. Diện tích thiết kế Tổng diện tích thiết kế: 1ha 2. Thiết kế kỹ thuật 2.1 Lựa chọn loài cây trồng rừng - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên trong khu vực thiết kế và mục tiêu trồng rừng của hộ gia đình. - Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh thái và khả năng sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng. * Loài cây được chọn để trồng là: - Keo lai giâm hom. (Acacia mangium x A. auriculiformis) - Keo tai tượng cây con từ hạt (Acacia mangium) 2.2 Mật độ trồng Mật độ trồng là 1650 cây/ha, trong đó: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m. Ở những nơi có độ dốc thấp từ 0 - 15 0 , trong hai năm đầu có thể trồng xen cây lương thực, hoa màu. Những nơi có độ dốc trung bình 16 - 20 0 , có thể trồng cây nông nghiệp không có củ để thu lợi sản phẩm trung gian và hạn chế thực bì có hại, cỏ dại phát triển cạnh tranh với cây trồng, thuận lợi cho công tác chăm sóc, bảo vệ, góp phần cải tạo đất, nhưng phải cách gốc cây trồng > 1,0 m và tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng, nếu độ dốc cao 21 - 25 0 thì không được phép trồng xen cây nông nghiệp. 2.3 Tiêu chuẩn của cây con Cây con được tạo trong túi bầu PE có kích thước 9x14cm tại vườn ươm từ 3 - 3,5 tháng tuổi, phải đạt tiêu chuẩn: chiều cao vút ngọn (Hvn) từ 25 - 35cm, đường kính cổ rễ (Dcr) từ 3 - 4mm. Cây con phát triển bình thường, bộ rễ phát triển tốt, không sâu bệnh, không vàng úa hoặc cụt ngọn, không bị vỡ bầu. 2.4 Phương thức trồng: Trồng thuần loài. 2.5 Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con được tạo trong túi bầu PE. 2.6 Xử lý thực bì Xử lý thực bì toàn diện trên toàn bộ diện tích thiết kế trồng rừng, chiều cao gốc phát < 10cm, tiến hành băm nhỏ cành nhánh và rải đều trên diện tích trồng để giữ ẩm, tăng độ phì cho đất và chống xói mòn đất. Thời gian xử lý thực bì phải hoàn tất trước tháng 10 để kịp làm đất và trồng rừng. Không được đốt. 2.7 Kỹ thuật làm đất a) Phương thức làm đất: Làm đất bằng thủ công và cục bộ theo hố. Hố phải bố trí theo đường đồng mức và phân bố theo hình nanh sấu. b) Phương pháp làm đất: Tiến hành dẫy cỏ và cuốc cục bộ theo hố trồng với diện tích 1 m 2 / hố, cuốc xới với chiều sâu > 15cm, nhặt hết đá lẫn, rễ cây và đào hố ngay tâm diện tích cuốc cục bộ. c) Đào và lấp hố, bón phân: - Hố đào ngay giữa diện tích cuốc cục bộ, có kích thước (40x40x40) cm, đào lớp tầng mặt để riêng, nhặt hết đá lẫn, rễ cây trong hố. - Lấp hố và bón phân: sau khi đào hố xong từ 1- 2 tuần, tiến hành lấp hố. Khi lấp hố phải lấp lớp đất mặt xuống dưới, tầng đất dưới lên trên, khi lấp được 1/2 hố thì tiến hành bón hỗn hợp phân và trộn đều với đất trong hố với liều lượng gồm: 200g phân hữu cơ vi sinh + 100g phân NPK/hố, sau đó tiếp tục lấp đất đầy hố. Công việc đào và lấp hố phải thực hiện xong trước khi trồng 2 - 4 tuần. 2.8 Kỹ thuật trồng a) Thời vụ trồng: Trồng vào mùa mưa từ giữa tháng 9 đến tháng 2 năm sau, không trồng vào những ngày mưa bão lớn, nên trồng trước 9 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều vào những ngày nắng (chú ý nên trồng vào những ngày râm nắng). b) Vận chuyển cây con và trồng cây: Khi vận chuyển cây con tránh sự va đập làm tổn thương cơ giới, nên vận chuyển cây con vào những ngày râm mát. c) Kỹ thuật trồng: Khi trồng dùng cuốc moi rộng giữa lòng hố sâu 15 - 20cm, dùng dao rạch vỏ bầu nhưng không làm vỡ kết cầu ruột bầu. Sau đó đặt cây ngay ngắn vào giữa hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất tự nhiên quanh hố từ 1 - 2cm, sau đó tiến hành lấp đất, nén chặt và vun gốc cho cây trồng theo hình mâm xôi để tránh nước mưa ứ đọng trong hố. 2.9 Chăm sóc và bảo vệ a) Chăm sóc: Rừng trồng được chăm sóc liên tục trong 3 năm. * Năm thứ nhất: - Lần 1 sau khi trồng vài tuần, tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành tra dặm những cây bị chết. Phát quang trên toàn bộ diện tích trồng, dẫy cỏ và vun gốc cho cây trồng vào tháng 4 - 6. Thi công đường lô, khoảnh. - Lần 2 vào tháng 9 – 12. Ngoài nội dung như lần 1, còn tiến hành cuốc cục bộ quanh gốc cây trồng với đường kính 0,6 – 0,8m, đồng thời bón thúc mỗi gốc 100g phân NPK. Đồng thời tiến hành tỉa thân cành phát triển không đúng mục đích kinh doanh. * Năm thứ hai: Số lần và nội dung các lần chăm sóc như năm 1 nhưng có thêm công đoạn tỉa thân và tỉa cành. - Tỉa thân: Những cây có nhiều thân, chọn một thân chính và dùng kéo cắt bỏ những thân, cành phát triển không đúng mục đích kinh doanh. - Tỉa cành: Trên các cây có nhiều cành nhánh, tỉa tất cả các cành ở đoạn 1/3 chiều dài thân tính từ mặt đất lên phía trên. * Năm thứ ba: Chăm sóc một lần vào tháng 8 -10. Nội dung: Phát dọn thực bì, loại bỏ cây leo bu bám trên cây trồng kết hợp với tỉa cành. Xăm xới vun gốc đường kính 0,8 – 1m. Thi công đường lô, khoảnh. b) Bảo vệ: thường xuyên tuần tra bảo vệ, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại. Cắm các loại bảng nghiêm cấm thả gia súc, nghiêm cấm mang lửa vào rừng trồng trong mùa khô, tích cực phòng chống cháy rừng. III. Biện pháp thực hiện - Nguồn giống: Chủ hộ tự lựa chọn mua cây giống tại các cơ sở cung ứng đã được cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất. - Tổ chức cho người dân thi công đúng nội dung trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. - Ban cán bộ kỹ thuật, khuyến lâm thường xuyên kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời sâu bệnh có hại. IV. Vốn đầu tư và hiệu quả 1. Vốn đầu tư 1.1 Cơ sở lập dự toán vốn - Căn cứ vào Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng – Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06/07/2005 của Bộ nông nghiệp và PTNT. - Căn cứ vào điều kiện thực tế của lô thiết kế. - Căn cứ vào giá cả thị trường tại thời điểm hiện tại. 1.2 Dự toán vốn đầu tư cho 1ha theo các công thức trồng: (ngàn đồng) Công thức Chi phí trồng 1ha Vốn chăm sóc Năm 1 Năm 2 Năm 3 A1 8.855 5.141 4.919 2.314 12.374 21.229 A2 8.855 5.141 4.919 2.314 12.374 21.229 A3 9.185 5.346 5.119 2.484 12.949 22.134 B1 9.130 5.236 5.014 2.594 12.844 21.974 B2 9.130 5.236 5.014 2.594 12.844 21.974 B3 9.485 5.446 5.219 2.789 13.454 22.939 C1 9.115 5.286 5.064 2.454 12.804 21.919 C2 9.115 5.286 5.064 2.454 12.804 21.919 C3 9.470 5.506 5.279 2.634 13.419 22.889 D1 9.390 5.381 5.159 2.734 13.274 22.664 D2 9.390 5.381 5.159 2.734 13.274 22.664 D3 9.770 5.606 5.379 2.939 13.924 23.694 ( Chi tiết có biểu kèm theo) Cơ sở để áp dụng các công thức cho từng khu vực cụ thể là dựa vào đặc điểm của thảm thực bì, cấp đất và độ dốc. Bảng : Công thức tương ứng cho từng loại điều kiện lập địa Công thức Thực bì Cấp đất Dộ dốc A1 II II 0-15 A2 II II 15-20 A3 II II 20-25 B1 II III 0-15 B2 II III 15-20 B3 II III 20-25 C1 III II 0-15 C2 III II 15-20 C3 III II 20-25 D1 III III 0-15 D2 III III 15-20 D3 III III 20-25 2. Hiệu quả - Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương, tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống. - Vốn rừng ngày càng tăng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, tăng khả năng giữ nước ngầm trong đất, nâng cao độ ẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. - Tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến giấy, đóng hàng mộc dân dụng, hàng xuất khẩu. DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KHI TIẾN HÀNH ĐẦU TƯ TRÊN 4 LÔ ĐIỀU TRA Bảng : Điều kiện tự nhiên trong các lô điều tra Địa điểm: Tiểu khu 165, 168 – xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy Hộ trồng rừng: Võ Lâm TT Lô Hạng mục a1 a2 a3 a4 1 Địa hình A Độ cao - Tuyệt đối (m) 170 170 160 50 - Tương đối (m) 25 30 15 10 B Hướng dốc chính Tây Nam Đông Nam Đông Bắc Đông C Độ dốc trung bình ( 0 ) 20 18 22 20 2 Đất A Đá mẹ phiến thạch sét phiến thạch sét phiến thạch sét phiến thạch sét B Loại đất Feralit vàng đỏ Feralit vàng đỏ Feralit vàng đỏ Feralit vàng đỏ C Độ sâu tầng đất (cm) 40 - 60cm 40 - 60cm 40 - 60cm 40 - 60cm D Thành phần cơ giới đất sét nhẹ đất sét nhẹ đất sét nhẹ đất sét nhẹ E Tỉ lệ đá lẫn (%) 20 - 35% 20 - 35% 20 - 35% 20 - 35% G Độ chặt hơi chặt hơi chặt hơi chặt hơi chặt H Tỉ lệ đá nổi (%) 10 - 20 % 10 - 20 % 10 - 20 % 10 - 20 % I Tình hình xói mòn trung bình trung bình trung bình trung bình K Cấp đất (theo Đ.mức 38/2005/QĐ-BNN) III III III III 3 Thực bì A Loại thực bì ưu thế Sim, Mua, Ngấy Sim, Mua, Thành Nghạnh, Bồ Cu Vẽ Sim, Mua, Lau lách Sim, Mua, Ngấy, Bai Bai B Tình hình sinh trưởng trung bình trung bình trung bình trung bình C Chiều cao bình quân (m) 0,5 - 1m 0,5 - 1m 0,5 - 1m 1 - 1,5m D Độ che phủ (%) 20 - 30 20 - 30 20 - 30 20 - 30 E Cấp thực bì (theo Đ.mức 38/2005/QĐ-BNN) Cấp II Cấp II Cấp II Cấp III 4 Khí hậu - Độ ẩm địa thế hơi ẩm hơi ẩm hơi ẩm hơi ẩm - Sương gió hại Đông Bắc Đông Bắc Đông Bắc Đông Bắc 5 Cự ly, phương tiện V/C cây con (km) 4 – 5 km 4 – 5 km 4 – 5 km 1 – 2 km 6 Cự ly, phương tiện đi làm (km) 4 – 5 km 4 – 5 km 4 – 5 km 1 – 2 km 1. DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG TẠI LÔ a1, a2 Biểu: CHI PHÍ CHO KHÂU TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI THEO CÔNG THỨC B2 Lô a1, a2 Công thức: B2 Diện tích: 1 ha Phương thức trồng: Thuần loài Loài cây: Keo Các chỉ tiêu: Cấp đất: III Phát thực bì: Toàn diện Cấp thực bì: II Số cây/ha: 1,534 Đường lô(m 2 ): 300 Cự ly: 1000-2000 Hố đào: 40x40x40cm Độ dốc: 15-20 Cây con: Keo VC cây con: Ghánh Hạng mục Đơn vị Khối lượng Định mức Hệ số Mùa vụ Độ dốc TỔNG DỰ TOÁN (1+2) 8.105,4 1. Nhân công : 67 50 3.350 - Xử lí thực bì m2 10000 541 1 18.5 - Đào hố Hố + Hố Keo 40*40*40 1,534 57 1 26.9 - Lấp hố Hố + Hố Keo 40*40*40 1,534 163 1 9.4 - Bứng cây Cây/ công 1,534 1 1 - Vận chuyển phân và bón phân Kg 460 170 1 2.7 - Vận chuyển cây, trồng cây Cây + Keo 1,534 193 1 7.9 - Làm đường lô m2 300 541 1 0.6 2.Vật Tư : 4.755,4 - Cây giống Cây + Keo 1,534 1 1.534 -Phân bón Kg 460 7 3.221,4 Biểu: DỰ TOÁN CHI PHÍ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG THEO CÔNG THỨC B2 Lô: a1, a2 Công thức: B2 Diện tích: 1 ha Phương thức trồng: Thuần loài Loài cây: Keo Các chỉ tiêu kỹ thuật - Cấp đất: III Số cây / ha: 1.534 - Cấp thực bì: II Độ dốc ( 0 ): 15-20 - Cự ly: 1000-2000 Dẫy cỏ đường lô: 300 m 2 - Xăm xới vun gốc: Năm 1: 0,6 - 0,8 m Năm 2: 0,6 - 0,8 m Năm 3: 0,8 - 1,0 m - Phát thực bì: Toàn diện Tra dặm: 10% Hạng mục Đơn vị Khối lượng Định mức Hệ số Độ dốc Mùa vụ A.Chăm sóc năm thứ nhất : 5.518 I. Nhân công 42.9 2.145 1. Phát thực bì m2 1.320 - Lần 1 m2 10000 748 1 0.9 14.9 50 745 - Lần 2 m2 10000 967 1 0.9 11.5 50 575 2. Trồng dặm Keo cây 153 138 1 1.1 50 55 3. Vận chuyển và bón phân kg 460 170 1 2.7 50 135 4. Làm cỏ, xới đất, vun gốc cây 1534 127 1 12.1 50 605 5. Làm đường lô m2 300 541 1 0.6 50 30 II. Tiền cây giống và phân : 3.373 - Cây giống Keo cây 153 1 153 - Phân NPK+ Vi sinh kg 460 7 3.220 B. Chăm sóc năm thứ hai : 5.405 I. Nhân công 43.7 2.185 1. Phát thực bì m2 1.320 - Lần 1 m2 10000 748 1 0.9 14.9 50 745 - Lần 2 m2 10000 967 1 0.9 11.5 50 575 2. Vận chuyển và bón phân kg 460 99 1 4.6 50 230 3. Làm cỏ, xới đất, vun gốc cây 1534 127 1 12.1 50 605 4. Làm đường lô m2 300 541 1 0.6 50 30 II. Tiền cây giống và phân : 3.220 - Phân NPK+ Vi sinh kg 460 7 3.220 C. Chăm sóc năm thứ ba : 1.910 I. Nhân công 38.2 1.910 1. Phát thực bì m2 1.275 - Lần 1 m2 10000 891 1 0.9 12.5 50 625 - Lần 2 m2 10000 854 1 0.9 13 50 650 2. Làm cỏ, xới đất, vun cây 1534 127 1 12.1 50 605 gốc 3. Làm đường lô m2 300 541 1 0.6 50 30 TỔNG ( A+B+C ) 12.833 [...]... PHÍ ĐẦU TƯ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG TẠI LÔ a3 Biểu: CHI PHÍ CHO KHÂU TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI THEO CÔNG THỨC B3 Lô a3 Công thức: B3 - Phương thức trồng: Thuần loài Cấp đất: III Cấp thực bì: II Cự ly: 1000-2000 Độ dốc: 20-25 Hạng mục TỔNG DỰ TOÁN (1+2) 1 Nhân công : - Xử lí thực bì - Đào hố + Hố Keo 40*40*40 - Lấp hố + Hố Keo 40*40*40 - Bứng cây - Vận chuyển phân và bón phân - Vận chuyển cây, trồng cây +... CHĂM SÓC RỪNG TẠI LÔ a4 Biểu: CHI PHÍ CHO KHÂU TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI THEO CÔNG THỨC D3 Lô a4 Công thức: D3 - Phương thức trồng: Thuần loài Cấp đất: III Cấp thực bì: III Cự ly: 1000-2000 Độ dốc: 20-25 Hạng mục TỔNG DỰ TOÁN (1+2) 1 Nhân công : - Xử lí thực bì - Đào hố + Hố Keo 40*40*40 - Lấp hố + Hố Keo 40*40*40 - Bứng cây - Vận chuyển phân và bón phân - Vận chuyển cây, trồng cây + Keo - Làm đường lô 2.Vật... 7 năm của 1 ha rừng theo 3 công thức Công thức B2 B3 D3 Tổng chi (1.000d) Trồng, Khai thác, chăm sóc vận chuyển 20.947,4 34.430,1 21.831 33.630,3 20.843 30.496,5 Tổng thu (1.000d) Lợi nhuận/7 năm (1.000d) Lợi nhuận/năm (1.000d) 221.123 216.069 186.753 165.745,5 160.607,7 135.413,5 23.677,93 22.943,96 19.344,79 Bảng: Tổng chi phí đầu tư cho một luân kỳ kinh doanh theo thực tế hộ gia đình đang thực hiện... 22.943,96 19.344,79 Bảng: Tổng chi phí đầu tư cho một luân kỳ kinh doanh theo thực tế hộ gia đình đang thực hiện TT Hạng mục A I Trồng rừng (I+II+III) Thiết kế trồng rừng II 2 Khối lượng Đơn giá Thành tiền (1.000d) Chi phí vật liệu 1 ĐVT III 8.041,25 ha 1 Cây con (kể cả trồng dặm 10% và v/chuyển) cây 1815 0,7 1.270,5 Phân NPK (0.05g/cây +v/chuyển) kg 395 7 2.765 4.035.,5 Chi phí sử dụng máy 1.905,75... Kg Cây m2 4.774 Cây Kg 1,540 462 1 7 1.540 3.234 Biểu: DỰ TOÁN CHI PHÍ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG THEO CÔNG THỨC B3 Lô: a3 Công thức: B3 Diện tích: 1ha - Phương thức trồng: Thuần loài - Loài cây: Keo Các chỉ tiêu kỹ thuật - Cấp đất: III - Số cây / ha: 1.540 - Cấp thực bì: II - Độ dốc ( 0 ): 20-25 - Cự ly: 1000-2000 - Dẫy cỏ đường lô: 300 m2 - Xăm xới vun gốc: Năm 1: 0,6 - 0,8 m Năm 2: 0,6 - 0,8 m Năm 3: 0,8... có thể tính toán được một cách tương đối giá trị của lô rừng sau 7 năm để từ đó có thể tính toán lợi nhuận thu được cho từng phương án đầu tư Với giá thành hiện nay đối với gỗ gia dụng là 1.300.000 vnd/ster và 600.000 vnd/tấn gỗ nguyên liệu làm giấy thì giá trị sau 7 năm của các lô rừng được thể hiện trong bảng sau Bảng Giá trị ước tính của một ha rừng sau 7 năm của 3 công thức Công thức B2 B3 D3 Ước... cây/ha: 1.420 Đường lô( m2): 300 Hố đào: 40x40x40cm Cây con: Keo VC cây con: Ghánh Khối Định Hệ số lượng Mù Độ a dốc vụ 10000 432 0.92 1,420 m2 Hố 74.3 25.2 57 0.92 27.1 1,420 1,420 426 163 170 0.92 0.92 0.92 9.5 1 2.7 1,420 300 193 432 0.92 0.92 50 8.117 3.715 8 0.8 Hố Cây/công Kg Cây m2 4402 Cây Kg 1,420 426 1 7 1.420 2.982 Biểu: DỰ TOÁN CHI PHÍ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG THEO CÔNG THỨC D3 Lô: a4 Công thức:... 22,45 21,5 -21,95 18,5 – 18,95 Gỗ gia dụng (80%) (m3) 17,8 17,4 15 Bột giấy (15%) (m3) 5,55 5,4 4,8 Gỗ (ster) 22,25 21,75 18,75 Bột (tấn) 4,44 4,32 3,84 Trong 1 năm (1.000d) 31.589 30.867 26.679 Giá trị sau 7 năm (1.000d) 221.123 216.069 186.753 Với giá thành khai thác và vận chuyển hiện nay có thể tính toán được chi phí để khai thác và vận chuyển số sản phẩm của các lô rừng Bảng ước lượng chi phí khai... (40 x 40 x 30cm) 10% công 2 90 180 2 Lấp hố bổ sung công 1 90 90 3 Bón phân +Trồng rừng + Tra dặm công 15 90 1.350 4 Giám sát kỹ thuật công 2 150 300 5 Quản lý phí (9% chi phí nhân công) 2 90 180 B Chăm sóc và quản lý (I-X) 6.168 I Năm thứ nhất 3.528 1 Cây con trồng dặm 10% + Vận chuyển 2 Phân NPK (100g/gốc +v/chuyển) 3 Công trồng dặm công 4 Xới + Bón phân + Vun gốc lần 1 (Φ >80 cm) 5 Giám sát kỹ thuật... đất, vun gốc cây 1420 127 0.92 12.2 610 3 Làm đường lô m2 300 432 0.92 0.8 40 TỔNG ( A+B+C ) 12.726 4 TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO MỘT HA RỪNG THEO 3 CÔNG THỨC Bảng: Tổng chi phí đầu tư cho một luân kỳ kinh doanh của 3 công thức tính theo định mức dự trù Công thức Chi phí trồng 1ha (1.000d) B2 B3 D3 8.105,4 8.429 8.117 Chi phí chăm sóc (1.000d) Năm 1 Năm 2 Năm 3 5.518 5.405 1.919 5.718 5.609 2.075 5.394 5.297 . A/ THÔNG TIN HỒ SƠ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG - Tên công trình: Thiết kế trồng rừng sản xuất theo lô đến hộ gia đình - Hộ trồng rừng: Võ Lâm - Hiện ở tại: thôn Hộ, xã Dương Hòa, huyện Hương. bản của công tác trồng rừng nhằm đảm bảo diện tích đưa vào trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. II. Nội dung 1. Diện tích thiết kế Tổng diện tích thiết kế: 1ha 2. Thiết kế kỹ thuật 2.1. kinh tế xã hội của địa phương. Phần thứ hai THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG I. Mục đích - Làm cơ sở cho các hộ vay vốn trồng rừng dựa trên diện tích, loài cây trồng và các chỉ tiêu kỹ thuật theo đúng

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w