1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen (Histomoniasis) tại Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị

66 439 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 521,68 KB

Nội dung

60 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM D−¬ng ThÞ Hång Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA GÀ MẮC BỆNH ĐẦU ĐEN (HISTOMONIASIS) TẠI BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ” khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2009 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Đào Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2013 61 LỜI CẢM ƠN Cho tới nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Bích Đào đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ThS. Trương Thị Tính đã đóng góp ý kiến quí báu và giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên cơ sở Yên Thế - Bắc Giang nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Cuối cùng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Dương Thị Hồng 62 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ( - ) ADN g GOT : Không xuất hiện : Acid Deoxyribo Nucleic : gam : Glutamicoxalacetic transaminase HE : Hemotoxilin - Eosin H. meleagridis : Histomonas meleagridis H. gallinarum Kg KGN LDH ml Nxb pp PCR TT Tr µm : Heterakis gallinarum : ki lô gam : Không gây nhiễm : Lactic dehydrogenase : mililít : Nhà xuất bản : trang : polymerase chain reaction : thể trọng : trang : micromet 63 MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Đơn bào Hisstomonas meleagridis và bệnh đầu đen 3 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào H. meleagridis ký sinh ở gia cầm 3 2.1.1.1. Vị trí của đơn bào H. meleagridis trong hệ thống phân loại động vật nguyên sinh. 3 2.1.1.2. Hình thái học loài H. meleagridis 4 2.1.1.3. Phương thức truyền lây của H. meleagridis 5 2.1.1.4. Vòng đời của H. meleagridis 13 2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomoniasis) ở gà 14 2.1.2.1. Lịch sử bệnh 14 2.1.2.2. Những thiệt hại kinh tế do Histomoniasis gây ra 15 2.1.2.3. Dịch tễ học bệnh đầu đen (Histomoniasis) ở gia cầm 16 2.1.2.4. Cơ chế sinh bệnh 18 2.1.2.5. Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen 18 2.1.2.6. Chẩn đoán 20 2.1.2.7. Phòng trị bệnh đầu đen cho gà 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 24 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 24 64 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra 25 3.3.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Bắc Giang 25 3.3.1.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà gây nhiễm 25 3.3.2. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh đầu đen 25 3.3.2.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện hẹp 25 3.3.2.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện rộng 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại Bắc Giang 25 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nhiễm trên gà 26 3.4.2.1. Gây nhiễm đơn bào H. meleagridis cho gà thí nghiệm 26 3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm 26 3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm 27 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu lực của một số thuốc trị bệnh đầu đen cho gà 28 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 29 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Bắc Giang 30 4.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Bắc Giang 30 4.1.1.1. Tình hình nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 30 4.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tỉnh Bắc Giang 31 4.1.1.3. Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở các địa phương 33 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen do gây nhiễm 35 65 4.1.2.1. Khả năng gây bệnh của H. meleagridis trên gà qua hai đường lây nhiễm khác nhau 35 4.1.2.2. Thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng của gà gây nhiễm 38 4.1.2.3. Triệu chứng ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm 41 4.1.2.4. Thời gian chết của gà sau gây nhiễm 46 4.1.2.5. Bệnh tích đại thể ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm 48 4.1.2.6. Bệnh tích vi thể ở manh tràng và gan của gà bị bệnh do gây nhiễm 50 4.2. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh đầu đen 51 4.2.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện hẹp 51 4.2.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện rộng 52 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.1.1. Về tình hình gà bị bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra nuôi tại tỉnh Bắc Giang 54 5.1.2. Khả năng gây bệnh của đơn bào H. meleagridis trên gà khi gây nhiễm 54 5.1.3. Về đánh giá hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh đầu đen 55 5.2. Đề nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 I. Tài liệu tiếng Việt 57 II. Tài liệu tiếng Anh 57 III. Tài liệu Internet 59 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 30 Bảng 4.2. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen 32 Bảng 4.3. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen ở Bắc Giang 34 Bảng 4.4. Kết quả gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà (qua đường miệng và hậu môn) 36 Bảng 4.5. Thời gian gà xuất hiện triệu chứng lâm sàng sau gây nhiễm 39 Bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen sau gây nhiễm liều 1 ml huyễn dịch gan, manh tràng/gà 41 Bảng 4.7. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen sau gây nhiễm liều 2 ml huyễn dịch gan và manh tràng/ gà 42 Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen sau gây nhiễm liều 3 ml huyễn dịch gan và manh tràng/gà 44 Bảng 4.9. Kết quả theo dõi gà chết sau gây nhiễm 46 Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể của gà sau gây nhiễm 49 Bảng 4.11. Bệnh tích vi thể của gà sau gây nhiễm 50 Bảng 4.12. Hiệu lực của thuốc trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp 51 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà nước ta có những bước phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi gà có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cơ hội làm giàu cho nông dân, không chỉ cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho nhu cầu trong nước mà còn góp phần thu ngoại tệ đáng kể đối với thu nhập quốc dân. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện nay việc chăn nuôi gà đảm bảo cung cấp trên 80% sản phẩm thịt cho thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm vẫn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra nhiều, thường xuyên trong đó có bệnh ký sinh trùng. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun kim ở gà nói riêng phát triển, kéo theo là sự phát triển của bệnh do đơn bào H. meleagridis gây ra. Bệnh do đơn bào H. meleagridis (bệnh đầu đen) ở gà hiện nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có mô hình chăn nuôi gà và gà tây theo lối tập trung công nghiệp. Bệnh gây tác hại đáng kể đối với chăn nuôi gà tại các địa phương và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh đầu đen là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ở gà và gà tây do đơn bào H. meleagridis gây ra. Bệnh gây ra những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu, ban đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở lên thâm đen nên có tên là bệnh đầu đen. Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: viêm hoại tử tạo mủ ở ruột thừa và gan, thể trạng xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng hiện tượng chết kéo dài, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 - 95%. 2 Mặc dù vậy, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh đầu đen ở gà, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh. Mặt khác, tại một số tỉnh chăn nuôi nhiều gà như tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, trong 3 năm gần đây liên tục xuất hiện bệnh đầu đen trên đàn gà nuôi thả vườn, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi gà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen (Histomoniasis) tại Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào H. meleagridis do gây nhiễm trên gà nuôi tại Bắc Giang. - Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà. - Thử nghiệm phác đồ điều trị, từ đó khuyến cáo người dân sử dụng điều trị đạt kết quả cao. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh đầu đen trên gà, có một số đóng góp mới cho khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để đề ra biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do bệnh đầu đen gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đơn bào Hisstomonas meleagridis và bệnh đầu đen Bệnh đầu đen (Histomoniasis) là một bệnh của các loài gia cầm, đặc biệt là gà và gà tây. Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis gây ra. H. meleagridis ký sinh chủ yếu trong lòng manh tràng và nhu mô gan, gây hoại tử, xuất huyết niêm mạc manh tràng, rối loạn chức năng gan và gây chết gia cầm với tỷ lệ cao, ảnh hưởng tới thu nhập của người chăn nuôi. 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào H. meleagridis ký sinh ở gia cầm 2.1.1.1. Vị trí của đơn bào H. meleagridis trong hệ thống phân loại động vật nguyên sinh. Theo Van der Heijden H. (2009) [32], vị trí của H. meleagridis trong hệ thống phân loại nguyên sinh động vật như sau: Sinh vật: Eukaryota Giới: Excavata Ngành: Metamonada Lớp: Parabasalia Bộ: Trichomonadida Họ: Monocercomonadidae Giống: H. meleagridis Loài: Histomonas meleagridis Tuy nhiên, những năm sau đó việc phân loại H. meleagridis đã liên tục thay đổi. Gần đây, căn cứ vào kết quả phân tích trình tự gen, Cepicka và cs (2010) [7], đã cho biết vị trí phân loại của H. meleagridis như sau: Bảng phân loại Giới: Protozoen Ngành: Parabasalia Lớp: Tritrichomonadea Bộ: Tritrichomonadida Họ: Dientamoebidae Giống: H. meleagridis Loài: Histomonas meleagridis [...]... 3.3.1 Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H meleagridis gây ra 3.3.1.1 Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Bắc Giang - Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen ở các địa phương - Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen do đơn bào H meleagridis gây ra ở các địa phương 3.3.1.2 Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà gây nhiễm - Thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng của gà gây... ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Gà nuôi tại tỉnh Bắc Giang - Gà mắc bệnh đầu đen (Histomoniasis) do gây nhiễm 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu - Gà các lứa tuổi, ở các phương thức nuôi khác nhau - Mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng) của gà bị mắc bệnh đầu đen và gà khỏe - Động vật gây nhiễm: Gà 4 tuần tuổi khoẻ mạnh, đã được... nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần 3.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu lực của một số thuốc trị bệnh đầu đen cho gà - Xây dựng 02 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà, mỗi phác đồ gồm có: + Thuốc diệt đơn bào + Thuốc điều trị triệu chứng + Thuốc nâng cao thể trạng và sức đề kháng - Để xác định hiệu lực của phác đồ điều trị, chúng tôi bố trí điều trị thử nghiệm trên gà. .. ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm - Thời gian chết của gà sau gây nhiễm - Bệnh tích đại thể ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm - Bệnh tích vi thể ở manh tràng và gan của gà bị bệnh do gây nhiễm 3.3.2 Đánh giá hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh đầu đen 3.3.2.1 Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện hẹp 3.3.2.2 Đánh giá hiệu lực của thuốc trên diện rộng 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Nghiên cứu bệnh. .. tra bệnh tích vi thể 3.4.2.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm * Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng - Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng: Hàng ngày quan sát và ghi lại những biểu hiện của gà thí nghiệm: Thể trạng, mào, tích, niêm mạc, phân, ăn uống, vận động - Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của gà thí nghiệm hàng ngày sau gây nhiễm vào... đồ điều trị, chúng tôi bố trí điều trị thử nghiệm trên gà bị bệnh ngoài thực địa ở diện hẹp và diện rộng, đánh giá hiệu quả của từng phác đồ Sau đó lựa chọn 01 phác đồ điều trị hiệu quả để khuyến cáo cho người dân Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị trên diện hẹp cho gà mắc bệnh đầu đen tại tỉnh Bắc Giang với 2 phác đồ điều trị sau: Phác đồ I: Cho uống hỗn hợp 4 loại: T cúm gia súc: 1,5 - 2 gam T... cứu 3.4.1 Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại Bắc Giang * Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen - Xác định triệu chứng lâm sàng: Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như: Quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt (Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [2]) để xác định những biến đổi lâm sàng của gà (mào, yếm, thể trạng,... mép và da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen nên gọi tên bệnh là bệnh đầu đen Kể từ khi bệnh đầu đen xuất hiện phổ biến, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về bệnh Sau một thời gian nghiên cứu, người ta nhận thấy dấu hiệu biến đổi da vùng đầu không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh, vì nó có thể quan sát thấy trong một số bệnh khác của gà tây Theo Smith (1895) [27], khi gà tây mắc bệnh. .. có gà bị bệnh Theo dõi một thời gian thấy gà xuất hiện triệu chứng, mổ khám kiểm tra gan và manh tràng có bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen Kết quả trên bước đầu khẳng định vai trò của giun đất trong việc truyền tải bệnh đầu đen từ gia cầm này sang gia cầm khác Farr M M (1959) [12] báo cáo: lấy giun đất ở khu vực có gà bị bệnh dùng làm thức ăn cho gà, gà lôi và gà tây khỏe mạnh, thấy gà bị mắc bệnh, ... chỉ ở gan mà còn thấy ở lách, ruột và tủy xương Bệnh lao gà chỉ quan sát thấy ở gà ta, gà tây lớn tuổi, nhưng không thấy ở gà con gà dò Ở bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén ở ruột thừa như ở bệnh đầu đen 2.1.2.7 Phòng trị bệnh đầu đen cho gà * Phòng bệnh - Để phòng bệnh Histomoniasis, trước hết không được nuôi chung gà tây với gà ta - Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi - . ĐẠI HỌC NÔNG LÂM D−¬ng ThÞ Hång Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA GÀ MẮC BỆNH ĐẦU ĐEN (HISTOMONIASIS) TẠI BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ” khãa. của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi gà, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen (Histomoniasis) tại Bắc Giang và thử. gà tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 30 4.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tỉnh Bắc Giang 31 4.1.1.3. Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở các địa phương 33 4.1.2. Nghiên

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w