1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm DẠY VĂN HỌC SỬ KHÓ NHƯNG DỄ

23 813 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

DẠY VĂN HỌC SỬ KHÓ NHƯNG DỄ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những thông tin gần đây trên báo chí cho thấy con số thống kê học sinh (HS) đăng ký dự thi môn Sử và môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thấp một cách đáng ngại. Thậm chí có trường trung học phổ thông không ghi nhận được một học sinh nào đăng ký dự thi môn Sử. Ví dụ như trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu, chỉ có khoảng hơn 10 học sinh đăng kí môn thi tự chọn là môn Sử. Đây là một con số đáng lo ngại. Từ môn Sử nghĩ về môn Ngữ văn. Giả sử bây giờ Bộ GDĐT quyết định chuyển môn Văn thành môn thi tự chọn, liệu sẽ có bao nhiêu phần trăm thí sinh tự nguyện đăng ký môn này? Có cơ quan nào đứng ra làm một cuộc điều tra xã hội học trung thực để trả lời câu hỏi ấy? HS hiện nay ít yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài văn học sử khô khan, nhàm chán. Thực trạng đó không chỉ do chương trình, SGK hay giáo viên mà còn do chính bản thân HS đã thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý và quan niệm sống so với các thế hệ trước. Nhà trường không thể nào “sửa chữa” đặc điểm đó của thế hệ trẻ mà chỉ có thể điều chỉnh phần nào bằng sự thuyết phục của văn học. Hiện nay, trên sách báo, internet, bên cạnh những tác phẩm tinh hoa, xuất hiện đầy rẫy văn học thứ cấp. Nhiều HS mê đắm tiểu thuyết ngôn tình, sa lầy vào đó, dần dần mất cân bằng trong cảm thụ văn học và có thể tự mình hủy hoại cảm xúc và thị hiếu của mình. Dù quan niệm giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm, thì thực tế ở trường phổ thông cho thấy thầy cô giáo vẫn là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cải cách. Trong nhân tố này có vấn đề tầm nhìn, kiến thức, phương pháp và kỹ năng. Đặc biệt là khi dạy những bài văn học sử trong chương trình, giáo viên sẽ thể hiện đầy đủ nhất về năng lực chuyên môn nhằm giúp học sinh tiếp cận những tri thức tưởng chừng rất khô khan, khó nhớ. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy những bài văn học sử trong chương trình mà tôi đã thực hiện có hiệu quả nhất, để mỗi tiết học văn học sử khó nhưng dễ.

Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH CỬU Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY VĂN HỌC SỬ - KHÓ NHƯNG DỄ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HÀ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: ……………………  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Công tác chủ nhiệm lớp  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ HÀ 2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 7 - 1979 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: KP 3 – Trảng Dài – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0914932119 6. Fax: E-mail: quocanhgx@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn, Chủ nhiệm lớp 10A2 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn, Chủ nhiệm lớp. - Số năm có kinh nghiệm: 14 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: không BM02-LLKHSKKN Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 3 DẠY VĂN HỌC SỬ - KHÓ NHƯNG DỄ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những thông tin gần đây trên báo chí cho thấy con số thống kê học sinh (HS) đăng ký dự thi môn Sử và môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thấp một cách đáng ngại. Thậm chí có trường trung học phổ thông không ghi nhận được một học sinh nào đăng ký dự thi môn Sử. Ví dụ như trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu, chỉ có khoảng hơn 10 học sinh đăng kí môn thi tự chọn là môn Sử. Đây là một con số đáng lo ngại. Từ môn Sử nghĩ về môn Ngữ văn. Giả sử bây giờ Bộ GD-ĐT quyết định chuyển môn Văn thành môn thi tự chọn, liệu sẽ có bao nhiêu phần trăm thí sinh tự nguyện đăng ký môn này? Có cơ quan nào đứng ra làm một cuộc điều tra xã hội học trung thực để trả lời câu hỏi ấy? HS hiện nay ít yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài văn học sử khô khan, nhàm chán. Thực trạng đó không chỉ do chương trình, SGK hay giáo viên mà còn do chính bản thân HS đã thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý và quan niệm sống so với các thế hệ trước. Nhà trường không thể nào “sửa chữa” đặc điểm đó của thế hệ trẻ mà chỉ có thể điều chỉnh phần nào bằng sự thuyết phục của văn học. Hiện nay, trên sách báo, internet, bên cạnh những tác phẩm tinh hoa, xuất hiện đầy rẫy văn học thứ cấp. Nhiều HS mê đắm tiểu thuyết ngôn tình, sa lầy vào đó, dần dần mất cân bằng trong cảm thụ văn học và có thể tự mình hủy hoại cảm xúc và thị hiếu của mình. Dù quan niệm giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm, thì thực tế ở trường phổ thông cho thấy thầy cô giáo vẫn là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cải cách. Trong nhân tố này có vấn đề tầm nhìn, kiến thức, phương pháp và kỹ năng. Đặc biệt là khi dạy những bài văn học sử trong chương trình, giáo viên sẽ thể hiện đầy đủ nhất về năng lực chuyên môn nhằm giúp học sinh tiếp cận những tri thức tưởng chừng rất khô khan, khó nhớ. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy những bài văn học sử trong chương trình mà tôi đã thực hiện có hiệu quả nhất, để mỗi tiết học văn học sử - khó nhưng dễ. Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN a) Dạy văn học sử - rất khó. Đây là điều mà những giáo viên đều cảm thán. Trong chương trình môn văn ở phổ thông có ba loại giờ học: phân tích tác phẩm, dạy bài văn học sử, dạy bài lí luận văn học. Mỗi loại bài có đặc điểm riêng, do vậy phương hướng giảng dạy, cách khai thác bài học cũng có những yêu cầu riêng. Quá trình thiết kế bài học không phải là quá trình giáo viên cung cấp kiến thức mà là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức. Vì vậy giáo viên luôn luôn phải hình dung ra những hình thức hoạt động cụ thể sẽ tiến hành trong lớp học để giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình tìm hiểu kiến thức. Dạy văn học sử khác với dạy tác phẩm văn học ở điểm: tác phẩm văn chương trong sách giáo khoa chỉ là một văn bản, tác phẩm nói cái gì, giáo viên dạy cái gì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cảm thụ và sự hiểu biết của giáo viên. Trong bài văn học sử (bài lý luận văn học cũng vậy) kiến thức chủ yếu nằm ngay trong bài, nhiệm vụ của giáo viên không phải là cho học sinh chép lại sách giáo khoa mà là chọn lựa, phân loại những vấn đề chủ yếu, thứ yếu và bằng sự hiểu biết của mình lý giải, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Trong khi đó, dạy văn học sử như thế nào cho hay, cho hấp dẫn học sinh phụ thuộc nhiều vào kĩ năng sư phạm của mỗi giáo viên đứng lớp. Rất ít có những sách nghiên cứu chỉ ra cụ thể là giáo viên phải làm như thế nào, ra sao. b) Ở ngôi trường tôi đang công tác, dạy văn học sử như thế nào cho hấp dẫn học sinh luôn là một vấn đề được các cô trong tổ quan tâm, trăn trở. Do mang tính khái quát, lại chứa đựng dung lượng kiến thức lớn của cả một thời kỳ nhiều thế kỷ, một giai đoạn văn học mấy trăm năm hoặc sự nghiệp sáng tác mấy chục năm của một tác gia cho nên bài văn học sử thường khó dạy, khó học. Chưa ở đâu sự tích hợp sâu xa bền vững, sự liên ngành, liên môn cùng một lúc xuất hiện hài hòa như trong dạy học Văn học sử. “Xã hội nào văn học ấy”. Chính vì vậy, việc dạy những bài văn học sử là rất khó. Nhưng với tài năng sư phạm và nhiệt tình công tác, tổ Ngữ văn đã có những buổi họp tổ nhằm tìm ra được những biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh yêu thích, hứng thú hơn trong những giờ văn học sử; làm sao để biến một tiết học khô khan, đầy những tri thức tổng hợp ấy trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. c) Riêng bản thân tôi tự nhận thấy: Dạy học phải chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Dạy học cũng phải chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin. Có như thế, mỗi tiết văn học sử sẽ trở nên nhẹ nhàng và hứng khởi hơn. Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 5 III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Dạy văn học sử khó: Các văn bản lịch sử văn học có vị trí chủ đạo. Nó quán triệt, chi phối và xuyên suốt quá trình học tập Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Các văn bản lịch sử văn học cung cấp hệ thống các tri thức mang tính chìa khóa lý luận. Trên cơ sở định hướng đó, nó hoàn thiện tri thức và kỹ năng cho học sinh. Chính vì có vị trí chủ đạo đó mà các văn bản lịch sử văn học chi phối việc tích hợp các loại kiến thức trong bộ môn Ngữ Văn. Riêng bản thân các văn bản lịch sử văn học là văn bản tích hợp nhất về tất cả các phân môn trong bộ môn Ngữ Văn (giảng văn, tiếng việt, tập làm văn). Nó chi phối về khối lượng, nội dung, kiến thức và phương pháp học tập. Với vị trí chủ đạo, các văn bản lịch sử văn học có nhiệm vụ rất quan trọng: Nó góp phần to lớn vào việc làm hoàn thiện tri thức văn học cho học sinh; giúp học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, góp phần hệ thống hóa kiến thức lịch sử văn học cho học sinh lên một bước so với chương trình trung học cơ sở. Từ đó, luyện cho học sinh khả năng vận dụng tri thức đó. Văn bản lịch sử văn học mang đến cho bộ môn Ngữ Văn tính chất khoa học. Ngoài nhiệm vụ trang bị tri thức khái quát về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cho học sinh, các văn bản lịch sử văn học còn chi phối hoạt động đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình Ngữ văn theo quan điểm, lịch sử, thể loại. Bên cạnh đó lịch sử văn chương không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức về lịch sử sáng tạo và tiếp nhận văn chương của một dân tộc mà còn giúp cho học sinh hiểu được lịch sử, văn hóa, xã hội,… trong sự phát triển của dận tộc. Đồng thời bồi đắp cho các em lòng yêu nước và lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại. Tổng thể các bài văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT như sau: Lớp Ngữ Văn cơ bản Ngữ văn nâng cao 10 1. Tổng quan về Văn học Việt Nam. 2. Khái quát về văn học dân gian Việt Nam. 3. Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. 4. Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. 5. Truyện Kiều của Nguyễn Du 1. Tổng quan về Văn học Việt Nam. 2. Khái quát về Văn học dân gian Việt Nam. 3. Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. 4. Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến XIX. 5. Nguyễn Trãi. 6. Nguyễn Du 11 1. Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam. 2. Khát quát về Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. 3. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu. 4. Chí Phèo (tác giả Nam Cao) 5. Xuân Diệu 1. Nguyễn Đình Chiểu. 2. Nguyễn Khuyến. 3. Ôn tập Văn học trung đại. 4. Khát quát về Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. 5. Nam Cao. 1. Xuân Diệu. 2. Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh 12 1. Khái quát Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết 1. Khái quát Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 6 thế kỷ XX. 2. Hồ Chí Minh. 3. Tố Hữu. thế kỷ XX. 2. Hồ Chí Minh. 3. Tố Hữu. 4. Nguyễn Tuân. Như vậy, nhìn chung, văn học sử trong chương trình THPT có hai dạng bài: - Bài khái quát một thời kì văn học. - Bài khái quát về tác giả văn học. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn bao gồm những sự kiện lịch sử, xã hội, văn học; trào lưu văn học; những tác gia, tác giả và tác phẩm tiêu biểu, thành tựu văn học. Do vậy, kiến thức của bài văn học sử có những đặc điểm sau: a. Tính khái quát: - Là những bài học tổng kết cả một thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, trào lưu văn học, tổng kết sự nghiệp sáng tác của một tác gia nên kiến thức văn học sử có tính khái quát, trừu tượng cao. Bài văn học sử vì vậy mà khó dạy, khó học. Tính khái quát trong kiến thức văn học sử thể hiện ở nhiều cấp độ. Cấp độ 1: thời kì văn học, cấp độ 2: giai đoạn văn học, cấp độ 3: tác gia, cấp độ 4: tác phẩm + Kiến thức trong bài thời kỳ văn học là sự tổng hợp, khái quát những vấn đề của các giai đoạn văn học, các tác gia, tác giả, tác phẩm. + Kiến thức trong bài giới thiệu về một tác gia là sự tổng kết cuộc đời và sự nghiệp của tác gia đó với những tác phẩm tiêu biểu. + Phần giới thiệu tác phẩm là sự đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm lớn, sau đó trong phần giảng văn, học sinh chỉ học một trích đoạn của tác phẩm. - Như vậy, mỗi luận điểm, luận cứ trong bài khái quát chứa đựng những khối lượng kiến thức lớn, có tính khái quát cao. Ví dụ: Về giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, sách giáo khoa lớp 10, tập I viết: “Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.” Trong nhận định trên có những khái quát về đặc điểm chung của cả giai đoạn văn học: nhân đạo chủ nghĩa. Đặc điểm chung này bao hàm những nét chung và nét riêng trong sáng tác của những tác giả khác nhau như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 7 b. Tính hệ thống: Tính khái quát của kiến thức văn học sử gắn liền với tính hệ thống. Thể hiện ở những điểm sau: - Các dòng văn học, thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, các khái niệm, các nhận định văn học được sắp xếp theo tiến trình lịch sử, qua đó thể hiện sự vận động của nền văn học dân tộc. Ví dụ: Chương trình văn học từ lớp 10 đến lớp 12 được cấu tạo dựa trên tiến trình phát triển của văn học từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong dòng văn học viết, bài mở đầu là Khái quát thời kỳ văn học từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, ở lớp 11 là bài Khái quát văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, lớp 12 là bài Khái quát văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong từng bài học: trong thời kỳ văn học bao gồm các giai đoạn văn học, trong các giai đoạn có các tác gia, tác giả, mỗi tác gia lại có những tác phẩm khác nhau. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong cấu trúc từng bài với 2 phần: + Phần thứ nhất: Khái quát về tình hình xã hội, văn hóa của thời kỳ văn học, giai đoạn văn học hoặc nêu lên những nét chính, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một tác gia. + Phần thứ hai: Giới thiệu về thành tựu văn học của thời kỳ, giai đoạn văn học đó hoặc sự nghiệp sáng tác của tác gia. Giữa 2 phần có mối quan hệ chặt chẽ. Thành tựu của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, một tác gia, tác giả chỉ có thể được hình thành, phát triển trong những điều kiện lịch sử, xã hội, trong bầu không khí văn hóa, tinh thần nhất định. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong từng phần như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong bản thân một hiện tượng văn học. - Thể hiện trong cấu trúc giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới trong tập I và tập II của cả 3 cấp lớp 10,11,12. Tương ứng với phần văn học dân gian ở lớp 10, tập I, học sinh sẽ học văn học dân gian Hy lạp, Ấn Ðộ , tương ứng với thời kỳ văn học trung đại Việt Nam ở lớp 11, tập I, học sinh sẽ tiếp xúc với văn học cổ điển thế giới c. Tính tổng hợp: - Văn học của bất cứ thời kỳ nào bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định. Do vậy kiến thức của giờ văn học sử là kiến thức mang tính tổng hợp về lịch sử, xã hội, văn hóa, triết học, tôn giáo, chính trị Ví dụ: Trong văn học trung đại Việt Nam có hiện tượng tam giáo đồng nguyên, tức có sự giao hòa của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nếu giáo viên không có những hiểu biết nhất định về lịch sử, về Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo thì không thể hiểu sâu văn học nhà Nho cũng như không thể hiểu tại sao trong Truyện Kiều lại có yếu tố định mệnh, tại sao Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ lại có tình thần nhập thế rất mạnh mẽ. Văn học giai đoạn 1930 - 1945 phân hóa thành 3 trào lưu: lãng mạn, hiện thực phê phán và cách mạng. Nguyên nhân của sự phân hóa này là do sự xuất hiện của Ðảng Cộng sản, của tầng lớp trí thức Tây học, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản trong xã Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 8 hội, do sự giao lưu với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp Phải hiểu những đặc trưng lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kỳ này mới có thể hiểu được những thành tựu văn học của nó. 2. Nhưng dễ: a. Giải pháp 1: - Chọn lựa, phân loại các luận điểm, luận cứ được trình bày trong sách giáo khoa sau đó sử dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với giải thích, phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể: dẫn chứng về sự kiện văn học, về tác giả, tên tác phẩm hoặc một vài câu văn, câu thơ tiêu biểu. Nên tập trung vào những sự kiện liên quan đến tình hình văn học, sáng tác của tác giả và lý giải cho học sinh thấy phong cách nghệ thuật của tác gia được hình thành trong điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội nào. Ví dụ: Ðặc điểm nổi bật của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là tính nhân đạo chủ nghĩa. Giáo viên phải giải thích được thế nào là nhân đạo chủ nghĩa. Tính nhân đạo chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong sáng tác của các nhà văn giai đoạn này, chứng minh cụ thể bằng một vài tác phẩm hoặc câu thơ. - Cụ thể hóa tính khái quát nhiều bậc của kiến thức bằng những dẫn chứng minh họa, bảo đảm mối liên hệ giữa tri thức khái quát với tri thức cụ thể, giữa những nhận định về đặc điểm của một thời kỳ, giai đoạn văn học với các tác phẩm trong giai đoạn, thời kỳ đó. Ví dụ: Trong nhận định trên về Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX (trang 25) có 3 bậc khái quát: + Bậc 1: “Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa” +Bậc 2: “Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ” + Bậc 3: “Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.” Nhận định trong bậc 2 là kiến thức khái quát so với bậc 3 nhưng lại là dẫn chứng lý giải cho nhận định ở bậc 1. Nhận định trong bậc 3 là kiến thức cụ thể so với bậc 2 nhưng vẫn mang tính khái quát. Vì vậy, giáo viên phải xây dựng được mô hình khái quát, giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức một cách có hệ thống, khoa học rõ ràng. Ví dụ cho mô hình trên: Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 9 - Trong khi diễn giảng kết hợp kể một vài giai thoại văn học về một nhà văn, nhà thơ. Ví dụ: Giai thoại của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Sử dụng các loại biểu bảng, sơ đồ giúp học sinh nắm được những nội dung chính của bài học: Ví dụ: Những bảng biểu này sẽ giúp học học sinh tóm tắt được một cách khái quát và có hệ thống kiến thức trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945, Văn học 11: Mẫu 1: Hiện đại hóa văn học ĐK để HĐH Các giai đoạn HĐH Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Mẫu 2: Sự phân hóa văn học Văn học công khai Văn học không công khai Mẫu 3: Tốc độ phát triển nhanh chóng Biểu hiện Nguyên nhân Đòi quyền sống Đòi hạnh phúc Đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. Thơ Hồ Xuân Hương Thơ Bà Huyện Thanh Quan Truyện Kiều – Nguyễn Du CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 10 Mẫu 4: Thành tựu của văn học Nội dung Nghệ thuật - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, phát hiện những nhận định khái quát, những luận điểm, luận cứ hoặc nêu một vài câu thơ, câu văn các em đã biết minh họa cho kiến thức. - Hoặc lý giải mối quan hệ hữu cơ giữa tiểu sử với tư tưởng, phong cách nghệ thuật của một tác giả. Ví dụ: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có bản lĩnh, luôn khao khát một tình yêu mạnh mẽ nhưng gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên, hai lần làm lẽ lại sống trong thời chế độ phong kiến đã suy vong, nhu cầu tự do cá nhân của con người bắt đầu phát triển. Ðiều này lý giải vì sao thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền sống, quyền được yêu, được hạnh phúc của người phụ nữ. - Giải thích, kể chuyện, nêu dẫn chứng về các hiện tượng lịch sử, văn hóa, xã hội, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, dùng tranh ảnh để làm sáng tỏ các nhận định văn học. Ðiều này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tích lũy những kiến thức văn học và ngoài văn học. Ví dụ: Về Nguyễn Trãi, sách lớp 10, tập I, phần Ghi nhớ viết: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Khi chốt lại bài giảng, đến vấn đề này, giáo viên không thể không yêu cầu học sinh lí giải câu trên bằng sự hiểu biết, sự nắm vững kiến thức của bản thân. Chú ý: Bài văn học sử được học như một bài mở đầu cho một thời kỳ, giai đoạn văn học. Học sinh học trong điều kiện chưa có những hiểu biết cụ thể về tác giả, tác phẩm của thời kỳ, giai đoạn văn học đó. Do vậy bài giảng cần được cụ thể hóa bằng những dẫn chứng. Sau đó, khi học tác phẩm, cần thông qua tác phẩm củng cố lại những kiến thức khái quát đã học trong giờ văn học sử, giúp học sinh có cái nhìn hệ thống với vấn đề đã học. 2. Giải pháp 2: Dùng hệ thống câu hỏi tốt để giúp học sinh tìm hiểu vấn đề. - Thế nào là hệ thống câu hỏi tốt? Là câu hỏi có thể cung cấp đầy đủ những kiến thức một cách cơ bản và chính xác nhất của một bài học, đồng thời có tính hấp dẫn và lôi cuốn học sinh chú ý vào bài học để tham gia xây dựng bài và nắm được nội dung bài học một cách đầy đủ. - Ý nghĩa: Câu hỏi tốt thể hiện sự sáng tạo trong sự chuẩn bị câu hỏi của giáo viên. Giúp học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng nhất, từ đó phát huy được năng lực cảm thụ và tư duy. [...]... họ tên) NGUYỄN THỊ HÀ Trang 22 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Vĩnh Cửu, ngày 20 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: DẠY VĂN HỌC SỬ - KHÓ NHƯNG DỄ Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ... Trang 20 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ Học sinh sẽ hào hứng tìm hiểu vấn đề, tranh luận nhau về nội dung của khổ thơ và như vậy kiến thức về tác giả đó sẽ tự đi sâu vào trong tâm hồn của mỗi học sinh Tài năng sư phạm, cách dẫn dắt vấn đề của giáo viên sẽ là điều kiện tiên quyết để biến những kiến thức trong bài văn học sử khô khan, khó nhớ trở nên dễ dàng hơn, rung động hơn trong mỗi giờ học Từ đó, học. . .Dạy văn học sử - khó nhưng dễ Trang 11 - Mục đích yêu cầu của hệ thống câu hỏi tốt trong giờ đọc – hiểu văn bản lịch sử Văn học:  Về kiến thức: Giúp học sinh hình thành và tích lũy hệ thống tri thức, nắm được nội dung trọng tâm của bài học và có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về kiến thức bên ngoài  Về kĩ năng: Giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng, năng lực cảm thụ tư duy sáng tạo (đọc... tương ứng Dạy học Văn học sử thực chất là dạy học một cách nhìn nhận, phân tích, tổng hợp vấn đề từ tư liệu của Lịch sử văn học được xử lý theo quan niệm Triết học và Mĩ học cá nhân của mỗi thành viên khi bừng phát theo sự kích thích, khơi gợi của người dạy Điều này không phải thầy dạy mới có, mà trên cơ sở hoạt động dạy học những năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp đã “mai phục sẵn” ở người học sinh... Trần, chất sám hối để linh hồn con người được cứu rỗi trong văn chương của Nguyên Hồng, Nam Cao, Hàn Mặc Tử … các nhà văn nhà thơ theo dạo Thiên Chúa - Với thời kì văn học rất cần phân tích sự biến động của Lịch sử, của Triết học, Mĩ học, Tôn giáo, Kinh tế, Chính trị trong suốt một thời kì lịch sử dài đằng đẵng kéo Dạy văn học sử - khó nhưng dễ Trang 17 theo sự ra đời phát triển của các trào lưu, các... Bắc Kì… Dạy văn học sử - khó nhưng dễ Trang 18  Bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng thánh 8 năm 1945, Văn học 11: cần nêu được tình hình lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đó, để lí giải vì sao, văn học ở thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ về ý thức cái tôi cá nhân nhiều như thế  Khi dạy bài tác giả Tố Hữu, Hồ Chí Minh, giáo viên không thể không tích hợp liên môn lịch sử về... giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm Trang 23 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ... triển - Điều quan trọng nhất của dạy học Văn học sử là phải lý giải được mối quan hệ biện chứng và lịch sử của các hiện tượng văn học từ tổng hợp khái quát đến cụ thể Vì sao Văn học dân gian Việt Nam lại gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc sâu sắc như vậy? Vì sao những tư tưởng triết học dân chủ của cha ông in đậm nét trong văn học truyền miệng của dân tộc? Học sinh phải tự hiểu được rằng... kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở Các khanh nghĩ thế nào?” 4 Giải pháp 4: Dạy văn học sử theo hướng tích hợp liên môn - Chưa ở đâu sự tích hợp sâu xa bền vững, sự liên ngành, liên môn cùng một lúc xuất hiện hài hòa như trong dạy học Văn học sử “Xã hội nào văn học ấy” Từ cơ sở triết học, tư tưởng lưu hợp với lịch sử kéo theo một luồng Mĩ học. .. TB HKI TB HKII 10A1 2013 - 2014 Lớp 49 % 62% 10A2 51% 70% 10A8 39% 57% Trang 21 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy văn học sử Tin chắc là vẫn còn nhiều thiếu sót, cho nên tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong cơ quan và trong ngành, các cấp lãnh đạo,

Ngày đăng: 18/07/2015, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w