TIỂU LUẬN Đề bài: Tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách cai trị của các vị vua nước ta trong thời kỳ nhà nước phong kiến từ thế kỷ XV – XIX. Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình khi du nhập vào nước ta đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh góp phần xây dựng 1 hệ thống quản lý, thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia. Các Nho sĩ luôn mang trong mình tư tưởng “sôi kinh nấu sử” để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, đó là con đường của các nhà Nho tiến thân, cống hiến cho nước nhà, tận trung với vua, hết lòng vì xã tắc. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “đưa thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, vì dân lấy đạo nghĩa trên hết, chăm lo cho dân, giáo hóa dân chính là tư tưởng trị quốc được các triều đại vua Việt Nam coi trọng hàng đầu. Nho Giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc Thuộc, thế nhưng phải chờ đến thế kỷ thứ X thì các triều đại phong kiến Việt Nam mới dần chú ý đến Nho Giáo. Từ thời nhà Lý đã thấy nhà vua lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và tiền hiền ở Thăng Long. Trong lúc Phật giáo còn là quốc giáo thì suốt thời LýTrần thực lực của Nho Giáo và nho gia ở triều đình và trong dân càng ngày càng phát triển. Nho giáo bắt đầu chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nhà nước Việt Nam từ triều Hậu Lê (thế kỷ 15) sau khi tầng lớp Nho sĩ dân tộc đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến dài 20 năm đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nho Giáo có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách cai trị qua từng thời kì.
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN Đề bài: Tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách cai trị của các vị vua nước ta trong thời kỳ nhà nước phong kiến từ thế kỷ XV – XIX. Hà Nội, tháng 9 năm 2013. 1 Bài Làm Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình khi du nhập vào nước ta đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh góp phần xây dựng 1 hệ thống quản lý, thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia. Các Nho sĩ luôn mang trong mình tư tưởng “sôi kinh nấu sử” để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, đó là con đường của các nhà Nho tiến thân, cống hiến cho nước nhà, tận trung với vua, hết lòng vì xã tắc. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “đưa thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, vì dân lấy đạo nghĩa trên hết, chăm lo cho dân, giáo hóa dân chính là tư tưởng trị quốc được các triều đại vua Việt Nam coi trọng hàng đầu. Nho Giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc Thuộc, thế nhưng phải chờ đến thế kỷ thứ X thì các triều đại phong kiến Việt Nam mới dần chú ý đến Nho Giáo. Từ thời nhà Lý đã thấy nhà vua lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và tiền hiền ở Thăng Long. Trong lúc Phật giáo còn là quốc giáo thì suốt thời Lý-Trần thực lực của Nho Giáo và nho gia ở triều đình và trong dân càng ngày càng phát triển. Nho giáo bắt đầu chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nhà nước Việt Nam từ triều Hậu Lê (thế kỷ 15) sau khi tầng lớp Nho sĩ dân tộc đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến dài 20 năm đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nho Giáo có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách cai trị qua từng thời kì. 1. Giai đoạn 1400 - 1407: Thời nhà Hồ. - Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly là một sự tất yếu nhằm giải quyết những nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội cấp bách của Đại Việt thời kỳ Trần mạt, nó được hình thành trên nền tảng lý luận chủ yếu là Tống Nho, đồng thời là sự đúc kết những kinh nghiệm trị nước đã có trong lịch sử dân tộc. Tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến các chính sách cai trị của vua thời Hồ, bởi vì: - Hồ Quý Ly vốn xuất thân từ tầng lớp Nho sỹ, những người mà vua Nghệ Tông gọi là bọn “Bạch diện thư sinh”. Chính vì vậy, tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Nho giáo – đặc biệt là Tống Nho. Đặc trưng của Nho học thời Tống là việc gạt bỏ lối tầm chương, trích cú, phục hưng Nho học Tiên Tần, lấy tư tưởng Khổng Mạnh làm hạt nhân, có hấp thụ tinh hoa của những trường phái triết học khác từ đó tạo ra trào lưu tư tưởng triết học mới của thời đại. Hồ Quý Ly cũng kế thừa tư tưởng của Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy… hướng đến những giá trị hiện thực, gạt bỏ mặt tiêu cực, bi quan, vô vi của Phật 2 giáo, Đạo giáo; từ đó phê phán Phật giáo, “bài bác tư tưởng tổng hợp, hỗn dung của các vua Trần”… - Những tư tưởng trị nước của các bậc tiền bối trong lịch sử dân tộc cũng ghi dấu ấn đậm nét trong tư tưởng pháp trị của Hồ Quý Ly. Ngoài ra, nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với Hồ Quý Ly có thể kể đến là Trần Nghệ Tông.Trần Nghệ Tông chính là người đề bạt và nâng đỡ Hồ Quý Ly, hai người đã gắn bó với nhau như hình với bóng, cùng trở thành linh hồn chi phối mọi hoạt động của nhà Trần. Mặc dù, pháp trị của Hồ Quý Ly trái ngược với chủ trương nhân trị mà các vị vua nhà Trần theo đuổi, nhưng ông đã kế thừa được ở Nghệ Tông ý thức về một dân tộc độc lập, khẳng định chủ quyền đất nước và đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của tông tộc. 2. Giai đoạn 1428 - 1788: Thời hậu Lê. - Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia.Tiền đề cơ bản của đường lối trị nước kết hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” dưới thời Lê sơ. Đường lối pháp trị của Lê Thái Tổ là đề cao pháp luật, thưởng phạt nghiêm minh. - Để tỏ sự tôn sùng Nho học, năm 1435, Lê Thái Tông sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam. - Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Đường lối trị nước của vua Lê Thánh Tông là đường lối trị nước kết hợp hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” nhất quán trong suốt thời gian tại ngôi. - Dù vẫn để tâm tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của Lê Thánh Tông là Nho giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Để làm đời sống tư tưởng của xã hội quy về với Nho giáo, ông đã tìm cách “làm sáng tỏ đạo thánh hiền” khiến muôn người tin theo. - Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Bản thân Lê Thánh Tông cũng có học vấn khá cao về Nho học, ông thường cùng các quan lại bàn về Nho giáo trong lúc rỗi rãi. Ông đề cao “tam cương”: quân thần, phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) và chữ “hiếu”, ít bàn về phạm trù “nhân nghĩa”. - Cùng với tinh thần đề cao pháp luật,Lê Thánh Tông đã từng nhấn mạnh đến 2 chức năng cơ bản của nhà nước là “Lễ nghĩa để sửa lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo”.Hai điều đó là việc cần kíp của chính sực,chức trách của các quan nuôi dân. Điền này thể hiện quan điểm do giáo của ông về an dân,chăm lo đến đời sống thiết thực của người dân. 3 - Với chủ trương “TRỊ NƯỚC PHẢI CÓ PHÁP LUẬT” và “LỄ NGHĨA SỬA TỐT LÒNG DÂN”của nhà Hậu Lê. Bộ Luật Hồng Đức đã ra đời (Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo) bảo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo đức trong gia đình. Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp". Thời nhà Mạc (Bắc Triều, từ 1527 - 1592): • Trong hơn 60 năm tồn tại, các vua Mạc vẫn dựa vào chủ yếu giáo lý đạo Khổng, vào kết quả thi cử Nho học để hoạch định chính sách và tuyển dụng quan lại các cấp.Với quá trình tổ chức thi cử và các hoạt động thực tế trên chứng tỏ suốt triều Mạc Nho giáo luôn được đề cao, là tư tưởng chính thống, rường cột của hệ thống chính trị quân chủ. Nho giáo đến thế kỷ XVI vẫn tiếp tục đóng vai trò độc tôn trong giáo dục khoa cử của Đại Việt. • Tuy nhiên, nếu thế kỷ XV sự trùng hợp giữa vai trò của Nho giáo với sự thịnh trị của chế độ Lê Thánh Tông, thì sang thế kỷ XVI những yếu tố tạo thành sự song trùng nay hầu như không còn nữa. Nhưng, chưa khi nào kể từ khi Nho giáo vào Việt Nam cho đến thế kỷ này giáo lý Nho giáo được kiểm định khắc nghiệt lại tỏ ra mâu thuẫn với thực tiễn chính trị, xã hội, và tầng lớp trí thức - sản phẩm của Nho học lại phải đứng trước sự nan giải về lẽ xuất sử, lòng trung thành, thân phận thần tử như vậy. • Trên danh nghĩa giáo lý đạo Nho luôn được coi và khẳng định là tư tưởng chính thống của hệ thống chính trị quân chủ. Nhưng ngay thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVI, khi chính quyển Đông Kinh suy yếu, giữa các cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái nắm thực quyền, vua Lê đã chí là hư vị. Rồi sau đó là nội chiến Nam - Bắc triều đã làm đảo lộn nhiều những chuẩn mực giá trị mà giáo lý đạo Khổng đã xác lập và luôn đề cao, tôn vinh trong thời quân chủ tập trung cao độ Lê Thánh Tông, đã làm cho ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy giảm. Thực tế xã hội đã vượt qua nhiều giáo điều, nhất là ở những giáo lý cốt yếu của đạo Nho : cương thường, tu - tề, trị - bình, trung, nghĩa, lễ, trí, tín • Mạc Đăng Dung đã sử dụng giáo lý đạo Nho như một chiêu bài, và hơn thế làm một vũ khí để tranh thủ lực lượng, lôi cuốn được không ít các môn đệ của đạo Khổng thành chiến hữu, góp phần có hiệu quả cô lập, tiêu diệt các phe phái khác. Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Giàu người họp khó người tan Hai ấy hằng lề sự thế gian Có thân thì khắc chứa thiên vàn Nhà chăng có của thanh bằng nước Có quyền thì có của người cho 4 Ang thịt mỡ bùi ruồi đến dỗ Bát bồ hóng đắnq, kiến dâu bò Người nhiều hầu hạ nên quân tử (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm) Như vậy, trên thực tế hệ thống trụ cột, căn bản, thống nhất : Tam cương, Ngũ thường của giáo lý Nho giáo đã bị đổ vỡ, bị vượt qua ớ khâu quan trọng đầu tiên, đã bộc lộ sự bất lực trước việc giải quyết cuộc khùns khoáng chính trị - xã hội đương thời. Thời Lê trung hưng (Nam Triều, từ 1533 - 1592): • Về văn hóa: có nhiều suy đồi, ý thức hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng suy giảm. Về danh nghĩa, lúc này, đạo lý Khổng giáo luôn được coi là tư tưởng chính thống, nhà nước vẫn dựa vào các kinh sách Nho giáo để trị nước cũng như để tổ chức tuyển cử quan lại, nhưng trên thực tế vua Lê chỉ tồn tại trên hư vị nên lòng trung quân cũng chỉ là lời nói suông. Nhà Lê Trung hưng vẫn không thể quay về với mô hình Nho giáo đời Lê Thánh Tông. • Đối với bộ máy chính quyền: Như một sản phẩm bất khả kháng của thực tế lịch sử, tổ chức quân chính lồng vào bộ máy quan liêu của các chính quyền từ Mạc, Lê - Trịnh, họ Nguyễn Đàng Trong rồi Tây Sơn, Nguyễn ánh và cả nhà Nguyễn đến đầu đời Minh Mạng luôn bộc lộ tính chất chông chênh trên đường hướng trị đạo Nho giáo. • Đối với xã hội: hệ thống giáo dục khoa cử đã bình thường hóa sự hiện diện của Nho giáo trong đời sống xã hội, tầng lớp nho sĩ đông đảo hơn trước trở thành lực lượng phổ biến Nho giáo trong sinh hoạt làng xã, nên khác với giai đoạn trước được tiếp nhận chủ yếu bởi chính quyền và trí thức, từ thế kỷ XVI trở đi Nho giáo đã thấm sâu hơn vào nhiều cơ tầng của văn hóa dân gian. Thời vua Lê - chúa Trịnh ( Đàng ngoài, từ 1593 – 1786: • Thiết chế nhà nước Lê - Trịnh là một loại hiện tượng lịch sử đặc thù, về nguyên tắc hàm chứa nhiều mâu thuẫn với những nguyên lý lý thuyết về quyền lực của Nho giáo. Nhưng chính thiết chế ấy lại vẫn tuyên bố rằng chính nó là sự hiện diện tuân theo đạo lý thánh hiền. Cơ chế lưỡng phân của quyền lực tối cao này đã đưa lại những tác động to lớn, phức tạp và lâu dài trong lịch sử Việt Nam. • Triều đình Nho giáo hoá mạnh mẽ là triều đình trọng văn hơn võ, tuy cũng hiểu rằng duy trì sức mạnh bạo lực là điều kiện tối thiểu cho sự tồn tại của bất cứ một triều đại nào, bất cứ loại chính quyền nào. Tinh thần ấy thấm sâu vào tiềm thức của mọi nhà nho xuất chính, vi chính, đến mức mà về sau, một người văn võ kiêm toàn, từng làm một vị Nho tướng thực hiện việc “thảo phạt” khắp mọi miền đất nước, giành thắng lợi trong vài chục cuộc chiến lớn nhỏ như Nguyễn Công Trứ, mà khi “Luận kẻ sĩ” cũng ào ạt tuôn. 5 3. Giai đoạn 1788-1802: Thời Tây Sơn. - Sau khi đánh bại quân Thanh giữa năm Kỷ Dậu (1879), vua Quang Trung lập Sùng chính viện, cử La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp làm viện trưởng, với trọng trách chấn chỉnh lại Nho học Việt Nam. - La Sơn Phu tử dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư và Ngũ kinh ra chữ Nôm, chưa kịp cải cách thì vua Quang Trung mất. Tóm lại trong thời kỳ này sự phát triển của Nho giáo chững lại, ko có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cai trị. 4. Giai đoạn 1802-1945: Thời Nguyễn. - Là một triều đại trọng dụng Nho giáo, lấy Nho giáo làm tư tưởng độc tôn. Mặt khác, vẫn tôn trọng, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khéo kết hợp với những nội dung của Nho giáo với tín ngưỡng truyền thống. Đặc biệt, Nho giáo đã ăn sâu vào nếp sống và tầng lớp văn thân sĩ phu và chiếm một địa vị khá quan trọng trong đời sống các vua triều Nguyễn. - Nho giáo được coi là quốc giáo, được sử dụng như 1 công cụ đắc lực để củng cố địa vị, duy trì bảo vệ chế độ phong kiến. - Nho giáo là phương tiện để thuyết phục dân chúng, về đại thể người ta nhấn mạnh nhiều nhất về giá trị đạo hiếu. - Nho giáo được áp dụng vào văn hoá xã hội, chính trị, tín ngưỡng, kiến trúc, giáo dục … nó sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách cai trị của các vị vua. Vua Gia Long: • Là vị hoàng đế đã lập ra nhà Nguyễn, ông chọn Nho giáo làm công cụ để xây dựng vương quyền cho mình. Nho giáo chiếm 1 vị trí khá quan trọng trong đời sống của vua. • Chính trị: Ông đã ban hành hơn 100 điều lệ để chấn hưng Nho giáo. Và quan trọng nhất là cho ra đời bộ luật Gia Long – Hoàng Việt. Là cơ sở kế thừa tinh hoa đời trước và vận dụng trước đó thực sự là công cụ, phương tiện để truyền bá tư tưởng Nho giáo vào Xã hội. • Giáo dục: Nho học cũng được đề cao thông qua việc mở rộng, xây dựng nhiều đền miếu, văn miếu để củng cố giáo lí, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng. Vua Minh Mạng: • Nho giáo ngày càng được củng cố và thể hiện khá rõ trong đời sống của ông vua này. Là một triều đại phát triển, nhân dân được sống ấm no hạnh phúc là nhờ ơn đức lớn của vua dưới ý thức của Nho giáo. • Kiến trúc: Lăng Minh Mạng, giống như một xã hội được tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sùng Nho học đến mức tối đa. • Giáo dục: lấy Nho học làm nền tảng để tìm ra những nhân tài cho đất nước. 6 Vua Thiệu Trị: • Cũng như 2 ông vua đầu tiên, Thiệu Trị đã kế tục và phát triển Nho giáo trong bình diện ý thức hệ của mình. • Ông được gọi là một ông vua văn hay và am hiểu sâu sắc về Nho giáo. Ông chăm lo đời sống cho nhân dân và giáo dục cho mọi người dân hiểu biết về tầm quan trọng của Nho giáo. Vua Tự Đức: • Là một người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho học. Nho giáo càng được đề cao. Vẫn được coi là Quốc giáo và là nền tảng củng cố chế độ quân chủ chuyên chế địa vị nhà vua. • Coi Nho giáo là một nội dung học tập chính và quan trọng, là một phương tiện khái niệm học thuyết để tiến thân “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ”. • Tư tưởng Nho giáo bám dễ ăn sâu vào nếp nghĩ của nhà vua và tất cả các tầng lớp từ quan lại tới các văn thân sĩ phu làm hạn chế tầm nhìn của vua Tự Đức và một bộ phận lớn quan lại. • Kiến trúc: Lăng tẩm vua Tự Đức thể hiện khá rõ sự ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, càng về sau Nho giáo không còn mang yếu tố tiến bộ nữa nó trở thành vật cản trên bước đường phát triển của đất nước. Nhà Nguyễn đã phát huy tối đa những mặt bảo thủ nhất của Nho Giáo, nền giáo dục Nho Giáo thời nhà Nguyễn chỉ nhắm đến việc học để làm quan, các nhà Nho thì rơi vào cái học tầm chương trích cú, khư khư ôm lấy những học thuyết cách đây mấy ngàn năm, cứ cho rằng xưa hơn nay, cứ cho rằng Nho Giáo là học thuyết tiến bộ nhất của nhân loại. Nho giáo có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến những chính sách cai trị qua các thời kì lịch sử, VÌ: Nho Giáo có thể coi là giữ cương vị độc tôn trong xã hội từ chính trị đến giáo dục. Mặt tích cực: • Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế góp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và điều phạm. Mà ở thế kỷ XV, các xu thế phát triển đó đã và đang giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trên các bình diện sản xuất và củng cố quốc phòng. • Quá trình đi lên của Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầu phát triển nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa chủ của nhà 7 nước và của một bộ phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì thế cho nên khi chiếm được vị trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng của chế độ phong kiến, Nho giáo càng có điều kiện xúc tiến sự phát triển này. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước. • Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn hoá tinh thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làm cho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê Thánh Tông. Nền giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Do đó khoa học và văn học nghệ thuật phát triển. • Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới. Là một học thuyết tích cực nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó, nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn. Dựa vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề ấy có lập luận và có lý lẽ đầy đủ hơn. Mặt tiêu cực: • Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy nghĩ và hành động của mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc. Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay từ khi người nho sĩ phải mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp. • Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi người nhất là các phần tử tri thức đi sâu vào cải tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dương danh thiên hạ. Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho những người gia nhập tầng lớp Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức vè khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông. Tính chất tiêu cực ấy của Nho giáo càng về sau càng gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội. 8 • Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực. Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy trừu tượng. • Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặc biệt phát triển mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản động, cổ hủ và lạc hậu. Tôn giáo luôn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thống trị và tư tưởng của giai cấp đó. • Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị, gắn với giai cấp thống trị và là tư tưởng của cả giai cấp. Và giai cấp thống trị có quyền áp đặt những tư tưởng đó lên giai cấp bị trị như một lẽ đương nhiên. • Tôn giáo là thứ công cụ, cho nên những học thuyết Nho Giáo dù là mang nội dung có phù hợp với thời đại hay không, tích cực hay tiêu cực đều thì có ảnh hưởng rất lớn đến việc cai trị của nhà nước phong kiến. Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở về trước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối với nhân dân. Và bất cứ một giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mang theo những vết bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những người lao động. Vì vậy Nho giáo với tư cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho có không ít tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế. Thực ra ngay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cực nghiêm trọng và chứa đựng khả năng suy yếu sau này. Kết Luận: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử nho giáo đã phần nào có sự cách tân qua các triều đại lịch sử văn hiến, nó có ảnh hưởng lớn trên nhiều phương diện như xã hội, văn hóa, giáo dục. Những đặc tính của nho giáo không thể không làm cho ta ngưỡng mộ. Những đóng góp của nho giáo trong tinh thần văn hóa và giáo dục của dân tộc ta cũng rất lớn như: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo… Nho giáo có những mặt tích cực, bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt tiêu cực, lạc hậu kìm hãm sự phát triển đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nhưng 9 không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của nho giáo trong cuộc sống ở xã hội Việt Nam, vì không có xã hội hà khắc cổ hủ lạc hậu thì không có những Nho giáo nổi tiếng có đóng góp to lớn cho nền văn hóa Việt Nam. Nho giáo tồn tại ở nước ta rất lâu đời, giá trị thực của nó không chỉ dừng lại ở quá khứ mà còn ảnh hưởng đến hiện tại và ngay cả ở tương lai nữa. Chúng ta không thể phủ nhận những tiến bộ của nho giáo, cho đến sau này chúng ta vẫn còn phải tiếp thu những tiến bộ đó. Thực tế những lí tưởng nhân đạo, khát vọng hòa bình của Nho giáo cũng là khát vọng của chúng ta hiện nay, mặc dù bị hạn chế do lịch sử, song những tư tưởng cũng như biện pháp của nho giáo vẫn tồn tại đến hiện nay. Ngày nay chúng ta vẫn đang phấn đấu đến một thế giới hòa bình, cho sự bình đẳng cho mọi dân tộc trên thế giới, vì vậy chúng ta cần ngăn chặn tệ nạn xã hội, thảm họa chiến tranh, chống lại khủng bố trên thế giới. Do đó, thừa kế tư tưởng nhân đạo của Nho giáo trong ứng xử, giao tiếp giữa người với người của nho giáo là một việc làm cần thiết. 10 . Nho giáo vào Xã hội. • Giáo dục: Nho học cũng được đề cao thông qua việc mở rộng, xây dựng nhiều đền miếu, văn miếu để củng cố giáo lí, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng. Vua Minh Mạng: • Nho giáo. ý đến Nho Giáo. Từ thời nhà Lý đã thấy nhà vua lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và tiền hiền ở Thăng Long. Trong lúc Phật giáo còn là quốc giáo thì suốt thời Lý-Trần thực lực của Nho Giáo và nho gia. đạo Nho giáo. • Đối với xã hội: hệ thống giáo dục khoa cử đã bình thường hóa sự hiện diện của Nho giáo trong đời sống xã hội, tầng lớp nho sĩ đông đảo hơn trước trở thành lực lượng phổ biến Nho