Đổi mới quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang

7 842 5
Đổi mới quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đổi mới quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang Hoàng Thị Duyên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Lưu trữ học; Mã số: 60 32 24 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Hàm Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Lưu trữ học; Quản lý nhà nước; Công tác lưu trữ Content 1. Lý do chọn đề tài Công tác lưu trữ đã thực sự là một ngành không thể thiếu của xã hội hiện đại và nó ngày càng khẳng định vị thế quan trọng đặc biệt của mình. Công tác này đã và đang được sự quan tâm và đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Hệ thống tổ chức các cơ quan lưu trữ từ trung ương đến địa phương ngày càng được hoàn thiện và kiện toàn. Trong đó, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước công tác lưu trữ địa phương cũng được tổ chức thống nhất, có hệ thống và đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của sự nghiệp lưu trữ của tỉnh nói riêng, sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của địa phương nói chung. Ở địa phương, ban đầu chức năng quản lý nhà nước về lưu trữ được giao cho Phòng Văn thư Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh (Thông tư số 40/1998/TT-TCCP và Thông tư số 21/2005/TT-BNV). Đến ngày 28 tháng 4 năm 2010, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các cấp. Ở cấp tỉnh thì Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Theo đó, Chi cục là cơ quan giúp Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương. Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang được thành lập không lâu sau hướng dẫn theo tinh thần của Thông tư 02. Cùng với sự giúp đỡ của Văn phòng UBND tỉnh, của Sở Nội vụ tỉnh, Chi cục nhanh chóng được bố trí về trụ sở, kiện toàn về bộ máy tổ chức và biên chế, tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước văn thư lưu trữ và chức năng sự nghiệp lưu trữ. Nhìn lại quá trình lịch sử của mình, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang (trước đây là Trung tâm Lưu trữ tỉnh) đã có những đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển sự nghiệp văn thư, lưu trữ tỉnh. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận như xây dựng bộ máy tổ chức quản lý, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên, chỉnh lý khối lượng lớn tài liệu lưu trữ thì trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở địa phương vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại. Những hạn chế, tồn tại đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh nói chung và công tác lưu trữ nói riêng. Nếu không có những tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đổi mới kịp thời thì công tác lưu trữ tỉnh Bắc Giang sẽ không thể theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; đồng thời, công tác này sẽ không được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chú trọng, quan tâm đúng mức. Ngoài ra, trước nhu cầu thông tin từ tài liệu lưu trữ không ngừng nâng cao cả về lượng và chất thì sự quản lý về công tác lưu trữ của tỉnh càng cần được quan tâm, đổi mới về mọi mặt hơn nữa. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Đổi mới quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến hai mục tiêu sau: - Thứ nhất, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng quản lý nhà nước công tác lưu trữ của tỉnh Bắc Giang; - Thứ hai, đề xuất một số giải pháp để đổi mới phương pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, luận văn của chúng tôi đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: - Tìm hiểu vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về lưu trữ; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước lưu trữ cấp tỉnh. - Tìm hiểu việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước công tác lưu trữ cấp tỉnh, cụ thể là của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang; khảo sát việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà Chi cục có trách nhiệm quản lý; từ đó đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của Chi cục. - Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, rút ra những điểm đã làm được và hạn chế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để đổi mới phương pháp thực hiện quản lý công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối với ngành văn thư, lưu trữ, năm 1998 khi Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan Nhà nước các cấp được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt về sự phát triển tổ chức văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước nói chung và các địa phương nói riêng. Từ đây, hệ thống tổ chức văn thư, lưu trữ đã được hình thành trên phạm vi cả nước từ cơ quan trung ương đến các địa phương, tạo tiền cho công tác văn thư, lưu trữ có bước phát triển mới. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước về lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang từ năm 1998 cho đến nay. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về lưu trữ nói riêng là một lĩnh vực luôn được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Mục đích của hoạt động này là tổng kết, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn vai trò, chức năng quản lý, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả, hiệu suất công tác của các cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, nghiên cứu về quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Đầu tiên chúng ta có thể kể đến các cuốn giáo trình: Thứ nhất cuốn: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của các tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm biên soạn (NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1990), cuốn sách đã dành một chương viết về công tác quản lý của các cơ quan lưu trữ. Thứ hai, cuốn Lý luận và phương pháp công tác văn thư do tác giả Vương Đình Quyền biên soạn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006), trong cuốn sách này, tác giả dành một phần viết về tổ chức quản lý công tác văn thư. Cuốn giáo trình thứ ba là "Văn bản và lưu trữ học đại cương" của Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Hàm (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996, tái bản 1997). Các cuốn giáo trình này có viết về tổ chức quản lý công tác văn thư, lưu trữ, song ở đó, các tác giả cho người đọc những kiến thức lý luận chung. Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ còn được thể hiện trên những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn thư Lưu trữ, Tạp chí Dấu ấn thời gian, Tạp chí Xưa và Nay Đó là, Lại bàn về Quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương của tác giả Trần Việt Hà (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5/2006), tác giả nêu lên quan điểm nên giao chức năng quản lý nhà nước ở địa phương cho Sở Nội vụ trên cơ sở phân tích các quy định của nhà nước liên quan đến giao chức năng quản lý nhà nước văn thư lưu trữ ở địa phương. Bài viết Một số ý kiến về Quản lý nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương của tác giả Ngân Hà (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2/2007), bài viết này trên cơ sở phân tích văn bản của nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ của văn phòng UBND tỉnh tác giả nêu quan điểm nên giao cho văn phòng UBND tỉnh quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ là phù hợp. Tiếp theo, bài viết Thống nhất quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ nhìn từ góc độ các quy định pháp lý và thực tiễn của tác giả Trần Quốc Thắng (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9/2007), trong bài viết này, tác giả khái quát hệ thống văn bản quy định chức năng quản lý nhà nước văn thư lưu trữ của các cơ quan từ trung ương đến địa phương, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến hoàn thiện cơ quan có chức năng quản lý nhà nước văn thư lưu trữ ở địa phương chứ chưa đề cập đến thực trạng công tác quản lý nhà nước về lưu trữ ở địa phương. Ngoài ra, có thể kể đến một số khóa luận tốt nghiệp có nội dung liên quan đến quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ. Đó là, Thực trạng việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Phòng Lưu trữ các cơ quan trung ương của tác giả Trần Thị Hải Vân, ở đề tài này tác giả đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước văn thư lưu trữ của Phòng Lưu trữ các Bộ. Khóa luận của tác giả Lý Văn Vũ Hoàn thiện một bước trong xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của văn phòng UBND cấp tỉnh, trong đó tập trung tới quy trình xây dựng công tác văn thư lưu trữ của văn phòng UBND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước văn thư, lưu trữ cấp tỉnh Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng tổ chức quản lý công tác lưu trữ cấp tỉnh. Vì vậy, nghiên cứu toàn diện thực trạng tổ chức quản lý nhà nước công tác lưu trữ cấp tỉnh thì đây là vấn đề mới và có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay, khi mà Chi cục Văn thư Lưu trữ mới được thành lập và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lưu trữ từ Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Hơn nữa, việc đi sâu nghiên cứu tại một tỉnh cụ thể (tỉnh Bắc Giang) là một việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay tại tỉnh Do đó, nghiên cứu tổ chức, quản lý công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang có vị trí đặc biệt trong việc tổ chức, quản lý hiệu quả công tác lưu trữ tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính, đưa tài liệu lưu trữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, mang lại hiệu quả to lớn vào sự phát triển chung, bền vững của tỉnh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp này xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: - Phương pháp khảo sát thực tế: khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành thâm nhập thực tế để tìm hiểu công tác quản lý nhà nước của Chi cục về công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức; ngoài ra, bản thân tác giả đã có điều kiện được hướng dẫn thực tập cho sinh viên chuyên ngành văn thư lưu trữ qua nhiều năm tại văn phòng các sở, ban, ngành, văn phòng UBND tỉnh và văn phòng UBND các huyện, một số văn phòng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư lưu trữ tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang. Chính thực tế phong phú đó đã cung cấp cho tác giả những tư liệu quan trọng để đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước công tác lưu trữ tại địa phương. - Phương pháp so sánh: trên cơ sở khảo sát thực tế và nghiên cứu hồ sơ về công tác quản lý nhà nước về lưu trữ (báo cáo tình hình thực hiện công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh qua các năm) đã giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu để thấy được những điểm tương đồng cũng như là những điểm khác nhau trong cách quản lý, chỉ đạo của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang đối với công tác này tại địa phương ở từng giai đoạn và giữa các giai đoạn với nhau. - Phương pháp phân tích chức năng: vận dụng phương pháp này, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang để từ đó xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về lưu trữ tại địa phương trong việc thực hiện chức năng giúp Sở Nội vụ và UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ trên phạm vi toàn tỉnh. Bằng các phương pháp trên đã giúp chúng tôi thu thập được những thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài. 7. Tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo một số nguồn tư liệu sau đây: - Các văn bản của Nhà nước quy định về công tác văn thư, lưu trữ; - Các Quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh, Trung tâm Lưu trữ; - Báo cáo tổng kết của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang, Sở Nội vụ và trước đây là của Trung tâm Lưu trữ tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang về tình hình công tác văn thư, lưu trữ tại địa phương; - Các luận án, luận văn, đề tài liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ nói riêng và quản lý nhà nước nói chung; - Các sách, giáo trình, các bài viết trên tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các tài liệu, văn bản cụ thể, mang tính thực tiễn được dùng làm ví dụ minh hoạ trong đề tài nghiên cứu. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi chia làm 3 chương, sau đây: Chương 1. Cơ sở lý luận, pháp lý và nội dung quản lý nhà nước về công tác lưu trữ Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang Chương 3. Một số giải pháp đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và đồng nghiệp. References 1. Báo cáo số 06/BC-VP ngày 30 tháng 3 năm 2005 về công tác văn thư lưu trữ địa phương 3 năm 2002 - 2004 (hồ sơ số 7521, phông lưu trữ UBND tỉnh Bắc Giang). 2. Báo cáo số 05/BC-VP của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang ban hành ngày 21 tháng 2 năm 2007 về 5 năm thi hành Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (2001 - 2006) (hồ sơ số 9625, phông lưu trữ UBND tỉnh Bắc Giang). 3. Báo cáo số 15/BC-TTLT của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang ngày 13 tháng 9 năm 2007 về kết quả tự kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ (từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2007) (hồ sơ số 9703, phông UBND tỉnh Bắc Giang). 4. Báo cáo số 03/BC-VP của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang ban hành ngày 07 tháng 3 năm 2008 sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ (hồ sơ số 9851, phông lưu trữ UBND tỉnh Bắc Giang). 5. Báo cáo số 25/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2010 về 3 năm thực hiện Chị thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ (2007 – 2009). 6. Báo cáo số 136/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 về kết quả kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ tại 20 cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu "Danh mục số I". 7. Báo cáo số 113/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2012 về kết quả kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ tại các Sở, Ban, ngành, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh năm 2012. 8. Báo cáo số 126/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 về tổng kết công tác văn thư lưu trữ năm 2012. 9. Báo cáo số 01/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2013 về báo cáo tổng kết công tác văn thư lưu trữ năm 2012. 10. Báo cáo số 26/BC - SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2013 về tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ (2007-2012). 11. Báo cáo số 46/BC-SNV của Sở Nội vụ ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2013 công tác Văn thư, Lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi Luật Lưu trữ có hiệu lực thi hành, ngày 01/7/2012 đến nay. 12. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Mạnh Cường (2010), Quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Giáo trình Quản lý Hành chính Nhà nước (1997), (Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước cao cấp, tập 1, 2, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 16. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước (1997), tập II, ngạch chuyên viên của Học viện hành chính Quốc gia, Nxb Lao động, Hà Nội. 17. Giáo trình Quản lý Hành chính Nhà nước (1998), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 18. Giáo trình Quản lý nhà nước công chức cao cấp (1998), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 19. Ngân Hà (2007), Một số ý kiến về Quản lý nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương, Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2. 20. Trần Việt Hà (2005), Cơ quan nào sẽ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ ở địa phương, Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6. 21. Trần Việt Hà (2006), Lại bàn về quản lý nhà nước trong công tác văn thư lưu trữ, Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5. 22. Nguyễn Văn Hàm (1994), Pháp luật lưu trữ và vai trò của nó trong việc xây dựng nền lưu trữ quốc gia, Lưu trữ Việt Nam, số 2. 23. Nghiêm Kỳ Hồng (1996), Mấy suy nghĩ về định hướng hoàn thiện đổi mới công tác lưu trữ hiện nay, Lưu trữ Việt Nam, số 2. 24. Nghiêm Kỳ Hồng (1998), Làm gì để lưu trữ Việt Nam trở thành tiếng nói tương xứng với vị trí của ngành lưu trữ, Lưu trữ Việt Nam, số 2. 25. Trần Hoàng, Đổi mới nhận thức về việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế "Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Hà Nội, tháng 4/2008. 26. Dương Văn Khảm (2001), Cơ sở khoa học để tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ, (Thư viện Trung tâm Khoa học Công nghệ Văn thư - Lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Mã số VL.02/437). 27. Dương Văn Khảm (2011), Từ điển Giải thích Nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. 28. Kỷ yếu Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Giang 65 năm xây dựng và phát triển (1946 - 2011). 29. Phạm Thu Lan (1994), Một vài suy nghĩ về đổi mới công tác văn thư của các cơ quan hành chính nhà nước địa phương trong giai đoạn hiện nay, Lưu trữ Việt Nam, số 1. 30. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Tôn giáo, Hà Nội. 31. Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 www.luutruvn.gov.vn. 32. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư www.luutruvn.gov.vn. 33. Nghị định 136/2005/NĐCP của Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2005 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương www.luutruvn.gov.vn. 34. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương www.luutruvn.gov.vn. 35. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh www.luutruvn.gov.vn. 36. Omar Aktouf, Gatan Morin esditeur, Quản lý giữa truyền thống và đổi mới, 1994, tr. 16, 17. 37. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước 1982 www.luutruvn.gov.vn 38. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia 2001 www.luutruvn.gov.vn. 39. Hà Quảng (1995), Một vài nhận xét về việc tập huấn công tác lưu trữ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Lưu trữ Việt Nam, số 3. 40. Vương Đình Quyền (2006), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 41. Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Hàm (1996, tái bản 1997), Văn bản và lưu trữ học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 42. Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Tiếu Hồng Sỹ (2000), Một số ý kiến về việc củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm Lưu trữ tỉnh, Lưu trữ Việt Nam, số 6. 44. Nguyễn Thị Tâm (1994), Vài nhận xét về hệ thống tổ chức Lưu trữ Việt Nam từ 1962-1992, Lưu trữ Việt Nam, số 2. 45. Quốc Thắng (2008), Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác văn thư lưu trữ một yêu cầu cấp bách trong cải cách hành chính ở nước ta, Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6. 46. Trần Quốc Thắng (2007), Thống nhất quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ nhìn từ góc độ các quy định pháp lý và thực tiễn, Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9. 47. Nguyễn Văn Thâm (2011), Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước, lưu trữ - lịch sử và quản lý hành chính, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 48. Văn Tất Thu (1994), Đổi mới quản lý công tác văn thư, lưu trữ ở văn phòng các cấp ủy, Lưu trữ Việt Nam, số 2. 49. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Tổ chức bộ máy văn thư, lưu trữ địa phương từ năm 1962 đến nay, Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 6. 50. Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan nhà nước các cấp www.luutruvn.gov.vn. 51. Thông tư số 21/2001/TT-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân www.luutruvn.gov.vn. 52. Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện www.luutruvn.gov.vn. 53. Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra www.luutruvn.gov.vn. 54. Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp www.luutruvn.gov.vn. 55. Thuật ngữ hành chính (2002), Viện Nghiên cứu hành chính, Hà Nội. 56. Từ điển Websiter, Allinson, 1983, tr. 75. 57. 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam (1999), Nxb thành phố Hồ Chí Minh. . Cơ sở lý luận, pháp lý và nội dung quản lý nhà nước về công tác lưu trữ Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Bắc Giang Chương 3. Một số giải pháp đổi mới phương. của quản lý nhà nước về lưu trữ; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước lưu trữ cấp tỉnh. - Tìm hiểu việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước công tác lưu trữ cấp tỉnh, . diện thực trạng quản lý nhà nước công tác lưu trữ của tỉnh Bắc Giang; - Thứ hai, đề xuất một số giải pháp để đổi mới phương pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh trong thời

Ngày đăng: 17/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan