Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông

27 777 4
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ QUỲNH MAI VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHI KIM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 62.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2015 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI BỘ MÔN LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Oanh Phản biện 1: PGS.TS Phùng Quốc Việt Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng Phản biện 2: TS Nguyễn Mạnh Dung Trƣờng Đại học Thủ Đô Hà Nội Phản biện 3: TS Lê Thị Hồng Hải Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp trƣờng họp tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đặng Thị Oanh, Đỗ Thị Quỳnh Mai (2010), “Nghiên cứu và áp dụng PPDH theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học: PPDH Hóa học phổ thông”, Kỉ yếu hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ V (tiểu ban Giảng dạy – Đào tạo) – 10/2010, trang 47–53. 2. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên (2011), “Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao)”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 56, số 6, trang 120–129. 3. Đỗ Thị Quỳnh Mai (2011), “Bước đầu thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Halogen hoá học lớp 10 nâng cao”, Kỉ yếu hội thảo khoa học kỉ niệm 60 năm thành lập khoa Hoá học – 10/2011, trang 158–170. 4. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên (2012), “Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao)”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 57, số 9, trang 93–103. 5. Đặng Thị Oanh, Đỗ Thị Quỳnh Mai, (2012), “Dạy học phân hoá – quan điểm dạy học nhằm phát triển một số năng lực của người học”, Kỉ yếu hội thảo khoa học phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Hoá học – 12/2012, trang 9–18. 6. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Hồng, Đặng Thị Oanh (2012), “Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông (phần phi kim Hoá học 11 nâng cao)”, Kỉ yếu hội thảo khoa học phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Hoá học – 12/2012, trang 198–209. 7. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh (2013), “Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học phương pháp giảng dạy hóa học ở phổ thông”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1/2013, trang 55–63. 8. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh (2014), “Vận dụng quan điểm dạy học phân hoá trong dạy học chương Nitơ Hoá học lớp 11 nâng cao”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 59, số 6BC, trang 140–150. 9. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Phạm Ngọc Bằng (2014), “Xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học chương halogen hoá học lớp 10 nâng cao”, Tạp chí Hoá học và Ứng dụng, số 6(28)/2014, trang 9–13. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 10. Đỗ Thị Quỳnh Mai (chủ nhiệm đề tài) (2014), Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT. Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mã số: SPHN–13–246. Nghiệm thu 01/2015. Kết quả nghiệm thu đề tài: 5/5 xuất sắc. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức và trí tuệ, có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào hoàn cảnh của đất nước, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nghị quyết số 88 của Quốc hội khoá 13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chỉ rõ ”Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên”. Thực hiện chủ trương trên, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) đã và đang có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi học sinh (HS) đều có những phong cách học tập (PCHT) khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp HS học sâu, hiệu quả học tập bền vững, tăng cường hợp tác giữa HS với HS, cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của HS, tạo điều kiện cho HS được giao và thực hiện trách nhiệm? Từ những năm 1970, ở Mỹ các nhà giáo dục học đã đưa ra khái niệm PCHT (Learning styles). Lí thuyết này đặc biệt chú ý đến cá nhân, cho phép để cá nhân học tập sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Cũng theo quan điểm đó giáo sư Carol. Ann Tomlinson ở trường đại học Virginia – Mỹ đã đưa ra khái niệm “Lớp học phân hoá“ (The differentiated classroom). Lớp học phân hoá là lớp học chú ý đến nhu cầu của từng người học, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể học tập một cách sâu sắc, người học khác nhau sẽ có phương pháp học tập khác nhau. Theo tiếp cận này có nhiều mô hình triển khai trong đó có việc sử dụng PPDH theo hợp đồng (HĐ), PPDH theo góc, PPDH theo dự án, dạy học theo nhóm, sẽ phát huy được hiệu quả học tập cho HS. Ở Việt Nam, việc áp dụng các PPDH theo quan điểm dạy học phân hóa (DHPH) đã được triển khai ở một số trường thuộc dự án Việt – Bỉ và ở một số môn học ở tiểu học và THCS và sau đó lan rộng ra các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc. Tuy nhiên, trên thực tế dạy học hóa học hiện nay vẫn còn nặng về dạy học theo kiểu đồng loạt mà ít chú ý đến phân hóa nhịp độ, trình độ và đặc biệt là PCHT của HS. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lí luận của quan điểm DHPH, chúng tôi nhận thấy quan điểm dạy học này có thể được áp dụng tốt trong dạy học hóa học ở THPT. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vận dụng quan điểm DHPH với việc sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học hóa học, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực hợp tác và năng lực 2 giải quyết vấn đề (GQVĐ) của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU – Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến quan điểm DHPH. Cơ sở lí luận về các PPDH theo quan điểm DHPH (dạy học theo HĐ, dạy học theo góc, sử dụng bài tập phân hóa (BTPH) ). Cơ sở lí luận về năng lực và phát triển năng lực hợp tác và năng lực GQVĐ của HS thông qua các PPDH theo quan điểm DHPH. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn liên quan đến việc vận dụng quan điểm DHPH, việc sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông và điều tra PCHT của HS THPT. – Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung để áp dụng PPDH theo góc, PPDH theo HĐ và thiết kế một số kế hoạch bài dạy áp dụng 2 PPDH này vào các bài dạy thuộc chương trình hóa học phi kim ở trường THPT. – Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống BTPH, lựa chọn và xây dựng hệ thống BTPH từ đó đề xuất biện pháp sử dụng BTPH trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT. – Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại một số trường THPT nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất đã đưa ra 4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Quan điểm DHPH và việc vận dụng một số PPDH theo quan điểm DHPH: PPDH theo góc, PPDH theo HĐ và BTPH trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT nhằm phát triển năng lực hợp tác và năng lực GQVĐ cho HS. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phần hóa học phi kim (lớp 10, lớp 11) chương trình nâng cao THPT. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu GV vận dụng quan điểm DHPH thông qua các PPDH theo góc, PPDH theo HĐ, sử dụng BTPH và kết hợp với một số kĩ thuật dạy học một cách hợp lí sẽ giúp HS học sâu, hiệu quả học tập bền vững, phân hóa nhịp độ, nâng cao hứng thú học tập, phát triển năng lực hợp tác, năng lực GQVĐ cho HS thông qua dạy học phần hóa học phi kim, góp phần nâng cao chất lượng dạy học học hóa học ở trường THPT. 8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nghiên cứu khoa học giáo dục: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nhóm phương pháp thực tiễn, phương pháp toán học. 9. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 9.1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ quan điểm DHPH, các cơ sở phương pháp luận của DHPH, PPDH theo HĐ, PPDH theo góc và BTPH, năng lực hợp tác và năng lực GQVĐ của HS. 3 9.2. Khảo sát thực tiễn và rút ra kết luận về thực trạng việc vận dụng quan điểm DHPH, việc sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học ở trường THPT, điều tra PCHT của HS THPT làm cơ sở cho các đề xuất về việc sử dụng các PPDH theo góc, PPDH theo HĐ và BTPH trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT. 9.3. Đề xuất nguyên tắc, quy trình triển khai các PPDH theo HĐ, PPDH theo góc theo quan điểm DHPH chú trọng đến sự phân hoá HS theo PCHT và nhịp độ học tập, thiết kế kế hoạch bài dạy và TNSP các bài dạy học chương trình hóa học phi kim ở trường THPT. 9.4. Đề xuất 5 nguyên tắc, quy trình gồm 8 bước để lựa chọn và xây dựng hệ thống BTPH, trên cơ sở đó lựa chọn, xây dựng hệ thống BTPH và đề xuất 4 biện pháp sử dụng BTPH trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT. 9.5. Xây dựng và sử dụng bộ công cụ để đánh giá năng lực hợp tác và năng lực GQVĐ của HS thông qua PPDH theo HĐ, PPDH theo góc và sử dụng BTPH. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần mở đầu (4 trang), kết luận chung và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (84 tài liệu) và phụ lục (140 trang), luận án có 3 chương: Chương 1 (46 trang), Chương 2 (73 trang), Chương 3 (25 trang). Ngoài ra, còn có: Danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu (35 bảng), sơ đồ, hình vẽ (27 hình), danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã công bố (10 công trình). CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HOÁ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trình bày xu thế quốc tế về DHPH và việc vận dụng quan điểm DHPH ở Việt Nam. 1.2. Định hƣớng đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông và phƣơng pháp dạy học hiện nay ở Việt Nam Trình bày định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và PPDH theo định hướng phát triển năng lực ở Việt Nam. 1.3. Quan điểm dạy học phân hoá 1.3.1. Dạy học phân hoá là gì? Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học. Đặc điểm cơ bản của DHPH là: – Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập. – Biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. – DHPH là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. 1.3.2. Cơ sở phương pháp luận của dạy học phân hóa 4 1.3.2.1. Cơ sở tâm lí học Cơ sở tâm lí học của DHPH xuất phát từ những khác biệt đáng kể giữa các cá nhân về phương thức cảm nhận, phương thức tư duy, phương thức biểu đạt tình cảm, đặc trưng tính cách, đặc điểm động cơ, đặc điểm hứng thú Những khác biệt này là những cơ sở quan trọng để tiến hành phân hoá trong giáo dục a) Lí thuyết phát triển nhận thức Các nguyên tắc thực hiện phân hoá giáo dục bắt nguồn từ lí thuyết “Phát triển nhận thức” của nhà tâm lí học Jean Piaget người Thụy Sĩ, trong đó đã chỉ ra rằng “mọi trẻ em đều trải qua một trình tự phát triển giống nhau có tốc độ khác nhau” và “thừa nhận những khác biệt cá nhân trong sự phát triển”. Do đó, GV nên thiết kế các hoạt động trong lớp học cho các cá nhân và nhóm nhỏ hơn là cho cả lớp. b) Thuyết về “vùng phát triển gần nhất” Theo L. S. Vygotsky, HS khác nhau không chỉ ở giai đoạn phát triển hiện tại của họ mà còn khác nhau trong vùng phát triển gần nhất. Dạy học phải đi trước quá trình phát triển, tạo ra vùng phát triển gần nhất, là điều kiện bộc lộ sự phát triển. Chỉ có như vậy hoạt động dạy học mới đạt hiệu quả cao và đó mới là việc “dạy học tốt”. Điều này đòi hỏi GV phải có các chiến lược dạy học phù hợp với từng đối tượng HS nhằm phát triển tối đa khả năng học tập của các em. Do đó, DHPH đáp ứng được yêu cầu này. c) Thuyết về “đa trí tuệ” Lí thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài dạng trí tuệ hoặc tất cả các dạng trí tuệ trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu trí tuệ trội hơn trong mỗi người và đa số chúng ta có thể phát triển mỗi dạng trí tuệ tới một mức độ thích đáng. d) Thuyết về phong cách học tập Mô hình VAK của Neil Fleming (Đại học Lincoln, New Zealand) là một trong những mô hình phổ biến nhất hiện nay. Từ năm 1987, Fleming đã phát triển một công cụ được thiết kế nhằm giúp cho HS và những người khác có thể học được nhiều hơn từ những sự ưu thế của bản thân. Trong mô hình của Fleming, PCHTcủa HS được chia thành 3 nhóm chính: Người học theo kiểu nhìn/thị giác (Visual learners), Người học theo kiểu nghe/thính giác (Auditory learners),và người học theo phương pháp vận động/xúc giác(Kinesthetic learners). 1.3.2.2. Cơ sở giáo dục học Xuất phát từ nguyên tắc “tính phù hợp” đối tượng cho các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo dục học, yêu cầu về dạy học theo quan điểm DHPH được thể hiện trong các nguyên tắc giáo dục và dạy học được nhiều tác giả đưa ra: Đảm bảo tính đa dạng của chương trình giáo dục; Đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục; Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi; Đảm bảo tính thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa. 1.3.3. Vai trò dạy học phân hoá trong dạy học ở trường trung học phổ thông 5 1.3.4. Những yếu tố của dạy học phân hóa 1.3.5. Các đặc điểm của lớp học phân hoá 1.3.6. Các yêu cầu để tổ chức cho học sinh học phân hoá 1.3.7. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dạy học phân hóa 1.3.8. Đánh giá học sinh trong dạy học phân hoá 1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa Trình bày một số phương pháp và kĩ thuật dạy học như PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng, dạy học theo nhóm, kĩ thuật KWL, kĩ thuật khăn trải bản, kĩ thuật sơ đồ tư duy đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới PPDH và phân hoá HS theo nhịp độ và PCHT khác nhau. Học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Học theo HĐ là một hoạt động học tập trong đó mỗi HS được giao một HĐ trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/bài tập đó theo khả năng của mình. 1.5. Bài tập hóa học và bài tập phân hóa 1.5.1. Khái niệm bài tập hóa học 1.5.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học trong dạy học 1.5.3. Sự phân loại bài tập hoá học 1.5.4. Bài tập định hướng năng lực 1.5.5. Bài tập phân hoá 1.5.5.1. Khái niệm bài tập phân hoá BTPH là loại bài tập mang tính khả thi, phù hợp với từng đối tượng HS đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của HS trong khi các em giải bài tập. 1.5.5.2. Sự phân loại bài tập phân hoá Sự phân loại BTPH cũng dựa trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa học nói chung tuy nhiên theo quan điểm DHPH có thể chú ý thêm một số cách phân loại như: – Dựa theo mức độ nhận thức: Bài tập theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. – Dựa vào trình độ học lực của HS: Bài tập dành cho HS giỏi, khá, trung bình và yếu. – Dựa vào PCHT của HS: Bài tập thực nghiệm, bài tập có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, bài tập đòi hỏi sự suy luận, khái quát hoá, bài tập mô phỏng tình huống – Dưạ theo nội dung: Bài tập theo các chủ đề, các chương trong chương trình môn học. – Bài tập phân hoá theo sản phẩm: Mỗi HS sẽ có sản phẩm hoặc bài báo cáo khác nhau để thực hiện bài tập/nhiệm vụ của GV đưa ra. 1.6. Thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy học phân hoá và việc sử dụng 6 một số PPDH theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông Chúng tôi tiến hành điều tra 358 GV Hóa học ở các trường THPT của 63 tỉnh/thành phố thực hiện trong 3 năm từ 2011–2014 (là những GV cốt cán đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cụm trên toàn quốc). (Nội dung của phiếu điều tra trình bày ở phụ lục số 1 trong luận án). a) Về thâm niên dạy học (DH) của GV được điều tra Kết quả điều tra cho thấy rất nhiều GV được điều tra ở độ tuổi có nhiều kinh nghiệm DH (11–25 năm tuổi nghề). Ở độ tuổi này, đa số GV được bồi dưỡng chuyên môn tốt thuận lợi cho việc vận dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học mới. b) Về cơ sở vật chất cho việc dạy học hoá học Từ số liệu điều tra cho thấy có rất ít trường THPT (11,73% trường) có đầy đủ máy chiếu và phòng học bộ môn Hoá học tuy nhiên đa số các trường (88,94%) có đủ hoá chất và dụng cụ theo danh mục thiết bị trường học và máy chiếu (projector) hoặc ti vi kết nối với máy tính là những điều kiện cần thiết phục vụ cho việc DH Hoá học được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH. c) Về việc vận dụng quan điểm DHPH trong dạy học hoá học Các GV đã có chú ý phân hoá HS theo các yếu tố/tiêu chí khác nhau trong quá trình DH. Tuy nhiên, việc phân hoá HS của các GV được điều tra chủ yếu dựa trên trình độ học lực và trình độ nhận thức của HS, mà GV chưa chú ý phân hoá HS dựa trên các yếu tố phân hoá về nội dung, sản phẩm học tập, PCHT, nhịp độ học tập, cách kiểm tra đánh giá của HS. Trong quá trình DH Phần lớn GV được điều tra cho rằng việc vận dụng quan điểm DHPH góp phần phát triển một số năng lực như năng lực GQVĐ (73,74 % GV), năng lực sáng tạo (67,31% GV), năng lực hợp tác (65,92% GV), năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn (54,74%), Ngoài ra, cũng theo các GV đó, một số năng lực khác cũng được phát triển thông qua DHPH như năng lực thực hành hoá học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực tự học, năng tư duy hoá học. d) Về mức độ sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực Các GV đã có sự vận dụng các PPDH và kĩ thuật DH khác nhau vào trong quá trình DH. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại vẫn còn nhiều, sử dụng các PPDH tích cực khác ít hơn. Đặc biệt đa số GV (trên 80% GV) được hỏi chưa biết đến 2 PPDH theo góc, PPDH theo HĐ. Hầu hết GV đã biết đến kĩ thuật SĐTD và nhiều GV đã cho áp dụng kĩ thuật này vào quá trình DH. Tuy nhiên, nhiều GV chưa biết đến kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật KWL, hoặc có biết đến nhưng chưa từng sử dụng. e) Về mức độ sử dụng PPDH theo góc và PPDH theo hợp đồng Phần lớn GV chưa được biết đến hai PPDH theo góc và theo HĐ. Theo ý kiến tổng hợp của 62 GV đã áp dụng PPDH theo góc, những khó khăn chung khi áp dụng PPDH này là GV phải thiết kế nhiệm vụ/ phiếu học tập (PHT) ở mỗi góc cẩn thận và công phu, không gian 7 lớp học ở các trường còn hạn chế khi dạy ở những lớp có số HS đông (trên 40 HS), HS chưa được tiếp cận với PPDH này nhiều nên khi tổ chức còn tốn thời gian cho quá trình luân chuyển góc. Đối với 60 GV đã áp dụng PPDH theo HĐ, đa số GV đều cho rằng PPDH này dễ áp dụng đối với các trường do không đòi hỏi không gian nhiều như PPDH theo góc tuy nhiên GV cũng mất thời gian nhiều để thiết kế các hoạt động phù hợp đa dạng với PCHT của HS và mức độ nhận thức. Các phiếu hỗ trợ trong quá trình dạy học là một biện pháp hay để GV trợ giúp HS có học lực trung bình và yếu, giúp HS học theo nhịp độ và tự tin hơn. f) Kết quả điều tra về việc sử dụng bài tập phân hoá trong dạy học Trong quá trình DH, đa số các GV (241GV/358 GV = 67,32%) xác định rõ trình độ học tập của HS và có 210 / Phần lớn các GV (286/358 GV = Như vậy có thể thấy GV hay sử dụng BTPH theo mức độ nhận thức, theo lực học của HS, theo độ khó và theo nội dung mà ít chú trọng đến BTPH theo sản phẩm cũng như theo PCHT. g) Kết quả điều tra về phong cách học tập của học sinh Chúng tôi lựa chọn mô hình PCHT VAK Neil Fleming gồm 3 kiểu PCHT là học theo kiểu nhìn (thị giác), học theo kiểu nghe (thính giác), học theo kiểu vận động để điều tra. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn HS (60,69% HS) có một PCHT nhất định, tuy nhiên cũng có HS có 2 hoặc 3 PCHT trộn lẫn. Trong số các HS được điều tra thì số HS có PCHT theo kiểu nghe chiếm nhiều nhất và HS có PCHT theo kiểu vận động chiếm tỉ lệ thấp nhất. CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC PHI KIM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phân tích chƣơng trình phần hóa học phi kim (chƣơng trình nâng cao) Trung học phổ thông 2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Bộ công cụ đánh giá năng lực bao gồm: Bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá dùng để đánh giá kĩ năng, thái độ, hành vi; bài kiểm tra dùng để đánh giá kiến thức của HS. Trong luận án chúng tôi đã xây dựng 03 đề kiểm tra (trình bày ở phụ lục số 5) và phiếu tự đánh giá của HS (trình bày ở phụ lục số 9). 2.2.1. Thiết kế bộ cộng cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh Dựa trên định nghĩa của năng lực hợp tác ở chương 1, chúng tôi xác định cấu trúc năng lực hợp tác của HS gồm ba năng lực thành phần là: Chia sẻ hiểu biết với người khác; thiết lập và duy trì các hoạt động; tổ chức các hoạt động. Mỗi năng lực thành phần bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình hợp tác để giải quyết nhiệm vụ. Để đánh giá năng lực hợp tác của HS, chúng tôi đã thiết kế bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác của HS gồm 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 3 mức độ: [...]... 3 (1 điểm) 1 Phân tích tình huống, phát hiện vấn đề Mức 1 (2 điểm) (3 điểm) 9 2.3 Vận dụng phƣơng pháp dạy học theo góc trong dạy học hóa học ở trƣờng Trung học phổ thông (phần hóa học phi kim) 2.3.1.Nguyên tắc lựa chọn nội dung áp dụng phương pháp dạy học theo góc Để lựa chọn nội dung bài học có thể áp dụng PPDH theo góc cần dựa trên một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Lựa chọn nội dung dạy học có... quả hơn, học sinh cũng hứng thú học tập hơn + Việc sử dụng hệ thống BTPH đa dạng về nội dung và thể loại với các biện pháp sử dụng khác nhau sẽ giúp HS phát huy tối đa những ưu thế của mình và làm tăng hứng thú học tập của HS Kết quả TNSP chứng tỏ đề tài: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông là... tiễn của đề tài, tổng quan cơ sở phương pháp luận về quan điểm dạy học phân hóa, các PPDH vận dụng quan điểm dạy học phân hoá (PPDH theo hợp đồng, PPDH theo góc và BTPH) Đã tiến hành điều tra 358 GV THPT của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đánh giá thực trạng việc vận dụng quan điểm DHPH và việc sử dụng các PPDH tích cực trong đó có PPDH theo hợp đồng, theo góc, BTPH để làm cơ sở thực tiễn đề xuất... cao Việc phân chia BTPH theo mức độ nhận thức để giúp GV thuận tiện trong việc sử dụng để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS đồng thời dùng trong kiểm tra đánh giá HS Tuy nhiên, ngay cả các BTPH theo mức độ nhận thức cũng bao hàm phân hoá theo nội dung, dạng bài và phân hoá theo PCHT của HS 2.5.4 Một số biện pháp sử dụng bài tập phân hoá trong dạy học hoá học Trong dạy học hoá học, nhằm phân hoá HS, chúng... nghiên cứu áp dụng ba PPDH đó trong dạy học hóa học ở phổ thông 1.2 Dựa trên cơ sở lí luận và qua việc phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung và đặc điểm PPDH phần hóa học phi kim chương trình nâng cao THPT, đề xuất các nội dung dạy học có thể áp dụng PPDH theo HĐ, PPDH theo góc và nguyên tắc thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng PPDH theo góc trong bài dạng nghiên cứu về chất và nguyên tố hoá học, cách thiết... học hóa học ở trƣờng Trung học phổ thông (phần hóa học phi kim) 2.4.1 Các nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng Nội dung có thể dạy học theo HĐ phù hợp nhất là dạng bài bài luyện tập, ôn tập và dạng bài thí nghiệm thực hành Với nội dung này HS có thể thực hiện linh hoạt theo nhịp độ, trình độ và năng lực của mình Trong luận án này chúng tôi áp dụng PPDH theo HĐ để dạy. .. của HS) Trong luận án, chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng hệ thống BTPH theo mức độ nhận thức phần hoá học phi kim để GV có thể sử dụng trong các giờ dạy học theo HĐ c) Thiết kế các phi u hỗ trợ Sự phân hóa trong dạy học theo HĐ được thể hiện ở chính hệ thống phi u hỗ trợ Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nếu HS gặp khó khăn, các em có thể xin sự hỗ trợ từ GV thông qua các phi u hỗ trợ ít (phi u... khoa học đã đề ra 2 Khuyến nghị Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài khuyến nghị: – Để nâng cao được chất lượng giờ học có sử dụng PPDH theo góc và PPDH theo hợp đồng, đặc biệt là học theo góc thì cần phải giảm số lượng học sinh trong lớp xuống còn từ 35 – 40 học sinh (để có không gian lớp học) – Các phương pháp dạy học tích cực ví dụ như dạy học theo hợp đồng, dạy học theo. .. tập phân hoá phần hóa học phi kim THPT Dựa trên 5 nguyên tắc xây dựng, quy trình 8 bước để xây dựng BTPH và sự phân loại về BTPH, chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng hệ thống BTPH phần hoá học phi kim THPT chương trình nâng cao gồm 120 bài tập thuộc 4 chương (chương 5 và 6 – Hoá học 10 nâng cao, chương 2 và 3 – Hoá học 11 nâng cao) theo mức độ nhận thức và xếp theo 4 mức độ biết, hiểu, vận dụng và vận dụng. .. với cuộc sống – Ngoài ra một số kiến thức khác có sự trợ giúp của công nghệ thông tin như các phần mềm dạy học, các mô phỏng về cơ chế phản ứng hoặc quá trình điều chế các chất trong công nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi lựa chọn dạng bài nghiên cứu về chất và nguyên tố hoá học trong chương trình hóa học phi kim để áp dụng PPDH này 2.3.2 Các mức độ học theo góc 2.3.2.1 Học theo các . HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ QUỲNH MAI VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHI KIM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC. phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông . 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vận dụng quan điểm DHPH với việc sử dụng. CỰC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC PHI KIM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phân tích chƣơng trình phần hóa học phi kim (chƣơng trình nâng cao) Trung học phổ thông

Ngày đăng: 17/07/2015, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan