1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phân loại giống ếch nhái Hylarana thuộc họ ếch nhái Ranidae ở Việt Nam

50 739 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Nghiên cứu phân loại giống ếch nhái Hylarana thuộc họ ếch nhái Ranidae ở Việt NamLớp Lưỡng cư (Amphibia) hiện có khoảng 6956 loài thuộc 3 bộ và 74 họ, 3 bộ: đó là bộ Lưỡng cư Có đuôi (Caudata) hiện có có 618 loài, bộ Không chân (Gymnophiona) hiện có 189 loài, bộ Lưỡng cư Không đuôi (Anura) hiệncó 6149 loài 18.Lưỡng cư ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX, xong chủ yếu là do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành như: Boulenger (1903); Smith (1921, 1924, 1932). Đáng chú ý là công tình nghiên cứu Lưỡng cư và Bò sát Đông Dương của Bourret từ năm 1934 – 1944, trong đó có nước ta 7.Sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc Việt Nam (1954) các nghiên cứu về thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát mới được tăng cường bởi các tác giả Việt nam. Điển hình: Năm 1977, GS. Đào Văn Tiến đã công bố bài báo: Về định loại Ếch nhái Việt Nam, tác giả này đã thống kê ở Việt Nam có 87 loài Ếch nhái 6.Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống kê ở nước ta có 82 loài Ếch nhái 6. Nhưng đến năm 2005 số loài Ếch nhái đã tăng lên 162 loài theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự 6. Và cuốn Danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận có 177 loài Ếch nhái (Nguyen et al., 2009) 6. Gần đây nhất, tháng 4 2012 ở Việt Nam đã ghi nhận 186 loài Ếch nhái (IUCN, 2012). Số lượng loài mới được công bố cho khoa học cũng như ghi nhận mới cho Việt Nam tăng đáng kể nhất là từ giai đoạn 1990 trở lại đây (Nguyen et al. 2009).

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH- KTNN -ΩΩΩ -

TRẦN THỊ MẾN

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

GIỐNG ẾCH NHÁI HYLARANA

THUỘC HỌ ẾCH NHÁI RANIDAE Ở

VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học

1 T.S NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG

2 T.S NGÔ THÁI LAN

HÀ NỘI, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡcủa các thầy cô trong trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 và tại Viện SinhThái và Tài Nguyên Sinh Vật

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Quảng Trường và TS NgôThái Lan đã cung cấp tài liệu, mẫu vật nghiên cứu và dành rất nhiều thời gian

đế hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn tốtnghiệp

Xin cảm ơn Th.S Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam)

đã cung cấp một số mẫu vật nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên chia sẻ giúp

đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình viết luận văn

Xuân hòa, ngày….tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Trần Thị Mến

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôidưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quảng Trường và TS Ngô Thái Lan

Nội dung của đề tài nghiên cứu này chưa từng được bảo vệ ở bất kỳmột hội đồng nào khác Một số nội dung luận văn có sự tham khảo và sửdụng thông tin được trích dẫn từ các tài liệu và các trang web theo danh mụctài liệu tham khảo của luận văn

Xuân hòa, ngày….tháng 5 năm

2012

Sinh viên

Trần Thị Mến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Nội dung nghiên cứu 1

4. Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Lịch sử nghiên cứu và phân loại Lưỡng cư ở Việt Nam 3

1.2 Tình hình nghiên cứu giống Ếch nhái Hylarana 4

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Đối tượng nghiên cứu 7

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7

2.3 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU 10

3.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái của giống Ếch nhái Hylarana 10

3.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái các loài trong giống Ếch nhái Hylarana 11

3.1.1 Ếch at-ti-gua Hylarana attigua (Inger, Orlov & Darevsky, 1999) 11

3.1.2 Chàng xanh Hylarana erythraea (Schlegel, 1837) 14

3.1.3 Chẫu chàng Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) 16

3.1.4 Chàng hiu Hylarana macrodactyla (Gunther, 1858) 18

3.1.5 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis (Bourret, 1937) 20

3.1.6 Chàng mi-le Hylarana milleti (Smith, 1921) 24

3.1.7 Chàng mí Hylarana montivaga (Smith, 1921) 27

3.1.8 Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856) 29

3.1.9 Chàng đài bắc Hylarana taipenhensis (Van Denburgh, 1909) 32

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

1. Kết luận 37

2. Kiến nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

FL Dài đùi

TL Dài ống chân

TW Rộng ống chân FOL Dài bàn chân

A – G Khoảng cách giữa nách và háng UAL Chiều dài cách tay trên

HAL Chiều dài bàn tayTFPW Chiều rộng của đĩa ngón thứ 3

H atiigua Hylarana attigua

H erythraea Hylarana erythraea

H guentheri Hylarana guentheri

H macrodactyla Hylarana macrodactyla

H montivaga Hylarana montivaga

H milleti, Hylarana milleti

H maosonensis Hylarana maosonensis

H nigrovittata Hylarana nigrovittata

H taipehensis Hylarana taipehensis

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

Bảng 3.1 Các số đo các mẫu theo Smith, 1921 (tính theo đơn vị mm) 28

Bảng 3.2 Số đo và đặc điểm hình thái của H Atiigua, H taipehensis ,H.

Nigrovittata, H Milleti, H Guentheri, H Maosonensis

35

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ số đo Ếch nhái không đuôi9

Hình 3.1 Ếch at – ti – gua Hylarana attigua (mặt lưng) - Bảo tàng thiên

nhiên Việt Nam 13

Hình 3.2 Ếch at-ti-gua Hylarana attigua (Ảnh: Nguyễn Quản Trường) 13 Hình 3.3 Chàng xanh Hylarana erythraea (ảnh: Phùng Mỹ Trung ) 15 Hình 3.4 Chẫu chàng Hylarana guentheri (mặt lưng) – Bảo tàng thiên nhiên

Việt Nam 17

Hình 3.5 Chẫu chàng Hylarana guentheri (mặt bụng) – Bảo tàng thiên nhiên

Việt Nam 18

Hình 3.6 Chàng hiu Hylarana macrodactyla ảnh do Axel Kwet chụp (nguồn

trang web: wikipedia.org) 19

Hình 3.7 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis (mặt bụng) – Bảo tàng

thiên nhiên Việt Nam 20

Hình 3.8 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis (mặt lưng) – Bảo tàng thiên

nhiên Việt Nam 22

Hình 3.9 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis - Bảo tàng thiên nhiên Việt

Trang 9

Hình 3.13 Ếch suối Hylarana nigrovittata (mặt lưng) – Bảo tàng thiên nhiên

Hình 3.16 Chàng đài bắc Hylarana taipehensis (mặt lưng) – Bảo tàng thiên

nhiên Việt Nam 34

Hình 3.17 Chàng đài bắc Hylarana taipehensis (mặt bụng) – Bảo tàng thiên

nhiên Việt Nam 34

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Ágiàu về đa dạng sinh học [21], đặc biệt là các loài Ếch nhái - Bò sát TheoNguyen et al (2009), đã ghi nhận tổng số 545 loài Bò sát và Ếch nhái ở ViệtNam

Nhóm Bò sát - Ếch nhái ở đây có nhiều loài có giá trị cao về kinh tế,môi trường và giá trị trong nghiên cứu khoa học

Trong lớp Ếch nhái (Amphibia) giống Ếch nhái Hylarana là những

nhóm sinh vật có sự phong phú và đa dạng về hình thái cấu tạo Tuy nhiên,những nghiên cứu về loài này còn ít và chưa được thống kê đầy đủ Việc nhậnbiết từng loài trong tự nhiên là khó và dễ nhầm lẫn Bên cạnh đó những tácđộng của con người đến sinh cảnh sống như làm đường, thủy lợi, chặt phárừng, gây ô nhiễm môi trường,…đều là những mối đe dọa đến sự tồn tại vàphát triển của loài động vật này [20]

Với mục đích tìm hiểu về phân loại học và sự đa dạng các loài thuộc

giống Ếch nhái Hylarana góp phần làm cơ sở cho việc nhận dạng cũng như

phục vụ cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, chính vì vậy tôi

chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại các loài trong giống Ếch nhái Hylarana

thuộc họ Ếch nhái Ranidea ở Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

- Mô tả phân loại của các loài trong giống Ếch nhái Hylarana.

- Tổng hợp các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài thuộc

giống Hylarana ở Việt Nam.

3 Nội dung nghiên cứu

- Mô tả đặc điểm nhận dạng các loài thuộc giống Hylarana ở Việt Nam.

Trang 11

- Thu thập và tổng hợp các thông tin về phân bố, sinh học, sinh thái của

các loài thuộc giống Hylarana ở Việt Nam.

- Đánh giá giá trị sử dụng của các loài thuộc giống Hylarana ở Việt Nam.

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Bổ sung dẫn liệu mới về đặc điểm hình thái và vùng phân bố của các loài

thuộc giống Hylarana ở Việt Nam Đồng thời, đề tài sẽ góp phần giải quyết

vấn đề phân loại của nhóm động vật này

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Mô tả đặc điểm hình thái và tư liệu về sinh học, sinh thái là cơ sở để quy hoạch bảo tồn các loài ếch nhái này trong tự nhiên

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Lịch sử nghiên cứu và phân loại lớp Lưỡng cư ở Việt Nam

Lớp Lưỡng cư (Amphibia) hiện có khoảng 6956 loài thuộc 3 bộ và 74

họ, 3 bộ: đó là bộ Lưỡng cư Có đuôi (Caudata) hiện có có 618 loài, bộ

Không chân (Gymnophiona) hiện có 189 loài, bộ Lưỡng cư Không đuôi(Anura) hiệncó 6149 loài [18]

Lưỡng cư ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX, xong chủyếu là do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành như: Boulenger (1903); Smith(1921, 1924, 1932) Đáng chú ý là công tình nghiên cứu Lưỡng cư và Bò sátĐông Dương của Bourret từ năm 1934 – 1944, trong đó có nước ta [7]

Sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc Việt Nam (1954) các nghiên cứu vềthành phần loài Lưỡng cư, Bò sát mới được tăng cường bởi các tác giả Việtnam Điển hình:

Năm 1977, GS Đào Văn Tiến đã công bố bài báo: Về định loại Ếchnhái Việt Nam, tác giả này đã thống kê ở Việt Nam có 87 loài Ếch nhái [6]

Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống kê ở nước ta

có 82 loài Ếch nhái [6] Nhưng đến năm 2005 số loài Ếch nhái đã tăng lên

162 loài theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự [6]

Và cuốn Danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận có 177 loài Ếchnhái (Nguyen et al., 2009) [6]

Gần đây nhất, tháng 4- 2012 ở Việt Nam đã ghi nhận 186 loài Ếch nhái(IUCN, 2012) Số lượng loài mới được công bố cho khoa học cũng như ghinhận mới cho Việt Nam tăng đáng kể nhất là từ giai đoạn 1990 trở lại đây(Nguyen et al 2009)

Trang 13

Biểu đồ: Thành phần loài Ếch nhái ghi nhận ở Việt Nam qua các năm

1.2 Tình hình nghiên cứu giống Ếch nhái Hylarana

Giống Ếch nhái Hylarana thuộc họ Ếch nhái Ranidae bộ Không đuôi

Anura, lớp Lưỡng cư Amphibia Đây là giống có số lượng loài lớn trên thếgiới, hiện tại ghi nhận 86 loài ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có 9loài thuộc giống này được ghi nhận tại Việt Nam [18]

Họ Ếch nhái Ranidae được các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vào

giữa thế kỉ XVIII điển hình như: Rafinesque, Gray, Bonaparte, Gunther,

Fitzinger, Smith, Tschudi,…giống Ếch nhái Hylarana được nghiên cứu vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, đầu tiên Sylvirana được đề xuất là một chi phụ của Rana bởi A Dubois (1992), sau đó thì Cre (2007) thấy Sylvirana

là một tên đồng nghĩa với Hylarana Tên giống Hylarana được áp dụng [8].

Vào năm 1837, Schlegel là người ghi nhận loài đầu tiên thuộc giống

Ếch nhái Hylarana và ông đặt tên là Hyla erythraea Đến năm 1838, Tschudi

tiếp tục nghiên cứu trên mẫu mà Schlegel thu thập và ông đề nghị chuyển

loài này sang giống mới trong họ Ếch nhái Ranidae và tên giống mới là

Hylarana, và tên Hylarana erythraea được công bố[8].

Năm 1856, Blyth phát hiện và công bố loài mới Ếch suối Lúc đó tác

giả xác định loài này thuộc giống Lymodytes nên đặt tên là Lymodytes

nigrovittatus Đến năm 1871, Anderson đổi tên thành Gymnodytes nigrovittata Sau đó với công trình nghiên cứu của Bourret vào năm 1939 ,

ông đã chính thức đề nghị chuyển loài Lymodytes nigrovittata sang giống

Hylarana [9].

Năm 1858, Guenther công bố loài mới Chàng hiu và lấy tên khoa học

đầu tiên là Hylarana macrodactyla Tuy nhiên thì việc sắp xếp loài này vào

Trang 14

giống Hylarana còn nhiều tranh cãi và đến năm 2007, dựa vào kết quả phân

tích di truyền và tiến hóa, Chen et al đã thống nhất đặt tên khoa học cho loài

này là Hylarana macrodactyla và tên này được dùng cho đến bây giờ [9].

Năm 1882, Bourlenger đã phát hiện và công bố loài Chẫu chàng và lấy

tên khoa học là Rana guentheri Năm 1907, Boulenger đổi tên thành Rana

elegans Đến năm 1939, Bourret tiếp tục nghiên cứu và đề nghị đổi tên loài

này là Hylarana guentheri [8].

Năm 1909, loài mới Chàng đài bắc được mô tả lần đầu tiên bởi J Van

Denburgh và công bố với tên khoa học là Rana taipehensis Đến năm 1992, Dubois tiếp tục nghiên cứu và chuyển loài này sang giống Hylarana Tuy nhiên việc chuyển loài này vào giống Hylarana hay giống phụ Rana còn chưa thống

nhất cho đến năm 2007, dựa vào kết quả phân tích di truyền và tiền hóa, Che et

al chính thức đề nghị chuyển loài này sang giống Hylarana [18].

Năm 1921, Smith công bố loài mới Chàng mi – le và đặt tên khoa học

là Rana milleti Đến năm 1942, Bourret nghiên cứu tiếp và đề nghị đổi tên loài này thành Hylarana milleti Đến năm 1997, Rao và Yang thu được mẫu mới tại Mohan (biên giới Trung Quốc - Lào) và đặt tên là Rana bannanica Đến năm 2008, Fei et al so sánh hai mẫu vật và kết luận Rana bannanica

tên đồng nghĩa của Hylarana milleti và tên Hylarana milleti được dụng cho

đến bây giờ [18]

Cũng trong năm 1921, Smith tiếp tục công bố thêm một loài mới

Chàng mí với tên khoa học là Rana montivaga Sau đó với công trình nghiên

cứu của Bourret năm 1939, ông đã chính thức đề nghị đổi tên loài thành

Hylarana montivaga Năm 2006, Frost et al đổi tên thành Sylvirana montivaga Đến năm 2007, dựa vào kết quả phân tích di truyền, Chen et al.

đã đề nghị chuyển loài này về giống Hylarana.Tên được áp dụng [8].

Trang 15

Năm 1934 - 1937, Bourret có công trình nghiên cứu Lưỡng Cư ở ĐôngDương, trong đó mô tả nhiều loài ở Việt Nam Năm 1937, ông công bố loài

mới Chàng mẫu sơn với tên khoa học là Hylarana maosonnensis Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến về việc xếp loài này vào giống Hylarana hay chi phụ

Rana Sau đó, Chen et al (2005) và Che et al (2007) đã chính thức đề nghị

chuyển loài này vào giống Hylarana [8]

Năm 1999, Inger, Orlov và Darevsky phát hiện và công bố loài mới

Chàng at- ti – gua với tên khoa học đầu tiên là Rana attigua, sau đó Chen et

al (2005) và Che et al (2007) chính thức đề nghị chuyển loài Rana attigua sang giống Hylarana và tên Hylarana attigua được áp dụng [18]

Loài Hylarana attigua được công bố đưa danh sách các loài trong giống Hylarana lên 9 loài [14].

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 9 loài thuộc giống Ếch nhái Hylarana thuộc

họ Ếch nhái Ranidea Gồm 9 loài:

Ếch at-ti-gua Hylarana attigua

Chàng xanh Hylarana erythraea

Chẫu chàng Hylarana guentheri

Chàng hiu Hylarana macrodactyla

Trang 16

Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis

Chàng mi-le Hylarana milleti

Chàng mi Hylarana montivaga

Ếch suối Hylarana nigrovittata

Chàng đài bắc Hylarana taipenhensis

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Tháng IV năm 2011 đến tháng IV năm 2012

Các hoạt động phân tích mẫu vật và thu thập số liệu được thực hiện tạiphòng Sinh học - Bảo tàng thiên nhiên Việt nam

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan đến giống Ếch nhái

Hylarana để phân tích và tổng hợp.

2.3.2 Phương pháp quan sát, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Quan sát đo đếm các số liệu hình thái trực tiếp trên các mẫu thuộc

giống Ếch nhái Hylarana tại phòng Sinh học – Bảo tàng thiên nhiên Việt

Nam

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm Microsoft excel để thống kê và phân tích các số đohình thái các loài Từ các chỉ số hình thái và kế thừa các tài liệu trước đó so

sánh và mô tả đặc điểm hình thái các loài trong giống Ếch nhái Hylarana.

Các số đo được đo bằng thước kẹp ALPHA-TOOLS (Đức) với đơn vị

đo nhỏ nhất là 0,1 mm Ngoài giá trị nhỏ nhất (min) và giá trị lớn nhất (max),giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (TB ± SE, với số cá thể tối thiểu n ≥ 2)cũng được thống kê trong bảng chỉ tiêu hình thái Các chỉ tiêu hình thái sauđược sử dụng:

SVL Dài thân (từ mút mõm đến khe huyệt)

HL Dài đầu (từ mõm đến góc sau hàm dưới)

HW Rộng đầu (bề rộng lớn nhất của đầu)

Trang 17

SE Dài mõm (khoảng cách từ mõm đến bờ trước của mắt)

IN Gian mũi (khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi)

OrbD Đường kính mắt (bề dài lớn nhất của ở mắt)

IUE Gian mí mắt (khoảng cách lớn nhất giữa hai bờ trong của

mí mắt)

TYD Đường kính màng nhĩ (bề dài lớn nhất của màng nhĩ)

FLL Dài ống tay (từ khuỷu tới gốc củ bàn ngoài)

FL Dài đùi (từ khe huyệt đến khớp gối)

TL Dài ống chân (từ khớp gối đến cuối khớp ống – cổ)

TW Rộng ống chân (bề rộng lớn nhất của ống chân)

FOL Dài bàn chân (từ gốc củ bàn trong đến mút ngón dài nhất)

A – G Khoảng cách giữa nách và bẹn (từ rìa sau của chi trước đếnrìa trước của chi sau)

UAL Chiều dài cánh tay trên

HAL Dài bàn tay (khoảng cách từ mép trong của củ mẫu bàn tayđến chóp của ngón thứ 3)

TFPW Chiều rộng của đĩa ngón thứ 3

Trang 18

Hình 2.1 Sơ đồ số đo Ếch nhái không đuôi (theo Banikov A G et al., 1977; có bổ sung)

1 Lỗ mũi; 2 Mắt; 3 Màng nhĩ; 4 Dải mũi; 5 Mí mắt trên; 6 Rộng mí mắttrên; 7 Gian mí mắt; 8 Gian mũi; 9 Khoảng cách hai dải mũi; 10 khoảngcách từ mõmđến mũi; 11 Dài mõm; 12 Đường kính mắt; 13 Dài màng nhĩ;

14 Dài thân; 15 Rộng đầu; 16 Lỗ huyệt; 17 Dài đùi; 18 Dài ống chân; 19.Đùi; 20 Ống chân; 21 Cổ chân; 22 Dài củ bàn trong; 23 Dài bàn chân; 24.Rộng đĩa ngón chân [4]

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái của giống Ếch nhái Hylarana

Trang 19

Đặc điểm hình thái của giống Ếch nhái Hylarana:

Kích thước trung bình cơ thể từ 39,5mm đến 55,5 mm Mõm thườngtròn, tù hoặc nhọn hơi nhô ra khỏi hàm dưới Răng lá mía xếp xiên Màngnhĩ rất rõ và thường có màu tối [13] Lưỡi dài hơn rộng, khía sâu hình chữ V

ở phía sau Da thường nhẵn, thường có nếp da ở hai bên sườn, hai bên sườnnhiều nốt sần Các đĩa ngón tay, ngón chân trung bình không phình rộngthành đĩa, các ngón tay hoàn toàn tự do (không có màn bơi), chân tương đốidài, ngón chân có màng bơi phát triển

Sinh học, sinh thái:

Về sinh thái, các loài trong giống Ếch nhái Hylarana sống ở các sinh

cảnh khác nhau tùy loài

Nhóm sống ở dạng sinh cảnh suối trong rừng thường xanh như: Loài

Ếch suối H nigrovittata thường sống trên các vùng núi ở độ cao khác nhau và

lên đến 300m, sống trong các hang hốc nhỏ ven suối các loài Ếch at – ti – gua

H attigua và Chàng mí H montivaga cũng sống trong sinh cảnh này [20].

Nhóm sống ở các ao hồ, đầm lầy gần khu dân cư:

Loài Chẫu chàng H guentheri lại sống ở ao, ruộng, hang hốc kín đáo,

ẩm ở bờ ruộng, ven đường, ven suối, bờ các ao, chuôm, rãnh nước, Chàng

mẫu sơn H maosonensis thường sống trong các hang đá ở các suối đá Chàng đài bắc H taipehensis thường sống ở các ao hồ, đầm ở khu vực ngập nước tĩnh, đôi khi gặp chúng sống trên cạn, gần mép nước Chàng xanh H.

erythraea và Chàng hiu H macrodactyla cũng được tìm thấy trong sinh cảnh

này [20]

Phân bố: Các loài trong giống Ếch nhái Hylarana phân bố ở các tỉnh miền

Bắc từ Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng dọc theo dãy Trường Sơn tới khu vực cáctỉnh Tây Nguyên vào các tỉnh Nam bộ đến tận Kiên Giang, Cà Mau [14]

3.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái các loài thuộc giống Ếch nhái

Hylarana

Trang 20

3.1.1 Chàng at - ti - gua Hylarana attigua (Inger, Orlov, and Darevsky,

1999)

Rana attigua Inger, Orlov, and Darevsky, 1999, Fieldiana, Zool., N.S,

92: 14 Hylarana attigua - Chen, Murphy, Lathrop, Ngo, Orlov, Ho, andSomorjai, 2005, Herpetology Journal, 15:237 by implication

Hylarana attigua - Che, Pang, Zhao, Wu, Zhao, and Zhang, 2007,

Molecular Phylogenetics and Evolution, 43: 3, by implication

Mẫu chuẩn: FMNH 252775, cá thể cái trưởng thành Thu tại BuônLưới, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai, Việt Nam bởi I S Darevsky và N L.Orlov [17]

Mẫu phân tích: gồm 4 mẫu tại phòng sinh học – bảo tàng thiên nhiênviệt nam: NQT 2011.27, Kon Ka Kinh 2011.46, Kon Ka Kinh 2011.47, Kon

Ka Kinh 2011.48

Đặc điểm hình thái

Kích thước: loài này có kích thước trung bình, SVL 39,2 mm Đầu dẹt,chiều dài đầu (HL 12,5mm) gần bằng chiều rộng đầu (HW 12,7mm), mõmnhọn nhô ra Lỗ mũi gần đỉnh mõm hơn là gần mắt Khoảng cách giữa haimắt (IUE 3,7mm) lớn hơn khoảng cách giữa hai mũi (IN 3,5mm) Màng nhĩ

rõ rệt, đường kính bằng 2/3 đường kính mắt (TYD 4,02mm, OrbD 5,6mm).Khóe mắt rất rõ, vùng trước mắt hẹp Vùng má lõm và hơi xiên

Chi trước: Cách tay nhỏ và ngắn (FLL 8,08mm), ngắn hơn so vớichiều dài bàn tay (HAL 9,81mm) Các ngón tay tự do, đầu các ngón tay pháttriển thành đĩa ngón Các đĩa ngón không có rãnh hoặc có rãnh rất nhạt.Ngón đầu có chiều dài (5,42mm) lớn hơn ngón thứ hai (4,82mm) Các khớp

củ bàn nổi rất rõ

Trang 21

Chi sau: Ống chân có chiều dài (TL 20,85mm) gấp 5 lần chiều rộngống chân (TW 4,41mm), lớn hơn chiều dài đùi (FL 18,76mm) và nhỏ hơnchiều dài bàn chân (FOL 30,03mm) Các đĩa ngón chân rộng hơn đĩa ngóntay Ngón thứ III (TFPW 0,9mm) và thứ V thì đĩa ngón hẹp hơn.

Da: Mặt lưng và hai bên sườn có các nốt sần, mặt trên của đùi và ốngchân cũng có những nốt sần nhưng xuất hiện thưa hơn, mặt bụng thì nhẵn Màu sắc: Trên sống lưng có màu nâu hoặc màu vàng nhạt Vùng bênđầu màu nẫu sẫm hoặc đen kéo dài từ mõm qua mắt và màng nhĩ Mép màutrắng Hơn ½ mống mắt có màu vàng Chi có những vạch ngang màu nâusẫm Phần dưới của bắp chân không có đốm, phía sau đùi có màu sẫm nhưngkhông rõ Mặt bụng có màu trắng đục, có những đốm nâu hoặc vết lốm đốmtrên cổ họng hoặc phần trước bụng, phần phía sau không có sắc tố sẫm màu

Đặc điểm sinh thái

Loài này thường tìm thấy trong các dòng suối ở các cách rừng thường xanh

ẩm ướt [20]

Đặc điểm phân bố:

Việt Nam: Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Bình (Phong Nha - KẻBàng), Quảng Trị (Hương Hòa), Thừa Thiên - Huế (A Lưới, Nam Đông,Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Quảng Nam (Trà My), Kon Tum (Ngọc Linh,Kon Plông), Gia Lai (K Bang, Kon Cha Rang), Đăk Lak (Chư Yang Sin).Thế giới: Lào, Campuchia

Tình trạng bảo tồn: Danh lục Đỏ IUCN (2012): bậc nguy cấp VU [20]

Trang 22

Hình 3.1 Ếch at-ti-gua Hylarana attigua (mặt lưng) – Bảo tàng thiên

nhiên Việt Nam

Hình 3.2 Ếch at-ti-gua Hylarana attigua (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường).

3.1.2 Chàng xanh Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)

Trang 23

Hyla erythraea Schlegel, 1837, Abbildungen Neuer Unvollstanding

Amphibiam, 1: 27

Hylarana erythraea - Tschudi, 1838, Classif Batr.: 37, 78 Guenther,

1859 "1858", Catalogo Batrachia Salientia in the Collection of the BritishMuseum : 73; Bourret, 1939, General Appendix to the Bulletin of PublicInstruction Hanoi, 1939: 35

Mẫu chuẩn: Syntypes: RMNH 1744 (4 mẫu; Sumatra), 1746 (9 mẫu;Sumatra), và 1749 (1 mẫu; Sumatra) và MNHNP 4570–4572

Mẫu phân tích: chưa có mẫu

Đặc điểm hình thái (mô tả theo Schlegel, 1837)

Kích thước: con đực SVL 13mm, con cái có SVL 78mm

Đầu: Đầu có chiều dài lớn hơn chiều rộng, hơi lõm Mõm nhọn vượt quáhàm Khóe mắt rất tròn Vùng má lõm, hơi xiên Màng nhĩ rất rõ, đường kínhmàng nhĩ bằng 2/3 đường kính mắt Khoảng cách từ mũi đến đỉnh mõm lớn hơnkhoảng cách từ mũi đến mắt Khoảng cách hai mũi bằng chiều rộng ổ mắt

Chi trước: Ngón tay khá mảnh, đầu các ngón phát triển tạo các đĩanhỏ, đĩa có chiều dài lớn hơn chiều rộng và có rãnh chia mặt trên và mặt dưới.Đĩa của ngón chân và ngón tay không phát triển Ngón tay dài, ngón tay đầutiên dài bằng hoặc dài hơn ngón thứ II một chút, ngón thứ III dài hơn mõm

Củ khớp khá lớn và rõ

Chi sau dài, khớp chày – cổ chạm đến mắt hoặc đầu mõm hoặc giữa haiđiểm này Gót chân xếp chồng khi các chi xếp vuông góc với cơ thể Ngónchân mảnh, các đĩa ngón chân cũng tương tự ngón tay

Màu sắc: Da nhẵn, ở bên sườn từ màng nhĩ đến bẹn có các hạt lớn vànổi bật Lưng màu xanh lá cây với nhiều tuyến màu vàng chạy từ mắt tớihuyệt Trên lưng thường có màu xanh lá cây sáng hoặc hơi tối, ở bên đầu và

Trang 24

bên cơ thể có màu nâu sọc đen tối Bụng có màu trắng vàng nhạt Màng nhĩ

có màu hơi đỏ nâu Nếp da bên lưng rất to và rõ, có màu trắng hoặc màu vàngtrắng đôi khi có một vệt màu đen ở phía bên trong

Đặc điểm sinh thái

Loài này thường sống trong các thảm thực vật trong các ao hồ ở nhữngvùng ngập nước, trong các ruộng lúa, các vực nước tù đọng [20]

Đặc điểm phân bố

Việt Nam: Lào Cai (Thái Niên), Đà Nẵng (Dà Nang), Phú Yên (Sơn Hòa),Gia Lai (K Bang, Krông Pa), Đăk lăk (Đăk Phôi, Giang Bum), Đăk Nông(Nam Đà, Đào Nghĩa), Đồng Nai (Cát Tiên), Thành phố Hồ Chí Minh (ThủĐức), Bà Rịa- Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (U Minh Thượng) [7]

Thế giới: India, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia,Singapo, Indonexia, Brunay, Philippin [14]

Tình trạng bảo tồn: Danh lục Đỏ IUCN (2012): bậc LC [20]

Hình 3.3 Chàng xanh Hylarana erythraea (ảnh: Phùng Mỹ Trung).

3.1.3 Chẫu Chàng Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)

Trang 25

Rana guentheri Boulenger, 1882, Catalogo of the Batrachia Salientia

Collection of the British Museum, Second Edition 2: 48

Hylarana guentheri - Bourret, 1939, General Appendix to the Bulletin

of Public Instruction Hanoi, 1939: 46 Fei and Ye, 2001, Color HandbookAmphibian Sichuan, : 193; Song, Jang, Zou, and Shi, 2002, HerpetologySinica, 9: 71

Mẫu chuẩn: BMNH (3 mẫu)

Mẫu phân tích: 1524 phòng Sinh học – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng

Kích thước cơ thể trung bình: SVL 55,9 mm

Đầu: Đầu lõm,chiều rông đầu (HW 17,3mm ) gần bằng chiều dài đầu(HL 17,8mm), gờ mõm rõ, vùng má hơi xiên, mõm có chiều dài (SE8,35mm) gấp đôi khoảng cách giữa hai lỗ mũi (IN 4,68mm) Răng là míchạm bờ trước lỗ mũi trong Mõm hơi nhọn, màng nhĩ rất rõ (TYD4,67mm), mầu nâu sẫm với những viền sáng xung quanh Đường kính màngnhĩ nhỏ hơn đường kính mắt (OrbD 7,27mm)

Chi trước: Cánh tay có chiều dài (FLL 11,55mm) ngắn hơn so vớichiều dài bàn tay (HAL 15,76mm).Ngón tay I dài bằng ngón tay II Các ngóntay đều tự do

Chi sau: Chiều dài ống chân (TL 30,56mm) dài gấp năm lần chiềurộng ống chân (TW 6,34mm) và gần bằng chiều dài bàn chân (FOL3,94mm) Ngón chân có 1/3 màng, mút ngón chân phát triển tạo đĩa, có rãnhngang chia mặt trên và mặt dưới, không có củ cạnh ngoài bàn chân, khớp cổbàn chạm bờ trước của mắt Củ bàn trong và của bàn ngoài đều rất nhỏ

Màu sắc: Da nhẵn, lưng có màu xám hoặc màu nâu đỏ, thường rấtđồng màu Nếp lưng rất rõ, kéo dài từ màng nhĩ tới bẹn Có nếp hạt từ gócsau mép đến vai Phần bụng trắng, phần ức hay ngực thường có những đốm

Ngày đăng: 16/07/2015, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w