CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN
2.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.
NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRAVỀHOÀNTHIỆNMÔITRƯỜNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITẠI VIỆT NAMTRONGBỐICẢNHHỘINHẬPKINHTẾ VIỆT NAMTRONGBỐICẢNHHỘINHẬPKINHTẾ
QUỐCTẾ.
2.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.
Để hiểu rõ khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế ta phải làm rõ khái niệm
toàn cầu hoá kinh tế
Ngày nay, khắp nơi người ta nói về toàn cầu hoá nhưng chưa có khái niệm thống nhất nào. Tuy nhiên, từ thực tiễn sinh động của quá trình toàn cầu hoá, người ta có thể rút ra những điểm chung nhất về nó, đó là sựứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ trên phạm vi toàn cầu,sự mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế làm tăng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Vì thế, có một định nghĩa phản ánh tương đối đầy đủ những khía cạnh nêu trên vàđược chấp nhận rộng rãi: “ Toàn cầu hoá là một quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá vốn, tiền tệ, thông tin, lao động vận động thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc tế, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng lưới quan hệđa tuyến, vận hành theo luật chơi chung được hình thành qua sự hợp tác vàđấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế”.
Nếu như toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan của nền kinh tế toàn cầu thìhội nhập kinh tế quốc tếlà sự chủđộng của một nền kinh tế cụ thể nhằm tham gia một cách có hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà kinh tế học người Hunggary, Bela Balassa trong tác phẩm “ Lý thuyết về hội nhập toàn cầu’’ đãđưa ra định nghĩa :” Hội nhập kinh tế quốc tế là hiện tượng xảy ra trong quan hệ giữa các quốc gia nhằm xoá bỏ sự khác biệt kinh tế giữa những nền kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau”. Đây là một định nghĩa mang tính khái quát cao nhưng chưa nêu bật rõ nét những nội dung và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. Định nghĩa phổ biến hơn là“ Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đi liền với toàn cầu hóa kinh tế mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thểđược trong quan hệ kinh tế quốc tế”. Định nghĩa trên khắc hoạ sinh động bản chất và nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong thị trường nội địa. Để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực, cải cách vàđiều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ,
tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nước để phù hợp với “luật chơi chung” của quốc tế. Điều này nhiều khi tạo cảm tưởng các nước bịép phải mở cửa, cải cách, hội nhập nhưng thực ra cải cách hội nhập là vì sự phát triển của mình. Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của đất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu của quá trình hội nhập. Cải cách trong nước và hội nhập là “con đường hai chiều” cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả của quá trình hội nhập, đồng thời hội nhập sẽ hổ trợ thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.